Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 29

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        48
        Cảm ơn
        335
        Được cảm ơn: 160 lần
        trong 33 bài viết

        Default Dịch tâm Lục pháp

        Chào các bạn.
        Trong lúc lang thang trên mạng tình cờ tôi có đọc được một số bài viết của Đại sư Ngô Phong Sán 吳豐粲. Dĩ nhiên, bài viết trên mạng thì đôi khi chỉ có tính chất đại cương. Nói rằng bình thường, thì thật ra cũng có nhiều điều đáng suy ngẫm. Nhưng nếu bảo rằng tân kỳ thì thật ra cũng có nhiều điều hẳn chúng ta đã biết rồi. Nói gì thì nói, thấy bài viết cũng có nhiều điều ngồ ngộ, vui vui, nên tôi xin dịch ra đây để cùng xem với các bạn. Nếu có thêm ý kiến luận bàn của các bạn thì đúng là vui càng thêm vui, hay càng thêm hay. Mong lắm thay.

        Bài 1: Phần mở đầu của chân kinh phong thủy Thanh nang tự 青囊序
        (http://www.xinyifengshui.com/fengshu...-preamble.html)

        杨公养老看雌雄,
        天下诸书对不同。

        Dương công dưỡng lão khán Thư Hùng,
        Thiên hạ chư thư đối bất đồng.


        Phần mở đầu của tất cả chân kinh rõ ràng hết sức quan trọng. Thanh nang tự cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh của hầu hết các bình chú về câu đầu tiên trong Thanh nang tự đều sai. Phần lớn đều luận giải về lý do chọn chữ Thư Hùng 雌雄 thay vì chọn chữ Âm Dương 阴阳. Thật ra, nhấn mạnh đích thật nên đặt ở chữ khán tức là xem xét.

        Thư Hùng là có ý chỉ những hình thể hữu hình của bản chất Âm Dương, tức Sơn và Thủy. Hợp lại, sơn và thủy của một cuộc đất sẽ tạo thành một cục thế đặc trưng (Cục ), và cách để nhận ra hình thế đặc trưng đó được gọi là Thư Hùng quyết 雌雄诀, với trong đó việc nhận diện Lai Long 来龙 và Khí Khẩu 气口 là những khía cạnh hết sức quan trọng của Thư Hùng quyết. Rõ ràng, Thư Hùng quyết đòi hỏi người ta phải xem xét thực địa, và phương cách mà Dương công 杨公 sử dụng trong cuộc đời mình để khán không phải là những gì đã được những người khác vẫn thường ghi chép (Thiên hạ chư thư đối bất đồng 天下诸书对不同).

        先看金龙动不动,
        次察血脉认来龙。

        Tiên khán Kim long động bất động,
        Thứ sát huyết mạch nhận Lai Long.


        Sau khi đã nhận ra hình tướng của cục thế qua Thư Hùng 雌雄 của cuộc đất, người ta trước tiên phải xác định xem Kim long 金龙 có nằm tại Khí Khẩu hay không. Khi Kim long là Linh thần nguyên vận 元运零神, sự lai đáo của Kim Long tại Khí khẩu có nghĩa là sự lai đáo của Cát khí; Kim long này là Kim long động 金龙动. Trái lại, nếu Kim long không nằm tại khí khẩu, Kim long là Kim long bất động 金龙不动, và mọi việc làm khác đều vô bổ trước sự lai đáo của Khí Hung. Như vậy, việc tìm hiểu xem Kim long có nằm tại Khí khẩu hay không là bước thứ nhất trước khi làm điều gì khác (Tiên khán Kim long động bất động 先看金龙动不动).

        Một khi chúng ta biết chắc Kim long nằm tại Khí khẩu, điều kế tiếp phải xác định là Lai Long đến từ đâu. Nếu Lai Long cũng thu được Chính thần nguyên vận 元运正神, hợp cùng với Kim long tại Khí khẩu, cuộc đất đang khảo sát thuộc Vượng tài, Vượng đinh. Việc xác định Linh thần nguyên vận và Chính thần nguyên vận được gọi là Kim long quyết 金龙诀.

        龙分两片阴阳取,
        水对三叉细认踪。

        Long phân lưỡng phiến Âm Dương thủ,
        Thủy đối tam xoa tế nhận tung.


        Một cuộc đất được xem là Cát và có thể sử dụng được hay không nếu Khí khẩu của nó thu được Linh thần nguyên vận và Lai long thu được Chính thần nguyên vận. Tuy nhiên, có những khác biệt đáng kể cường độ Cát tường. Do đấy, chúng ta cần tìm hiểu chắc chắn cấu trúc của Sơn và Thủy trong cục thế, để xác định tính tương thích của chúng. Điều này được gọi là Ai tinh quyết 挨星诀.

        Câu thứ nhất nói về hình thế Sơn Long 山龙, với qua loan đầu như vậy người ta thu được Ai tinh của Lai long lẫn Khí khẩu (Lưỡng phiến Âm Dương thủ 两片阴阳取) để biết Quái khí 卦气 của chúng, nhằm xác định tính tương thích của chúng.

        Câu thứ hai có ý chỉ hình thế Thủy long 水龙. Bởi Lai long cho một loan đầu như vậy có thể không dễ gì phân biệt hay thấy rõ, nên câu này có ý nói trước tiên hãy nhận diện cho thật đúng về chỗ gặp nhau của các dòng thủy lưu (tam xoa thủy khẩu 三叉水口) để lấy làm Khí khẩu cho hình thế đó; và kết quả là, hướng đối diện chính là Lai long của loan đầu Thủy long (nhận tung 认踪). Tương tự, việc tính toán Ai tinh sau đấy cho biết Quái khí và giúp xác định tính chất tương thích của chúng.

        江南龙来江北望;
        江西龙去望江东。

        Giang Nam long lai Giang Bắc vọng;
        Giang Tây long khứ vọng Giang Đông.


        Giang Nam 江南 có ý chỉ Càn quái 乾卦, Giang Bắc 江北 có ý chỉ Khôn quái 坤卦, Giang Tây 江西 có ý chỉ Khảm quái 坎卦, Giang Đông 江东 có ý chỉ Ly quái 离卦, vọng có ý chỉ sự hướng về. Rõ ràng, nếu Lai long từ Càn quái, người ta cần hướng về Khôn quái để thu Khí. Nếu Lai long đến từ Khảm quái, người ta cần phải hướng về Ly quái để thu Khí. Hai câu này có ý chỉ Thành môn quyết 城门诀. Hai câu này đơn thuần là chỉ mới đề cập đến các cục thế Thiên Địa định vị 天地定位Thủy Hỏa bất tương xạ 水火不相射, trong số những cục thế khác nữa.

        Tám câu đầu tiên này trong chân kinh phong thủy Thanh nang tự 青囊序 của Tằng Văn Địch 曾文迪 đã chỉ rõ Tứ quyết 四诀 của Huyền không lục pháp 玄空六法, đó là Thư Hùng 雌雄, Kim long 金龙, Ai tinh 挨星Thành môn 城门, và cũng đã trình bày thật rõ ràng trình tự sử dụng chúng (thuận tự 顺序) để các thế hệ sau triển khai và kiểm chứng (diễn kinh chứng quyết 演经证诀), và đó là lý do khiến sách này có tên Thanh nang tự 青囊序!


        Bài 2: Lưỡng nghi cục 两仪局 theo Huyền không lục pháp
        http://www.xinyifengshui.com/fengshu...formation.html

        [IMG]http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011102930143zmzhogu5ym22386.jpeg[/IMG]

        Khi vận dụng Huyền không lục pháp 玄空六法, Thư Hùng quyết 雌雄决 là ưu tiên hàng đầu. Điều này được phản ảnh qua câu đầu tiên của chân kinh phong thủy Thanh nang tự 青囊序, với trong đó quyển kinh này cũng chỉ rõ trình tự sử dụng Tứ quyết 四诀 của Huyền không lục pháp, đó là Thư Hùng quyết 雌雄诀, Kim long quyết 金龙诀, Ai tinh quyết 挨星诀 và Thành môn quyết 城门诀.

        Thư Hùng có ý chỉ hình thể loan đầu hữu hình của bản chất Âm Dương, tức Sơn và Thủy. Các sơn và thủy của một cuộc đất hợp với nhau sẽ tạo thành một Cục thế (局) đặc trưng, và cách để nhận diện cục thế này được mệnh danh là Thư Hùng quyết 雌雄诀, với trong đó việc nhận diện Lai long (来龙) và Khí khẩu (气口) là những khía cạnh hết sức quan trọng.

        Dịch 易 có nói “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái 太极生两仪,两仪生四象,四象生八 …”. Từ đây trở đi, tức là Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, …, việc nhận diện các hình thái loan đầu hữu hình của bản chất Âm và Dương là điều có thể được chăng? Rõ ràng, đó là Lưỡng nghi (两仪)! Đây là khoảnh khắc mà tại đấy hai khía cạnh đối lập nhưng bổ túc cho nhau là Âm và Dương hình thành; Dương nghi (阳仪)Âm nghi (阴仪).

        Do đó, nếu một hình thái loan đầu được khảo sát bao gồm một bên là Sơn hay Thực (Sơn, Thực nhất phiến 山、实一片), còn một bên là Thủy hay Không (Thủy, Không nhất phiến 水、空一片), vậy thì cục thế đặc trưng nào được tạo thành đây?

        Trong Thư Hùng quyết của Huyền không lục pháp, một cục thế như vậy được tạo ra thì được gọi là Lưỡng nghi cục (两仪局)! Bao gồm một bên là Sơn tức Thực, còn bên kia là Thủy tức Không (cũng gọi là Hư 虚).

        [IMG]http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011102930143zjvmzgmym231030.jpeg[/IMG]

        Và để phù hợp với trình tự vận dụng của Huyền không lục pháp trong Thanh nang tự, sau khi đã nhận diện cục thế hình thành bằng Thư Hùng của một cuộc đất nhờ Thư Hùng quyết, kế tiếp người ta cần đánh giá xem Khí khẩu của cục nhận được Cát Khí hay Hung Khí, bằng vào Kim long quyết. Ví dụ, ở Vận 8, chúng ta biết rằng Linh thần nguyên vận là tại Càn (乾), Đoài (兑), Cấn (艮) và Ly (离) quái, và sự lai đáo của Linh thần nguyên vận tại Khí khẩu có nghĩa là sự lai đáo của Cát Khí.

        Nhưng, như cái tên đã chỉ rõ, bởi đó là Lưỡng nghi, bạn có nghĩ rằng Lưỡng nghi cục có thể thu nhận bất kỳ Khí gì từ bất kỳ quái này trong Bát quái hay 24 sơn (nhị thập tứ sơn 二十四山) không, cho dù từ Càn, Đoài, Cấn, Ly quái, hoặc thậm chí là từ Khảm (坎), Khôn (坤), Chấn (震) hay Tốn (巽) quái? Hay, bạn có nghĩ Lưỡng nghi cục thậm chí cần sử dụng bất kỳ quái nào của Bát quái hay 24 sơn để thu khí?

        Câu trả lời là Không! Nhưng, điều đó sẽ không có nghĩa là người ta không thể sử dụng Kim long quyết và Ai tinh quyết cho Lưỡng nghi cục chăng?

        Vậy, Lưỡng nghi cục thu khí như thế nào? Vậy, làm cách nào người ta đánh giá được một Lưỡng nghi cục là Cát hay Hung? Vậy, làm cách nào người ta sử dụng Kim long quyết và Ai tinh quyết cho Lưỡng nghi cục? Đối với Lưỡng nghi cục, tọa/hướng sẽ là gì? Dựa theo Huyền không, tức Lý khí tâm ấn 理气心印, câu trả lời nằm ở Thành môn quyết của Lưỡng nghi cục (Lưỡng nghi cục chi Thành môn quyết 两仪局之城门诀)!

        Thư Hùng quyết là ưu tiên số một, bởi vì chỉ khi người ta nhận ra hình thái được tạo thành là cục gì, khi ấy người ta mới có thể sử dụng Kim long quyết, Ai tinh quyết và Thành môn quyết một cách thích hợp tùy theo cục đó. Bởi vậy, câu mở đầu của chân kinh phong thủy Thanh nang tự 青囊序 là “Dương công dưỡng lão khán Thư Hùng 杨公养老看雌雄…!


        (còn tiếp)
        thay đổi nội dung bởi: mommom, 13-11-11 lúc 14:26
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 16 Hội viên đã cảm ơn đến "mommom" về bài viết có ích này:

        AnhTeng (29-10-11),Bin_2004 (01-11-11),ChucSonTu (18-09-12),dongphuong (29-10-11),dungdung (29-10-16),HaVu (13-04-15),hieunv74 (04-05-12),khangthiet (28-10-11),khoahoc (29-10-11),leostar79 (19-02-16),macchulan (29-10-11),Quangminh (29-10-11),sonthuy (29-10-11),thichtubinh (29-10-11),thucnguyen (12-09-12),Đại An (29-10-11)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •