Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 12

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default cái cười của thánh nhân(NGUYỂN DUY CẦN)

        [IMG][IMG]http://img19.imageshack.us/img19/7285/caicuoi.jpg[/IMG][/IMG]






        Phần Một

        Trào Lộng U Mặc Là Gì?


        Một nhà văn tây phương có viết:

        "Tình yêu là một vị thần bất tử,
        U mặc là một lợi khí,
        Cười là một sự bổ ích.
        Không có ba cái đó không đủ nói đến văn hóa toàn diện"

        Cười đùa quả là một sự bổ ích, u mặc quả là một lợi khí căng thẳng, ngột ngạt, cái khô khan của những chủ thuyết một chiều, cái máy móc của tâm hồn do văn minh cơ khí điều khiển uốn nắn... đang biến loài người thành những bộ máy vô hồn, không dám nói những gì mình nghĩ, không dám làm những gì mình muốn... mà chỉ thở bằng cái mũi của kẻ khác, nhìn bằng cặp mắt của kẻ khác, nghe bằng lỗ tai của kẻ khác... theo nghệ thuật tuyên truyền siêu đẳng của văn minh cơ khí ngày nay! Một con người hoàn toàn là sản phẩm của xã hội, chưa biết sống và dám sống theo ý mình... đó là mục tiêu chính mà u mặc nhắm vào.

        Chính u mặc đã khiến cho bà Roland, khi lên đoạn đầu đài đã "cười to" với câu nói bất hủ này: "Ôi Tự Do, người ta đã nhân danh mi mà làm không biết bao nhiêu tội ác!"

        Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu "u mặc đại sư" có nói: "U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện".

        U mặc xuất hiện là để đặt lại mọi nghi vấn về các giá trị thông thường của xã hội mà đời nào cũng tự do là "văn minh nhất" lịch sử! Nhà văn Georges Duhamel khuyên người Tây Phương, trong hoàn cảnh hiện thời, cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị của văn minh, vì chưa có xã hội nào trong văn minh lịch sử mà người trong thiên hạ điêu linh thống khổ bằng! Ở xã hội Trung Hoa ngày xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, một thời đại điêu linh nhất đã phải sinh ra một ông Lão, một ông Trang, để đặt lại tất cả mọi giá trị của xã hội đương thời.

        Nhà văn họ Lâm cho rằng: "Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái "trống không" của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:

        Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế...
        Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!

        Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc.

        Nhưng phải đợi đến nhân vật chủ não là Trang Châu xuất hiện, mới có được một thứ văn chương nghị luận ngang dọc... mở ra cho người đời một thứ tư tưởng và văn học u mặc hẳn hòi. Trang Tử là thủy tổ của văn học Trung Hoa.

        Các tung hành gia như Quỷ Cốc Tử, Thuần Vu Khôn... điều là những nhà hùng biện trào lộng thật, nhưng vẫn chưa kịp phong thái u mặc thượng thừa của Trang Châu...
        thay đổi nội dung bởi: vanti67, 19-09-09 lúc 07:52
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (17-09-09),vanhoai (02-10-09)

      Đề tài tương tự

      1. Lên trời hỏi về cái nghèo
        By Ducminh in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 2
        Bài mới: 15-01-10, 08:35
      2. Chuyện cười trong cuộc sống hàng ngày
        By vhkhoi in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 14-10-09, 19:58
      3. Trả lời: 11
        Bài mới: 05-10-09, 14:15
      4. Cái này là cái gì...?
        By eyca2004 in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 4
        Bài mới: 30-08-09, 13:35
      5. Trả lời: 0
        Bài mới: 29-07-09, 10:04

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •