Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/3 123 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 30
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default Cách cục và dụng thần là hai hay một ?

        Cách cục và dụng thần là hai hay một ?

        Theo như Hoàng Ðại Lục tác giả cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ đã viết:

        Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“. (Trích từ chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“, bài dịch của toahuongquy bên tuvilyso.org).

        Có nghĩa là nếu Nhật can là Ðinh mà sinh tháng Hợi thì vì Hợi mang hành Thủy khắc Nhật can Ðinh mang hành hỏa nên cách cục đầu tiên của Tứ Trụ này được gọi là Cách Chính Quan nhưng nếu trong Tứ Trụ có Mão và Mùi thì Hợi hợp với Mão và Mùi hóa Mộc mà Mộc (Ấn) là hành sinh cho Thân Hỏa nên cách cục của Tứ Trụ từ Cách Chính Quan đã trở thành Cách Chính Ấn. Một điều mới lạ là ông ta cho rằng Cách cục là gì thì dụng thần chính là hành của Cách cục đó. Cho nên với Cách cục là Chính quan thì ông ta cho rằng dụng thần là Chính quan còn Cách cục đã thay đổi từ Chính Quan thành Chính Ấn thì dụng thần của Cách Chính Ấn phải là Chính Ấn. Sự thay đổi này Hoàng Ðại Lục cho rằng dụng thần đã thay đổi (hay dụng thần đã biến hóa). Thêm một điều mới lạ nữa là khi đã xác định được Tứ Trụ là Cách cục gì tức dụng thần là gì rồi thì ông ta khẳng định nó sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời của người có Tứ Trụ đó.

        Bằng chứng là ông ta đã viết tiếp:

        “Đến đây, cái gì là dụng thần, cái gì là dụng thần biến hóa, ở trong bản nghĩa Tử Bình Chân Thuyên đã thể hiện không sót rồi. Chúng ta có thể xác nhận: thuyết dụng thần trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, chính là cái mà nguyệt lệnh có thể dụng và chữ định cách. Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.
        Trong thư tịch mệnh lý hiện đại, cũng có luận về dụng thần biến hóa, nhưng cùng thuyết Trầm thị không dính dáng nhau. Trầm thị nói chính là nguyệt lệnh thấu can và địa chi hội hợp dẫn tới vấn đề nguyệt lệnh biến hóa, mà sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“.


        Ðoạn này ông ta muốn nói đại ý là chỉ có các : “…sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“, còn các sách : “Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.“.

        Có nghĩa là ông ta cho rằng theo các sách “mệng học kinh điển“ tuế vận không can dự vào Tứ Trụ để làm cho dụng thần thay đổi như các sách “mệnh lý hiện đại“ (ví dụ như phương pháp của tôi). Từ đây cho thấy cái mấu chốt, cái mới lạ là ông ta cho rằng khi đã xác định được Cách cục tức Dụng thần của Tứ Trụ rồi thì nó sẽ không bao giờ thay đổi bởi tuế vận nữa.

        Nếu vậy thì theo tôi cái định nghĩa “Dụng thần biến hóa“ tức “Dụng thần biến đổi“ của ông ta thực chất chỉ là khâu xác định dụng thần chính trong Tứ Trụ mà thôi bởi vì nó có thời gian can dự vào đâu mà cho là biến hóa.

        Nếu như các phương pháp của các sách mệnh lý hiện đại mà theo cách định nghĩa của ông ta thì ví dụ :
        Nếu một Tứ Trụ có Nhật can thất lệnh chẳng hạn thì đầu tiên phải cho là Thân nhược nên dụng thần phải là Kiêu Ấn để sinh Thân hoặc Tỷ Kiếp để trợ Thân nhưng nếu trong Tứ Trụ có quá nhiều Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp nên Thân quá vượng thì dụng thần phải là Tài , Quan Sát hay Thực Thương chẳng hạn thì cho rằng dụng thần đã thay đổi tức “Biến Hóa“ từ Kiêu Ấn… sang Tài Quan…hay sao ?

        Thật là một cái định nghĩa không lấy gì là chính xác cả.

        Sau đây tôi lấy ví dụ số 1 của ông ta trong chủ đề “Luận dụng thần thành bại ứng cứu“, được dịch bởi toahuongquy bên tuvilyso.org để chứng minh xem Cách cục và Dụng thần là 2 hay 1 như sau:

        Hoàng Ðại Lục đã viết:

        “1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:

        Quan….. thực….. nhận…...tấn

        Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

        Tuất………dậu…….Sửu…….thìn

        Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“.

        Sau đây là bài luận của tôi:

        Sơ đồ xác định các điểm vượng trong vùng tâm:
        [img]http://farm7.static.flickr.com/6015/5969398787_353fd8bdf5_z.jpg[/img]

        Theo phương pháp của tôi, chưa cần biết Cách cục của Tứ Trụ này là gì nhưng có thể xác định chính xác dụng thần của Tứ Trụ này là Mộc, do vậy đến tuổi trung niên vào các vận Giáp Dần và Ất Mão là các vận dụng thần, chúng là 2 đại vận huy hoàng nhất cuộc đời của người này. Do vậy người này đã đại phát tài.

        Còn theo phương pháp của Hoàng Ðại Lục thì cho rằng dụng thần của Tứ Trụ này là Tài (Kim) vì Tứ Trụ này có Cách Chính Tài. Vậy thì tại sao người này không phát tài ở vận Tài là Canh Tuất và Tân Hợi đi mà tới vận kỵ thần là Giáp Dần, Ất Mão mới phát ? Qua đây thì rõ ràng Kim không mang tính chất là dụng thần, vì vậy tôi có thể khẳng định mặc dù Tứ Trụ này có Cách Chính Tài nhưng dụng thần phải là Mộc chứ không phải là Kim. Cho nên Cách cục và dụng thần hoàn toàn không có gì liên quan tới nhau (tức là 2 chứ không phải là 1). Cách cục chỉ nói lên sự tốt hay xấu (tức quý hay tiện) của Tứ Trụ nhiều hay ít, còn các điều quý hay tiện này phát được hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào vận theo dụng thần được xác định theo Thân vượng hay nhược chứ không phải được xác định dựa theo Cách cục.

        Nói đơn giản (hay nói một cách thô thiển) là Cách cục chỉ là tên gọi của Tứ Trụ theo một quy tắc nào đó mà thôi.

        Tiếp theo chúng ta thử hỏi, theo phương pháp của ông ta thì khi đã xác định được Cách cục của Tứ Trụ rồi thì Cách cục này có bị thay đổi bởi tuế vận hay không ?

        Ta lấy ngay đoạn mà ông ta đã viết được trích ở trên:

        Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“.

        Nếu trong Tứ Trụ không có Mão và Mùi thì rõ ràng Tứ Trụ này vẫn là Cách Chính Quan nhưng đến tuế vận có Mão và Mùi thì dĩ nhiên tam hợp Hợi Mão Mùi đã hóa Mộc. Vậy thì Cách Chính Quan còn hay không khi Hợi đã biến thành Mộc (Ấn) ? Rõ ràng ông ta đã khẳng định ở trên là Hợi (Quan) đã biến thành Mộc (Ấn) nên thành Cách Chính Ấn rồi còn gì nữa.

        Từ đây tôi có thể kết luận điều mà ông ta khẳng định là dụng thần chính là hành của Cách cục của Tứ Trụ và Cách cục tức dụng thần không bị tuế vận làm cho thay đổi như các sách mệnh lý học hiện đại nói tới là hoàn toàn sai lầm.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 24-07-11 lúc 18:35
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (25-07-11)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        66
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 15 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        VULONG ơi là VULONG ! Bác đọc kỹ lại đi, tuem thấy không có câu nào Hoàng Đại Lục viết "trong mệnh học kinh điển tuế vận không can dự vào tứ trụ để làm cho dụng thần thay đổi".Bác lại suy diễn theo chủ quan "có nghĩa là ông ta cho rằng..."nữa rồi. Ở ví dụ 2 trên, vận Mậu NGỌ cũng đã minh chứng là vận đã làm thay đổi dụng thần đó sao!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Tuế Vận làm thay đổi dụng thần. Đây là cách hiểu về dụng thần biến hóa.
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 25-07-11 lúc 08:41
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #4
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tuem Xem bài gởi
        VULONG ơi là VULONG ! Bác đọc kỹ lại đi, tuem thấy không có câu nào Hoàng Đại Lục viết "trong mệnh học kinh điển tuế vận không can dự vào tứ trụ để làm cho dụng thần thay đổi".Bác lại suy diễn theo chủ quan "có nghĩa là ông ta cho rằng..."nữa rồi. Ở ví dụ 2 trên, vận Mậu NGỌ cũng đã minh chứng là vận đã làm thay đổi dụng thần đó sao!
        (Bằng chứng là ông ta đã viết tiếp:

        “Đến đây, cái gì là dụng thần, cái gì là dụng thần biến hóa, ở trong bản nghĩa Tử Bình Chân Thuyên đã thể hiện không sót rồi. Chúng ta có thể xác nhận: thuyết dụng thần trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, chính là cái mà nguyệt lệnh có thể dụng và chữ định cách. Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.
        Trong thư tịch mệnh lý hiện đại, cũng có luận về dụng thần biến hóa, nhưng cùng thuyết Trầm thị không dính dáng nhau.

        a - Trầm thị nói chính là nguyệt lệnh thấu can và địa chi hội hợp dẫn tới vấn đề nguyệt lệnh biến hóa,

        b - mà sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“).

        OK. Tôi đã nhầm. Ðọc lại câu trên mới biết Trầm thị nói "nguyệt lệnh biến hóa " và kết hợp với ví dụ 2 này thì phải hiểu rộng ra là tuế vận có can dự vào sự biến hóa này.

        1 -Nhưng ở ví dụ 2 này lệnh tháng là Dần tàng chứa Canh, Bính, Mậu mà lộ Bính (Thương) và Mậu (Tài) thì không phải là Cách Thương Quan (sinh Tài) hay sao mà ông ta cho rằng lệnh tháng phải hóa thành Thương Quan thì mới thành Cách Thương Quan (sinh Tài)? Sách nào dạy như vậy?

        Sau đây chính là đoạn ông ta viết:
        "Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.

        Thêm như kỷ thổ nhật nguyên sinh ở thân nguyệt, vốn là thương quan cách, nhưng nếu canh kim không thấu mà thấu nhâm thủy tài tinh, thì dụng thần liền trở thành tài tinh. Đại thể những loại này, đều là hiện tượng dụng thần biến hóa."

        Có nghĩa là nếu Nhật can Kỷ sinh tháng Thân thì là Thương Quan Cách, nhưng nếu Canh (Kim) không thấu mà thấu Nhâm (Thủy) là Tài tinh thì Dụng trở thành Tài tinh nghĩa là cáchh cục phải trở thành Cách Tài tinh (tức Cách Chính Tài). Rõ ràng ở đây lệnh tháng Thân có hóa thành Thủy (Tài tinh) đâu mà ông ta vẫn cho rằng là Cách Chính Tài ?

        2 - Lại còn năm Giáp phát tài thì cho rằng có Tỷ Kiếp trợ giúp còn năm Ất phá tài thì cho rằng bị Tỷ Kiếp tranh đoạt tài, trong khi cách cục không thay đổi là sao (rõ ràng trong sách ông ta không nói tới cách cục đã thay đổi) ?

        3 - Còn ở ví dụ 1 tôi đưa ở trên, đại vận Canh Tuất và Tân Hợi nguyệt lệnh có thay đổi đâu, vẫn là Cách Chính Tài sao người này không phát tài (rõ ràng theo định nghĩa của ông ta thì hành của cách cục chính là dụng thần) ?

        4 -Còn người này phát tài ở vận Giáp Dần và Ất Mão là do Nguyệt Lệnh hay cách cục thay đổi chắc ? Tại sao ông ta không giải thích, mà lại lờ tịt đi là sao ?

        Nếu ông bạn hay ai đó giải đáp được giúp tôi các câu hỏi này thì thật cám ơn vô cùng.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 25-07-11 lúc 10:17
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #5
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        66
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 15 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Những câu hỏi bạn đưa ra , tuem và các bạn khác thật không khó trả lời chút nào, nhưng tui biết dù có trả lời, bác vẫn sẽ không thôi thắc mắc (tuem ko dám dùng từ "không hiểu" đối với bác). Cách hay nhất là để bác đọc kỹ rồi tự hiểu, với điều kiện là trước khi đọc bác hãy tạm quên đi qui tắc định lượng của bác,và cũng đừng chăm chú đi tìm vượng suy cho nhật can, hãy quên nó đi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #6
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tuem Xem bài gởi
        Những câu hỏi bạn đưa ra , tuem và các bạn khác thật không khó trả lời chút nào, nhưng tui biết dù có trả lời, bác vẫn sẽ không thôi thắc mắc (tuem ko dám dùng từ "không hiểu" đối với bác). Cách hay nhất là để bác đọc kỹ rồi tự hiểu, với điều kiện là trước khi đọc bác hãy tạm quên đi qui tắc định lượng của bác,và cũng đừng chăm chú đi tìm vượng suy cho nhật can, hãy quên nó đi.
        Ồ... ông bạn này nói gì kỳ cục vậy, 4 câu hỏi trên của tôi có đả động gì đến Thân vượng, suy hay vượng suy của Nhật can gì đâu. Nếu không tin thì yêu cầu ông bạn chỉ cần dẫn chứng dù chỉ 1 từ thôi để chứng minh là tôi đã đả động tới những điều này (tức tới lý thuyết của tôi).

        Nếu ông bạn không tìm được 1 từ nào cả thì điều đó đã chứng tỏ rằng chính ông bạn đã tự chứng minh rằng ông bạn chả hiểu gì về những gì mà tôi đã viết trong 4 câu hỏi này.

        4 câu hỏi này chỉ đả động tới chính lý thuyết mà tác giả đã đưa ra mà ông bạn còn không hiểu thì làm sao tôi và mọi người có thể tin được ông bạn lại có thể đọc mà hiểu được những điều tác giả muốn nói.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #7
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        37
        Cảm ơn
        101
        Được cảm ơn: 19 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ thì khái niệm "dụng thần" hoàn toàn khác với "dụng thần thủ pháp của các sách tử bình hiện tại".
        trong “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ thì "dụng thần = cách cục". và dựa vào cách cục (dụng thần) thành bại cứu ứng để luận mệnh phú quý bần tiện.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #8
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi G-R-E-E-N Xem bài gởi
        Trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ thì khái niệm "dụng thần" hoàn toàn khác với "dụng thần thủ pháp của các sách tử bình hiện tại".
        trong “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ thì "dụng thần = cách cục". và dựa vào cách cục (dụng thần) thành bại cứu ứng để luận mệnh phú quý bần tiện.
        Nếu đúng như vậy thì dụng thần là dụng thần còn cách cục là cách cục làm sao ông ta lại có thể định nghĩa:

        "Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.

        Thêm như kỷ thổ nhật nguyên sinh ở thân nguyệt, vốn là thương quan cách, nhưng nếu canh kim không thấu mà thấu nhâm thủy tài tinh, thì dụng thần liền trở thành tài tinh. Đại thể những loại này, đều là hiện tượng dụng thần biến hóa. "

        Rõ ràng ông ta khẳng định:

        1 - "lấy dụng phải lấy chính quan cách".

        2 - "dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách".

        3 - "thì dụng thần liền trở thành tài tinh".


        Nếu là Cách Chính Quan thì dụng thần không phải là Quan phải không ?

        Nếu là Cách Chính Ấn thì dụng không phải là Chính Ấn hay sao ?

        Câu "thì dụng thần liền trở thành tài tinh" mà dụng thần không phải là Tài tinh hay sao?

        Nếu không đúng như vậy thì Dụng Thần thật sự của Tứ Trụ mà ông ta nói trong 3 trường hợp này là cái gì ?
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 26-07-11 lúc 02:43
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #9
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        66
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 15 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Bạn G-R-E-E-N à! Chính vì thế tuem mới khuyên bác ấy hãy tạm quên "định lượng" (chứ không phải là vứt bỏ vì nó là bí kiếp Giải mã tứ trụ nhiều năm tu luyện mới có )khi đọc để khỏi tẩu vì 2 luồn nội lực (định tính_định lượng) vốn nghịch nhau. Truyện Anh hùng xạ điêu có nhân vật Tây độc Âu Dương Phong với môn võ công Hàm Mô Công độc bá một trời tây vực được xếp vào hàng võ lâm ngũ bá thời ấy,thế mà vì tham lam đọc Cửu âm chân kinh của Thiếu Lâm để sở đắc thêm võ công vốn nghịch khí phái mình, liền bị tẩu hỏa nhập mà điên. Hởi ôi với Giải Mã Tứ Trụ bác ấy đủ để làm thầy một trang web rồi không khoái lắm sao...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #10
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tuem Xem bài gởi
        Bạn G-R-E-E-N à! Chính vì thế tuem mới khuyên bác ấy hãy tạm quên "định lượng" (chứ không phải là vứt bỏ vì nó là bí kiếp Giải mã tứ trụ nhiều năm tu luyện mới có )khi đọc để khỏi tẩu vì 2 luồn nội lực (định tính_định lượng) vốn nghịch nhau. Truyện Anh hùng xạ điêu có nhân vật Tây độc Âu Dương Phong với môn võ công Hàm Mô Công độc bá một trời tây vực được xếp vào hàng võ lâm ngũ bá thời ấy,thế mà vì tham lam đọc Cửu âm chân kinh của Thiếu Lâm để sở đắc thêm võ công vốn nghịch khí phái mình, liền bị tẩu hỏa nhập mà điên. Hởi ôi với Giải Mã Tứ Trụ bác ấy đủ để làm thầy một trang web rồi không khoái lắm sao...
        Hãy đọc đoạn sau đây sẽ biết ai muốn làm Thầy Thiên Hạ chứ cần gì làm thầy một trang web như ông bạn nói:

        Hoàng Ðại Lục tác giả cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa" đã viết:

        "...Lại khiến cho người ta nghĩ cũng không ra chính tà, hàng vạn hậu học nhắm mắt theo đuôi phía sau Từ lão sư phụ, không ai phát hiện bình chú của ông sớm đã xa rời nguyên văn của Trầm thị!".

        Rõ ràng đoạn này ông ta phản đối cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" của Từ Lạc Ngô mà bênh vực cuốn sách của Trầm thị. Vậy thì tại sao tôi hay mọi người không được quyền phản đối cuốn sách của Trầm thị để bênh vực cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" của Từ Lạc Ngô ?

        Tốt hơn hết ông bạn nên khiêm tốn mà trao đổi học thuật đi đừng có cái giọng dở ông dở thằng như vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/3 123 cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •