Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/2 12 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 11
      1. #1
        lypm's Avatar
        lypm is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        687
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 471 lần
        trong 297 bài viết

        Default Đông Chí chí Xuân Phân

        Hôm nay buồn buồn có một cái thắc mắc đem ra hỏi các cao thủ bàn tán cho vui
        Là như thế này, chúng ta đều biết Xuân Phân Thái Dương tới Tuất (tức là đông chí thái dương tới sửu). Và chúng ta cũng có biết trên la kinh đôi khi có ghi đông chí ở tý, hạ chí ở ngọ .
        Việc này là do đâu ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        272
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 149 lần
        trong 104 bài viết

        Default

        Xin chào bác Lymp.
        Mấy bữa nay thấy không ai nói gì, nên cũng hưởng ứng vậy.
        Lịch pháp thì lấy xuân phân làm gốc để tính lịch, la kinh lấy bắc nam(tý-ngọ-khảm(khôn)-ly(càn)) để tìm phương hướng kết hợp với lịch pháp.
        Lấy trái đất làm tâm, thì mắt trời quay một vòng là 360 theo chiều ngược từ phải qua trái, chia cho 12 chòm sao của phương tây và tương ứng với 12 địa chi của phương đông thì được 12 cung, mỗi cung chiếm 30 độ, mỗi cung lại chia 2 thì được 24 cung, mỗi cung 15 độ, trong 15 độ này mặt trời đi mất 15 ngày 5 giờ 14 phút 32 gây, hay còn gọi là hết 1 tiết khí, như vậy, theo lịch pháp thì xuân phân tại 0 độ đến 30 độ là cung tuất (bạch dương), hay từ 1 độ đến 15 độ của cung tuất là xuân phân, cứ như thế mà tính mặt trời di chuyển(theo chiều từ phải qua trái) thì đông chí tới sửu. La kinh chia độ theo chiều từ trái qua phải để tính hướng địa cầu, kết hợp thêm cách chia độ theo lịch pháp thì đông chí sẽ ở tý hạ chí ở ngọ.
        thay đổi nội dung bởi: NhấtLụcTamBát, 19-08-11 lúc 08:51
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #3
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Thái Dương Xuân phân khởi ở Tuất nghịch hành, đây là nói Thái dương quá cung hằng năm, hết vòng này đến vòng khác, xem ngày giờ coi trọng việc này.

        La kinh đôi khi ghi Đông chí ở Tý, Hạ chí ở Ngọ. Cái này không phải La kinh nào cũng ghi như vậy, chỉ có một vài La kinh ghi như vậy mà thôi. Nhưng nếu chỉ có vòng này thì cũng chưa đủ mà phải có thêm một vòng Đông chí ở Ngọ và Hạ chí ở Tý. Các La kinh ghi vòng này có La kinh đúng và cũng có La kinh ghi sai(do không hiểu tác dụng của 9 tinh phối 60 hoa giáp)

        1. Đông chí ở Tý, Hạ chí ở Ngọ đó là phép bài thuận Lục thập hoa giáp phối Cửu tinh, khởi Giáp Tý ở Khôn(tiên thiên), bài Tham lang, phối Đông chí; khởi Át Sửu ở Tốn(tiên thiên) bài Cự môn phối Lập thu; khởi Bính Dần ở Ly(tiên thiên) bài Lộc tồn phối Xuân phân; khởi Đinh Mão ở Đoài(tiên thiên) bài Văn khúc phối lập Hạ... hết 60 hoa giáp. 60 hoa giáp thuận khởi, lường thiên xích thuận chuyển, 9 tinh thuận bài.
        2. Đông chí ở Ngọ, Hạ chí ở Tý đó là phép bài nghịch Lục thập hoa giáp phối Cửu tinh, Khởi Giáp Tý ở Càn(tiên thiên) bài Tham lang phối Hạ chí; khởi Ất Sửu ở Chấn(tiên thiên) bài Cự môn phối Lập xuân; khởi Bính Dần ở Khảm(tiên thiên) bài Lộc tồn phối Thu phân; khởi Đinh Mão ở Cấn(tiên thiên) bài Văn khúc phối Lập đông... hết 60 hoa giáp. 60 hoa giáp thuận khởi, lường thiên xích nghịch chuyển, 9 tinh thuận chuyển.

        Hai cái thuận nghịch này liên quan đên rất nhiều thứ:

        "Thức đắc phụ mẫu Tam ban quái, dĩ thị chân thần lộ
        Bắc Đẩu thất tinh khứ đã kiếp, ly cung yếu tương hợp"
        Câu đầu(Phụ mẫu tam ban quái) dùng Đông chí ở Tý, bài thuận; Đương nhiên không phải chỉ có bấy nhiêu là đủ. Bài phụ mẫu Tam ban quái phải biết Đảo bài phụ mẫu(đảo bài phụ mẫu âm long vị, sơn hướng đồng lưu thuỷ). Đảo bài phụ mẫu 48 cục đều không thoát khỏi 2 5 8, 48 cục đều là âm long, 48 cục sơn(long)-hướng-thuỷ đều tổng quy hậu thiên Khôn-Cấn. Sau đó phải xem trên vòng Đông chí... có hợp thời hay không mới định phát hay không, phát lúc nào.

        Câu sau(Thất tinh đã kiếp) dùng Đông chí ở Ngọ, bài nghịch; Đương nhiên cũng không phải chỉ có bấy nhiêu đó là đủ. Bài Thất tinh đã kiếp phải biết Khảm Ly cấu tinh(Khảm Ly thuỷ hoả trung thiên hoá, long trì di đế toạ). Khảm Ly cấu tinh 48 cục đều không ngoài Khảm-Ly nhị quái, 48 cục đều không rời bản quái 147 hoặc 258 hoặc 369, 48 cục sơn(long)-hướng-thuỷ đều ở trong quái(quái nội bát quái bất xuất vị). Sau đó phải xem trên vòng Hạ chí... có hợp thời hay không mới định phát hay không, phát lúc nào.

        Ngoài ra còn liên quan nhiều đến Thư Hùng giao hợp 9 tinh:
        "thư dữ hùng giao hội hợp huyền không
        hùng dữ thư huyền không quái nội thôi
        sơn dữ thủy tu yếu minh thử lí
        thủy dữ sơn họa phúc tận tương quan
        minh Nguyên không chỉ tại ngũ hành trung
        tri thử pháp bất tu tầm nạp giáp."

        Thư hùng giao hội huyền không chính là nói Càn-Khôn, Đoài-Cấn, Khảm-Ly, Chấn-Tốn tiên thiên giao cấu, Hạ quái giao tức quái quái giao, như Khảm-Ly giao nhập huyền không thì cung Khảm bài đắc Hậu thiên ngoại là Đoài-Càn âm-dương giao cấu, nội là Cấn-Ly dương âm giao cấu. Nguyên không pháp giám trong Thư hùng giao cấu đồ viết "âm nhập dương, dương nhập âm gọi là giao cấu" là lẽ này(Nguyên không pháp giám đúng như tên gọi của nó, chỉ có thể dùng để đối chiếu khi hiểu được chân cơ, không thể từ nó mà tìm lấy chân cơ, vì nó quá giản đơn, giản đơn đến không có đầu mối). 8 cung không cung nào là không giao, quái ngoại quái nội không quái nào là không giao. Dùng nếu thuận thì hợp cùng vòng Đông chí, nếu nghịch thì hợp cùng vòng Hạ chí...

        Đảo bài phụ mẫu bao nhiêu năm nay nhiều phái có cách giải khác nhau nhưng đều bế tắc ở chổ 48 cục không ngoài 2 5 8, tổng quy ở Khôn Cấn.
        Thất tinh đã kiếp cũng như vậy, nếu không biết Khảm-Ly cấu tinh thì mãi không thể giải được câu này.
        Hai cái này liên quan chặt chẽ đến việc thuận nghịch bài 9 tinh 60 hoa giáp phối 24 tiết khí bên trên.

        Thư hùng giao hội huyền không, đây mới là chân chính 9 tinh phối 9 cung phối 24 tiết khí chu thiên hợp dụng, có rõ được bí mật này mới hiểu vì sao Thiên ngọc viết "tri thử pháp, bất tu tầm nạp giáp"(hiểu phép này thì không cần phải cầu tìm nạp giáp Càn nạp Giáp, khôn nạp ất...các thứ vì tự trong hai vòng Đông chí... và Hạ chí đã có đủ Xuân Hạ Thu Đông thuận nghịch phép tắc rồi).

        Con đường nào cũng đến được chân quyết, nhưng nếu phân tích quá cặn kẽ 2 bản đồ Hà-Lạc sẽ là một sai lầm. Và càng sai lầm hơn nếu nghe theo câu nói: chân lý là đơn giản. Thực sự chân lý là tinh vi nhưng không đơn giản.
        thay đổi nội dung bởi: namphong, 20-08-11 lúc 08:38 Lý do: thêm vài ý
        Chào một ngày mới.

      4. #4
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Phi Tinh Huyền Không gốc ở Kỳ Môn.

        Âm Dương thuận nghịch diệu nan cùng
        Nhị chí (Đông Chí, Hạ Chí) hòan quy nhất Cửu Cung
        Nhược năng liểu đạt Âm Dương lí
        Thiên địa đô lai nhất chưởng trung.

        sơn dữ thủy tu yếu minh thử lí
        thủy dữ sơn họa phúc tận tương quan
        Cấn Sinh Môn, Khãm Hưu Môn!!!


        Khôn Nhâm Ất, Cấn Bính Tân, Tốn Thìn Hợi, Giáp Quý Thân đều là Tam Kỳ Ất Bính Đinh bài bố pháp, Hihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 19-08-11 lúc 16:06
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #5
        lypm's Avatar
        lypm is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        687
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 471 lần
        trong 297 bài viết

        Default

        Bạn 1638: Đại ý tôi cũng cùng ý nghĩ như bạn nhưng cách chia đều như vậy thì không chính xác. Có tiết dài tiết ngắn.

        NamPhong: Tôi có thắc mắc tại sao lại phối tiết khí với hoa giáp, làm như vậy không phải phạm vào sai lệch hay sao ? nếu chủ ý là dùng hoa giáp phối cửu tinh thì đâu cần tiết khí ?
        Cách phối hoa giáp với cửu tinh của anh hợi lạ không biết có đánh máy sai không ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #6
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi lypm Xem bài gởi
        NamPhong: Tôi có thắc mắc tại sao lại phối tiết khí với hoa giáp, làm như vậy không phải phạm vào sai lệch hay sao ? nếu chủ ý là dùng hoa giáp phối cửu tinh thì đâu cần tiết khí ?
        Cách phối hoa giáp với cửu tinh của anh hợi lạ không biết có đánh máy sai không ?
        Xem lại thì có lộn một chút, NP đã sửa lại, đó là cửu tinh thuận bài cho vòng Hạ chí(hôm qua gõ là nghịch bài, nghịch bài cửu tinh là dùng để lập lưu niên phi tinh cho Tam nguyên cửu vận).

        Nam Phong không nhớ trong quyển nào đã viết "nói 48 cục đó là nói về sơn(long) chứ không phải nói thuỷ", câu này là chính xác. Nhất sơn lưỡng dụng thuận nghịch nên 24 sơn thành 48 cục. Từ đây mỗi cục theo thuỷ lập hướng có rất nhiều phát sinh khác nhau, kinh văn viết "nhất cá bài lai thiên bách cá(một cái bài lại thành trăm ngàn cái)" là như vậy. Như Tý sơn(long) có thuận nghịch thủ cục, thuỷ có thể bất kỳ ở sơn nào của 24 sơn, hướng có thể lập bất kỳ sơn nào của 24 sơn, tổng hai cục thuận nghịch của Tý là vài trăm cục thế, 23 sơn còn lại cũng tương tự, như vậy câu nói "một cái bài lại thành trăm ngàn cái" không phải là nói quá.

        Tý sơn(long) đảo bài phụ mẫu cửu tinh đồ:
        2---6---4
        3---1---8
        7---5---9
        Trong vài trăm cục thế của Tý sơn chỉ có hai cục là chân long(về mặt lý khí) đó là thuỷ tại Tốn xuất Đoài(thuận cục) và thuỷ tại Đoài xuất Tốn(nghịch cục), còn lại một số cục thế khã dĩ bài Tam ban quái để dùng nhưng không bằng được(ở đây loại trừ những quái cục), kinh văn viết "Đảo bài phụ mẫu thị chân long" là vậy, biết đảo bài tức đi đến bất kỳ nơi nào, chỉ cần nhận được lai long dùng Đảo bài phụ mẫu pháp là biết được đó có phải chân long hay giả long(về mặt lý khí, Lục pháp gọi đây là Thư hùng tương đối, Giang Nam lai long Giang Bắc vọng). Nếu ở bình dương không biết tông tích của long thì chỉ cần xem thuỷ dùng đảo bài pháp là có thể định được lai long ở đâu(với điều kiện thuỷ phải sống động chứ không phải chết).
        Trên Đảo bài cửu tinh đồ thuận cục Tý(Khảm) Tốn Đoài là 5 2 8, nghịch cục Tý(Khảm) Đoài Tốn là 5 8 2, tất cả đều là 2(Khôn) 5 8(Cấn), là Khôn Cấn tổng giao.

        Thuận cục Tý sơn Bài sơn chưởng quyết, Khảm Ly bí chỉ cấu tinh đồ:
        Ly-----Khôn---Càn
        Đoài--Chấn----Khảm
        Cấn---Trung----Tốn
        Sơn(long) Tý toạ tại Trung ngũ, Tốn là Ly, Đoài là Khảm. Đây là chân chính Khảm Ly cấu tinh. Quái là 1 4 7.

        Lập huyệt Tý sơn(long) thuận cục toạ Đoài, hướng Chấn lợi dùng Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ hoặc dùng Đại hàn, Lập xuân, Vũ thuỷ. Năm, ngày, giờ lợi dùng Kim, Thổ. Đây chỉ là đại khái, chuyên sâu hơn phải xét đến Lộc Mã Quý nhân hợp 24 tiết khí phối 60 hoa giáp nửa. Kinh văn viết trong phần Khảm Ly bí chỉ như sau "ngũ hành tức tại thử trung phân" là nói phần dùng của 24 tiết khí phối 60 hoa giáp, phối 9 tinh, hoá xuất ngũ hành mà dùng. Đây là rất quan trọng, táng phải thời phải phép thì Khảm Ly cấu tinh tốc phát, táng không phải thời phải phép thì bại là không tránh được.

        Nam Phong đã lấy một ví dụ để áp dụng Đảo bài phụ mẫu và Khảm Ly cấu tinh, đây cũng chính là Bắc đẩu Thất tinh đã kiếp pháp, Ly(rời đi) cung(bản quái) yếu tương hợp. Hai quyết này và Ai tinh quyết(Khôn Nhâm Ất) là hai cái quan trọng nhất mà Nam Phong hiểu được trong thời gian gần đây.

        anh VinhL: Ai tinh quyết(Khôn Nhâm Ất) không phải xuất từ Tam kỳ Ất Bính Đinh mà xuất từ phép biến hoá Tiên Hậu thiên. Khôn Nhâm Ất cự môn tòng đầu xuất... không phải nói Khôn và Nhâm và Ất là Cự môn mà là chỉ dẫn phép khởi Ai tinh quyết, Khôn có khi là Cự môn có khi lại là Lộc tồn, lại cũng có thể là Phá quân...
        Chào một ngày mới.

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "namphong" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (20-08-11)

      8. #7
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Huynh NamPhong,
        Xin xem hình sau đây: Ất Bính Đinh tam kỳ!!!

        [IMG]http://img842.imageshack.us/img842/1337/khonnhamat.jpg[/IMG]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #8
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Cái này Nam Phong biết nhưng không phải dùng cho Khôn Nhâm Ất quyết. Khôn Nhâm Ất quyết là Huyền không đại ngũ hành, ngũ hành biến hóa thành cửu tinh(ngũ tinh phối xuất cửu tinh danh), do đó phép dùng cửu tinh cũng phải biến hóa theo. "Giang Đông 1 quẻ, quẻ khởi ở Tây; Giang Tây 1 quẻ, quẻ khởi ở Đông" mới là khẩu quyết, nói giang Đông, giang Tây không phải là nói thủy hay nói phương vị Đông hay Tây, mà chính là: giang Đông là Tiên thiên, giang Tây là Hậu thiên, câu trên do đó trở thành "Tiên thiên 1 quẻ, quẻ khởi ở Hậu thiên; Hậu thiên 1 quẻ, quẻ khởi ở Tiên thiên", gọi quyển này là Áo ngữ(ẩn ngữ) chính là do câu chữ ẩn nghĩa theo kiểu giang Đông-giang Tây như vậy, cứ theo bình thường mà diễn giải thì sai hết. Gọi điên đảo cũng chính là vậy đó. Khôn Nhâm Ất, Cấn Bính Tân, Tốn Thìn Hợi, Giáp Quý Thân có cái tiên thiên, có cái hậu thiên, giao với nhau điên đảo khởi quẻ.
        Chào một ngày mới.

      10. #9
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Vậy chắc huynh Namphong muốn nói tới cái Ai Tinh mà có 3 cái cục Tiên Thiên, Hậu Thiên, và Sinh Thành cục phải hông?

        Tiên Thiên Cục:
        Giáp Bính Canh Nhâm Thìn Tuất Sửu Mùi
        Hậu Thiên Cục:
        Càn Khôn Cấn Tốn Tý Ngọ Mão Dậu
        Sinh Thành Cục:
        Ất Đinh Tân Quý, Dần Thân Tỵ Hợi

        thí dụ Tốn Sơn Càn Hướng Hậu Thiên Tham Lang Nghịch Ai:

        ------[Phá Tham Liêm][Phụ Liêm Tham][Tham Lộc Phá-]-----
        ------[Thìn Tốn Tỵ--][Bính Ngọ Đinh][Mùi Khôn Thân]-----
        [Vũ--][Ất--]---------------------------------[Canh][Văn]
        [Cự--][Mão-]----------Phụ Trung--------------[Dậu-][Phá]
        [Liêm][Giáp]---------------------------------[Tân-][Lộc]
        ------[Dần Cấn Sửu--][Quý Tý Nhâm--][Hợi Càn Tuất-]-----
        ------[Cự Vũ Cự-----][Phụ Văn Lộc--][Văn Phụ Vũ---]-----

        hông biết phải cái này hông huynh?
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 28-08-11 lúc 13:10
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #10
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Sách Phong thủy Trung Quốc cả ngàn quyển, nhiều quyển tác giả tự nhận mình là chân truyền, nhưng cho đến thời điểm hiện nay chưa một quyển nào viết được pháp Ai tinh quyết. Nguyên không, Diêu thị, Đới thị có đưa ra đồ hình nhưng không một lời giải thích. Tương tự như vậy Thất tinh đã kiếp(và lật lại là Ly cung tương hợp) cũng không có sách nào nói được.
        Cái diệu của nó là nếu bài đúng cục thì nó sẽ tự hợp đến kỳ lạ, nếu không đúng thì xoay cách nào cũng không xong. Tuy nhiên muốn được như vậy thì phải biết cách bài Nguyên không Hạ quái, hạ quái giao thì quái quái sẽ giao. Hạ quái không giao thì không cần làm tiếp.
        Thiên ngọc, Áo ngữ, Thanh nang tự, Thanh nang kinh, Đô thiên bảo chiếu đúng là chân chính lý khí.
        Chào một ngày mới.

      Trang 1/2 12 cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •