Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 2 trên 2

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng

        Bài 24 – Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng

        Y1 – Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng

        Đây là phần quan trọng nhất của phương pháp tính điểm hạn này. Thường thì các can chi trong tứ trụ không thay đổi hành của chúng nên điểm vượng vùng tâm của chúng không thay đổi, nhưng vào một năm nào đó can chi trong tứ trụ có sự hợp hóa thành hành khác thì điểm vượng vùng tâm của chúng có thể bị thay đổi. Trong một số trường hợp can chi trong tứ trụ thay đổi hành của chúng thì điểm vượng vùng tâm của các hành phải được tính lại. Sau đó ta phải xác định lại dụng thần và điểm hạn của các hành. Tiếp theo có thể ta phải tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận và tiểu vận để xác định chính xác độ lớn của các hành ở năm đó (điểm vượng tính thêm ở tuế vận này không có khả năng làm thay đổi dụng thần cũng như điểm hạn của các hành, trừ một vài trường hợp ngoại lệ).

        A – Hành kỵ 1 và hành kỵ vượng

        Nếu 1 hành là kỵ thần có điểm vượng vùng tâm (hay sau khi tính lại hoặc tính thêm các can và chi động ở tuế vận) lớn hơn các kỵ thần khác thì nó được gọi là hành kỵ 1 và nếu nó lớn hơn các hành là hỷ dụng thần từ 10đv trở lên thì nó được gọi là hành kỵ vượng và can hay chi của nó trong một số trường hợp có điểm hạn và các điểm hạn này được gọi là các điểm kỵ vượng.

        B - Tính lại điểm vượng trong vùng tâm

        Cách tính lại các điểm vượng trong vùng tâm là lấy chính điểm vượng trong vùng tâm của các can hay các chi này từ khi mới sinh (điểm vượng này được tính từ khi mới sinh nên chúng không bao giờ thay đổi). Do vậy nếu 1 can hay 1 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của can hay chi này thì hành của hóa cục đó được thêm số điểm của các can hay chi này còn hành của các can hay chi này bị giảm đi số điểm như vậy. Điểm vượng trong vùng tâm của các hành thay đổi, vì vậy dụng thần hay điểm hạn của các hành trong vùng tâm có thể thay đổi. Đối với các sách cổ về mệnh học thì dụng thần thay đổi là phần khó nhất, nhưng với phương pháp này thì nó không phải là quá khó.

        1B - Điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại trong các trường hợp sau :
        1/(10;35;86;206) - Nếu có ít nhất 1 can trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục. Khi đó các can chi động trong tứ trụ được tính như bình thường và các điểm vượng ở lưu niên của các can ở tuế vận hợp với các can trong tứ trụ hóa cục cũng được tính vào trong vùng tâm, nhưng các điểm vượng ở lưu niên của các chi ở tuế vận hợp với các chi trong tứ trụ hóa cục không được tính vào trong vùng tâm.
        2/ - Tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận (?).
        Riêng trường hợp này thì sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận, điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành được xác định như từ khi mới sinh (nghĩa là các can chi ở tuế vận hóa cục được xem như ở trong Tứ Trụ từ khi mới sinh).
        3/30 - Nếu các can của tuế vận và can tiểu vận hóa cục mà có thêm hóa cục của các địa chi có cùng hành liên kết giữa tứ trụ với tuế vận.
        4/13 - Trong tứ trụ có hóa cục từ khi mới sinh nếu nó hợp với tuế vận hóa cục có cùng hành.
        5/6 - Giữa tứ trụ với tuế vận có các hóa cục, trong đó có ít nhất 2 chi ở trong tứ trụ của các hóa cục này thay đổi hành của chúng.
        6/29 - Hóa cục trong tứ trụ từ khi mới sinh bị phá mà có ít nhất 1 chi của nó hợp với tuế vận hóa cục.
        7/9 – Các chi tuế vận đều hóa cục có cùng hành và có tổ hợp của thiên can liên kết tứ trụ với tuế vận.

        2B - Điểm vượng vùng tâm không phải tính lại
        8/28 - Nếu các chi trong tứ trụ ở trong hay ở ngoài các tổ hợp không hóa thì khi chúng hợp với tuế vận hóa cục mà trong chúng chỉ có 1 chi trong tứ trụ của các hóa cục này thay đổi hành.
        9/53 - Các tổ hợp của các địa chi trong tứ trụ không hợp với tuế vận hóa cục (khi có thần dẫn ở tuế vận) hoặc chúng bị phá (kể cả chúng hóa cục từ khi mới sinh).

        3B – Tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận
        (Các can chi ở tuế vận và tiểu vận được xem là động khi nó xung, khắc hay hợp với các can chi khác)

        10/6 – Sau khi tính lại các điểm vượng trong vùng tâm (chỉ xét các can chi trong tứ trụ và các can ở tuế vận hợp với các can trong tứ trụ hóa cục) nếu hành kỵ thần 1 ở trạng thái động thì phải tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận (viết tắt là tính thêm điểm vượng ở tuế vận), nếu hành kỵ 1 là tĩnh thì không phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận (trừ một vài trường hợp ngoại lệ như câu 11/30...).
        11/30 - Sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm nếu một hành là kỵ thần nhưng không phải là kỵ 1 hay hành kỵ 1 là tĩnh, mà các hóa cục của nó có tổng cộng từ 6 can chi trở lên thì phải tính thêm điểm vượng tuế vận (đây là một trường hợp ngoại lệ).
        11a/ - Nếu tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân vượng thì khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, quan sát không bao giờ là kỵ 1 hay kỵ vượng cho dù nó lớn hơn các hành khác từ 10đv trở lên.
        12/50 - Nếu tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân thay đổi hay không thay đổi thì khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, điểm hạn của các hành sẽ không thay đổi (trừ các trường hợp ngoại lệ: 2/ ; 12a/215; 29/(98;99) ;...), nói chung hành kỵ vượng sẽ mất nếu điểm vượng của nó nhỏ hơn điểm vượng của hỷ dụng thần, nhưng nếu nó có tam hợp hay tam hội cục trong Tứ Trụ thì các điểm kỵ vượng của nó chỉ bị giảm 50% nếu điểm vượng của hành kỵ vượng này không nhỏ hơn điểm vượng của hỷ dụng thần 10đv (?).
        12a/215 - Nếu tính lại điểm vượng trong vùng tâm mà cách "Lưỡng Vượng" (kể cả các cách độc vượng (?)) bị phá thì sau khi tính thêm các điểm vượng ở tuế vận điểm hạn của ngũ hành mới có thể được thay đổi như bình thường.

        4B - Cách tính thêm điểm vượng ở tuế vận
        13a/ - Điểm vượng của can đại vận cũng như can và chi của lưu niên chính là điểm vượng của chúng tại lưu niên (nghĩa là tại chi của lưu niên (thái tuế) và xem thái tuế như lệnh tháng), chúng được viết ngắn điểm vượng của chúng tại lưu niên, nhưng với chi của lưu niên thì số điểm vượng này được tăng gấp đôi, trừ trường hợp trong tứ trụ không tồn tại hành của nó (kể cả can tàng là tạp khí) - (ví dụ 197), còn với can lưu niên thì số điểm vượng này cũng được tăng gấp đôi, trừ khi nó hợp với can trong tứ trụ hóa cục (ví dụ 212).
        13b/ - Điểm vượng của can tiểu vận chính là điểm vượng của nó tại tiểu vận (nghĩa là tại chi của tiểu vận và xem chi tiểu vận như lệnh tháng).
        13c/ – Điểm vượng của chi đại vận và chi tiểu vận là điểm vượng trung bình của chúng tại đại vận (nghĩa là tại chi của đại vận và xem chi đại vận như lệnh tháng) và 2 lần điểm vượng của chúng tại lưu niên (thái tuế).
        13d/208 - Nếu Nhật can hợp với tuế vận hóa thành cục nhưng điểm hạn của hóa cục này bị các can khắc mất hết hoặc chúng hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can thì điểm vượng trong vùng tâm từ khi mới sinh của Nhật can không bị mất và hành mới hóa cục không được thêm số điểm này.
        . 13e/ - Nếu các can là tranh hợp thật thì các can này không có điểm vượng (?).
        13f/10 - Nếu điểm hạn của hóa cục bị khắc mất x% thì chỉ có các điểm vượng của các can (hay các chi ?) có điểm hạn của hóa cục này mới bị giảm x%, nhưng các điểm kỵ vượng của chúng (nếu có) không bị giảm.

        Ví dụ : Nếu đại vận là Bính Thân, tiểu vận là Kỷ Dậu và năm Nhâm Ngọ thì điểm vượng của các can chi này ở năm Nhâm Ngọ được tính như sau:
        1 - Kỷ tiểu vận có 6đv tại Dậu tiểu vận .
        2 - Bính đại vận có 10đv tại Ngọ của lưu niên (thái tuế).
        3 - Nhâm lưu niên có 4,1đv tại Ngọ lưu niên nhưng nó được tăng gấp đôi thành 4,1.2đv, nếu Nhâm hợp với can trong tứ trụ hóa cục thì điểm vượng này không được gấp đôi.
        4 - Ngọ lưu niên có 10đv tại chi Ngọ lưu niên nhưng nó được tăng gấp đôi thành 10.2đv
        5 - Dậu tiểu vận có 10đv tại Thân của đại vận và 4,8đv tại Ngọ của lưu niên nhưng nó được gấp đôi thành 2.4,8đv, vì vậy điểm vượng của Dậu ở lưu niên là (10đv + 4,8.2đv).1/3 đv = 6,53đv.
        6 – Thân đại vận có 9đv tại Thân của đại vận và 7.2đv = 1,4đv tại Ngọ của lưu niên, vì vậy điểm vượng của Thân ở lưu niên là (9đv + 7.2đv).1/3 = 7,67đv.

        (còn tiếp)
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-09-11 lúc 13:43
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. Nguyên Không Kim long pháp sơ giải
        By namphong in forum Phong thủy II
        Trả lời: 29
        Bài mới: 31-10-14, 16:50
      2. Trả lời: 38
        Bài mới: 01-12-12, 23:35
      3. Trả lời: 13
        Bài mới: 21-12-11, 14:57
      4. Trả lời: 5
        Bài mới: 19-09-11, 18:18
      5. Trả lời: 0
        Bài mới: 12-07-11, 13:56

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •