Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/3 đầuđầu 123
    kết quả từ 21 tới 30 trên 30
      1. #21
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        37
        Cảm ơn
        101
        Được cảm ơn: 19 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        "Chú ý, nói cách cục chính là nói tổ hợp bát tự, nói kết cấu mệnh thức, chớ nên nhấn mạnh điều kiện thân cường thân nhược. Vì thân cường cũng tốt, thân nhược cũng tốt, chỉ cần bát tự tổ hợp tốt, cách chính cục thanh, như vậy mệnh chủ sẽ phát phúc. Trái lại, cho dù là thân cường tài quan vượng, chỉ cần tổ hợp bát tự khó coi, cách phá cục tổn, thường không có mệnh tốt."

        đoạn này rất hay vì chỉ ra được ưu điểm của pp định cách cục - dụng thần.
        trước hết là pp này khác với dụng thần thủ pháp hiện đại. Thứ nữa là pp này ko phải là gọt chân cho vừa giày mà nó thể hiện được cái lý biến hóa

        Với mệnh trên, vận Canh Tuất là vận thiếu thời, nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh vào vận trung niên chính là 2 vận thành công nhất, như vậy đã thấy được pp này đoán mệnh hợp lý.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #22
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        37
        Cảm ơn
        101
        Được cảm ơn: 19 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Cũng như ông ta không biết khả năng tranh đoạt tài của Tỷ Kiếp nên năm Giáp phát tài thì ông ta cho rằng có Tỷ Kiếp trợ Thân còn ngay năm sau là Ất phá tài thì ông ta cho rằng do Tỷ Kiếp tranh đoạt tài với Thân trong khi ông ta có dám nói là do cách cục thay đổi đâu. Rõ ràng ông ta đã sử dụng Tuyệt Chiêu "Gọt chân cho vừa giày " còn gì nữa. Ðiều này đủ để chứng minh cái lý thuyết Dụng thần là Cách cục của ông ta chả có giá trị gì cả.
        Phải chăng bác VuLong đang nhắc đến tứ trụ:

        Chúng ta lại xem mệnh người thứ hai, một nam mệnh là:

        Tài kiếp nhật thương
        Mậu giáp ất bính
        Tuất dần sửu tý
        Đại vận: ất mão bính thìn đinh tị mậu ngọ kỷ mùi

        Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế.
        Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên. Sau này ở năm mậu dần, kỷ mão lại phất lên dữ dội một vài khoản tiền. Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận mậu ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa, chỉ có tới vận mậu ngọ, có chữ ngọ, mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa, khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm

        Nguồn: http://tuvilyso.org/forum/index.php?...than-bien-hoa/
        Copyright © TuViLySo.org
        -----

        Trước tiên là xét vận Mậu Ngọ lúc này tác giả nhận định Dần Ngọ Tuất tam hợp hóa hỏa nên luận là Thương quan sinh tài cách.
        Các năm phát tài là Giáp Tuất, Mậu Dần, Kỷ Mão đều là những năm tương phối hợp lý nên phát tài.
        Riêng có năm Ất hợi là phá tài. Tác giả luận là Tỷ kiên tranh Tài nên mất tài. Ý này thì Green cũng không thông hiểu.
        Xin đưa ra ý kiến chủ quan: Năm Ất Mão hình thành tam hội Hợi Tý Sửu, không hóa nhưng cũng làm cho Thủy khí mạnh lên, lại thêm Ất khiến cách cục bị thiên lệch nên không tốt.
        Không rõ với bác VuLong luận theo pp hiện đại thì vì sao năm Ất Hợi phá tài?

        Tinh thần nghiên cứu tứ trụ của Green như sau: nếu xét thấy những ưu điểm của phương pháp thì nên đào sâu nghiên cứu phân tích, không nên dựa vào một số điểm mơ hồ mà kết luận là phương pháp phá sản hoàn toàn. Vì thứ nhất: liệu chúng ta đã hiểu được cái ý tàng ẩn của tác giả, thứ hai là những bí chiêu tác giả không truyền thụ mà cứ khơi ra để chúng ta tranh luận. Cuối cùng, phương pháp đó đã có những thành công nhất định không thể không thừa nhận
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "G-R-E-E-N" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (29-07-11)

      4. #23
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi G-R-E-E-N Xem bài gởi
        "Chú ý, nói cách cục chính là nói tổ hợp bát tự, nói kết cấu mệnh thức, chớ nên nhấn mạnh điều kiện thân cường thân nhược. Vì thân cường cũng tốt, thân nhược cũng tốt, chỉ cần bát tự tổ hợp tốt, cách chính cục thanh, như vậy mệnh chủ sẽ phát phúc. Trái lại, cho dù là thân cường tài quan vượng, chỉ cần tổ hợp bát tự khó coi, cách phá cục tổn, thường không có mệnh tốt."

        đoạn này rất hay vì chỉ ra được ưu điểm của pp định cách cục - dụng thần.
        trước hết là pp này khác với dụng thần thủ pháp hiện đại. Thứ nữa là pp này ko phải là gọt chân cho vừa giày mà nó thể hiện được cái lý biến hóa.

        Với mệnh trên, vận Canh Tuất là vận thiếu thời, nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh vào vận trung niên chính là 2 vận thành công nhất, như vậy đã thấy được pp này đoán mệnh hợp lý.
        Nguyên văn bài luận của ông ta:

        "Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“.

        Làm gì có nội dung:
        "Với mệnh trên, vận Canh Tuất là vận thiếu thời, nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp."

        "chủ sĩ lộ không thông" tức thủa thiếu thời học hành (sĩ) thì ngu dốt thì mới gọi là "không thông" chứ, thì sao lại cho rằng "nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp", học ngu dốt mà cho là đẹp à ? Chắc là "cái lý biến hóa" mà bạn học được là từ "học ngu dốt" biến thành "học giỏì" chắc ? Cho nên bạn đã đi đến kết luận "như vậy đã thấy được pp này đoán mệnh hợp lý" phải không ?

        Nếu G-R-E-E-N là chính tác giả thì sự bổ xung, thay đổi này cũng không có giá trị khi tranh luận, huống hồ bạn lại còn tự ý sửa đổi cả nội dung lý thuyết của ông ta.

        Như lý thuyết ông ta đã viết:
        a - Nguyệt lệnh tài vượng, không có thực thương tương sinh, dù không có quan tinh cũng quý (vì tài vượng tự nó có thể sinh quan). Nếu có tỉ kiếp khắc tài, gặp quan tinh chế kiếp hộ tài, đây đều là tài vượng sinh quan cách.".
        b - Nguyệt lệnh tài vượng, có thực thương tương sinh, thì hỉ nhật nguyên hữu căn hoặc mang tỉ, thì thành tài phùng thực sinh cách."

        Vậy mà G-R-E-E-N lại sửa thành:
        "1. Tài vượng sinh Quan cách. Cách cục thành nếu Quan tinh thấu lộ và không có thực thương mạnh.
        2. Tài gặp Thực sinh cách. Rất cần Tỷ Kiếp nhiều để Thực hóa Kiếp Tỷ sinh Tài."

        Làm gì có "không có thực thương mạnh." với lại "Tỷ Kiếp nhiều..." ở đây.

        Cho nên yêu cầu G-R-E-E-N hãy nghiêm túc khi tranh luận không nên có những trò lừa bịp mọi người như vậy.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 28-07-11 lúc 18:49
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (29-07-11)

      6. #24
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Theo tôi thì bàn luận với lý thuyết của nhiều trường phái trong một quan điểm là không thể tránh sự phức tạp và đúng hay sai thì không thể nào quyết đoán chỉ trên 1 lá số làm thí dụ mẫu. Khi thảo luận thì sự trình bày có thể vấp phải một nhầm lẫn gì đó, chứ "lừa bịp" thì quả là chữ này hơi nặng đấy bác vulong! (TanLen73 ấn nút cám ơn, không lẽ bạn lại tin rằng có việc "lừa bịp" lẫn nhau thật sự à? Hy vọng là tôi lầm.)

        Tôi tin chắc là G-R-E-E-N và tất cả các bạn ở đây chẳng bao giờ nghĩ đến việc "lừa bịp" ai làm gì khi bàn luận về các môn này, vì thực tế là nó không mang lại một tư lợi nhỏ nhoi nào cả.

        Vài dòng góp ý với nhận xét của bác như thế.

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kimcuong" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (29-07-11)

      8. #25
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi kimcuong Xem bài gởi
        Theo tôi thì bàn luận với lý thuyết của nhiều trường phái trong một quan điểm là không thể tránh sự phức tạp và đúng hay sai thì không thể nào quyết đoán chỉ trên 1 lá số làm thí dụ mẫu. Khi thảo luận thì sự trình bày có thể vấp phải một nhầm lẫn gì đó, chứ "lừa bịp" thì quả là chữ này hơi nặng đấy bác vulong! (TanLen73 ấn nút cám ơn, không lẽ bạn lại tin rằng có việc "lừa bịp" lẫn nhau thật sự à? Hy vọng là tôi lầm.)

        Tôi tin chắc là G-R-E-E-N và tất cả các bạn ở đây chẳng bao giờ nghĩ đến việc "lừa bịp" ai làm gì khi bàn luận về các môn này, vì thực tế là nó không mang lại một tư lợi nhỏ nhoi nào cả.

        Vài dòng góp ý với nhận xét của bác như thế.
        Rõ ràng ở đây đang tranh luận xem lý thuyết "Dung thần là Cách cục" của Trầm thị mà Hoàng Ðại Lục đang muốn chứng minh là đúng hay sai, vậy mà G-R-E-E-N lại cố tình thay đổi nội dung lý thuyết của ông ta mà không nói rõ vì sao, mặc dù tôi đã hỏi : "Ðoạn trên G-R-E-E-N đã sử dụng lý thuyết của trường phái nào ?", nhưng có thấy G-R-E-E-N trả lời đâu. Ðiều này không phải là "Lập lờ đánh lận con đen" tức không phải là "lừa bịp" hay sao ?

        Cũng như suốt từ đầu tranh luận tới giờ G-R-E-E-N luôn luôn dùng Tuyệt chiêu "Gọt chân cho vừa Giầy" để bảo vệ lý thuyết của Hoàng Ðại Lục là đúng nhưng đều bị tôi vạch trần không thể cãi được còn gì nữa.

        Nếu còn ai có thể chứng minh những điều tôi luận ở trên là sai thì cứ tự nhiên...Xin Mời, tôi xin cám ơn trước.

        (Tất nhiên là tôi thấy không cần thiết khi phải đưa ra đây tất cả các ví dụ của ông ta xem đúng sai là bao nhiêu %, mặc dù tôi đã nghiên cứu tất cả các ví dụ của ông ta mà toahuongquy đã dịch.)
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-07-11 lúc 04:14
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #26
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        37
        Cảm ơn
        101
        Được cảm ơn: 19 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Lúc trưa Green đã ghé qua topic nhưng bận quá không viết bài trả lời được. Nay xin tiếp tục.
        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        "chủ sĩ lộ không thông" tức thủa thiếu thời học hành (sĩ) thì ngu dốt thì mới gọi là "không thông" chứ, thì sao lại cho rằng "nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp", học ngu dốt mà cho là đẹp à ?
        Thủa thiếu thời tốt đẹp đâu phải chỉ riêng học hành tốt mới là tốt đẹp? Như tác giả đã viết “sĩ lộ không thông” tức học hành kém cỏi, như vậy càng chứng tỏ cách cục vốn không phải tài vượng sinh quan.
        Còn vấn đề tuổi ấu thơ thế nào thì tác giả không có nói, và bác VuLong có nêu ra vận Canh Tuất thì như thế nào, Green liền vận dụng kiến thức và phân tích: tuổi ấu thơ tốt đẹp, bởi Green thấy cách cục thành công nên luận vậy, giả như học không tốt nhưng sinh ra đúng lúc cha mẹ đang ăn nên làm ra, được cưng chiều hết ý thì có được coi là tốt đẹp không?
        Mà tuổi ấu thơ gặp được cách cục thành công thì mọi người chỉ luận là tốt đẹp chứ làm sao phát tài thăng quan cho được?

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Vậy mà G-R-E-E-N lại sửa thành:
        "1. Tài vượng sinh Quan cách. Cách cục thành nếu Quan tinh thấu lộ và không có thực thương mạnh.
        2. Tài gặp Thực sinh cách. Rất cần Tỷ Kiếp nhiều để Thực hóa Kiếp Tỷ sinh Tài."
        Làm gì có "không có thực thương mạnh." với lại "Tỷ Kiếp nhiều..." ở đây.
        Học dịch lý đâu phải word by word, Green nhận thức được đến đâu thì viết ra ý hiểu đến đó vì Green không muốn copy paste mà muốn viết ra những điểm mà Green thấy tác giả ngầm nói tới nhưng ko chỉ rõ ra hoặc những điểm nên nhấn mạnh, nhìn chung cũng khá sát với quan điểm của tác giả, hơn nữa tác giả cũng có nói cách cục thì nhiều vô kể tức người học phải nghiên cứu cả cái lý biến hóa và đừng có quá cứng nhắc. Xin phân tích cụ thể:

        Theo như nguyên văn: tài vượng sinh quan: Nguyệt lệnh tài vượng, không có thực thương tương sinh, dù không có quan tinh cũng quý (vì tài vượng tự nó có thể sinh quan).

        Thứ nhất, tác giả viết dù không có quan tinh cũng quý, giả như có quan tinh thấu lộ thì càng tốt đẹp chứ sao.
        Thứ hai, không có thực thương. Chúng ta nên hiểu nếu như Thực Thương thông căn thì sẽ phá Quan tinh làm Tài vượng sinh quan cách bại, giả như thực thương hư phù (không có gốc, thất lệnh, bị khắc chế, … đại thể là Thực thương yếu) thì Quan cách vẫn thành, nhưng Thực thương nằm đó vẫn là bệnh thần, nếu gặp vận làm thực thương mạnh lên thì đó chính là tai họa đã tới. Nếu chúng ta cứ cứng nhắc tứ trụ có 1 điểm thực thương thì ko thể thành Tài vượng sinh quan cách thì sẽ có lúc ta bất lực trước một vài lá số khi sử dụng phương pháp định cách cục. bởi thế Green mới viết Thực thương yếu, đâu phải bịp bợm ai

        Theo như nguyên văn: Nguyệt lệnh tài vượng, có thực thương tương sinh, thì hỉ nhật nguyên hữu căn hoặc mang tỉ, thì thành tài phùng thực sinh cách.
        Chúng ta nên hiểu: Tài phùng thực sinh cách lẽ dĩ nhiên cần thực mạnh hoặc tỷ kiếp nhiều để thực hóa tỷ kiếp sinh tài, nên Green mới nhấn mạnh: rất cần tỷ kiếp nhiều cũng đâu phải quay ngoắt 180 độ.

        Green xin chân thành cảm ơn cô k.cuong đã có lời ủng hộ - không phải là ủng hộ Green viết đúng mà ủng hộ về việc thừa nhận Green và mọi người nghiên cứu với tinh thần học hỏi trao đổi chứ không có lừa bịp người khác

        Quan điểm của Green từ trước tới nay vẫn là những gì hợp lý thì đều ủng hộ, những gì chưa cảm thấy hợp lý thì từ từ xem xét. Bởi thế khi tranh luận Green chỉ muốn vấn đề được giải quyết rõ ràng chứ không mong cầu thắng, vì vậy nên Green sẵn sàng trao đổi trong khuôn khổ thời gian cho phép, không muốn bỏ dở giữa chừng
        thay đổi nội dung bởi: G-R-E-E-N, 29-07-11 lúc 06:10
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "G-R-E-E-N" về bài viết có ích này:

        linhtinhvao0710 (07-10-11)

      11. #27
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Giả sử bây giờ có một cao thủ đầy uy tín mà chứng minh được người này xuất thân trong một gia đình nghèo khổ chẳng hạn thì G-R-E-E-N luôn luôn được mọi người công nhận là "tranh luận Nghiêm Túc vì học thuật không vì Cầu Thắng" sẽ đưa ra lý luận đại loại : mặc dù người này tuổi thơ học ngu dốt, gia đình nghèo khổ nhưng vẫn tốt đẹp vì nó còn hơn hẳn nhiều đứa không cha không mẹ đang ở ở dưới gầm cầu ấy mà....

        Còn tôi thì ngược lại là đã tranh cãi thì phải cố sống cố chết cãi cho bằng thắng thì thôi nhưng lần này đành phải thú nhận là thua Cháy Túi rồi.....
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-07-11 lúc 13:41
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #28
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        37
        Cảm ơn
        101
        Được cảm ơn: 19 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Green vừa nhìn lại thì phát hiện thấy có sai lầm:
        1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:

        Quan….. thực….. nhận…..ấn

        Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

        Tuất………dậu…….Sửu…….thìn
        --
        Như trên tác giả đã xác định là Tài cách phối Ấn
        căn cứ vào tứ trụ thì Green xác định Ấn là tương thần. Vận Canh Tuất thì cách cục ngày càng thiên lệch chứ ko có hoàn mỹ một tý nào, kết luận tốt đẹp là sai lầm rồi, đó là sai lầm chủ quan từ phía Green, ko phải do tác giả.

        ---
        Green xin tổng kết lại một chút:
        Như tiêu đề đã viết: cách cục và dụng thần là hai hay một? muốn trả lời thì phải đặt vào quan điểm của từng trường phái
        + Nếu theo trường phái dụng thần thủ pháp với các phương pháp phù ức, điều hậu, thông quan, ... thì dụng thần chính là thần làm cho mệnh cục thăng bằng, kị thần là thần phá vỡ sự thăng bằng đó
        + Nếu theo trường phái cách cục - dụng thần: dụng thần chính là hạt nhân của cách, như "tài gặp thực sinh" thì gọi luôn dụng thần là tài, và dựa vào đó để tìm ra tương thần- hỗ trợ cách thành công, và kị thần - phá cách.
        cũng xin nói thêm là: với phương pháp này, luận dụng thần - biến hóa thì thông thường là biến hóa ngay trong tứ trụ rồi, hành vận chỉ hỗ trợ cho cách cục thêm hoàn mỹ mà phát phúc. rất hiếm trường hợp đến vận thì dụng thần biến hóa, đó thường là những trường hợp rất khó, nếu ko có lời luận mẫu thì Green cũng ko dám tự luận.
        --
        Nếu bác VuLong muốn chứng minh phương pháp định cách cục - dụng thần là không hợp lý, xin mời bác tiếp tục.
        thay đổi nội dung bởi: G-R-E-E-N, 29-07-11 lúc 16:46
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "G-R-E-E-N" về bài viết có ích này:

        linhtinhvao0710 (07-10-11)

      14. #29
        Tham gia ngày
        Sep 2009
        Bài gửi
        637
        Cảm ơn
        854
        Được cảm ơn: 497 lần
        trong 299 bài viết

        Default

        Chào cô Kimcuong
        Tất nhiên là em cám ơn vì cả hai người cho em được hiểu biết thêm tức là về nội dung bài luận. (em đã cám ơn cả hai).
        Kính mến cô
        Chào anh VuLong:
        Cám ơn anh vì các bài tranh luận, anh đã phân tích rất rõ ràng, rành mạch.
        Đúng là Green đã luận ra ngoài ý của anh, nhưng chúng ta cũng nên dùng lời lẽ mềm mỏng một chút.
        Kính mến anh
        Chào Green:
        Cám ơn Green có lời lẽ tế nhị trong tranh luận, tuy nhiên ngoài việc luận theo chủ đề bạn cũng nên nêu rõ đây là ý của bạn hiểu. Vì rằng ai đọc sách cũng đều có cách hiểu của mình và tác giả nào viết sách cũng đều nói câu khi thông luận cần biến hóa không thể cứng nhắc. Sự biến hóa đó chính là của bạn đọc, không phải của tác giả.
        Thân mến.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #30
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Chào tanlen73, tôi cũng có thấy điều đó, chỉ góp ý với bạn một chút vì toàn bài viết đôi khi không chỉ là nội dung bàn luận lý thuyết gì đấy, vấn đề hơi bị nhạy cảm thế thôi, ta tránh được điều gì không phải thì nên tránh.

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kimcuong" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (29-07-11)

      Trang 3/3 đầuđầu 123

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •