Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/2 đầuđầu 12
    kết quả từ 11 tới 15 trên 15
      1. #11
        Tham gia ngày
        Jul 2011
        Bài gửi
        41
        Cảm ơn
        4
        Được cảm ơn: 84 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Dạo qua diễn đàn thấy mọi người tranh luận xôm ghê.Xin dẫn một câu
        :"Mọi con đường đều dẫn đến La mã ", và xin dẫn thêm câu nữa "Biển
        học là mênh mông mà sự hiểu biết của bản thân ta có giới hạn''. Và xin dẫn thêm một câu nữa bổ trợ cho câu trên : '' Không có gốc làm sao có ngọn"Thế mà trên diễn đàn nầy có những người khẩu khí quá lớn cho rằng trong mệnh lý tử bình con đưòng mình tìm ra là đúng ,khẩu ngôn lớn tiếng đi chỉ trích người khác .Mà tại sao? Tại sao? Tại vận mệnh của nữ ca sĩ lừng danh Whitney Houston lại phải đặt ra luỡng vấn đề là nguyên nhân cái chết do thuỷ hoặc do hoả vậy,và tại saokhông dám suy đoán đương thời khi nhân vật còn sống về "Điểm hạn '' (Tử hạn ) .Hay là sợ khẩu nạn như Đoàn lão sư vậy .
        Thế mới biết bản lĩnh con người cũng chỉ đến 'Cuốn thêo chiều gió mà thôi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #12
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi vanduc123 Xem bài gởi
        Dạo qua diễn đàn thấy mọi người tranh luận xôm ghê.Xin dẫn một câu
        :"Mọi con đường đều dẫn đến La mã ", và xin dẫn thêm câu nữa "Biển
        học là mênh mông mà sự hiểu biết của bản thân ta có giới hạn''. Và xin dẫn thêm một câu nữa bổ trợ cho câu trên : '' Không có gốc làm sao có ngọn"Thế mà trên diễn đàn nầy có những người khẩu khí quá lớn cho rằng trong mệnh lý tử bình con đưòng mình tìm ra là đúng ,khẩu ngôn lớn tiếng đi chỉ trích người khác .Mà tại sao? Tại sao? Tại vận mệnh của nữ ca sĩ lừng danh Whitney Houston lại phải đặt ra luỡng vấn đề là nguyên nhân cái chết do thuỷ hoặc do hoả vậy,và tại saokhông dám suy đoán đương thời khi nhân vật còn sống về "Điểm hạn '' (Tử hạn ) .Hay là sợ khẩu nạn như Đoàn lão sư vậy .
        Thế mới biết bản lĩnh con người cũng chỉ đến 'Cuốn thêo chiều gió mà thôi
        Xin ông bạn hãy đọc lại "Lời Nói Đầu" của cuốn sách của tôi có tựa đề "Giải Mã Tứ Trụ" ở chủ đề "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người" trong mục "Tử Bình - Bát Tự" bên trang web "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương". Sau đó ông bạn hãy thắc mắc, phê phán hay thậm trí chửi rủa cũng được, tôi sẽ trả lời.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #13
        Tham gia ngày
        Nov 2011
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 39 lần
        trong 23 bài viết

        Default

        Điều bác VULONG đang chứng minh những sai sót của các phái khác cũng chỉ một quá trình nằm trong phép biện chứng "Mâu thuẫn để phát triển". Có thể cách tranh luận của bác ấy có thể gây phản cảm với một số người nhưng nếu bỏ qua cái TÔI của bản thân mỗi người để nhận xét thì những thành tựu đó đáng được gọi là một công trình trí tuệ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #14
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi MJKN Xem bài gởi
        Điều bác VULONG đang chứng minh những sai sót của các phái khác cũng chỉ một quá trình nằm trong phép biện chứng "Mâu thuẫn để phát triển". Có thể cách tranh luận của bác ấy có thể gây phản cảm với một số người nhưng nếu bỏ qua cái TÔI của bản thân mỗi người để nhận xét thì những thành tựu đó đáng được gọi là một công trình trí tuệ.
        Cám ơn bác có những lời nhận xét, đánh giá về công trình nghiên cứu của tôi.

        Nhìn lại lịch sử phát triển của môn Tử Bình thì thấy cách đây quãng trên nghìn năm gì đó người ta chỉ biết lấy trụ năm để dự đoán vận mệnh của con người. Rồi sau đó, chắc cách nay cũng gần nghìn năm người ta mới phát hiện ra phải lấy trụ ngày để dự đoán thay cho lấy trụ năm thì chính xác hơn. Trong thời kỳ này người ta mới đưa ra các khái niện Cách cục và dụng thần của Tứ Trụ nhưng 2 khái niệm này vẫn chưa rõ ràng nên người ta vẫn chỉ coi như là một. Do vậy khi nói đến cách cục là họ cho rằng nó cũng chính là dụng thần. Rồi tới nay theo trường phái hiện đại người ta đã phân biệt rõ 2 khái niệm này là hoàn toàn khác nhau mà nội dung của nó đã được Vương Khánh đúc rút bằng 4 câu bất hủ:

        "1 - Cách cục là tác dụng của trời đất ảnh hưởng đến sự phú quí bần tiện của con người.
        2 - Vượng suy trung hòa là sự lưu chuyển của ngũ hành ảnh hưởng đến sự cát hung họa phúc của con người.
        3 - Sinh khắc chế hóa hình xung hợp hại phá là phương thức tác dụng của bát tự.
        4 - Thập thần ngũ hành là kẻ phát ngôn cho các sự kiện trong đời người.
        (Vương Khánh)"


        (Nhưng đáng tiếc Vương Khánh vẫn cho cách cục và dụng thần là 1).

        Thường thì một lý thuyết mới muốn tồn tại được thì nó không những phải thay thế được các lý thuyết trước đó đồng thời nó phải giải quyết được các cái mà các lý thuyết trước đang bị bế tắc, cũng như nó phải chứng minh được những sai lầm, thiếu sót của các lý thuyết trước. Cho nên lý thuyết của tôi muốn tồn tại cũng phải thỏa mãn các đòi hỏi này. Tất cả các bài luận của tôi từ trước tới nay trên các trang web mục đích cũng không ngoài để thỏa mãn các điều này.

        Hiện giờ tất cả phần lý thuyết chính của tôi đã được công bố với chủ đề “Lớp học Tứ Trụ sơ, trung và cao cấp cho tất cả mọi người“ trong mục “Tử Bình – Bát Tự“ bên trang web “Diễn Đàn Lý Học Đông Phương“, vì vậy tôi đang mong chờ các bài phản biện của mọi người về lý thuyết của tôi như tôi vẫn phản biện lý thuết của các cuốn sách khác như “Trích Thiên Tủy“ của Nhâm Thiết Thiều; “Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa“ của Hoàng Đại Lục, “Mệnh Lý Trân Bảo Giảng Nghĩa“ của Đoàn Kiến Nghiệp…

        Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp…. khi phản biện lý thuyết của các cuốn sách Kinh Điển như “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Lạc Ngô, “Trích Thiên Tủy“ của Nhâm thiết Thiều, “Dự Đoán Theo Tứ Trụ“ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa… đều kèm theo các lời chê bai các tác giả này, thì với tôi khi phản biện lý thuyết của Hoàng Đại Lục và Đoàn Kiến Nghiệp… cũng có các lời chê bài thì có gì là lạ khi mà tôi chứng minh được họ sai (vì họ có khiêm tốn đâu mà tôi phải khiêm tốn với họ). Cái lạ là cái mà một số người không thể chứng minh được những bài phản biện hay lý thuyết của tôi là sai lại chê bai tôi mà thôi.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 23-02-12 lúc 19:47
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #15
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi MJKN Xem bài gởi
        Tuổi tác trên mạng ảo đâu phải vấn đề lớn. Ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể nghĩ như vậy, khi thực sự đam mê thì việc quyết định cống hiến 20-30 năm để theo đuổi là chuyện thường tình. MJKN chắc chắn nhỏ tuổi hơn bác.

        Hác tiên sinh luôn dặn dò các đệ tử rằng phải luôn lấy Trích Thiên Tủy làm gốc. Đến bây giờ, giới học thuật Trung Hoa vẫn chưa xác định cụ thể được Trích Thiên Tủy là của Manh hay Truyền Thống.

        MJKN góp nhặt từ điểm hay của mỗi phương pháp nên phương pháp của bác VULONG thì cũng từng giành thời gian đọc hết phần Sơ -Trung cấp. Đôi lời góp ý thì cũng nhân tiện nói ra:

        _ Về phần tương sinh tương khắc giữa các thiên can thì bác nên chia thành 2 loại:
        Đồng tính là cùng dương hay cùng âm khắc nhau. Do đồng tính nên lực khắc hoặc sinh sẽ lớn.
        Dị tính là hai can khác tính nhau (âm-dương) tương sinh tương khắc với nhau nên lực sinh khắc kém hơn loại kể trên.
        Còn về phần hơn kém bao nhiêu % thì chắc bác phải sử dụng phương pháp của mình tính toán xem sao. MJKN ước chừng lực sinh hay khắc dị tính so với đồng tính tầm 60%.

        Phần này tôi đã nói trong "Bài 19 : Điểm hạn và khả năng của thiên can". Khắc khác tính âm dương giảm 50%.

        _ Không biết MJKN đọc có thiếu sót hay nhớ nhầm (đọc qua pp tính điểm hạn cũng tầm hơn 1 năm) thì bác chưa đề cấp đến chuyện phản khắc. Giả như khi mộc quá vượng thì sẽ đổi ngược lại khắc kim, khi đó mộc là chủ khắc.

        Điều này tôi đã giải quyết xong trong "Bài 24 : Điểm kỵ vượng và tính lại điểm vượng trong vùng tâm", với khái niệm hành kỵ vượng và điểm kỵ vượng".

        _ MJKN cũng góp nhặt được đoạn sau. Bác thử xem liệu có thể bổ sung cho pptđh hay không? Lục xung của địa chi được phân thành ba loại như sau:
        (1) Thực thực tương xung: tức là khi trong mệnh cục tương cận hai chi hoặc là chữ trong mệnh cục làm nảy sinh tương xung với đại vận và lưu niên thì thực và thực tương xung với nhau. Khi hai thần đã có sự tương xung thì hai bên tương xung đều bị giảm lực, bên gần nguyệt lệnh thì giảm lực ít, còn đối phương thì giảm lực nhiều, ngoài ra bên vượng tương thì giảm lực ít, bên suy nhược thì giảm lực nhiều.
        (2) Hư thực tương xung: tức là khi hai chữ của đại vận và lưu niên xung khắc nhau, một chữ là tồn tại trong mệnh cục, còn một chữ không tồn tại trong mệnh cục, khi có sự tương khắc thì gọi là hư thực tương xung. Đối với hai bên tương xung này thì bên nào có chữ tồn tại trong mệnh cục, tức là chữ thực thì phải chịu tổn thương, là bị áp chế, còn bên nào có chữ không tồn tại trong mệnh cục, tức là chữ hư thì được tăng lực.
        (3) Hư hư tương xung: tức là hai chữ của đại vận và lưu niên tương xung với nhau, trong đó thì hai chữ tương xung này đều không tồn tại trong mệnh cục, do đó gọi là hư hư tương xung, khi đó thì hai bên tương xung đều được tăng lực.

        3 điều này tôi đã giải quyết xong trong "Bài 20 : Điểm hạn và khả năng của địa chi".
        Cám ơn bác đã quan tâm và hy vọng nhận được tiếp các ý kiến góp ý của bác.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 25-02-12 lúc 04:07
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/2 đầuđầu 12

      Đề tài tương tự

      1. LUẬN "Bắc Đẩu THẤT TINH ĐẢ KIẾP PHÁP"
        By hoa mai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 84
        Bài mới: 01-11-16, 15:57
      2. Trả lời: 22
        Bài mới: 06-02-12, 10:03
      3. Trả lời: 5
        Bài mới: 19-09-11, 18:18
      4. Trả lời: 0
        Bài mới: 10-04-11, 06:11
      5. Luận về lá số " song sinh" của Quang Huy
        By HuyLong in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 0
        Bài mới: 22-02-10, 10:14

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •