Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 8 trên 8

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Ico167R (66) Phát tài đại pháp ???

        Người thọ âm dương của trời đất và khí huyết của cha mẹ mà sanh ra, từ bực vua quan cho đến bực dân giả, cũng đều một cách in nhau cả.

        Nhưng trong đó máy tạo có để một cái phân biệt khác nhau là cái tướng, bởi vậy nên người tuy đông, mà không ai giống ai hết.

        Tướng ấy để định cho người: sang, hèn, giàu, khó, yểu, thọ, ngay, gian … Hễ hình hài mang lốt tướng nào, thì vận sự thành theo bực ấy, chớ không khi nào sai.

        Hồi đời vua Vĩnh Lạc, nhà Minh bên Tàu, có một người tên là Trịnh Hưng Nhi côi cút một mình, không cha mẹ bà con chi hết.

        Chàng bèn đến dinh quan Bộ lang là họ Vương, xin ở hầu sai khiến được nửa năm, thì ông thấy chàng mới 17 tuổi mà thật thà, siêng năng và cung kinh nên đem lòng thương, không cho làm việc nặng, để ở trên nhà khách lau dọn bàn ghế, và sai khiến trong khi có khách, hoặc trà nước, hoặc cơm rượu mà thôi.

        Một ngày kia Phu nhân bịnh nặng, thuốc thang đã nhiều mà không thấy công hiệu, nên trong khi quan Bộ lang lo buồn, thình lình có khách là ông Viên thượng Bửu đến thăm.

        Nguyên ông này tên là Trung Triệt, làm chức Thượng bửu tư thừa là con của ông Viên Liễu Trang; cha con tướng thuật như thần, tại xứ Kinh kỳ ai cũng kính phục.

        Khi chủ khách ngồi yên, ông Thượng Bửu ngó quan Bộ lang và nói rằng: “Ngài sao mà khí trệ, chắc là bưu quyến có bịnh không yên; nhưng cái tướng này không phải ở trong sanh ra, thật ở ngoài mà đến, hoặc có chỗ tránh được cũng chưa biết chừng!”.

        Quan Bộ lang vẫn biết ông Thượng bửu là thần tướng, mà nay xem tướng mình lại đoán trúng việc nữa, nên ông muốn hỏi cho cặn kẽ, nhưng chưa kịp hỏi, kế Trịnh Hưng Nhi bưng khay trà lên cho hai ông uống, rồi trở xuống nhà sau.

        Ông Thượng Bửu thấy Trịnh Hưng Nhi, bèn nói nhỏ với quan Bộ lang rằng: “trò nhỏ pha trà đó là người chi trong nhà?”

        - Nó là đứa ở của tôi, mà ngài hỏi làm chi?

        - Quý hiếm của ngài hay sanh bịnh hoạn, là bởi tại trò đó có cái tướng phòng chủ; nếu nó ở lâu với ngài thì sợ trong nhà phải hao người, vậy ngài cũng liệu mà cho nó ra khỏi nhà, thì tự nhiên bình an.

        - Hèn chi từ khi nó đến ở với tôi tới nay ước được năm sáu tháng, mà trong nhà tôi đau ốm luôn luôn, không ngày nào toàn mạnh; nhưng nó tánh nết dễ thương, tôi đâu nỡ đuổi đi!

        Khi ông Thượng Bửu ra về, quan Bộ lang đem lời ấy thuật lại, thì phu nhân nghe liền bảo ông mau cho nó đi.

        Ông sợ trái ý vợ mà thêm bịnh, bất đắc dĩ ông phải kêu Hưng Nhi vào cho mười quan tiền, rồi bảo đi nơi khác mà ở.

        Hưng Nhi khóc lóc mà thưa rằng: “Tôi không có khi nào dám trái ý chủ mà nỡ nào lại đuổi tôi?

        Ông Bộ lang bèn đem việc ông Thượng Bửu xem tướng mà thuật lại, thì chàng biết thần tướng đã nói như vậy, không thể nào ở được, liền lạy ông bà rồi ra đi.

        Quả nhiên khi chàng ra khỏi nhà, thì phu nhân bắt đầu mạnh dần, rồi từ ấy về sau, trong gia đình không ai bịnh hoạn nữa.

        Kẻ trong nhà của quan Bộ lang thấy ông Thượng Bửu nói tướng của Hưng Như như vậy, thì đều giụm năm giụm bảy, luận nọ bàn kia một truyền mười, mười truyền trăm, trăm truyền ngàn, làm cho cả kinh thành, ai cũng hay biết việc ấy cả.

        Chàng Hưng Nhi ra ngoài đường, lững đững không biết đi đâu, kế trời vừa tối, chàng vào trong am Quan Âm, nằm trước mái hiên, lăn qua trở lại, ngủ không được.

        Chàng bèn than thở một mình rằng: “Người ta có cha mẹ bà con, lại giàu sang tướng tốt; còn mình đã tứ cố vô thân, lại có cái tướng hại chủ. Nay không tội mà bị đuổi thì ai còn chịu làm chủ mình nữa; chi bằng chết cho mát thân còn hơn”.

        Chàng suy đi nghĩ lại như vậy rồi mỏn sức ngủ quên, bỗng thấy một người đàn bà, tay cầm nhánh lá, ở trong am bước ra đứng ngay trên đầu chàng.

        Chàng bèn lật đật ngồi dậy, thì bà ấy lấy nhành lá chỉ ngay nơi mặt chàng mà nói rằng: “Con chớ nên tự tử vì con tuy có tướng xấu mà lòng con tốt, cũng có ngày kia con được nên thân”.

        Bà ấy nói mấy lời như trên đó, liền bước vào trong am, kế Hưng Nhi giựt mình thức dậy, mới biết là điềm chiêm bao.

        Sáng ngày, chàng nhớ điềm mộng ấy, không dám tính tới việc chết nữa, có lo tìm đến các dinh quan, hoặc các nhà giàu sang mà xin ở hầu hạ.

        Nhưng đáng thương thay! Ai nấy nghe đến cái tên Hưng Nhi cũng đều làm ngơ, không chịu cho chàng ở cả. Chàng đi tối ngày cũng về am Quan Âm mà ngủ trọn nửa tháng trường như vậy.

        Lúc ấy mười quan tiền của quan Bộ lang cho, thì chàng đã tiêu xài hết rồi, nên chàng bối rối trong lòng, biết tính làm sao mà độ nhựt cho qua ngày tháng.

        Một đêm nọ, chàng nằm thao thức, mà nghĩ rằng: “Nửa tháng nay, mình đi cùng hết châu thành và chẳng có một người dung nạp, vậy mai đây mình phải ra khỏi châu thành mà tìm kiếm, họa may có gặp mối chăng!”.

        Sáng ngày chàng thức dậy, vừa ra khỏi cửa thành, thì vừa muốn đi đại tiện; chàng liếc xem bốn phía, thấy nơi bờ hào thành có hai dãy cầu tiêu, dãy bên tả thì đàn ông tới lui không dứt; còn dãy bên hữu thì đàn bà cũng ra vào liên tiếp.

        Chàng nhắm dãy bên tả đi vào, lựa một căn trống bước tới, liền ngồi đại tiện vừa xong rồi khi đứng dậy ngó lên nóc cầu tiêu, thấy một gói bằng vải đen móc tòn ten.

        Chàng lấy làm lạ, liền với tay xách gói xuống, biết nặng mà chưa hiểu vật chi ở trong, bèn đem ra chỗ vắng vẻ mở lớp vải ở ngoài thì thấy có 300 lượng bạc gói trong 30 gói bằng giấy xanh.

        Khi mới thấy bạc ấy, thì chàng mừng rỡ mà nói rằng: “Hay cho ta! Bữa nay hết tiền, may lại được bạc nhiều như thế, thì còn lo chi là nghèo và sợ chi là bị đuổi!”.

        Chàng lại nghĩ rằng:
        “Của này chắc là kẻ đi đại tiện mà bỏ quên, như người khách thương giàu có mà bỏ quên gói bạc này, dầu có mất đi nữa, thì họ còn bạc khác; ta có lấy luôn cũng không dại chi.

        Chớ như người thiếu hụt phải đi vay mượn, hoặc bán đất vườn, để lo việc công danh hay là việc hoạn nạn, mà ta lấy đi thì hại cho gia đình và tánh mạng của người lắm.

        Huống chi trời cho mạng ta cùng cực, làm đầy tớ cũng còn chưa yên lại phước đức đâu có mà hưởng của sẵn này?
        Duy có đem trả lại cho người là phải; đã chẳng hổ với lương tâm, lại khỏi hại đến công việc của người, mà cũng không trái ý Trời nữa”.
        thay đổi nội dung bởi: hoa mai, 19-11-11 lúc 23:30
        Thân chào
        Hoa Mai

      2. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "hoa mai" về bài viết có ích này:

        dongphuong (03-01-14),huyruan (03-01-14),kiwitc (20-11-11),macchulan (03-01-14),tranduyquang (02-01-14),vnoanh (21-11-11)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •