Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 5/10 đầuđầu ... 34567 ... cuốicuối
    kết quả từ 41 tới 50 trên 100
      1. #41
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        9
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu rõ ràng rồi. Nếu lấy Mậu sanh ở Thân, Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi, Quý Kỷ quy Lộc ở Tý?
        Em đọc sách có thấy nói là Mậu Thổ Trường Sinh tại Dần Thân, nhưng chỉ dụng được ở đất Hỏa vượng Dần -> Ngọ

        Hợi, Tý là đất Thủy vượng, "Thủy hàn Thổ đóng băng", bất dụng nên bỏ đi.

        Sonicc
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #42
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Thập Can phối với Thiên Văn

        * Giáp mộc là lôi (sấm), là sự hà hơi nóng của dương khí, Giáp mộc thuần dương nên lấy tượng là Lôi. Trong nhiều nguyệt lệnh, tháng trọng xuân thì Lôi phát ra tiếng sấm, thời điểm này Giáp mộc vượng tức là ứng rồi, huống chi Lôi rung động đến đất mà mộc lại sanh ra từ đất thì đạo lý đó không thể không giống nhau.

        Thiệu Tử nói : đất mà gặp Lôi như thấy Thiên căn (rễ trời) , loài dương mộc nào khi sanh mà chẳng cần đến sự tác động của Thiên căn ! Đúng là Giáp mộc đến Thân thì tuyệt , mà tiếng Lôi đến Thân thì giảm dần. Thường mệnh thuộc ngày Giáp chủ thích gặp (sinh vào) mùa xuân hoặc (gặp) cùng loại tượng, hoặc Xu Càn (Lục Giáp Xu Càn cách), hoặc Dao Tỵ (Tý Dao Tị cách), hoặc Củng Quý cách thì đều đại cát cả, Vận hạn thì không thích Tây phương. Kinh nói: "Mộc tại xuân sinh, xử thế an nhiên, tất thọ." (Mộc tại sinh mùa xuân thì đời bình yên, sống thọ).

        * Ất mộc là phong (gió), Ất Trường sanh ở Ngọ, bại (Mộc dục) ở Tỵ , tại Ngọ mà sanh là bởi Ất là hoạt mộc của núi rừng, đến mùa Hạ thì tươi tốt thỏa thuê thế nên trong rất nhiều văn thơ gọi là "hạ mộc thanh" (cây cối mùa hè xanh tốt); còn bại ở Tỵ thì sao? Tỵ là đất Tốn, Tốn là phong (gió), mộc thịnh thì sinh phong, gió sanh nơi cây cối mà trái lại có thể làm gãy cây cối, giống như hỏa sanh nơi mộc mà trở lại thiêu mộc, vậy nên mới nói là bại. Nói "Ất mộc vi phong" là nói theo nghĩa mộc tự sanh ra từ đó thôi.

        Như người nhật chủ Ất gặp được Trường sanh thì ở thời lệnh mùa Thu đại cát, ở Thu lệnh kim vượng nên Ất mộc có thể hóa hoặc tòng để gốc rễ cành lá đan xen rất chặt chẳng có vũ khí sắc bén nào cắt được, gặp Hợi tất tử nghĩa là như lúc lá rụng về cội vậy.

        * Bính là mặt trời, trong "Thuyết quái truyện" nói: Ly là hỏa là mặt trời, mặt trời với hỏa đều tượng văn minh , ở đây gọi Bính hỏa là mặt trời mà vẫn không đổi bản chất. Thái dương sáng mọc đến tối thì lặn, thế nên dương hỏa sanh ở Dần mà tử ở Dậu, làm sao khác được. Vạn Kỳ Chân Bảo phú lấy ngày Bính giờ Sửu là cách "Nhật xuất địa thượng" (mặt trời mọc ở đường chân trời) thật là có dụng ý làm sao. Phàm sáu ngày Bính mà sinh ở mùa Đông mùa Hạ thì không bằng ở mùa Xuân mùa Thu, (bởi vì) ngày Xuân làm ấm áp vạn vật, mùa Thu mặt trời có công dụng hong khô vạn vật. Mùa đông âm khí u ám, mùa hạ thì quá nóng làm bốc hơi, thế nên (luận về Bính) cần phải suy xét tỉ mỉ tường tận.

        * Đinh hỏa là các vì tinh tú, Bính hỏa tử thì tiếp theo Đinh hỏa mới sanh ra, cũng như mặt trời bớt (nóng) đi thì các vì sao hiện lên. Tinh tượng chỉ về đêm mới sáng lạn, âm hỏa chỉ gần tối (hoặc gần cuối tháng âm lịch) mới huy hoàng, sao không cho Đinh là tinh tú được đây ! Chân Bảo phú nói: "Âm hỏa thời hợi, phú quý du du" (Đinh hỏa giờ Hợi thì phú quý ung dung và hưởng được lâu dài), giải ra thì đây chính là Tam kỳ Tài Quan Ấn (ngày Đinh thì giờ là Tân Hợi, tàng Nhâm Giáp, thấu-tàng đầy đủ Tài Quan Ấn). Sao biết Hợi ở phương Bắc là Thiên môn mà các vì tinh tú đều chầu về? Thường người sinh ngày Đinh thích sinh ban đêm, sinh vào mùa Thu như lúc đắc thời của tinh quang (ánh sáng sao), lại thích hành vận vào đất thân nhược như đạo lý Đinh hỏa ẩn tàng trong đá tảng, tuy rằng đá ở trong nước, bất thần đánh mạnh vào cũng tự phát ra tia lửa; ngày Đinh có ngày Đinh Tị khắc cha, anh, vợ con là bởi vì Tài kỵ Tỉ Kiếp như gặp cảnh anh chèn ép em coi thường, và trong Tị có Mậu thổ Thương Quan.

        * Mậu thổ là ráng mây, thổ không chuyên khí nhờ ở hỏa mà sanh, còn ráng mây không có hình thể nhất định nhờ ánh mặt trời để hiện ra, hiểu Bính hỏa là mặt trời tất hiểu Mậu thổ là ráng mây. Ráng mây là lúc chiều tà, hết ánh mặt trời thì ráng mây cũng theo đó mà tắt, cũng rõ là hỏa tắt thì thổ không sinh; Đại Nạo (tương truyền là Sử quan của vua Hoàng Đế, người sáng tác ra Can Chi, nạp âm) diễn giải nạp âm ngũ hành đối với Mậu Ngọ lấy tượng là Thiên Thượng Hỏa là bởi dụng ý này. Như Mậu thổ nhật chủ thích tứ trụ đới (có cả) thủy thành Thượng cách, ráng mây gặp nước (thủy) soi chiếu lẫn nhau mà thành hoa văn sắc màu rực rỡ; hơn nữa (ngày Mậu) lại thích niên nguyệt có can Quý, mà Quý là mưa, sau khi mưa thì ráng mây màu hiện ra với màu sắc tươi mới rực rỡ (văn minh tượng).
        Hữu thư chân phú quý !

      3. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        daibacvn (06-09-10),huyenphong (16-02-11),sonthuy (07-09-10)

      4. #43
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        * Kỷ thổ là vân (mây) Kỷ thổ sanh ở Dậu , Dậu là phương Đoài , có tượng là trạch (sông ngòi). Tiên Chánh nói : "Trời đổ mưa , núi sông xuất hiện mây", thế nên mây chính là khí ở sơn trạch, Kỷ tuy thuộc thổ , lấy lý luận này gọi là mây cũng hợp lý; nên Giáp Kỷ hợp hóa thổ, khí thăng lên thành mây; mây và sấm sét chạm nhau thành mưa, chảy ra sông ngòi rồi đổ xuống khe núi làm nhuận thổ, tạo hóa rất ư diệu kỳ!, Phàm thân chủ thuộc Kỷ thổ thì rất quý khi đóng ở Dậu, sanh vào mùa Xuân hay gặp được Giáp; nếu (Kỷ) tọa Hợi thì không nên gặp Ất mộc vì mây bay lên gặp gió thì cũng không khỏi gặp cảnh tan tác.

        * Canh kim là mặt trăng (nguyệt), Canh ở Tây phương dương kim, do đâu mà biết phối với mặt trăng (nguyệt). Đáp: ngũ hành có Canh giống như bốn mùa đều có trăng vậy. Canh không cần mùa Thu mới sinh ra (Trường sinh) nhưng cần mùa Thu để bắt đầu cường thịnh, mặt trăng không đợi đến Thu để hiện nhưng cần đến mùa Thu để sáng tỏ (nhất); nói về màu sắc thì mặt trăng sắc trắng, Canh kim cũng vậy; lấy khí mà nói thì Kim sinh thủy còn thủy triều ứng với (chu kỳ) mặt trăng, vậy cũng đồng khí. Xưa Lục thập Giáp Tý lấy Canh làm chương đứng đầu (chương, là một chương bài, một khoảng thời gian quy định. Ngày xưa còn lấy một chương là 19 năm), gặp nó là bắt đầu bình minh.

        Kinh nói : "Kim chìm tại Tý" , gặp nó như mặt trăng chìm dưới sóng, (sau) ba ngày Nguyệt kiến thì Canh mới thấy, thời điểm đầu tháng (nguyệt sơ) sinh ra cùng ngôi với Canh nên nói Canh kim là nguyệt. Như người sanh ngày Canh, tứ trụ có Ất Tị tự thấu lộ thì gọi là "gió mát trăng thanh" (nguyệt bạch phong thanh), sinh mùa Thu thì thượng cách, sinh mùa Đông thì tốt nhì (thứ chi), sinh vào Xuân Hạ thì không đạt đến "gió mát trăng thanh".

        * Tân kim là sương. Tháng 8 - tháng Dậu - là lúc Tân kim kiến Lộc, cũng là tháng trăng, khí trời thu liễm lại, tháng 8 là tiết Bạch Lộ mà Lộ là sương, cây cỏ vàng úa tiêu điều, nên trong ngũ hành âm mộc bị tuyệt ở chỗ nầy, ví như mộc bị dao rựa đốn hạ chưa thể sinh sôi thời điểm này được. Dao rựa ở đây ví như thời tiết xâm nhập sơn lâm, thời tiết khắc nghiệt cùng sương giá bao vây sát phạt cây cỏ, quan sát thiên đạo (thời tiết) để liên hệ đến con người mà tin được Tân kim đúng là sương.

        Có người cho rằng: sương thường kị ánh mặt trời, mà xưa nay Bính Tân lại hợp, vì thế cho rằng phải có lý tương khắc. Hỏa chuyên chế kim nên tương hợp, còn thủy thì hóa sương chỉ kị ánh mặt trời nên tương ngộ, mà khi băng đá tan cũng thành thủy vậy. Đó chỉ là việc chọn lựa (cái phù hợp) để dùng mà thôi. Như Tân nhân tọa Mão Mùi thấu Ất thì đại phú, sinh Hợi thấu Bính tắc quý, thích sinh mùa đông.

        *Nhâm thủy là Thu lộ (hơi sương mùa thu), mùa xuân cũng có sương sao chỉ nghĩ đến thu? bởi vì là sương xuân (xuân lộ) thì sau mưa hơi nước ngưng đọng thành sương còn sương thu (thu lộ) thì thời tiết khắc nghiệt sương giá rơi xuống, nên tuy cùng là sương cả nhưng xuân chủ sinh mà ở thu thì chủ sát, công dụng khác nhau. Song ta dùng Nhâm làm Thu lộ là vì sương thuộc thủy mà Nhâm thủy sinh ở Thân, thủy vốn sinh mộc, thủy đã sinh tại đây thì hà cớ gì cho rằng mộc tuyệt tại đây? Cho nên hiểu Nhâm là sương thì cũng hiểu Nhâm là sương thu. Như, nhật chủ Nhâm sanh vào mùa Thu mà thấy Đinh hỏa rất vinh hiển, vì Đinh là tinh tú, Nhâm là hơi sương tẩy trừ điều hòa hơi nóng, hình ảnh hiện ra rất rõ rệt.

        * Quý thủy là Xuân lâm (mưa dầm mùa xuân). Quý thủy sanh ở tháng Mão tượng là Xuân lâm bởi âm mộc được mưa để sinh sôi, nhưng đến Thân thì tử vì đến tháng 7, tháng 8 trời hạn hán. Vả lại trước Mão một cung là Thìn, Thìn chính là Long cung, Mão gần Long cung nên (được) Thủy sanh, rồng vẫy tạo mưa, Mão là Lôi môn, tiếng sấm rung động rồng ắt hẳn hứng khởi. Xét đến đây thì hiểu Quý thủy là mưa Xuân rồi. Như ngày Quý Mão thấu xuất chữ Tị thành hình ảnh "vân hành vũ thi" (mây bay mưa rơi), người có cách này tất có tài kinh tế. (Sinh) xuân hạ thì tốt, thu đông không lợi (bất cát).

        Thơ rằng:
        Quý nhật sinh phùng Kỷ Tị hương,
        Sát tinh thị tu yếu mộc lai hàng,
        Tuy nhiên danh lợi thăng cao hiển,
        Tranh nại bình sinh thọ bất trường.

        Dịch nghĩa:
        Sinh ngày Quý gặp được Kỷ Tị,
        Sát tinh (Kỷ) rất cần mộc đến thu phục,
        Tuy rằng danh lợi thăng cao hiển đạt,
        Nhưng sao tuổi đời không thọ.
        Hữu thư chân phú quý !

      5. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        daibacvn (07-09-10),huyenphong (16-02-11),sonthuy (07-09-10)

      6. #44
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        94
        Cảm ơn
        148
        Được cảm ơn: 22 lần
        trong 18 bài viết

        Default

        kim cương hiểu sâu sắc thật đấy ,ất cám ơn .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #45
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        thấy mọi người bảo nó là hội tụ của Tử Bình trong này, Mấy hôm nay đọc mấy quyền Tam mệnh thông hội - mà chưa thấy gì cả!
        ----------------------
        子平- Tử bình
        : ✚[zǐ] Hán Việt: TỬ
        1. con; con cái (thời xưa chỉ con trai và con gái , nay chỉ con trai)
        2. người
        3. tử (thời xưa chỉ những người đàn ông có học thức, đồng thời là mỹ từ để gọi đàn ông)
        4. anh; mày; ngươi (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít)
        5. tử (thời xưa phân loại sách thành kinh, sử, tử, tập)
        6. hạt; hạt giống; hột
        7. trứng
        8. non; nhỏ; con
        9. thuộc; phụ thuộc; phát sinh; sản sinh
        10. viên; hòn; quân
        11. tiền đồng
        12. bốc; vốc; nắm; bó
        13. họ Tử
        14. tử tước (tước vị thứ tư sau công, hầu, bá)
        15. tý (ngôi thứ nhất của Địa chi)
        16. cái; người (hậu tố của danh từ); cái, lá, mạng...(dùng sau từ tố có tính danh từ); người, cái...(sau từ tố tính từ hoặc có tính động từ)

        : ✚[píng] Hán Việt: BÌNH
        1. bằng phẳng; phẳng phiu; phẳng phắn
        2. san; san bằng; san phẳng
        3. ngang bằng; đều; bằng nhau; ngang nhau
        4. bình quân; công bằng; chia đều
        5. ổn định; yên ổn
        6. dẹp yên; bình định
        7. nén; kìm; dằn
        8. thường xuyên; bình thường
        9. thanh bằng
        ----------------------
        Cốt lõi của tử bình là âm dương, ngũ hành; Cho ts hỏi mấy lão: Cốt lõi của Môn này có lấy Tử để làm Bình không?

        Thân
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #46
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        29
        Cảm ơn
        15
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Cốt lõi của tử bình là âm dương, ngũ hành; Cho ts hỏi mấy lão: Cốt lõi của Môn này có lấy Tử để làm Bình không?

        Thân
        Uổng công bạn đọc Tam mệnh thông hội, lỗi của bạn chứ không phải lỗi của TMTH.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #47
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi @uyet Xem bài gởi
        Uổng công bạn đọc Tam mệnh thông hội, lỗi của bạn chứ không phải lỗi của TMTH.
        Chắc vậy, cám ơn bác nhiều.

        Nhưng tử ở đây không phải là chết; bình ở đây là quân bình. Thôi khó lắm lại quay lại 0 (tử), 1 (sinh) để đọc lại vậy.

        Thân
        thay đổi nội dung bởi: hieunv74, 12-07-16 lúc 12:40
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #48
        Tham gia ngày
        May 2010
        Bài gửi
        65
        Cảm ơn
        154
        Được cảm ơn: 13 lần
        trong 11 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi @uyet Xem bài gởi
        Uổng công bạn đọc Tam mệnh thông hội, lỗi của bạn chứ không phải lỗi của TMTH.
        Sao lại nặng lời nhau đến vậy!

        @bạn Hiếu: Tử bình là lấy theo tên ông Từ Tử Bình (Từ Cư Dịch tự là Tử Bình). Ông phát dương thuật số Tứ Trụ, qua thời gian môn này được truyền bá khắp dân gian nhưng vì không biết nguyên lưu của môn này nhưng chỉ biết do ông Từ Tử Bình truyền bá, nên định danh là môn Tử Bình.
        Vạn vật quy tàng
        Vạn pháp quy không

      11. #49
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        29
        Cảm ơn
        15
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VanQuyTang Xem bài gởi
        Sao lại nặng lời nhau đến vậy!
        Cám ơn bác nhiều, diễn đàn này như ngôi nhà chung đoàn kết thân ái. Xin lỗi bạn hieunv74 vì đã làm không khí nặng nề, với dân tử bình chúng tôi thực sự vẫn coi TMTH là kinh điển, không đến nỗi 1/4 chân - 3/4 ngụy. Xin chân thành cảm ơn những người đã bỏ công sức dịch tác phẩm này ra tiếng Việt!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #50
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VanQuyTang Xem bài gởi
        Sao lại nặng lời nhau đến vậy!

        @bạn Hiếu: Tử bình là lấy theo tên ông Từ Tử Bình (Từ Cư Dịch tự là Tử Bình). Ông phát dương thuật số Tứ Trụ, qua thời gian môn này được truyền bá khắp dân gian nhưng vì không biết nguyên lưu của môn này nhưng chỉ biết do ông Từ Tử Bình truyền bá, nên định danh là môn Tử Bình.
        Cám ơn Bác, các lão cứ mắng được ta là ta đã coi các lão như thầy rồi, còn làm sao mà tính nặng nhẹ.

        Ah, ra là biệt danh, tuy nhiên cũng có lý do của ổng vậy.

        Thân
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 5/10 đầuđầu ... 34567 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Hành lang phong thủy Huyền Không Phi Tinh
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 558
        Bài mới: 19-07-23, 07:44
      2. Hành Lang Tử Bình
        By thichphongthuy in forum Tử bình
        Trả lời: 61
        Bài mới: 03-07-16, 15:57
      3. Hành lang TRUNG CHÂU HUYỀN KHÔNG
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 25
        Bài mới: 21-08-15, 10:11
      4. Hành lang Dịch Lý
        By vanhoai in forum Dịch số
        Trả lời: 47
        Bài mới: 21-12-09, 08:10

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •