Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/3 đầuđầu 123
    kết quả từ 21 tới 26 trên 26

    Ðề tài: Danh nhân

      1. #21
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        140
        Cảm ơn
        28
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 44 bài viết

        Default

        Phong trào vượt biên

        Tôi không biết trước giờ giải phóng, từ Bến Hải trở vào, trong số trên 20 triệu dân có bao nhiêu người vội vã di cư để trốn cộng sản… Người nào cũng có tâm trạng não nề: bỏ quê cha đất tổ, bỏ thân thích bạn bè, bỏ cả sản nghiệp… để qua nước người ăn nhờ ở đậu, làm thứ công dân “da màu”, một thứ công dân hạng hai, và bắt đầu xây dựng lại từ đầu; như vậy ai mà vui cho được? Những người đi đó hoặc là quân nhân, công chức trong các chính phủ trước, hoặc đã có thời sống với cộng sản ở Bắc, sợ chế độ ngoài đó, đã di cư một lần nay lại di cư lần thứ hai. Những người ở lại, xét chung, đều sẵn sàng chấp nhận chế độ mới, dù chưa biết rõ nó ra sao; một số đông còn hăng hái tiếp tay với chính quyền mới để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho tương lai nữa.

        Nhưng chẳng bao lâu nhiều người thất vọng, qua năm 1976, đã có lác đác một số thanh niên vượt biên… Từ năm 1977 người ta dùng đường biển, phong trào vượt biên phát triển rất mạnh tới mức một bà già nông dân miền Tây phải nói: “ Cây cột đèn nếu đi được thì cũng đi”. Dù phải gian lao cực khổ tới mức nào, hễ ra khỏi được nước là sướng rồi, làm mồi cho cá mập vẫn còn hơn ờ lại trong nước mà chết dần chết mòn, người ta nghĩ vậy…

        Có ba cách vượt biên. Cách chính thức, sướng nhất là có người thân, cha mẹ, vợ chồng hay con cái ở ngoại quốc xin cho được đoàn tụ gia đình…. Cách bán chính thức, theo nguyên tắc, cho người Việt gốc Hoa, nhưng người gốc Việt mà muốn thành gốc Hoa thì cũng không khó. Có tiền là được hết… Cách thứ ba lá đi chui, nghĩa là đi lậu. Một người đứng ra tổ chức… đút lót cho công an, chính quyền ở làng có bãi biển, đút lút cả cho công an vài nơi chung quanh để người vượt biên khỏi bị xét hỏi, thuyền yên ổn được rời bến ban đêm. Công an những nơi có bãi biển đó nhờ vậy làm giàu rất mau, có kẻ chỉ một hai năm được vài chục lượng vàng và ôm vàng vượt biên. Do đó mà trong dân gian xuất hiện một truyện tiếu lâm dưới đây.

        “Môt hôm nọ, người canh Lăng Bác Hồ bỗng thấy xác ướp của bác biến đâu mất, hoảng hốt đi tìm khắp nơi, tìm ở nhà sàn của Bác không thấy, vế quê hương Bác ở Nghệ An cũng không thấy, nghi rằng bác vào chơi thành phố của Bác, liền vào Sài Gòn kiếm, sau cùng một đêm, thấy bác ngồi một mình, rầu rĩ ở bến Sáu Kho, Thành phố Hồ Chí Minh, hỏi bác, sao lại ra ngồi đấy, Bác đáp: “Bác không muốn ở nước này nữa, muốn qua phương Tây đây, mà tụi công an đòi Bác sáu cây, Bác có cây đâu mà nộp cho chúng”.

        Thường là thoát được, ít khi gặp tàu tuần; nhưng nhiều khi gặp bão, thuyền chìm, làm mồi cho cá mập’ hoặc gặp bọn cướp biển Thái Lan… Mặc dầu nguy hiểm như vậy, người ta vẫn không sợ, thua keo này bày keo khác. Có người lần thứ tư mới thoát, lại có người lần thứ 10 vẫn chưa thoát, mà sản nghiệp tiêu tán hết, không biết sống bằng gì…

        Từ cuối 1979 thêm một cách vượt biên nữa bằng đường bộ, ngã Cao Miên… Cũng nguy hiểm như vượt biển.

        Người nào vượt biên được một nước nào tiếp thu rồi, được trợ cấp hay kiếm được việc làm rồi, cũng gởi ngay về cho thân nhân một gói thực phẩm, thuốc uống, quần áo… bán được một hai ngàn đồng. Họ làm lụng cực khổ, (rửa chén trong quán ăn…) nhịn hút thuốc để giúp gia đình vì biết rằng người ở lại thiếu thốn gấp mười họ. Chính nhờ họ mà nhiều gia đình miền Nam mới sống nổi, nhờ họ một phần mà dân miền Nam có thuốc tây để uống, có vải may quần áo, không đến nỗi rách rưới quá. Trong hoạn nạn tình cha mẹ, con cái, vợ ơhồng lúc này lại đằm thắm hơn xưa. Cái rủi thành cái may.

        Về vật chất họ được đầy đủ, nhưng về tinh thần họ rất đau khổ. Nhờ bà con họ hàng, nhớ quê hương xứ sở, nhớ day dứt, gia diết. Họ khóc thương thân phận anh hay em ở trong các trại cải tạo mỗi bữa chỉ được nắm bo bo; thân phận cha mẹ chú bác phải đẩy chiếc xe bán củi, bán chuối dưới mưa, dưới nắng, đau ốm không có thuốc uống; thân phận con cháu quanh năm không được một li sữa, một cục đường… Có những thiếu phụ thay đổi hẳn tính tình: ở nước nhà thì thích trang điểm, dạo phố, họp bạn; qua nước người thì suốt ngày ở trong phòng lau chùi, quét tước, nấu ăn cho chồng con, không chịu ra đường, chồng con lôi kéo cũng không đi; một ngày kia họ sẽ loạn tinh thần mất. Khổ nhất là những bà 50-60 tuổi, không biết ngoại ngữ, không sao thích ứng được với đời sống Tây phương, mới xa quê được một năm đã đòi về, ngày nào cũng ngóng tin nhà, và được thư thì đọc đi đọc lại tới thuộc lòng. Ngày đêm họ quay băng “Sài Gòn ơi, li biệt” của Thanh Thuý, băng “Ta chẳng lẽ suốt đời lưu vong” của Phạm Duy mà khóc mướt. Giọng ảo não không kém bài hát dân tộc Do thái khi bị đày ở Babylon hồi xưa…

        Thân phận của những người miền Nam ở lại:

        Trong số những người ở lại, đáng thương nhất là những cặp vợ chồng già không có con cái, bị chính phủ chặn lương hưu trí, ráng sống lây lất vài năm bán hết đồ đạc để ăn rồi tự tử.

        Rồi tới những người sản nghiệp tiêu tan vì đi kinh tế mới hoặc vì vượt biên mấy lần mà thất bại, sống cầu bơ cầu bất ở vỉa hè các thành phố lớn nhỏ như bọn ăn mày.

        Rồi những cô giáo, cô kí chồng đi cải tạo 5 năm đằng đẵng, ở nhà xoay xở đủ cách, làm việc đêm ngày, nhịn ăn nhịn mặc để nuôi bốn năm đứa con, vài tháng lại tiếp tế cho chồng một lần. Họ vì hoàn cảnh mà hoá đảm đang, tư cách lại cao lên, không chịu nhận sự giúp đỡ của họ hàng, bạn bè.

        Rồi những thiếu nữ học hết đại học Sư phạm hay Luật mà không muốn làm công nhân viên vì lương thấp quá, kiếm một cái sạp nhỏ nửa thước vuông bán thuốc rời hay quần áo cũ, thuốc tây ở lề đường, vất vả nhưng kiếm được 10-15 đồng mỗi ngày, đủ cơm cháo cho cha mẹ và em. Họ lễ phép, chăm chỉ, dễ thương.

        Tất cả những người đó và còn nhiều hạng người khác nữa đáng tự hào là nguỵ. Nguỵ mà như vậy còn đáng quí gấp trăm bọn tự xưng là “cách mạng” mà tư cách đê tiện.

      2. #22
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        140
        Cảm ơn
        28
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 44 bài viết

        Default

        Người ta đã nhận định sai

        Vậy dù có lạc quan tới mấy cũng phải nhận rằng công việc xã hội hoá miền Nam này tới nay đã thất bại. Chỉ mới dựng được cái sườn thôi mà đã có nhiều dấu hiệu tỏ rằng sườn đó đã nghiêng ngả: rất nhiều cán bộ đã hủ hoá, hùng hục làm giàu bằng mọi cách, thành một bọn tư sản rồi, tinh thần quân đội đã sa sút, hợp tác xã nông nghiệp đã thất bại, chính sách kinh tế mới phải bãi bỏ; một vài địa phương đã rụt rè lập lại chế độ tư bản…

        Ngành nào cũng kẹt, kẹt cứng, chính quyền không biết xoay xở ra sao, vá chỗ này thì toạc chỗ khác, càng dùng những biện pháp nhất thời thì càng lúng túng. Ngay các các bộ trung kiên cũng phải nhận rằng tình hình mấy năm sắp tới còn nguy kịch hơn… Thật bi đát.

        Chỉ tại người ta đã tính lầm. Thắng được Mĩ rồi, người ta tin rằng sẽ làm bá chủ bán đảo Đông dương, không nhận định được đúng tình hình thế giới.

        Người ta nhận định sai tài năng, đạo đức, tinh thần hi sinh của cán bộ, tưởng rằng cao lắm và có thể dễ dành kiến thiết miền Nam thành một xã hội xã hội chủ nghĩa, không ngờ cán bộ tuy rất đông mà rất kém cỏi về mọi mặt, mà tối đại đa số không ưa xã hội chủ nghĩa, thích đời sống miền Nam hơn.

        Người ta nhận định sai về tình trạng miền Nam. Trước ngày 30-4-75, miền Nam rất chia rẽ: nhiều giáo phái, đảng phái nhưng tiến bộ hơn miền Bắc nhiều về mức sống, kĩ thuật, nghệ thuật, văn hoá; nhờ ngôn luận được tương đối tự do, nhờ được đọc sách báo ngoại quốc, biết tin tức thế giới, du lịch ngoại quốc, tiếp xúc với người ngoại quốc…; cả về đạo đức nữa: vì đủ ăn, người ta ít thèm khát mọi thứ, ít gian tham (tôi nói số đông), ít chịu làm cái việc bỉ ổi là tố cáo người hàng xóm [Một thím làm tổ phó lo về đời sống, được công an phường gọi đi học tập. Mới hết buổi đầu, thấy công an chỉ dạy cách dò xét, tố cáo đồng bào (ăn uống ra sao, chỉ trích chính phủ không, khách khứa là hạng người nào…), thím ta xin thôi liền, về nói với bạn: “Tôi không làm công việc thất đức đó được”. Lớp học đó bỏ luôn] chứ đừng nói người thân, nói chung là không có hành động nhơ nhớp như nhiều cán bộ ở Bắc tôi đã kể ở trên. Tôi còn nhận thấy vì người Nam bị coi là nguỵ hết, nên càng đoàn kết với nhau, thương nhau: cùng là nguỵ với nhau mà!

        Như vậy mà đưa cán bộ Bắc vào cai trị họ, dạy chính trị họ thì làm sao không thất bại? Bọn đó quê mùa, ngu dốt, nghèo khổ, vụng về, tự cao tự đại, bị người Nam khinh ra mặt, mỉa mai; lớp dạy chính trị cho dân chúng mỗi ngày một vắng, hiện nay cả năm không họp một lần.

        Một thất bại nặng nề của cách giáo hoá đó là báo Nhân dân không ai đọc, người ta mua về để bán “ve chai”, ngay cả bộLénine toàn tập cũng vậy.

        Sau 5 năm, cả triệu cán bộ và thường dân Bắc vào Nam mà Bắc Nam miễn cưỡng sống với nhau, lơ là vói nhau, Nam coi Bắc là bọn thực dân, tự coi mình là bị trị. Làm gì có sự hợp tác?

      3. #23
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        140
        Cảm ơn
        28
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 44 bài viết

        Default

        Sự khinh rẻ giữa Bắc - Nam:
        Người Bắc coi người Nam là nguỵ, đối xử người Nam như những thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là nguỵ thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa”. Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ Chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hoá, kĩ thuật - điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học – thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẩy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là nguỵ nữa, vì nguỵ có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú… Thì ra: “Nhìn xa ngỡ tượng tô vàng…”

        Và trong chăn mới biết có rận:

        Ngay giữa các đồng chí cũng không có tinh thần đoàn kết…Chính vì thiếu đoàn kết nên trong cuộc hội họp nào người ta cũng hô hào “Đoàn kết, đại đoàn kết”. Còn ở trong phòng họp thì ai cũng hoan hô tinh thần đoàn kết, ra khỏi phòng rồi thì hết đoàn kết. Người ta chỉ đoàn kết với nhau vì quyền lợi thôi; do đó mà có tinh thần bè phái, gia đình trị, và miền Bắc có câu này: nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế.

        Có người nói một số “ông lớn” đi đâu cũng có người hầu xách bình nước sâm Cao Li để ông lớn uống thay trà; một ông nọ luôn luôn có một bác sĩ ở bên và một thiếu nữ quạt hầu vì ông không chịu được quạt máy. Tôi không biết những tin đó đúng hay không, chỉ biết những tin đó do “anh em cách mạng” đưa ra cả...

        Sài Gòn đưọc giải phóng vài năm thì ta thấy xuất hiện ngay một hạng giàu sang mới nổi, thay thế bọn giàu sang thời Thiệu,, và cũng thích những xa xí phẩm (áo hàng thêu, hột xoàn, máy điều hoà không khí v.v…) của thời Thiệu. Tiền đâu mà họ mua những thứ đó nhỉ?

        Sự bất công chướng nhất, tàn nhẫn nhất là lương công nhân viên từ năm 1975 cứ đứng yên trong khi sự phân phối nhu yếu phẩm giảm đi gần hết, chỉ còn gạo, bo bo là tạm đủ, nhất là trong khi mãi lực của đồng bạc năm 1980 chỉ còn 1/10 năm 1975; thành thử lương một công nhân viên chỉ đủ để mua củi chụm, lương một bác sĩ mới ra trường chỉ đủ để mua rau muống ăn. Khắp thế giới không đâu có chế độ lương bổng như vậy. Người nào cũng phải bán đồ đi mà xài, nhờ cha mẹ giúp đỡ, nếu không thì phảo xoay xở mọi cách, làm sao sống được thì làm, chính phủ không biết tới. Một cán bộ ở Hà Nội đã phàn nàn: “Người ta có rất nhiều quyền hành mà không có một chút tinh thần trách nhiệm nào cả. Thật lạ lùng!”

        Từ ngày 30-4-75, do những đồng bào ở Bắc vào, chúng ta ở Nam mới lần lần biết cảnh điêu đứng của dân tình ngoài đó sau hai chục năm sống dưới chế độ mới. Từ trên xuống dưới ai cũng phải ăn độn có khi tới 60%-70% (tháng 8-1980, một cán bộ giáo dục ở Hà Nội vào bào tôi bây giờ họ phải ăn độn 90%, cực khổ hơn những năm 1973-1974 nhiều lắm, mà tình trạng đó còn kéo dài lâu. Thân phận không bằng con heo ở trong Nam); có hồi gạo quí tới nỗi người ta cất vào trong những cái thố, cái liễn, trân trọng như nhân sâm, chỉ khi nào đau ốm mới lấy ra một nhúm để nấu cháo; ngày tết mà có đủ gạo nấu cơm cúng ông bà là mừng lắm; khi nào được ăn một bữa cơm không độn với nước mắm thôi thì coi như được dự một bữa tiệc. Nước mắm rất hiếm, có người ở Nghệ An hay Hà Tĩnh mấy năm không có nước mắm ăn, gặp người trong Nam ra đem theo nước mắm, xin một vài muỗng rồi nuốt ực ngay hết, không đợi đem về nhà. Bát ăn mỗi người mỗi năm chỉ được một cái, hễ vỡ thì phải ăn bằng sọ dừa. Vài mỗi năm chỉ được phát một hai thước đủ để vá áo (ở miền Nam năm 1980, có nơi mội người chỉ được 6 tấc). Nhiều người vào Sài Gòn thăm bà con, khi ra vơ vét đủ thứ, từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa bò, ve chai…đem ra, vì ở ngoài đó thường cần dùng tới mà không kiếm đâu ra. Họ cho miền Nam này là thiên đường.

        Nhưng một người Ba Lan ở trong Uỷ ban kiểm soát quốc tế năm 1975 bào chỉ trong 5 năm miền Nam sẽ “đuổi kịp miền Bắc”, nghĩa là nghèo như miền Bắc. Lời đó đúng, rất sáng suốt. Nếu không nhờ mấy trăm ngàn kiều bào ở ngoại quốc gởi tiền, thuốc men, thực phẩm, quần áo… về gíup bà con ở đây thì chúng ta ngày nay cũng điêu đứng như anh em miền Bắc rồi.

        Dân miền Nam từ xưa chưa bao giờ biết đói, phải ăn độn thì năm 1979 thì đã phải ăn độn 70-80%, có những gia đình phải ăn bữa cơm bữa cháo, có cô giáo và học sinh đói quá, tới lớp té xỉu.

        Nhà nào cũng bán đồ cũ đi để ăn; nhiều giáo viên nhà đã trống rỗng, không còn bàn ghế nữa, ăn ngủ trên sàn. Ai cũng chỉ lo sao có cái gì nuốt cho đầy bao tử, chứ không dám nghĩ tới miếng ngon. Tết Canh Thân vừa rồi, ở Long Xuyên, nhà một giáo viên hồi hưu, trên bàn thờ ông bà chỉ bày một đĩa có mấy chiếc bánh phồng và bánh gai, không có một đòn bánh tét, một quả dưa hấu.

        Khổ nhất là bọn đi kinh tế mới, thất bại, tiêu tan hết vốn liếng, về Sài Gòn, sống cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin, moi các đống rác hôi thối, lượm một miếng giấy vụn, một túi ni lông, một miếng sắt rỉ, một quai dép mủ… để bán cho ‘ve chai’. Trông thấy đống túi ni lông được rửa qua loa trong nước dơ rồi phơi ở lề đường để bán cho tiểu thương đựng hàng, tôi ghê tởm quá.

        Ở Bắc tình hình hiện nay điêu đứng hơn những năm kháng Mĩ. Nghe nói ngoài đó đã xuất hiện câu ca dao:

        Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh,
        Ba anh có biết dân tình hay không?
        Rao muống nửa bó một đồng
        Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.

        Ở Nam có nơi hai tháng nhân viên chưa được lãnh lương, chắc nhiều gia đình không đủ tiền mua rau muống cho con nữa. Một bạn tôi đã phải ăn nước mắm kho khô.

        Không có tiền mua rau thì làm gì có tiền mua thịt. Muốn lâu lâu có thịt thì phải nuôi heo, gà, cho nên nhiều cơ quan ngay khi mới thành lập đã nghĩ ngay đến việc hùn tiền (hay lấy trong quĩ?) mua heo con, phân công nhau nuôi tại khu ở tập thể, như vậy đến lễ, tết mới có thịt liên hoan. Người ta thèm thịt quá, cho nên liên hoan lu bù, bất kì một dịp gì cũng liên hoan được… mỗi năm liên hoan cả chục lần là ít… Và khi ngồi vào bàn tiệc thì chẳng ai mời ai, đợi ai, mạnh ai nấy gắp, ăn thật mau (tới nỗi có người bảo cứ nuốt trước rồi sẽ nhai sau!), tệ gấp 10 thói ăn uống ở đình làng mà Ngô tất Tố đã mạt sát trong cuốn Việc làng.

        Nghèo thì sinh ra ở bẩn. Ngay trong khu tập thể một trường đại học Hà Nội, phòng một giáo sư ở Pháp về cũng dơ dáy, từ sàn gạch đến tường đều đầy vết bẩn… Dù muốn sống sạch cũng không thể được... Nếu tình trạng không thay đổi thì chỉ mươi năm nữa, toàn dân sẽ quen đi, không thấy gì là bẩn nữa. Hiện nay ở trong Nam đã nhiều nhà để bụi đóng đầy bàn ghế - mà trước kia họ sống rất sạch - mạng nhện giăng đầy trần, còn dân thị xã thì đã quen với cảnh bốn năm người cùi nằm trên đường đưa tới chợ, lăn ở giữa chợ để xin ăn.

        Câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” của ông cha, chúng ta không giữ được vì chúng ta nghèo tới mức không thể ở sạch được.
        Theo: GS Nguyễn Văn Tuấn

      4. #24
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        140
        Cảm ơn
        28
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 44 bài viết

        Default

        Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH

        Hoàng Anh Tuấn - Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
        Cập nhật: 02:27 GMT - thứ tư, 18 tháng 1, 2012
        [IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/01/17/120117073400_nguyen_hien_le_224x280_bbc_nocredit.j pg[/IMG]
        Nguyễn Hiến Lê là một trong những học giả nổi tiếng nhất của Việt Nam thế kỷ 20
        Ngày 8 tháng Giêng năm nay đánh dấu ngày sinh nhật 100 năm của Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), học giả nổi tiếng của thế kỷ 20.
        Với khoảng 100 tác phẩm phát hành trong thời chiến, cụ Nguyễn Hiến Lê có thể là tác giả viết nhiều, in nhiều, và được đọc nhiều nhất trong thời kỳ 1950-1975 ở miền Nam. Lại có khoảng 20 bản thảo của cụ được in sau ngày thống nhất quốc gia, phần lớn là sau khi cụ qua đời. Nhiều tác phẩm cũ của cụ cũng được phát hành lại từ cuối thập niên 1980 tới nay. Mặc dù đã quá cố gần 30 năm, ảnh hưởng của cụ còn khá lớn lao.

        Nhưng con số tác phẩm chỉ là một khía cạnh của Nguyễn Hiến Lê. Một khía cạnh khác là cụ viết rất nhiều thể loại: ngôn ngữ, văn chương, lịch sử, địa lý, giáo dục, du ký, tiểu sử, và sách “học làm người”. Đối với chúng ta, hậu duệ của cụ lớn lên trong văn hóa nặng chuyên môn, điều này nghe khá đặc biệt. Nhưng nó không lạ lùng với thế hệ trí thức của cụ Lê.
        Họ là thế hệ trưởng thành trong hai thập niên cuối thời thuộc địa, cũng chuyên môn nhưng rộng rãi hơn về đọc, viết, và suy tưởng. Họ lớn lên và hấp thụ không khí văn hóa thành thị sôi nổi như nhóm Tự Lực Văn Đoàn và báo Phụ Nữ Tân Văn trong thập niên ba mươi, hay các nhóm Thanh Nghị, Tri Tân, và Hàn Thuyên trong thập niên bốn mươi. Đây là thời điểm rất nhiều bàn cãi và tranh luận trong nhiều lãnh vực về đường hướng và tương lai Việt Nam. Bầu không khí có nhiều lúc gây cấn, nhưng không eo hẹp hạn chế, mà ngược lại mở mang nhãn quan về xã hội, cá nhân, và đời sống hiện đại.
        Rồi họ viết báo in sách trong những năm cuối thập niên bốn mươi và đầu thập niên năm mươi. Thời điểm này nổi bật nhất là cuộc kháng chiến chống Pháp và hình thành hai chế độ Nam Bắc: quân sự và chính trị. Còn văn học, nghệ thuật, và văn hóa thường bị đặt phía dưới. Nhưng thời điểm này có một số người làm văn hóa, nhất là tại Sài Gòn, bắt đầu gây dựng sinh lực mới về văn hóa và xã hội, tiếp nối phát triển của văn hóa tiền chiến.
        "Cụ đọc nhiều về chủ nghĩa cộng sản và biết không thể chấp nhận nó được. Nhưng vì tình cảm với một số bạn bè kháng chiến chống Pháp cũng như sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong miền Nam, cụ nghĩ là chế độ Hà Nội sẽ không tệ sau thống nhất: một ý tưởng cụ hối hận sau này."

      5. #25
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        140
        Cảm ơn
        28
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 44 bài viết

        Default

        Họ là những người đã có tiếng tại Hà Nội nhưng vào Nam trong thời kỳ 1945-1954 như Nguyễn Vỹ và Lê Văn Siêu. Họ cũng là người gốc miền Nam và luôn sống trong Nam như Nguyễn Duy Cần và Phạm Văn Tươi. Hòa hợp Nam Bắc thời kỳ này rất ư quan trọng và làm đường cho phát triển văn hóa miền Nam sau 1954.
        Về Nguyễn Hiến Lê, thời điểm này quan trọng vì cụ gặp được Ngô Trọng Hiếu và Phạm Văn Tươi. Cụ Hiếu, một nhân vật chính trị trong chính quyền VNCH sau này, trợ giúp tiền bạc in quyển sách đầu tay của cụ Lê tại Long Xuyên. Rồi quyển sách dẫn tác giả đến cụ Tươi trên Sài Gòn. Dưới sự điều khiển của cụ Tươi, một loạt sách nhãn hiệu “học làm người” được phát hành qua những tay viết khá mới mẻ, nhất là Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Duy Cần, và Phạm Cao Tùng. (Phạm Cao Tùng không phải ai xa lạ, mà là bút danh của Phạm Văn Tươi.) Mặc dù cụ Lê chỉ hợp tác với nhà xuất bản Phạm Văn Tươi vài năm, cụ luôn ngưỡng mộ và mang ơn sự chăm chút của cụ Tươi, một người tiên phong mở mang văn hóa miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp thuộc địa qua độc lập.
        Còn về cụ Lê, thành công về sách giáo khoa và học làm người giúp cụ độc lập về tài chánh cũng như nghề nghiệp. Nhưng cụ cũng cần một bàn tựa văn hóa, và cụ kiếm được nó khi hợp tác với tạp chí Bách Khoa, sáng lập và lãnh đạo bởi Huỳnh Văn Lang rồi sau đó Lê Ngộ Châu. Đây là một trong những hợp tác lâu dài và thành công nhất của lịch sử báo chí Việt Nam thế kỷ hai mươi. Chi tiết về Bách Khoa vẫn cần được tìm hiểu thêm. Nhưng một điều chúng ta có thể khẳng định, là nó hỗ trợ cho tính tình độc lập và ham muốn tìm hiểu của cụ qua gần 20 năm.
        "Điểm cuối cùng đáng được nhấn mạnh, không phải chỉ vì cụ Lê sẽ mất hết độc lập nếu sống ở miền Bắc. Mà là vì môi trường văn hóa cũng như pháp luật VNCH, dù hạn chế, vẫn tạo nhiều cơ hội cho tầng lớp trí thức phát triển và phổ biến tư tưởng. "

      6. #26
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        140
        Cảm ơn
        28
        Được cảm ơn: 57 lần
        trong 44 bài viết

        Default

        Nhìn lại Nguyễn Hiến Lê, chúng ta thấy cụ có nhiều tương phản. Cụ là người lớn lên trong miền Bắc, nhưng yêu quý miền Nam và lấy hai người vợ đều người Nam. Cụ viết về nhiều nơi nhiều nước khắp hoàn cầu, nhưng cả đời chỉ đi ra ngoài Việt Nam một hay hai lần. (Ngay cả trong nước, sau 1950 cụ ít ra ngoài Sài Gòn và Long Xuyên.) Cụ đọc nhiều về chủ nghĩa cộng sản và biết không thể chấp nhận nó được. Nhưng vì tình cảm với một số bạn bè kháng chiến chống Pháp cũng như sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong miền Nam, cụ nghĩ là chế độ Hà Nội sẽ không tệ sau thống nhất: một ý tưởng cụ hối hận sau này. Cụ không thích chính phủ Sài Gòn lắm, nhưng cụ không thể nghiên cứu và phổ biến nếu không có nền văn hóa tương đối tự do của chế độ này.
        Điểm cuối cùng đáng được nhấn mạnh, không phải chỉ vì cụ Lê sẽ mất hết độc lập nếu sống ở miền Bắc. Mà là vì môi trường văn hóa cũng như pháp luật VNCH, dù hạn chế, vẫn tạo nhiều cơ hội cho tầng lớp trí thức phát triển và phổ biến tư tưởng. Một thí dụ là học hỏi hàm thụ. Cụ Lê rất chăm học hàm thụ trong thập niên bốn mươi và năm mươi, và dùng nhiều tài liệu hàm thụ khi viết lúc này. Một phần là vì sở thích của cụ. Nhưng cũng một phần vì chế độ Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, và Nguyễn Văn Thiệu cho phép thư từ và bài vở qua lại dễ dàng giữa Sài Gòn và Paris.
        Một thí dụ khác là sự thành hình và phát triển các nhóm văn chương, nghệ thuật, và văn học, thường thường là bên một tạp chí. Bên trên chúng ta có nhắc tạp chí Bách Khoa. Nhưng còn nhiều tạp chí với những nhóm khác, như Phổ Thông của Nguyễn Vỹ, Thời Nay của Nguyễn Văn Thái, hay Văn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Đình Vượng, Trần Phong Giao, và Mai Thảo. Những tạp chí và bè nhóm vừa tạo nên và vừa phản ảnh văn hóa đa dạng thành thị bấy giờ.
        Vì những lý do trên, khi kỷ niệm sinh nhật 100 năm ngày sinh Nguyễn Hiến Lê, chúng ta cũng nên tưởng niệm môi trường phong phú văn hóa thời VNCH. Không có nó, cụ Lê đã khó mà thành công trên con đường văn hóa cụ đi.
        Tác giả Hoàng Anh Tuấn dạy sử Hoa Kỳ và Á Châu bán thời gian tại Palm Desert Campus của California State University, San Bernardino, và nghiên cứu về văn hóa thành thị thời VNCH cũng như lịch sử người Việt tị nạn và di dân qua Hoa Kỳ sau 1975.

        Xem thêm:
        Xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau năm 1975 qua cuốn Hồi kí của học giả Nguyễn Hiến Lê
        Nguyễn Hiến Lê (Wikipedia)

        Nguồn : Blog tramhung09

      Trang 3/3 đầuđầu 123

      Đề tài tương tự

      1. Hỏi về công danh
        By khoi.nla2802 in forum Phòng Thảo Luận Dịch Lý
        Trả lời: 12
        Bài mới: 02-08-13, 09:07
      2. Nhà tài chính + danh cầm ghi ta = thầy địa lý
        By tieuphong in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 26-02-13, 16:32
      3. Cựu Lý số Đại Danh gia
        By hoa mai in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 2
        Bài mới: 17-04-11, 10:51
      4. Một kẻ vô danh tiểu tốt
        By nguoikhonghoc in forum Dịch Số
        Trả lời: 9
        Bài mới: 21-09-10, 14:32

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •