Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/5 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 47

    Ðề tài: Phụ Tá diệu

      1. #11
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        Đà-la:
        Đà-la thích cư tứ mộ cung, duy thích sửu mùi hơn, tại thìn tuất la võng cung không có đột phá lực.
        Đà-la chủ: kéo dài, cố chấp, thị phi, đố kị, nhược điểm của nó từ “Ám” mà ra, đương sự thường không biết nguyên nhân của thị phi hoạnh nghịch. vì vậy gọi Đà-la là Kị diệu. Kị diệu và Hình diệu bất đồng,
        • Hình là minh thương (như giáo đâm trước mặt),
        • Kị là ám tiễn (như tên bắn sau lưng).
        vì vậy Đà-la mang theo bất lợi thường khó [xu tị], và có hậu quả bất lợi cũng thường kéo dài một thời kì.

        - Đà-la tối bất hỉ cùng Cự-môn đồng độ (2 Ám tinh gặp nhau) chủ: thị phi trùng trùng, hoặc chủ: sanh ám tật.
        - Đà-la tối bất hỉ cùng Thất-sát đồng độ, nữ mệnh đặc biệt không hợp, chủ phu tử ly tán, hoặc chủ hôn nhân hết sức muộn.
        - Đà-la tối bất hỉ cùng Tham-lang tinh hệ đồng độ, phá hoại lực đối với [Hỏa Tham, Linh Tham] tương đối lớn, vì có thể khiến điểm tốt đột nhiên biến thành trì hoãn, tính chất mâu thuẫn lớn, tạo nên phá hoại lực. đại khái Tham-lang tinh hệ kiến Đà, chủ do sắc thành cố tật.
        * tại dần cung Tham Đà đồng độ, gọi là [phong lưu thải trượng], chủ do trầm mê tửu sắc ảnh hưởng tiến thủ của nhân sanh. tại Mệnh cung cũng chủ là người thông minh tuấn tú.
        * tại hợi cung Tham Đà đồng độ, cũng gọi là [phiếm thủy đào hoa], không phải là mỹ cách.

        Phàm Đà-la:
        thủ Phu thê cung, chủ: chậm hôn.
        thủ Tử-tức cung, chủ: chậm có con.
        đồng hội Sự nghiệp cung hoặc Tài bạch cung:
        a/- nên tùng sự công nghệ, công trình.
        b/- không nên kinh thương, thường hãm vào bế tắc.

        Kình Đà vĩnh viễn giáp Lộc-tồn, vì thế:
        * chánh diệu tinh hệ không tốt cùng Lộc-tồn đồng độ: chủ keo bẩn, đa nghi.
        * Nếu chánh diệu tinh hệ cát cùng Lộc-tồn đồng độ: chủ đa tư lự.
        * chánh diệu hóa Kị cùng Lộc-tồn đồng độ, là bị [Kình Đà giáp Kị] chủ: tai bệnh, khuynh bại;

        - Thiên-lương cùng Lộc-tồn đồng độ ở tị cung, bị Kình Đà giáp, lại có Sát Hình xung phá: ở dậu, sửu niên phải phòng tai họa lao ngục.
        - Tử Sát cùng Lộc-tồn đồng độ tại tị hợi cung. cũng bất hỉ vì bị Kình Đà giáp, chủ có cơ hội phát triễn tốt, hay bị người níu kéo, hạn chế. (Lộc-tồn tại Tị là tuổi Bính Mậu, tuổi Bính thì Liêm hóa Kị tại Sự nghiệp, tuổi Mậu thì Cơ hóa Kị tại Huynh đệ, còn Lộc-tồn tại Hợi là tuổi Nhâm thì Vũ hóa Kị tại Tài cung).

        - Nếu Mệnh cung Đà đồng độ, Phúc đức cung tất kiến Kình, đại khái chủ: tư tưởng có kích phát lực mà hành động thường do dự bất quyết.
        - Nếu Mệnh cung cùng Kình đồng độ, Phu thê cung tất kiến Đà, chủ: Phu thê tính cách không giống nhau, mỗi người một ý.

        - Nam mệnh Thái-âm hóa Kị, bị Kình Đà giáp, tại Mệnh cung hoặc Thê cung, chủ: hôn nhân thất lợi, bị thê tử tha luy.
        - Nữ mệnh Thái-dương hóa Kị, bị Kình Đà giáp, tại Mệnh cung hoặc Phu cung, chủ: chồng không hiền (không đàng hoàng), hoặc trượng phu tai bệnh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Ducminh (26-10-11),Kientam (12-10-11)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        HỎA-TINH LINH-TINH .
        Hỏa-tinh là Nam đẩu tinh, Dương hỏa, Hóa khí là Sát, Chủ cương.
        Hỉ chư cát, hỉ đông nam sinh nhân, hỉ dần ngọ tuất mão tị sinh nhân.
        Hỉ cư dần ngọ tuất. Kị chư hung, kị cư thân tí thìn.
        Cát thì tinh hoa, tốt đẹp, hung thì tai ách.

        Linh-tinh là Nam đẩu tinh, Âm hỏa, Hóa khí là sát, Chủ liệt (cháy dữ, lửa mạnh, ác, thừa, rớt lại..) Hỉ kị giống Hỏa tinh.
        Cát thì ngầm phát phúc, hung thì hại ngầm đến.

        Hỏa thuộc dương hỏa, Linh thuộc âm hỏa. vì thế có thuyết pháp [Hỏa minh Linh ám]. cũng tức Hỏa mang phá hoại tính rõ ràng, tai hại của Linh là ám muội.

        Cũng chính do bổn chất này, [Hỏa Kình] chủ kích phát mà [Linh Đà] chủ ma luyện. Độc giả đối với vấn đề then chốt này nên kĩ lưỡng thể hội. so sánh hai tình huống, [Linh Đà] tự nhiên không bằng [Hỏa Kình].

        Phàm Hỏa Linh tại Mệnh cung. hoặc tại Phụ mẫu cung, chủ [ấu niên ly gia] hoặc [quá kế xuất tự] (mẹ lấy chồng đi theo).

        Hỏa-tinh thủ Mệnh, hoặc thủ Phụ mẫu cung, kiến Phụ Tá chư diệu đơn tinh (1 sao) chủ hai lần phụ mẫu, mang hai họ, hoặc phụ thân chết trẻ.
        Hỏa-tinh hỉ (mừng):
        - Hỏa cùng Tham-lang đồng độ. Chủ: cuộc sống tích cực tiến thủ. chủ đắc tài.
        - Hỏa cùng Tử Sát, hội thêm Kình càng đẹp. cũng chủ tích cực giảng giải. Duy không bằng [Hỏa Tham hóa Lộc] có thể bạo phát. (Tử-vi tọa mệnh, đến hạn Thất-sát cung, cũng chủ đột nhiên biến thái (tốt đẹp). Duy không bằng [Hỏa Tham].
        Kết cấu hai tinh diệu thuật ở trên, không nên lại thấy Đà-la đồng độ, nếu không ắt là phá cục.

        Hỏa-tinh cùng “tinh hệ ổn định” đồng triền (như Tử-vi, Tử Phủ, Thiên-phủ, Thiên Lương …), gia hội Phụ Tá chư diệu, ắt có thể khiến cho chánh diệu tinh hệ có thiên hướng phát triển cương tính.
        [nhưng Nhật Lương chỉ có tính chủ quan, thêm Hỏa ắt là ngoan cố].
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Ducminh (26-10-11),Kientam (20-10-11)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        Linh-tinh uy lực yếu hơn Hỏa-tinh, nhưng âm hỏa tính chất kéo dài và liên tục hơn, vì vậy tai nạn cũng có vĩnh cửu tính.
        - ví như Hỏa mang theo nhiều tổn thất vật chất, nhưng thuộc bất hạnh nhất thời,
        - tai nạn Linh mang theo: thường có nội tâm thống khổ, đương sự rất khó quên được.
        [Linh, Xương, Đà, Vũ tứ diệu, vu thìn tuất nhị cung], chủ khuynh bại, mà khuynh bại này tất do tự chiêu. khi lưu Đà, lưu Xương xung khởi nguyên cục [linh xương đà vũ], ắt tai họa càng kịch liệt.

        Linh-tinh bất hỉ:
        - Linh bất hỉ cùng Liêm hóa Kị có Kình đồng độ, gọi là [Hình Tù hội Linh], chủ chết không phải do mệnh hết, hoặc chết vì binh tai. Nguyên cục [Hình Tù hội Linh], lưu niên có lưu Kình xung khởi, họa càng kịch liệt, thường ứng rất cấp tốc.
        - Linh bất hỉ cùng Liêm Sát có Kình đồng độ, gọi là [Liêm Sát Kình Linh]: chết trận.
        - Linh bất hỉ cùng Phá-quân đồng độ, chủ kinh thương tỏa bại. Nhưng vẫn thích kinh doanh hàng hóa mang tính [tỏa chiết]. Như nha y, chỉnh hình, tàu hư, phế liệu….

        Phàm cung bị giáp [Hỏa Linh], thường là cung liên kết yếu nhất cho cuộc sống.
        - Như giáp Tài bạch, chủ tuy lao lục bôn ba mà tài khí vẫn kém,
        - giáp Tử tức cung: ???.

        Hỏa Linh chia ra cư:
        Phúc đức cung cùng Mệnh cung, chủ: một đời khởi nhiều ba chiết.
        Mệnh cung cùng Phu thê cung, cũng chủ: vợ chồng nhiều lần ăn cơm riêng, nhân sanh quyết khó thuận toại.

        chánh diệu không thích bị Hỏa Linh tương giáp hoặc đồng triền là: Thiên-cơ, Cự môn, Thiên-đồng, Thiên-lương, Thiên-tướng: dễ phá cách. (Như Cơ Cự tại mão an Mệnh, Cự hóa Lộc, là Cơ Cự đồng lâm cách chủ phú quý, Hỏa Linh triền độ tức chủ [ôn thực: đói lạnh ???]).

        Phu thê cung kiến Hỏa Linh tương hội, chủ: vội vàng kết hôn.

        Mệnh cung Hỏa Linh cùng hội, chủ: trước [công bại thùy thành: thất bại khi sắp thành công], sau trải qua nỗ lực, ắt chuyển thành [công thành thùy bại: thành công khi sắp bại]. Vũ chức gặp, chủ lập công huân (công trạng).

        Nữ mệnh kiến Hỏa Linh, cổ nhân cho là lăng mạ chồng khắc con, nhân duyên bất túc, tính cách cương cường, đặc biệt lấy Hỏa-tinh làm trọng, gọi là [nội tâm lang độc]. luận này vẫn phải xem chánh diệu Mệnh cung tinh hệ mà định, không thể đoán cẩu thả bừa bãi được.

        Phúc đức kiến Hỏa Linh, phần nhiều nội tâm cáu kỉnh, thô bạo, nhưng phân biệt:
        • Hỏa tính cương, vì thế hỏa bạo ở tì khí (xong là hết),
        • Linh tính liệt. miệng không nói, nhưng vẫn hành động để phản kháng hiện thật
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Ducminh (26-10-11),Minh tam (18-11-11)

      7. #14
        Tham gia ngày
        Aug 2011
        Bài gửi
        195
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        Các chuyên gia lý thuyết nhiều mà không chịu thực hành xem biết đúng sai.
        thay đổi nội dung bởi: Boxer, 01-11-11 lúc 08:18
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #15
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        Mệnh Vũ Tướng tại Dần cung
        phần nhiều chủ vì người phục vụ, làm phó (đứng thứ 2), không nên một mình ra mặt.
        mệnh Vũ Tướng, tài bạch cung Liêm Phủ thấy Liêm hóa Kị, thích hợp với những nghề (hung sự) [những vấn đề độc hại]. Thời nay, ẩm thực, y dược, ngoại khoa, hóa chất đều thuộc [hung sự]. thời xưa là những nghề đồ tể, giết mổ trâu bò heo gà…. Đều là những tính chất cần để phục vụ mọi người.

        Vũ-khúc tính “cương”, cho nên đồng hội Hỏa Linh, nhất thời xung động mà sinh tai ách, lúc hóa giải thì phải bỏ ra tài sản rất lớn.
        hội Kình, Kị tinh, nhất định phải nhẫn nại, nếu không dẫn đến băng tán.

        Bởi vì Vũ-khúc tính cương cô khắc, cho nên cũng có bất lợi hôn nhân, chủ chậm hôn hoặc sinh li tử biệt.
        Nhẹ thì phu thê gặp nhau ít xa nhau nhiều, hoặc phu thê không hòa hợp.
        Nặng tất phu thê phân tán chia lìa.
        Tùy theo kiến hóa Kị, Hỏa tinh, Cô Quả, những hung diệu đa quả, cùng với Vũ-khúc tại bản cung, mà nhận định mức độ bất lợi hôn nhân.

        Vũ-Khúc trừ Hóa Kị ra, cũng kỵ gặp Hỏa Linh. Cổ nhân có thuyết cho rằng "Vũ Khúc Hỏa Linh đồng cung, nhân tài bị kiếp" cái gọi là "nhân tài bị kiếp", không nhất định là gặp phải ăn cướp, bị cướp, mà là tài bạch tổn thất vì nhiều lý do khó cưỡng lại được. Nên nếu Vũ-Khúc đi chung với Hỏa Tinh tọa mệnh, thì phá tài rất nhiều, cách hóa giải là giao cho người phối ngẫu nắm giữ. Nhưng nếu Phu thê cung lại không tốt, vậy chỉ thêm nhiều phiền toái mà thôi.

        Vũ-Khúc vốn là tài tinh, song đã có không ít khuyết điểm, đủ thấy có khi tài tinh chẳng phải nhất định lúc nào cũng tốt. Tiền nhân có kinh nghiệm:
        "Vũ-khúc Hỏa Linh đồng cung, nhân tài bị kiếp",
        " Vũ-khúc kiến Tứ Sát xung phá, cô bần phá tướng, thậm hoặc yểu thọ".

        Vũ-khúc Thiên-tướng đồng cung tại dần thân, do Vũ khúc bị ảnh hưởng của Thiên tướng, tính chất cương trực của Vũ khúc có thể điều hòa, vì thế xử sự thoải mái hơn.  

        Vũ-khúc Thiên-phủ đồng cung, tính cẩn thận của Thiên-phủ điều hòa tính cương trực của Vũ khúc, vì vậy là người “trong cương có nhu”.
        Vũ Tướng không “cương nhu tương tế” (có cương có nhu) như Vũ Phủ, nhưng lại vui khi được phục vụ. đây là lúc Vũ-khúc có tinh diệu bất đồng đến điều hòa, biểu hiện lộ ra tính cách khác biệt.    

        Vũ-khúc Tham-lang đồng cung, tính viên hoạt của Tham-lang điều hòa Vũ-khúc, vì vậy tuy trọng vật dục mà tinh tế (thế cố).
        Vũ Tướng không linh hoạt như Vũ Tham, nhưng có chính nghĩa mà không tinh tế.

        Vũ Tướng đối cung là Phá-quân, do đó đối với Vũ Tướng tinh hệ cũng có ảnh hưởng của tính cường liệt.
        Nếu Sát diệu tại mệnh cung hoặc cùng đồng cung với Phá-quân,: chủ là người chủ quan cường liệt, có thể thành độc tài.
        Nếu lại hội Tả Hữu Xương Khúc: ý muốn thống trị lại thêm cường liệt, lúc này tính tùy hòa của Vũ Tướng hết sức suy nhược, biến thành bên ngoài tùy hòa, nhưng nội tâm kích liệt, mà tính chất của người phục vụ cũng biến thành tăng gia lòng thống trị. Do vậy có thể biết đánh giá yếu điểm của kết cấu tinh hệ này. (Đương số Phúc đức có Tả Hữu, Xương Khúc bổ sung cho Mệnh chỉ hội Hữu Xương),
        - Vũ Tướng thích Xương Khúc: có thể theo chánh trị, công tác tài chính.
        - Vũ Tướng gặp Sát: bất quá tinh thông xảo nghệ,
        - Vũ Tướng tối kị kiến Kình, nếu hội thêm Hình Kị: chủ dễ có tranh tụng.

        Vũ Tướng tuy thích [Tài Ấm giáp], (giáp cung có Lộc tinh và Thiên-lương).
        - nhưng Đồng hóa Lộc không bằng Cự hóa Lộc. vì khi Đồng hóa Lộc, Vũ Tướng tất cùng Liêm Phủ tương hội, lúc này Liêm hóa Kị: có thể xuất hiện dùng tiền giải trí hoặc các sở thích để cân bằng tình huống tâm lý.

        Tử-vi tại sự nghiệp cung, chủ một mình gánh vác [độc đương nhất diện]. nhưng không có nghĩa là người này có thể kinh doanh trữ hàng, cũng không chủ người nầy có thể là lĩnh tụ. đại khái chủ độc lập công tác, hoặc phụ trách bộ môn công tác.
        - Tử-vi kiến Sát (đồng cung Kình, hội Hỏa Linh, Kị), cổ nhân cho là có thể kinh thương, phải trải qua cạnh tranh sau mới thành công, và do thành công đưa đến địa vị xã hội cũng được đề cao.

        Liêm Phủ (Liêm hóa Kị) tài bạch cung
        Liêm-trinh đóng ở tài bạch cung, tính chất hết sức phức tạp. đặc biệt đối với tứ Hóa vô cùng mẫn cảm, biến hóa rất lớn.
        Liêm-trinh: chủ cạnh tranh thị phi đễ cầu tài, đây là tính chất cơ bản.
        Liêm hóa Kị, kiến Sát, và có Hình Hao chư diệu: không những cầu tài gian nan, mà còn dễ sanh từ tụng.
        Liêm-trinh tại tài bạch cung,
        - cát hung chư diệu giao tập người nhiều phù hoa.
        - Xương Khúc đồng độ: cũng chủ [hoa nhi bất thật]. một đời đuổi theo tài phú, rốt cuộc chỉ chủ bên ngoài tươm tất.
        Liêm hóa Kị: dễ chủ do tài thất nghĩa, cũng chủ bị người tha lụy.

        Thất-sát tại Thìn, Phúc đức cung.
        Phúc đức cung. để đoán hưởng thụ Tinh thần, tư tưởng hoạt động,
        Mệnh cung: suy đoán chủ yếu là hưởng thụ Vật chất.
        hưởng thụ vật chất tốt, chưa chắc các hưởng thụ tinh thần cũng tốt. mà nhân sanh thì đâu phải chỉ hạnh phúc vật chất. tinh thần hưởng thụ chiếm một nhân tố rất lớn. Vì thế sự quan trọng của phúc đức cung ở đẩu sổ cũng không ở dưới mệnh cung.

        Với Phúc đức cung đối xung là Tài bạch cung, có thể thấy tiền nhân cũng nhận ra là tinh thần hưởng thụ và Tài cung có quan hệ rất lớn,
        người nghèo chưa chắc đã nhất định thiếu thốn tinh thần hưởng thụ, nhiều người giàu ngược lại có khi cảm giác buồn rầu tịch mịch. đoán mệnh thời xưa, nếu tài bạch cung không tốt, mà phúc đức cung cát tường thì nên đoán là sinh hoạt tinh thần phong túc.

        Phúc đức cung cũng có thể dùng để đoán (đương cục) cách cục có thị hiếu đặc biệt nào: thi thư cầm kỳ, tửu sắc tài khí, cờ bạc rượu chè, thậm chí hút sách, đều có thể do Phúc đức cung cung cấp phán đoán.

        Phúc đức cung Thất-sát có:
        Đà-la: nhiều lo lắng,
        Tả Hữu, Xương Khúc: tối hỉ (rất tốt), Long Phượng, Hoa-cái, Thai Tọa có thể phụ trợ Mệnh có Thiên-tài: thông minh tài trí.

        Nếu như Phúc đức cung không tốt, nhưng tam phương lại tốt, mỗi chỗ có ý nghĩa đặc thù riêng.
        Phu thê cung tốt, dựa vào phối ngẫu mà bắt đầu có tinh thần hưởng thụ,
        Tài bạch cung tốt, hưởng thụ tất phải vung tiền.
        Thiên di cung tốt, ly hương bội cảnh được hưởng thụ khoái lạc, tại nơi sanh mình (chôn nhau cắt rốn) nhiều khổ muộn.

        Tham-lang tại Tí, thủ Phu thê cung, cổ đại cho nam mệnh tốt hơn nữ mệnh,
        - vì nam mệnh nếu nạp thiếp, tức có thể tránh được khuyết hãm;
        Tại hiện đại, quan điểm trên phải sửa đổi. Hiện đại không nạp thiếp, vì thế chủ có gặp ở ngoài,; hiện đại phụ nữ phóng khoáng, vì thế thường chủ xa rồi tái giá.

        Tí cung Tham-lang thành [phiếm thủy đào hoa] cách cục, biến ái tình thành nhiều sắc thái, hậu hôn cũng nhiều phiền toái.
        - tối hỉ Hình, Không diệu đồng độ: nếu không hôn nhân có sóng gió.
        - Nam mệnh nên lấy vợ lớn tuổi, mới tránh được bất lợi. Vô luận nam nữ, nếu ly hôn, tái hôn càng bất lợi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Ducminh (26-10-11)

      10. #16
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Bác mrhathaingo bớt chút thời gian xem dùm em lá số với.
        [img]http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/174512111987/1/Ducminh.jpg[/img]
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      11. #17
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        ĐÓAN : “Lưu niên và Vận hạn”.
        Học “Tử vi đấu sổ”, nếu chỉ quan sát tinh bàn 12 cung, thì chỉ có thể đoán cách cục cơ bản của Mệnh.
        • Nhưng người cách cục tốt, chưa chắc niên hạn nào cũng tốt,
        • người cách cục không tốt, chưa chắc niên hạn nào cũng xấu,
        vì vậy cần phải đem tinh bàn “phi động” nghiên cứu cẩn thận vận thế của mỗi niên hạn, đây mới là chổ tinh hoa của đẩu số.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #18
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        35
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 30 bài viết

        Default

        ĐỊA-KHÔNG ĐỊA-KIẾP .
        Địa-không là Trung thiên tinh, Âm hỏa, Chủ nhiều tai nạn. Cát thì độ lượng.
        Hỉ: chư cát, hai hành kim hỏa. Miếu hỏa kim nhị hương.
        Kị: chư hung, chỉ không kị Hỏa Linh. Hãm tại thủy mộc nhị hương.

        Địa-kiếp là Trung thiên tinh, Dương hỏa, Chủ phá vỡ, mất mát.
        Hỉ: chư cổ, đặc biệt hỉ cư thìn tuất. Các cung còn lại không tốt.
        Kị: chư hung.

        Cổ nhân nói,
        - Địa-không thủ mệnh, chủ [tác sự hư không, thành bại đa đoan];
        - Địa-kiếp thủ mệnh, chủ [tác sự sơ cuồng, bất hành chính đạo].
        loại thuyết pháp này, kỳ thật là do:
        - Địa-không cư Mệnh thích huyễn tưởng, ý tưởng của họ không cần người khác hiểu
        - Địa-kiếp thủ Mệnh thích phản truyền thống, phản trào lưu, hành vi của họ không cần người khác hiểu.

        Địa-không chủ tinh thần. Địa-kiếp chủ vật chất, vì vậy:
        - tỏa chiết của Địa-không mang theo tinh thần bị tổn thất lớn hơn vật chất,
        - tỏa chiết của Địa-kiếp mang đến, vật chất tổn thất lớn hơn tinh thần.

        Địa-không thủ Mệnh:
        - thích kiến chính diệu tinh hệ mang sắc thái hành động, như Vũ Sát, Tham-lang cư vượng cung, Phá hóa Lộc, Tử Sát … , thấy thêm Cát diệu, tức chủ có thể đem không tưởng thực hiện hành động, do đó có thể giảm bớt khuyết điểm của Địa-không mang lại.
        - Nếu Địa-không cùng các chính diệu Thiên-cơ, Cự-môn đồng triền, ắt nhiều không tưởng hoặc lý tưởng quá cao, mà không thể thực hiện thật tế hành động, từ đó liền biểu hiện là [làm việc tiến thóai], hoặc [tác sự hư không].

        [Hỏa Không tất phát, Kim Không tất minh], vì vậy Địa-không thích:
        gặp Hỏa-tinh ở tị ngọ cung, chủ: đột phát.
        cũng hỉ hội tinh diệu thuộc kim ở thân dậu cung, chủ: thanh vọng.
        *** Duy không nên thấy thêm Kị tinh cùng Sát diệu nào nữa.

        Tật-ách cung có Địa-không đồng triền, phần nhiều chủ phát sanh tật bệnh hiếm thấy. ví dụ Thiên-lương thủ Tật ách, Hỏa Linh cùng hội, Địa-không đồng độ: bị vi khuẩn lao vào não.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "mrhathaingo" về bài viết có ích này:

        Whitebear (02-11-11)

      14. #19
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        166
        Cảm ơn
        17
        Được cảm ơn: 62 lần
        trong 45 bài viết

        Default

        Chào bác mrhathaiha,
        Nếu bác có bài Cự Cơ Mão Dậu và bài Phá quân Tí Ngọ, xin bác đăng các bài này. Cám ơn ơn bác
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #20
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        695
        Cảm ơn
        44
        Được cảm ơn: 442 lần
        trong 280 bài viết

        Default

        Cảm ơn anh mrhathaingo, các bài viết rất bổ ích.
        Mọi người không nên xen câu hỏi vào để bài viết được liền mạch.
        Đức năng thắng Số!

      Trang 2/5 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •