Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/5 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 47

    Ðề tài: Phụ Tá diệu

      1. #1
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default Phụ Tá diệu

        PHỤ TÁ diệu.

        Tử vi đấu sổ, tác dụng của Trung, Phụ, Tá, Sát, Hóa, Tạp diệu, làm cho từ 14 chính diệu cấu thành 60 tinh hệ, có thể hiện ra tính chất phức tạp, để phản ánh phức tạp của nhân sinh. chúng khả dĩ chuyển hóa, hoặc làm mạnh thêm, hoặc làm yếu đi bản chất của tinh hệ, lúc phối hợp vận dụng, bản lai cứng ngắc của 12 tinh bàn (một chính một phản là kết cấu 6 tổ tinh hệ), thì sinh động nỗi lên, thành tổ hợp thiên biến vạn hóa, khiến người không phân biệt được đúng sai.

        Phải đem hết thảy tổ hợp tinh hệ, gia thêm biến hóa của Phụ, Tá, Sát, Hóa, Tạp diệu, từng cái liệt kê, căn bản là không thể làm được, nên học giả chỉ có thể đem tính chất của chúng gia dĩ dung hòa để suy đóan.

        "Tử-vi đấu sổ” cực trọng kinh nghiệm, hết thảy tính chất của tinh hệ cùng tinh diệu, kì thật cũng là ghi lại kinh nghiệm của tiền nhân, học giả phải có tinh thần “phát dương quang đại” (làm cho rực rở), căn cứ tư liệu sinh hoạt hiện đại, đem kinh nghiệm của tiền nhân khuếch trương, ắt kinh nghiệm của đấu sổ mới có thể bảo trì chuẩn xác.
        Chương này, chỉ là Phụ, Tá, Sát, Hóa diệu tính chất phục tạp, tạp diệu tự thành hệ thống mở ra một chương riêng.

        Theo Trung-châu phái, Phụ Tá 8 sao phân thành hai tổ, một là Phụ diệu, một là Tá diệu.
        • Phụ diệu: Thiên-khôi Thiên-việt, Tả-phụ Hữu-bật.
        • Tá diệu: Văn-xương Văn-khúc, Lộc-tồn Thiên-mã.

        lợi ích Phụ diệu mang đến, thuộc "Tha lực” (do người khác mà có), hoàn toàn không phải do nỗ lực cá nhân có thể đạt được,
        nhưng lợi ích của Tá diệu, thuộc “tự lực” (do chính mình mà có), tất cá nhân phải trải qua thực hiện mới thành công.

        thí dụ, trước mắt Hương-cảng do chính trị biến động, nên tạo thành nhiều cơ hội tiến thân, những cơ hội này tức khả dĩ nói người hưởng [Thiên-khôi, Thiên-việt], hoàn toàn chỉ là được thời cơ, tịnh không có người làm lợi cho họ, đặc biệt được họ an bài cải cách chính thể. Như không có thời cơ thích hợp, những người này nỗ lực nhiều mặt, cũng quyết không có địa vị hôm nay (Thí như nói, không có tổ chức "khu nghĩa hội”, sao có khu nghĩa viên chứ?)

        Lợi ích của Tá diệu mang đến, nhất định phải tự chính mình nỗ lực tranh thủ, cùng tính chất của Phụ diệu tương phản.
        - như Lộc-tồn Thiên-mã đại khái chủ về xuất ngoại kinh thương làm giàu, (như Mệnh cung hoặc Thiên di cung kiến tổ Tá diệu này), nhưng tự mình không đi kinh thương, ắt nhất định không có tài phú.
        - như Văn-xương Văn-khúc chủ về khoa danh, (giả như Mệnh cung hoặc Phúc đức cung kiến tổ tinh diệu này), nhưng không cầu học, cũng sẽ nhất định không thể đạt được các học vị.

        Phải hiểu rõ bất đồng giữa Tá diệu, Phụ diệu, suy đóan mới có thể phát huy hết “tự lực” cùng “tha lực”, có thể làm cho tinh hệ giống nhau hiện rõ những tính chất bất đồng.


        1/. Thiên-khôi Thiên-việt .
        Thiên-khôi thuộc dương hỏa, Thiên-việt thuộc âm hỏa, đều thuộc nam đấu tinh hệ, cổ nhân cho là sao chỉ tài danh, nhưng tính chất của chúng kì thật cùng với Xương Khúc Khoa danh bất đồng.

        Tại Thân Mệnh, Xương Khúc, Khôi Việt đều chủ về thông minh cùng lợi việc cầu danh,
        - duy thông minh của Xương Khúc kèm theo sắc thái phong lưu nho nhã,
        - Khôi Việt lại giản dị. theo sở truyền của Trung-châu phái, Khôi Việt giống như quan lại chọn lựa và lưu giữ. Thực tế, Khôi Việt chủ là lợi ích của hệ thống văn hóa, hoặc do cải biến thể lệ mà đưa đến cơ hội, do vậy suy rộng ra, hiện đại có thể là chính sách xí nghiệp cải biến mang đến chỗ tốt, mang theo lợi ích.

        Khôi Việt tất phải hội hợp “thành cặp tại tam phương tứ chính”, mới phát sinh tác dụng. nếu như Khôi Việt của nguyên cục được Khôi Việt của vận hạn hoặc Khôi Việt của lưu niên xung khởi, ắt lực càng lớn.

        Nếu Khôi Việt chỉ là "Đơn tinh” hình thức đồng độ hoặc hội chiếu, ắt cần chú ý "âm dương điều hòa” trong tiêu đề.
        • Thiên-khôi thuộc dương. nên hỉ cùng tinh diệu âm tính đồng độ, như Thái-âm, Liêm-trinh, Thất-sát ...
        • Thiên-việt thuộc âm, nên hỉ cùng tinh diệu dương tính đồng độ, như Thái-dương, Thiên-đồng, Tham-lang, Thiên-tướng, Thiên-lương ….

        Thiên-khôi đắc âm diệu điều hòa, sau đó cơ hội mới không mất hết.
        Thiên-việt được dương diệu điều hòa, mới dễ phát hiện cơ hội,
        nếu không cả hai đều dễ mất tốt.

        cho nên Thiên-khôi cùng Hỏa-tinh đồng độ: dương cương quá thậm. dễ mất đi cơ hội, do dự một chút tức mất. với tật bệnh cũng chủ đến như lửa cháy.
        Thiên-việt Linh-tinh đồng độ, âm nhu quá thậm. cơ hội đến mà không biết, việc xong mới biết rồi hối tiếc. với tật bệnh cũng chủ kéo dài dây dưa.

        Khôi Việt không cần tại Mệnh cung cũng có lợi,
        - tại Điền trạch cung, có lúc cũng chủ cơ cấu mình phục vụ hay cho mình cơ hội.
        - Tại Phụ mẫu cung, chủ thượng ti hoặc chủ quản cơ cấu đối với mình gia dĩ chủ động đề bạt hoặc đề cử.
        - Tại Phúc đức cung, tối lợi kèm theo tinh diệu có tính chất nghiên cứu học thuật, như “Dương Lương Xương Lộc”, chủ học có thể hành được.

        Phàm cung vị lục thân, đều bất hỉ "Khôi Việt đơn tinh” đồng hội, nếu "đơn tinh" lại "âm dương không điều hòa”, và kiêm kiến Sát, tất có rắc rối, đại khái là lưỡng trùng phụ mẫu, lưỡng trùng huynh đệ, lưỡng thứ hôn nhân …. Kiến Đào hoa chư diệu đồng cung càng chính xác.

        Thiên-việt đơn tinh, cùng Hồng-loan, Thiên-hỉ đồng độ, hoặc kiến thêm Hàm-trì, Đại-hao, gọi là "hồ đồ đào hoa”, dễ cùng đồng tính phát sinh tình cảm, đem trợ lực hóa thành trở lực.

        Thiên-khôi Thiên-việt thấu hội, Kình Đà cũng thấu hội, gia thêm địa Không Kiếp thấu hội, như tại Mệnh cung hoặc Tật ách cung, đều chủ có tật khó sửa.

        Khôi Việt thấu hội, Xương Khúc cũng thấu hội, lại kiến Lộc (Lộc-tồn hoặc hóa Lộc đều được), chủ một đời quyền lộc phong hậu.

        1- Thiên-khôi tọa Mệnh cung, Thiên-việt tọa Thân cung,
        2- tại tam phương tứ chính tương hội, đắc thêm mệnh thân cung chính diệu Cát, Sát diệu không nặng, chủ thiếu niên đắc mĩ thê. Vô luận nam nữ, đều chủ một đời mỗi khi gặp khó khăn tất được trợ lực.

        Dưới đây là kết cấu của Khôi Việt.
        • kiến Khôi Việt: cảm tình ổn định hơn,
        • kiến Phụ Bật đơn tinh: chủ tình cảm đổi người.
        2- Khôi Việt phân tọa Mệnh Thân cung, tại tam hợp cung tương hội, chủ sự nghiệp đắc ý. kiêm phùng Tử-vi, Thiên-phủ, Thái-dương (nhật sinh nhân), Thái-âm (Dạ sinh nhân) Tọa mệnh, vô Sát Kị chư diệu, dễ thành đầu não của xí nghiệp, lĩnh tụ chính trị. Xương Khúc gia hội, lại chủ do sớm phát mà được người khác phái ưu ái, gia thêm Lộc-tồn hóa Lộc, sớm được nhà vợ nâng đỡ.

        3-, Khôi Việt giáp:
        - giáp Mệnh, chủ một đời nhiều quý nhân trợ lực, thu ích từ nhiều điển chương văn vật (vật phẩm văn hóa)
        - giáp Phu thê cung, chủ được nhà vợ đắc lực.
        - Phân cư Mệnh cung cùng Phu thê cung, cũng chủ do hôn nhân mà đắc trợ lực. Nữ mệnh chủ lấy được hiền phu.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Ducminh (18-09-11),htruongdinh (18-09-11),laogialun (01-10-11),Minh tam (18-11-11),TVLS09 (06-11-11)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Default

        Chào mừng anh Hà đã đến với diễn đàn HKLS .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #3
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        2/. Tả-phụ Hữu-bật .
        Tả phụ thuộc dương thổ, Hữu bật thuộc âm thủy. tính chất cơ bản là trợ lực đến từ người ngang vai vế hoặc vãn bối, như đồng sự và hạ thuộc, sự nghiệp hợp tác, bạn hàng, đồng học, môn sinh đệ tử …. Đây bất đồng với tính chất của Khôi Việt, chủ trợ lực đến từ trường bối hoặc chủ quản cơ cấu.

        Phụ Bật cũng hỉ lấy hình thức "Đối tinh” nhập một cung viên. ở lục thân cung vị càng như thế. Nếu là "đơn tinh”:
        • hoặc chủ li tông thứ xuất (con vợ nhỏ);
        • hoặc chủ lưỡng trùng phụ mẫu;
        • hoặc chủ lưỡng trùng huynh đệ;
        • hoặc chủ lưỡng trùng tử nữ;
        • hoặc chủ lưỡng thứ hôn nhân. có Đào hoa chư diệu hoặc tứ Sát đồng hội càng chính xác.

        Lực Tả-phụ mạnh hơn Hữu-bật. nên Mệnh cung tọa Hữu-bật, hội-Tả phụ, thường trợ lực không bằng Tả-phụ tại mệnh cung, hội Hữu-bật.

        Phụ Bật đều chủ lạc quan, khoan hậu nên nếu chủ tinh của mệnh cung có kèm sắc thái chua ngoa hoặc bi quan tiêu cực, nếu có Phụ Bật đồng hội, ắt cũng chủ có thể giảm nhẹ nhược điểm này.

        Phụ Bật tối hỉ giáp chủ tinh, như [Tử-vi, Thiên-phủ, Thái-âm, Thái-dương]. Tam phương đồng hội cũng tốt, càng có thể phát huy trợ lực.

        Phụ Bật bất hỉ các chính diệu [Đồng, Lương, Cơ, Cự, Vũ].
        • Thiên-lương: không chịu vào khuôn phép,
        • Thiên-đồng: hưởng thụ,
        • Thiên-cơ: giỏi biến hóa,
        • Cự-môn: thị phi,
        • Vũ-khúc: quyết tuyệt (dứt khoát/đoạn tuyệt),
        các chính diệu này cùng bản chất của Phụ Bật không hợp, tuy do đồng hội Phụ Bật mà giảm nhẹ nhược điểm, nhưng trợ lực cũng do vậy mà yếu đi.
        lúc bổn chất tinh hệ cùng “tính chất khoan hậu của Phụ Bật” xung đột quá, ắt chủ nội tâm sinh mâu thuẫn xung đột, mà khởi trắc trở và khốn nhiễu.

        Tả phụ Hữu bật chủ trợ lực tiên thiên, như dễ kết giao bạn tốt, dễ được hạ thuộc trợ lực, không cần tận lực tìm kiếm. nhưng nếu chỉ “đơn tinh” hội nhập hoặc đồng độ, ắt dù cho hạ thuộc đông, cũng chủ trợ lực bất túc.
        Lợi dụng tính chất này, có khi cũng có thể trợ mệnh cung suy đóan. Như Thất-sát tại dần, thân cung an mệnh, thành cách Thất sát triều đấu, ngưỡng đấu,
        • nếu kiến Phụ Bật, ắt chủ hạ thuộc đông, và có lãnh đạo lực.
        • Duy kiến Phụ Bật “đơn tinh”, ắt có thể chỉ là thế người quản lí.

        *** Phu thê cung kiến Phụ Bật, cần xem xét là được hôn nhân trợ lực, hoặc bị đệ tam nhân chen vào. Tình hình là:
        - kiến “đơn tinh” (nhất là Hữu bật), thông thường là chủ có người thứ ba.
        - Nếu hội Hỏa-tinh, Kình-dương, ắt ba bận hôn nhân biến hóa, hoặc trước hôn nhân, sau hôn nhân vấp ngã. như chính diệu là Liêm-trinh lạc hãm, hoặc Lương Đồng, Cơ Cự, Vũ-khúc …, càng chủ ái tình trắc trở bi kịch, nhiều đau đớn hoặc nội tâm thống khổ. Nếu hội thêm Xương Khúc, chủ ái tình bi kịch, duy kèm theo thi ý (thơ mộng).

        Nếu Mệnh cung và Phu thê cung phân ra kiến Phụ Bật và kiến Sát: hôn nhân bất cát, không hòa thuận. nếu Thân cư Phu thê cung, nhưng bất kiến Sát, chủ: đắc thê lực.

        *** Huynh đệ cung kiến Phụ Bật, có lúc chỉ chủ anh em đông. Như "Tử vi Tham lang” đồng độ, chủ huynh đệ 3 người, kiến Phụ Bật ắt chủ 5 người, tái hội Khôi Việt là 7 người.
        số mục cụ thể tăng gia, phải xem Phụ Bật các phụ diệu miếu bình hãm mà điều tiết, nhập miếu số mục tăng gia càng nhiều, lạc hãm ắt phải giảm thiểu số tăng.

        *** Tử tức cung đơn kiến Phụ Bật, chủ trước sinh nữ sau sinh nam. Tả phụ thuộc dương, tính chất đặc biệt rõ ràng. Tử tức cung kiến Phụ Bật, rất khó định đoạt, là đắc con cái hoặc hạ thuộc trợ lực, hoặc chỉ chủ số mục nhiều. đại khái dưới đây, lấy tinh hệ chính diệu của cung viên làm chuẩn.
        Như tinh hệ Tử tức cung là Cơ Cự, ắt phần nhiều chỉ chủ thuộc hạ đông, nhưng thường thường thay đổi; xem bổn thân Tử tức, Phụ Bật ắt chủ số mục tăng nhiều, không chủ trợ lực, do Cơ Cự bổn thân ý vị vô trợ lực.

        - Hỏa-tinh và Kình-dương đồng hội, vốn đã hỗ tương để giảm khuyết điểm, giống như lấy minh hỏa để rèn khối kim, lại do tôi luyện mà thành vật khí. Nhưng nếu kiến "Tả-phụ đơn tinh", ắt dương cương quá thậm, giống như luyện hoàng kim mà vỡ nồi, lại thành chướng ngại.
        - Linh-tinh và Đà-la đồng hội, phần khuyết điểm cũng có thể mất đi, giống như lấy âm hỏa luyện kim, lại do hun đúc mà phát anh hoa. Nhưng nếu kiến “Hữu-bật đơn tinh", ắt âm nhu quá thậm, giống như lò luyện kim không chăm sóc tốt, làm cho nhân sinh trắc trở, thăng trầm.

        Dưới đây là các kết cấu của Phụ Bật:
        1/. Phụ Bật giáp sửu mùi nhị cung. chính diệu tinh hệ được giáp nên được trợ lực lớn . ngay cả khi bị Sát Kị giáp, tức chuyển hóa nhân tố bất lợi thành nhân tố có lợi. Như "Vũ-khúc Tham lang” tại sửu cung. Tham hóa Kị, chủ dễ vướng tranh đoạt lợi ích, nhưng lúc được Phụ Bật giáp thì có thể chuyển hóa thành lợi ích, được Tả Hữu thủ: phận bạc, tính chất không tương đồng rất lớn.

        "Tử Phá”, “Thiên-phủ”, "Thái-âm Thái-dương" tối hỉ Phụ Bật giáp, chủ xã hội địa vị tăng cao, cũng tăng gia ổn định nhân sinh. Tối hỉ Long Phượng đồng thời tương giáp, ắt lực lượng càng mạnh, và chủ là người có tài nghệ.

        2/. Phụ Bật đồng tọa sửu mùi cung, chính diệu tinh hệ cũng được tăng cường lực rất lớn. có thể tham khảo tiền thuật tính chất của tương giáp.

        3/. Phụ Bật ở thìn tuất nhị cung đối củng, cũng thành kết cấu được trợ lực tương đương lớn. đại khái tình huống sau, tinh diệu cư thìn, tuất nhị cung bị lạc Thiên la Địa võng, có Phụ Bật đối củng ắt chủ có trợ lực thúc đẩy đột phá. Nếu tái gia thêm Long Phượng đối củng, ắt là người có tài nghệ, hoặc chủ tăng cao địa vị xã hội.

        4/. Đơn kiến Phụ Bật, như tại Mệnh cung vô chính diệu tinh hệ triền độ, tá cung an tinh, chổ tá lại là "Thiên-đồng Cự-môn", “Thái-dương Thiên-lương”, "Thiên-cơ Thái-âm”, "Thiên-cơ Cự-môn", "Thiên-đồng Thái-âm” … tinh hệ, ắt chủ thiếu niên li gia, lìa phụ mẫu, hoặc làm con thừa tự, hoặc chủ thê thiếp………

        Nếu Liêm hóa Kị, Kình đồng độ, đơn kiến Phụ Bật, ắt chủ có khuynh hướng trộm cướp, bất luận phú quý bần tiện đều như thế, nhỏ ắt là trộm, lớn là thiết quốc (chiếm đoạt quyền lực nhà nước).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Ducminh (19-09-11),laogialun (01-10-11),Minh tam (18-11-11),thien-quan (01-10-11),TVLS09 (06-11-11)

      6. #4
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        7
        Cảm ơn
        4
        Được cảm ơn: 0 lần
        trong 0 bài viết

        Default

        hay quá......
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #5
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        . Lộc-tồn Thiên-mã .
        Lộc-tồn thuộc âm thổ, Thiên-mã thuộc dương hỏa.
        • Lộc-tồn là bắc đấu tinh diệu,
        • Thiên-mã là trung thiên phụ diệu,
        nên cả hai bất tất thành đôi, chỉ đơn độc đồng hội, cũng có tính chất khác nhau.
        Nên Trung-châu phái gọi Lộc-tồn, Thiên-mã là Tá diệu,

        *** lúc cả hai đồng độ tại Mệnh, thành “Lộc Mã giao trì” cách cục, ắt chủ không gì không lợi, nhất là khi kiếm tiền ở thành phố khác, hoặc chủ thiên di đến đất khác mà đắc tài vận. nhưng loại tài vận này vẫn cần chính mình nỗ lực sau mới dành được, vì vậy thuộc [tự lực].

        “Lộc Mã giao trì” tối hỉ hỗ điệp (lập lại),
        • Lộc-tồn (hoặc hóa Lộc) nguyên cục được Lộc-tồn vận hạn (hoặc lưu hóa Lộc) đồng hội;
        • Thiên-mã của nguyên cục lại cùng vận hạn lưu Mã đồng hội,
        là “điệp Lộc + điệp Mã”: càng gia cường lực đắc tài.

        - Chỉ “điệp Lộc” mà bất “điệp Mã”: đại lợi cầu tài, nhưng vô ý vị xuất ngoại;
        - chỉ “điệp Mã” mà bất “điệp Lộc: chỉ chủ ra ngoài du lịch, hoặc chỉ chủ bôn ba, vô ý vị đắc tài.
        - Sự nghiệp cung “điệp Lộc Mã”: chỉ chủ sự nghiệp có biến động cát lợi.
        - Giao hữu cung “điệp Lộc Mã”: chỉ chủ thuộc hạ biến động.
        - cung vị Lục thân kiến “điệp Lộc Mã”: là tượng chia li, tái kiến Sát Kị: tính chất kèm theo hung.

        Lộc-tồn tuy là tài tinh, nhưng vẫn chỉ chủ “lợi tức cố định”, tất phải cùng hóa Lộc đồng hội (nhất là hỉ các tài tinh Vũ-khúc, Thái-âm hóa Lộc, hoặc Tham-lang hóa Lộc [chủ vật dục]): mới chủ tài nguyên phong túc, hội thêm Thiên-mã: tài nguyên lâu dài mà đường tiền tài rộng rãi.

        Lộc-tồn vĩnh viễn bị Kình Đà giáp, nên tài lộ (đường tài) không rộng rãi, nhưng nước chảy nhỏ thì dòng chảy sẽ dài (sử dụng tiết kiệm thì dùng được lâu).
        - Nếu Lộc-tồn đồng độ chính diệu hóa Kị, ắt biến thành "Kình Đà giáp Kị”: lại chủ rủi ro phá tài. nhân tố phá tài, cần xem tính chất chính diệu tinh hệ mà định.
        - Lộc-tồn đồng hội [Hỏa Tham cách]: chủ ý ngoại tài (tài do may mắn) phong phú, duy cũng dễ phát dễ bại.
        - Lộc-tồn hỉ cùng 8 sao: Tử-vi, Thiên-phủ, Thái-âm, Thái-dương, Vũ-khúc, Thiên-tướng, Thiên-đồng, Thiên-lương, đồng cung: khuyết điểm ít.
        - Lộc-tồn cùng chính diệu khác đồng cung: dễ sinh khuyết điểm lớn hơn. (Như Thiên-cơ phù hoạt, cùng Lộc-tồn bổn chất đôn hậu xung đột / Liêm-trinh dễ làm việc theo cảm tình, cũng cùng Lộc-tồn tính chất đơn giản xung đột).
        - Lộc-tồn và hóa Lộc, có thể tại cung vị "Lục hợp” tương hợp. (Tức chia ra ở tí sửu, dần hợi, mão tuất, thìn dậu, tị thân, ngọ mùi: lục tổ cung độ), gọi là [ám hợp], tuy không đẹp bằng “điệp Lộc minh hợp”: cũng có tác dụng lương hảo.
        - Lộc-tồn và Phá-quân, Không Kiếp đồng cư: tài bạch dần dần tiêu ma, hoặc thu nhập không tăng, tăng lại giảm.

        - Mệnh giáp Lộc-tồn và hóa Lộc: chủ trọn đời gần tài. (Người Thiên tướng thủ mệnh đặc biệt chủ nắm tài quyền. nhưng nếu đối cung “Phá-quân Vũ-khúc hóa Kị” lai xung: là do họa hoặc do bệnh phá tài).
        - Giao hữu cung kiến Lộc-tồn, ắt Mệnh cung tất bị Kình Đà chiếu hội: chủ khó nhọc, vất vả.
        - Phu thê cung kiến Lộc-tồn, có hóa Lộc lai hội, gọi là “Lộc hợp uyên ương”: lấy chồng giàu, nam mệnh chủ đắc vợ vượng phu, hoặc được tiền của nhà vợ, hoặc được thê tử trợ lực mà hưng gia.

        Thiên-mã:
        - hỉ cùng Lộc tinh hội (Lộc-tồn hoặc hóa Lộc đều được): mới chủ nguồn tài, nếu không chỉ là di chuyển, thay đổi. hoặc bị bôn ba lao lục.
        - cùng Không diệu đồng độ: chủ vất vả mà vô công. (Địa-không tệ nhất, Thiên-không kế tiếp).
        - cùng Hỏa Linh đồng cung, lưu niên có Sát đến triền, ở lục thân cung chủ hình khắc.
        - cùng Đà-la đồng cung: chủ xuất hành bị trở ngại (Lưu Đà đến triền, ở lưu nhật, chủ máy bay trễ giờ…).
        - cùng Thiên-hình đồng cư Thiên di cung, Sự nghiệp cung: chủ muốn thay đổi công tác mà không thành. Tái kiến Sát diệu: ắt có tính chất bị ép thay đổi.
        - cùng sao Tuyệt đồng cư ở Mệnh cung, Thiên di cung: chủ bôn ba mà vô thu hoạch, trọn đời khó được cơ hội tại ngoại phát triển.
        - cùng Đà-la hội chiếu, kiến thêm chính diệu tinh hệ không tốt: ắt chủ sai đường.
        • Mệnh cung của nữ hoặc Phu thê cung kiến tổ hợp này: dễ chọn lầm chồng;
        • Mệnh cung của nam hoặc Phúc đức cung kiến tổ hợp này: dễ chọn lầm nghề.

        - gặp Giải-thần, Niên-giải, bị xung khởi, ở lưu niên Mệnh cung hoặc Phu thê cung, như gốc phu thê cung bất cát: chủ li hôn hoặc mỗi người ở một nơi.
        - hỉ cùng Tử-vi đồng cung hoặc chiếu hội, gọi là “long xa”. Có thể tăng gia khí thế.
        - và Thiên-lương đồng cung: Chủ phiêu lưu bất định.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Kientam (28-09-11),laogialun (01-10-11),ThamLang (29-12-11)

      9. #6
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        Văn-xương Văn-khúc .
        Văn-xương thuộc dương kim, Văn-khúc thuộc âm thủy, là nam đấu tinh diệu. hai sao này đều là sao chỉ lễ nhạc.
        • Cát chủ khoa giáp, hôn lễ, hỉ độ;
        • Hung chủ tang lễ.

        - Văn-xương là nghi lễ, nên cổ đại cho là chủ xuất thân từ đường chính, do khoa cử thành danh, cũng chủ yêu thích văn nghệ, cùng tài hoa nhiều phương diện, đều thiên hướng ở học thuật hoặc lí luận.
        - Văn-khúc là biện trí (tranh luận trí tuệ), nên cổ đại cho là chủ dị lộ công danh, không do khoa giáp làm nên. cũng chủ văn nghệ, cùng tài hoa nhiều phương diện, duy thiên hướng ở kĩ nghệ.

        Xương Khúc tuy đều chủ thông minh cùng tài hoa, duy do thuộc Tá diệu, nên tất phải tự mình nỗ lực sau mới thành, nếu không chỉ lanh lợi mà thôi.

        - tính chất không tốt của Văn-xương: như chính diệu thiếu ổn định đôn hậu, lại kiến Sát, ắt chủ tính thích phấn sức (tô son trát phấn/che đậy khuyết điểm), duy lấp liếm quá, tính cách khinh phù (lỗ mảng).
        - tính chất không tốt của Văn-khúc: ắt lạc vào đường giỏi biện luận, không thể kiên định công tác.

        Xương Khúc bất hỉ cùng chính diệu Liêm-trinh, Tham-lang, Cự-môn, Phá-quân đồng độ, gặp các tinh hệ tổ hợp này, tất phải cẩn thận phân tích. Cổ nhân đã nói rõ:
        "Văn-xương Văn-khúc cùng Liêm-trinh Thất-sát đồng độ, kiến Kình-dương”, chủ hư ngụy gian trá, làm công chức nhỏ.
        [Văn-khúc Liêm trinh, công môn tư lại]
        [Xương Khúc cùng Tham-lang đồng cung, chính sự điên đảo (rối rắm)]
        "Xương Khúc Liêm Tham cư tị hợi, gia Sát Kị, phấn thân toái cốt (thịt nát xương tan) hoặc chết”
        "Phá-quân Ám diệu cộng hương thủy trung tác trủng” (Xương Khúc hóa Kị tại hợi tí sửu cung, Phá quân đồng độ, chủ rơi vào ám hối)
        [Xương Khúc Cự-môn là táng chí]

        các tổ hợp trên, lấy kiến Sát diệu, vận hạn gặp Không Kiếp càng chính xác.

        tính chất đặc biệt "Trung châu phái” sở truyền như dưới đây:
        1/- Tí cung Tham-lang, thành “phiếm thủy đào hoa cách”, bất hỉ Xương Khúc, hiềm tăng cường lực lượng của đào hoa, làm cho người thành phong lưu lãng tử, đa hư bất thật.

        2/- Tị cung Thái-âm, kiến Xương Khúc chủ giỏi tâm kế, kiến Sát càng đích xác.

        3/- Tị hợi nhị cung "Liêm Tham”, vốn có ý vị buông thả, kiến Xương Khúc càng chủ (thị tài ngạo vật) cậy tài khinh người, kiến thêm Sát Kị tất do vậy vương họa.

        4/- Sửu mùi nhị cung “Thiên-cơ”, kiến Xương Khúc, lại kiến Sát, chủ tiểu thông minh, thường thường kiến thức nữa vời đã tự mãn.

        5/- Mão dậu nhị cung “Tử Tham”, kiến Xương Khúc không được “bách quan triều củng”, chủ đào hoa hoặc dâm dục.

        6/- Sửu mùi nhị cung “Nhật Nguyệt” là phụ mẫu cung, đơn kiến Xương Khúc, chủ lưỡng trùng phụ mẫu.

        7/- Mão dậu nhị cung “Cơ Cự”, đơn kiến Xương Khúc, việc gì cũng thích có ý kiến khác người không thực có học.

        8/- tí ngọ nhị cung “Đồng Âm”, kiến Xương Khúc. Nữ mệnh chủ quá phần thông minh cơ xảo (tinh nhanh/khéo léo).

        9/- Sửu cung "Vũ Tham”, và Văn-khúc đồng độ (tất Xương đồng cung), lưu niên gặp chủ nạn nước (là do Địa-kiếp tại lưu niên Ách cung). Như vô Sát Kị, lại vô lưu Khúc xung hội, ắt nạn nhỏ tương tự tính chất [nạn nước], như rò rỉ nước phòng tắm….

        10/- Thái-âm ở hãm cung đơn kiến Văn-khúc, lại kiến Sát Kị, chủ bị cướp, hoặc chủ đánh mất. Kiến Đào hoa chủ bị lừa.

        11/- Lộc-tồn và Văn-khúc đồng cung, chủ được tiếng tăm. Nhưng chưa chắc đều là hảo sự, nếu kiến Sát Kị, ắt là nỗi tiếng xấu. kiến thêm Đào hoa chư diệu, chủ do sắc vương họa.

        12/- “Thái-dương Thiên-lương”, hội hợp Văn-xương, Lộc-tồn, là [Dương Lương Xương Lộc cách], chủ cạnh tranh đắc thắng, khảo thí đoạt quán quân. Lấy mão cung “Thái-dương Thiên-lương”, là đẹp nhất.

        13/- Văn-khúc tọa mệnh, vô chính diệu, đối cung là "Cự Nhật dần cung”, gọi là "đào hoa cuồn cuộn”, không ngừng phát sinh cảm tình khốn nạo. nhưng hội thêm Văn-xương, Lộc-tồn, Thiên-mã. Tức bốn Tá diệu hàm tập, bất kiến Sát Kị, chủ do đào hoa mà đắc tài.

        14/- Vũ-khúc Văn-xương đồng độ, Đà-la Linh-tinh đồng hội, gọi là "Linh Xương Đà Vũ”. chủ họa. (chỉ xảy ra khi Vũ-khúc tại Thìn tuất, tất Ách cung là Cự-môn tại Tị hợi có Nhật đồng cư Không Kiếp xung chiếu, Nhật vô lực nên không cứu giải được tính Ám của Cự-môn)

        Xương Khúc hóa Kị đều chủ "văn thư sai lầm, mất mát”, phát tác giữa người kí kết, kí kết khế ước mà bị tổn thất. đem tính chất này suy rộng. ắt là đầu tư đầu cơ sai lầm, tại mua bán cũng thu chi phiếu khống, đối phương hủy ước.

        Duy tổn thất của Văn-xương, kèm sắc thái cảm tình, tổn thất của Văn-khúc thường có kiêm cảm tình quấy nhiễu. nên
        - nữ mệnh Văn-khúc hóa Kị ở Mệnh cung, Phu thê cung hoặc Phúc đức cung, trừ tổn thất tiền bạc ra, còn ẩn nhiều điều khó nói.
        - Tật ách cung kiến Xương Khúc hóa Kị:
        • chính diệu kèm sắc thái đào hoa (Như "Tử Tham”), phần nhiều hệ thống sinh sản bị bệnh.
        • cùng Liêm-trinh hóa Kị đồng hội chủ bệnh lậu/bệnh phong tình, hoặc bệnh nùng huyết giáp,
        • cùng Thiên-nguyệt đồng cung chính diệu là tổ hợp Cơ Lương, ắt là bệnh thời tiết (như bệnh dịch tả, dịch hạch..v..v…)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Kientam (28-09-11),Minh tam (18-11-11),thien-quan (01-10-11)

      11. #7
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        7
        Cảm ơn
        4
        Được cảm ơn: 0 lần
        trong 0 bài viết

        Default

        em theo dõi bác hồi bác còn post bài bên TVLS bác có thể post cho em một số các về nhật nguyệt không như: nhật/thìn-nguyệt/tuất hay nhật/tị-nguyệt /dậu chẳng hạn.Thanks bác rất nhiều
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #8
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        THÁI-DƯƠNG tại Thìn Tuất.

        Thái dương tại thìn tuất có 2 tính chất: tha lụy / bất tha lụy.
        Thái-dương tại thìn tuất cung an mệnh, đối cung Thái-âm,
        tại thìn cung, cả hai (Thái-âm Thái-dương) đều nhập vượng cung: là cách cục [Nhật Nguyệt tịnh minh],
        tại tuất cung, ắt (Thái-âm Thái-dương) đều tại hãm cung: là cách cục [Nhật Nguyệt phản bối].  

        *** Nhật nguyệt tịnh minh đại khái chủ thiếu niên đắc chí, là người chính trực, mà xử sự thông minh tinh tế.
        - hội Phụ Tá chư diệu cùng hóa Lộc Quyền Khoa: càng chủ quý hiển.
        - nếu Cát tinh và Sát diệu cùng chiếu: nên tùng sự pháp luật, hoặc đảm đương chức vụ giám sát, cũng có thể tùng sự công tác truyền bá,
        - nếu Văn tinh đồng cung: nên tùng sự giảng dạy, công tác văn hóa.   

        *** Nhật nguyệt phản bối, cổ nhân cho là [vô duyên với phụ mẫu]. Nhưng xã hội hiện đại là chế độ tiểu gia đình, và “ly hương bối tỉnh” đã không kể là điều quan trọng, vì vậy [vô duyên với phụ mẫu] cũng không nghiêm trọng như thời cổ đại. Về mặt sự nghiệp: chủ thanh danh khó hiển đạt,
        nhưng hội Cát diệu, đặc biệt là Thái-dương hóa Lộc: có thể thành cự phú, duy tất phải trải qua một lần phấn đấu gian khổ. Mà tính chất [phụ mẫu vô duyên] cũng biểu hiện là tất phải bạch thủ hưng gia, khó được phụ ấm. cũng thích hợp theo những ngành nghề như ở thìn cung.  

        Thái-dương hóa Lộc tại thìn, tuất cung: đều là tiến ích tài bạch.
        Thái-dương hóa Quyền:
        a/- tại thìn cung chủ quyền lực tăng gia,
        b/- tại tuất cung chủ là người tuy có quyền lực nhưng rất chủ quan, nếu kiến Sát diệu vẫn chiêu thị phi, nên chú ý tự mình tu dưỡng.  
        Thái-dương hóa Khoa tại thìn, tuất cung: thanh danh đều hiễn đạt, nhưng tại tuất cung không nên cầu danh, danh càng cao thị phi càng lớn.
        Thái dương hóa Kị:
        a/- tại thìn cung nên chú ý quan hệ cùng bà con nam nhân gồm cả cấp trên, già trẻ.
        b/- Tại tuất cung, ngoại trừ quan hệ nhân tế ra, còn phải phòng mắt bị bệnh. nếu hội thêm Kình, Hình: chủ quan phi.

        Nữ mệnh Nhật Nguyệt tịnh minh: cổ nhân cho là sớm lấy được chồng hiền, là do người xưa cho phụ nữ vô sự nghiệp mà nói. ở hiện đại chủ tự mình có thể phát triển sự nghiệp.
        Nữ mệnh Nhật Nguyệt phản bối: nên chậm hôn nhân. Nếu Hỏa Linh đồng độ: tảo hôn có nguy cơ sai lầm, và gian khổ thiếu nhân duyên. 

        Thái-dương độc tọa thìn tuất, đối cung là Thái-âm / tam hợp cung là Cự-môn độc tọa, cùng [Đồng Lương].  
        suy đoán đặc tính Thái-dương ở cung này, phải chú ý có hay không bị khai thác (tha lụy bác tước). vì Thái-dương của hai cung này, cần chú ý đến Cự-môn (giải trừ ám tế); lại cần chiếu cố Thiên-lương, (giải trừ cô kị); sau cần đối chiếu với Thái-âm, lấy ánh dương quang chiếu xạ Thái-âm. Ở đây tuy là nói tình huống đại khái Thái-dương tại 12 cung, duy hai cung thìn tuất Thái-dương và Thái-âm chính đối, vì vậy bản chất này đặc biệt nghiêm trọng.

        *** xét bản thân : Thái-dương.
        Thái-dương thìn cung nhập miếu: dương quang sáng, đẹp đẽ. thấy thêm hóa Lộc Quyền Khoa: không sợ Thái-âm, Cự-môn, Thiên-lương làm lụy (tức là Thái-dương không tha lụy). Nếu kiến Sát Kị: tuy nhập miếu cũng không đẹp. giả như [bách quan triều củng]: có thể giảm nhẹ áp lực.

        *** xét đối cung : Thái-âm.
        Thái-âm tuất cung nhập miếu: không làm phiền Thái-dương. Thái-âm kiến hóa Lộc Quyền Khoa: tự chủ không sanh bóc lột. vì vậy Thái-dương không tha lụy.
        Thái-âm thìn cung lạc hãm: không quang huy, ắt phải lụy Thái-dương chiếu cố, Âm hóa Kị hoặc kiến Sát diệu trùng trùng: khiến Thái-dương bị tha lụy.

        *** xét tam hợp : Cự-môn.
        Cự-môn có Lộc Quyền Khoa không kiến Sát: không cần quang độ của Thái-dương giải ám, vì vậy Thái-dương không tha lụy.
        Cự-môn có Sát Kị đồng triền: khiến Thái-dương bị tha lụy.
          
        *** xét tam hợp : tá tinh Đồng Lương.
        Đồng Lương có Phụ Bật, Xương Khúc đồng độ: sắc thái lãng mạn và nguyên tắc kỉ luật điều hòa: không cần Thái-dương giải cô kị. vì vậy Thái-dương không bị tha lụy.
        Như Đồng Lương tính chất nguyên tắc kỉ luật, và có Sát Hình chư diệu: cần Thái-dương giải cô kị, vì thế Thái-dương bị tha lụy.

        ở trên là dụng tinh hệ tổ hợp của [tam phương tứ chánh] cung độ Thái-dương, để phán đoán hoàn cảnh hiện thực của Thái-dương.
        Như Thái-dương không tha lụy: tế ngộ nhân sanh tự nhiên thuận toại,
        Thái-dương bị tha lụy: dễ kiến lục thân băng thán, và gặp nhiều trắc trở.

        (còn tiếp).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        khochu (30-09-11),Kientam (29-09-11),laogialun (01-10-11),Minh tam (18-11-11),thien-quan (01-10-11)

      14. #9
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        SÁT DIỆU.

        Tại “đẩu số”, Kình Đà, Hỏa Linh là tứ Sát. thêm Không Kiếp là lục Sát.
        Tứ Sát không hoàn toàn chủ hung, có khi cũng chủ thành kích phát lực, như [Hỏa Tham cách].
        Nữ nhân thích mang theo điểm Sát diệu, mới chủ diện mục đẹp, duyên dáng hoặc chủ thiếu vẻ đẹp. Như mệnh:
        • có Đà-la chủ răng không đều,
        • có Kình-dương đới Xương Khúc chủ có tàn nhang hoặc nốt ruồi đẹp, đều thuộc loại này.

        Sát diệu và Phụ Tá chư diệu phối hiệp, ảnh hưởng đến tính chất “lục thập tinh hệ”, do vậy cũng thành nguyên tố của chư tinh tổ hiệp.
        luận thuật của thiên này là, “tính chất cơ bản của Sát diệu”. Học giả có thể dụng để phối hiệp tinh hệ, để xem bổn chất biến hóa.

        KÌNH-DƯƠNG ĐÀ-LA .
        Kình là Bắc đấu tinh, Dương kim, Hóa khí là Hình, Chủ hình thương (có phá họai lực và khí hình sát)
        Hỉ: chư cát, tứ mộ và tây bắc sinh nhân, cư tứ mộ (thìn tuất sửu mùi).
        Kị: chư hung, cư tứ chính (tý ngọ mão dậu).
        Đắc thì quyền uy, hung thì hình thương.

        Đà là Bắc đẩu tinh, Âm kim, Hóa khí là Kị, Chủ trì hoãn, thị phi, đố kị, cố chấp.
        Hỉ: chư cát, tứ mộ sinh nhân, cư tứ mộ (thìn tuất sửu mùi).
        Kị: chư hung, cư tứ sinh (dần thân tị hợi).
        Cát thì ngầm sinh quyền lực, hung thì ngầm bị lật đổ, thất bại.

        Kình-dương thuộc dương kim, đới tính dương hỏa.
        Đà-la thuộc âm kim, đới tính âm hỏa.
        mỗi sao đủ tính chất [hỏa luyện kim], vì vậy:
        • tình huống cát ắt là [đoán luyện] (rèn đúc, rèn luyện),
        • tình huống hung ắt là [ngao tiên] (đau khổ, khó khăn; tra tấn).

        Kình gọi là [Hình], Đà gọi là [Kị], chúng là hung tính. đại khái nói,
        Kình + Hỏa chủ kích phát (vì Kình + Hỏa giống như luyện kim: thành khí)
        Đà + Linh cũng chủ rèn dũa [ma luyện]; (Đà ngộ Linh giống như vật liệu nóng chảy thành hình),
        đây không phải là [Hình Kị], hung tính của tứ Sát liền hỗ tương bù đắp nhau, và diễn hóa thành lợi ích. (nhưng tính cách bỉ cực thái lai).

        Nhìn từ một góc độ khác,
        - kết cấu Kình và Hỏa, chủ minh tranh, do có minh tranh mới có kích phát lực.
        - kết cấu Đà và Linh, chủ ám đẩu, vì có ám đẩu mới chủ ma luyện.

        Nhưng nếu đổi qua lại tình huống trên, trở thành gian khổ, thành tính bất lương.
        - Kình và Linh, ắt dương hỏa không đủ đễ nấu chảy khối kim;
        - Đà và Hỏa, liệt hỏa không thể tinh luyện lá vàng,
        Trên là đặc điểm khi tứ Sát kết hợp.

        Kình-dương:
        - cơ bản có tính phá hoại lực, thường chủ phát sinh cơ sở phá hoại, vì thế gọi là Hình. phá hoại của nó, lại là bề mặt của hoạnh nghịch, đương sự đối với hoạnh nghịch: nhìn thì thấy rõ ràng, có thể tránh được vấn đề khác.
        - cơ bản có khí hình sát, vì thế:
        • nên theo nghiệp binh, pháp luật, bác sĩ ngoại khoa, hoặc là công trình kĩ thuật nhân viên.
        • không nên kinh thương, văn chức, chánh trị.
        - thích cư tứ mộ (thìn tuất sửu mùi, đặc biệt là thìn tuất la võng), tối hỉ Kình kích phát. cùng Hỏa đồng hội, kích phát lực càng lớn. lúc đại vận đến cung độ này, phải rõ chánh diệu tinh hệ cung viên để định tế ngộ, đại khái trước trải qua khốn đốn mà thành đại khí, đối với hậu vận phát sanh ảnh hưởng lương hảo.

        - Kình bất hỉ cùng Liêm-trinh, cũng bất hỉ Cự-môn, gặp tinh hệ của hai chánh diệu này, thêm Hỏa đồng độ: không phải là kích phát, mà chủ: thị phi hoặc tai bệnh.
        • là do Liêm-trinh thuộc tù và bổn chất Hỏa + Kình xung đột.
        • Cự-môn thuộc ám thượng, đủ để chôn vùi dương dư, giải dương hỏa. Mệnh cung nam nữ gặp: một đời nhiều tai họa bệnh thống.
        - Kình bất hỉ cùng Vũ-khúc tinh hệ đồng độ, không thích hợp vũ chức, nếu Kình tại tam phương hội hiệp, nên theo công tác quân báo, an ninh.. .
        - Kình bất hỉ cùng Tham-lang đồng độ.
        Tại ngọ cung, Tham-lang là [mộc hỏa thông minh] cách. Kiến Kình, tuy cũng gọi là [mã đầu đái kiếm], nhưng không phải là chính cách, chủ trải qua gian tân sau mới phát tích biến thái, nhưng biến thái vẫn không lâu dài. [Thủy hỏa cướp bóc, quan Phi khuynh bại], thường sau khi thịnh lại sinh bế tắc, không kịp đề phòng.
        Tại tí cung Tham và Kình, gọi là [phiếm thủy đào hoa], chủ một đời trầm mê tửu sắc, cũng không tốt đẹp.
        Kình kiến [Hỏa Tham, Linh Tham cách] cũng bất hỉ, chủ sau khi bạo phát sản sanh cạnh tranh, ẩn núp cơ bạo bại. vì vậy phải cấp tốc giữ lấy phương châm bảo thủ, từ bỏ cạnh tranh đối thủ, mới có thể [xu cát tị hung].
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        thien-quan (08-10-11)

      16. #10
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        7
        Cảm ơn
        4
        Được cảm ơn: 0 lần
        trong 0 bài viết

        Default

        bác hathaingo cho em hỏi ở đây bác viết
        SÁT DIỆU.
        Kình gọi là [Hình], Đà gọi là [Kị], chúng là hung tính. đại khái nói,
        Kình + Hỏa chủ kích phát (vì Kình + Hỏa giống như luyện kim: thành khí)
        Đà + Linh cũng chủ rèn dũa [ma luyện]; (Đà ngộ Linh giống như vật liệu nóng chảy thành hình),
        đây không phải là [Hình Kị], hung tính của tứ Sát liền hỗ tương bù đắp nhau, và diễn hóa thành lợi ích. (nhưng tính cách bỉ cực thái lai).

        Nhìn từ một góc độ khác,
        - kết cấu Kình và Hỏa, chủ minh tranh, do có minh tranh mới có kích phát lực.
        - kết cấu Đà và Linh, chủ ám đẩu, vì có ám đẩu mới chủ ma luyện.

        Nhưng nếu đổi qua lại tình huống trên, trở thành gian khổ, thành tính bất lương.
        - Hỏa-tinh và Kình-dương đồng hội, vốn đã hỗ tương để giảm khuyết điểm, giống như lấy minh hỏa để rèn khối kim, lại do tôi luyện mà thành vật khí. Nhưng nếu kiến "Tả-phụ đơn tinh", ắt dương cương quá thậm, giống như luyện hoàng kim mà vỡ nồi, lại thành chướng ngại.
        - Kình và Linh, ắt dương hỏa không đủ đễ nấu chảy khối kim;
        - Đà và Hỏa, liệt hỏa không thể tinh luyện lá vàng,
        Trên là đặc điểm khi tứ Sát kết hợp.

        trước đây bác có viết là viết về mối quan hệ của [tả phù,kình,hỏa] lúc đó thấy nói là do tính chất dương của tả phù nên khi xem vào sẽ làm phá mất cái đẹp của kình hỏa kiểu luyện thép vỡ nồi thế nếu trong trường hợp cặp kình linh mà có thêm tả phù thì có tăng thêm tính cho dương hỏa để cho bộ[tả,kình,linh]=[kình,hỏa] được không
        thay đổi nội dung bởi: thien-quan, 08-10-11 lúc 19:40
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/5 123 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •