Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/2 đầuđầu 12
    kết quả từ 11 tới 16 trên 16
      1. #11
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Tóm lại,
        sau khi đã nhìn qua địa thế, cũng như lịch sử của thành phố, ta thấy do vị trí tọa lạc sai lệch, Sài Gòn đã bỏ mất nhiều cơ hội để phát triển lên thật hùng mạnh, sung túc. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn chém tới, khiến cho tai họa thường xảy đến dồn dập, chẳng những trong các Vận xấu mà ngay cả trong các Vận được coi là tốt đẹp. Ðúng ra, nếu nằm trong vị trí của chân long (tức khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn), Vận 1 sẽ là giai đoạn cực thịnh của thành phố. Vào lúc đó, Sài Gòn sẽ có được những lãnh tụ tài ba (do mạch Trường Sơn ở phía Bắc đâm xuống), đồng thời cũng trở nên thịnh vượng, sung túc không thể diễn tả (do vượng khí từ cửa sông Sài Gòn và vùng biển mênh mông nơi phía Nam đưa tới). Ðàng này vì nằm trong vùng đất hộ sa, nên chỉ được mấy ông quan Pháp tới, thay đổi được một vài luật lệ và chính sách quá lỗi thời và khắc nghiệt. Bước sang Vận 2, mặc dù Sài Gòn bị thế "Phục Ngâm" của sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long ở phía Tây Nam, nên mức độ thịnh đạt không còn được như trước. Nhưng con sông Ðồng Nai bắt nguồn từ phía Ðông Bắc lại là "Chính Thủy" vẫn sẽ đem vượng khí đến cho Sài Gòn, nên những nền tảng kinh tế, thương mại của thành phố vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Qua các Vận 3 và 4, thế "Phục Ngâm" của biển Ðông ở phía Ðông và Ðông Nam đã bị những nhánh núi của mạch Trường Sơn tiến ra ngăn cản nhiều, không còn gây ra những tai họa lớn. Chẳng những thế, nếu Sài Gòn nằm tại chân long, thì con sông Sài Gòn lại thuộc về phía Tây và Tây Bắc của thành phố, nên sẽ tiếp tục đem vượng khí đến. Nhất là trong Vận 3, khúc sông Sài Gòn uốn lượn, ôm ấp lấy khu vực Thủ Thiêm, nguyên khí tích tụ vô cùng sung mãn, nên sẽ đem lại cho thành phố một giai đoạn hưng vượng đến cực độ lần thứ hai. Còn đối với vị trí hiện tại, thì 2 con sông Ðồng Nai lẫn Sài Gòn đều nằm tại phía Ðông của thành phố, rồi khúc sông Sài Gòn cũng từ phía Ðông chém tới. Bởi thế cho nên vận khí của Sài Gòn trong những giai đoạn này đều quá suy nhược, không sao có thể vươn lên mạnh mẽ được, lại còn dễ xảy ra những vụ xung đột, chém giết làm náo loạn cả thành phố.

        Riêng Vận 5 là một giai đoạn đặc biệt, vì đây là lúc Sài Gòn đắc cách Long-Hổ hộ vệ, Huyền vũ che chở, vượng khí của cả miền Nam đều hội tụ về đây. Ðúng ra phải là một giai đoạn cực thịnh không thể diễn tả, với đầy đủ chúa thánh, tôi hiền để cai trị, dẫn dắt muôn dân. Tiếc rằng chỉ vì Sài Gòn nằm trong vùng đất hộ sa, không phải là nơi có thể kết tụ được nguyên khí, nên chỉ như ngọn lửa bùng lên giữa đêm đông rồi chợt tắt. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn ở ngay bên chém tới là một điều tối nguy hiểm, vì nó không những thường xuyên gây ra nhiều tai họa cho thành phố, mà trong Vận 5, mức độ độc hại của nó lại càng tăng thêm gấp bội. Bởi thế nên trong giai đoạn này, Sài Gòn chẳng những sẽ gặp cảnh chiến tranh, loạn lạc, mà ngay cả những người lãnh đạo nơi đây cũng dễ bị hung tử. Ngược lại, nếu như thành phố Sài Gòn nằm tại chân long, thì chẳng những sẽ tránh được họa chiến tranh, mà còn trở nên một thành phố hùng cường và thịnh vượng bậc nhất trong khu vực Ðông Nam Á Châu cũng như trên thế giới.

        Bước qua Vận 6, vì khu vực phía Tây Bắc là thượng nguồn của con sông Sài Gòn, nên dù nằm ở vị trí nào thì Sài Gòn cũng sẽ bị chiến tranh rất lâu dài đe dọa. Nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì do nguyên khí của thành phố quá yếu, nên nếu không may gặp phải một quốc gia đối địch có nguyên khí của thủ đô mạnh hơn thì Sài Gòn sẽ dễ lãnh lấy phần chiến bại. Còn nếu nằm trong khu vực của chân long thì khó có quốc gia nào có thể đánh bại được Sài Gòn, vì nguyên khí ở đây đã quá đầy đủ, sung mãn, nên dù gặp sát khí chiếu đến cũng khó lòng mà bị suy sụp hoàn toàn được.

        Rồi đến Vận 7 là thời gian hòa bình, an cư lạc nghiệp của Sài Gòn, nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì tuy được cả 2 con sông Ðồng Nai và Sài Gòn cùng nằm ở phía Ðông chiếu tới (tức là được "Chính Thủy"). Nhưng vì bị khúc sông Sài Gòn chém vào nên mặc dù cũng được yên ổn làm ăn, nhưng những tệ nạn xã hội như trộm cắp, đĩ điếm thường lan tràn. Ngoài ra, cũng vì lý do đó, cộng với vấn đề nằm trong vùng hộ sa, nên dù có được một giai đoạn hòa bình khá lâu dài, Sài Gòn vẫn không sao trở thành một trung tâm kinh tế và mậu định tiên tiến cũng như hùng cường được. Còn nếu như nằm trong khu vực của chân long, thì mặc dù sẽ bị một số biến động (như chiến tranh hoặc trì trệ kinh tế...), do con sông Sài Gòn lúc đó lại nằm ở phía Tây tức bị Phục Ngâm, đem sát khí đến cho thành phố. Nhưng vì con sông Ðồng Nai vẫn nằm ở phía Ðông, đem vượng khí đến với Sài Gòn, nên rồi thành phố sẽ vượt qua được mọi khó khăn để tiếp tục phát triển, vươn lên.

        Qua Vận 8, thượng nguồn của sông Ðồng Nai ở phía Ðông Bắc là sát khí, nên dù nằm ở vị trí nào Sài Gòn cũng sẽ có chiến tranh, loạn lạc. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại thì còn bị thêm con sông Sài Gòn cũng đi qua khu vực phía Ðông Bắc nữa, khiến cho sát khí trùng trùng, nên mới bị đại họa thê thảm như sau vụ khởi nghĩa của Lê văn Khôi trước đây. Còn nếu dời vào khu vực giữa 2 con sông thì chỉ còn sát khí của sông Ðồng Nai, nên tuy vẫn bị chiến tranh, nhưng do nguyên khí còn vượng, nên dù gặp nhiều cơn sóng gió Sài Gòn vẫn chưa bị suy tàn hẳn.

        Ðến Vận 9 mới là thời kỳ tàn tạ, vì cửa sông Sài Gòn và vùng biển nơi phía Nam lúc đó sẽ đem đến sát khí quá nặng, nên dù tọa lạc ở khu vực nào, Sài Gòn cũng đều bị thảm họa chiến tranh. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại, Sài gòn còn bị khúc sông chém vào, vận khí của thành phố sẽ quá kiệt quệ, nên việc suy vong, mất nước, phải làm nô lệ cho người là điều chắc chắn. Nếu đọc kỹ lịch sử, chúng ta sẽ thấy khi chúa Nguyễn chiếm Sài Gòn, hay khi Pháp hạ thành Gia Ðịnh đều xảy ra trong Vận 9. Ngược lại, nếu được dời vào khu vực của chân long, thì mặc dù lúc đó Sài gòn cũng rất yếu ớt, lại không có được lãnh tụ tài ba nên khi có chiến tranh sẽ không thể cản được bước tiến của giặc thù. Nhưng rồi chẳng bao lâu, tinh thần quật khởi của Sài Gòn lại bộc phát, để đến khi bước vào Vận 1 Thượng Nguyên thì sẽ có vĩ nhân xuất hiện đem lại cảnh thanh bình và vinh quang đến cho thành phố, cũng như cho đất nước, dân tộc.
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      2. #12
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        TỔNG KẾT:

        như vậy, sau khi đã nhìn qua vận khí, cũng như lịch sử của 3 thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn, chúng ta đều thấy mỗi thành phố có những nét đặc thù riêng biệt. Hà Nội với thế núi, sông quá lớn, quá hùng vĩ, dài hàng mấy trăm dậm tiến tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ phục, triều bái, nên thật quả là thế đất quân vương, có thể điều khiển, sai khiến được chư hầu. Bởi thế nên từ trước khi Hà Nội (tức Thăng Long) được chọn làm thủ đô, nước ta chỉ là một quốc gia nhỏ, sánh ngang hàng với những nước nhược tiểu như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp, Lão Qua (tức Ai Lao) .... đã vậy lại còn bị Trung Hoa đô hộ suốt gần 10 thế kỷ. Phải đến khi vua Lý thái Tổ dời thủ đô về đây, đất nước ta mới dần dần trở nên hùng mạnh, rồi tiến vào diệt Chiêm Thành, Phù Nam (tức Thủy Chân Lạp), khống chế Ai Lao và Cam Bốt, đe dọa cả Thái Lan và Miến Ðiện. Chẳng những thế, tổ tiên ta còn nhiều lần đánh bại những cuộc xâm lăng rất quy mô và khốc liệt của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Rồi đôi còn có ý định dòm ngó và xâm chiếm đất đai của họ, như dưới thời của Lý thường Kiệt hoặc vua Quang Trung. Tiếc rằng vào thời Lý thường Kiệt, tiềm lực của nước ta còn quá nhỏ (chỉ từ Nghệ An ra Bắc) nên chưa thực hiện nổi giấc mộng đó. Ðến thời vua Quang Trung thì Ngài lại dời về đóng đô ở Phú Xuân, để rồi lại mất quá sớm trước khi thi hành được ý định.

        Một điểm đáng chú ý khác là kể từ khi Hà Nội được chọn làm thủ đô, nước ta không bao giờ bị ngoại bang đô hộ. Ngay cả trong những giai đoạn tàn tạ, đen tối nhất như những thời mạt vận của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh - Nguyễn. Vào những thời điểm đó, giữa lúc những nhà lãnh đạo đất nước đều bất tài, hèn kém, nhu nhược, nhân dân thì đói khổ, loạn lạc nổi lên khắp nơi, nhưng nền độc lập của dân tộc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Chỉ đến khi nhà Hồ dời đô về Thanh Hóa, hoặc như sau này nhà Nguyễn lập kinh đô tại Phú Xuân, nước ta mới bị các thế lực ngoại bang hùng mạnh thôn tính, cai trị. Ðó chính là do địa thế đặc biệt của Hà Nội, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, được những dẫy núi hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp từ xa tiến tới, phủ phục triều bái ở bên ngoài. Với địa thế đặc biệt như vậy, nên không một thế lực nào trên thế giới có thể khuất phục được Hà Nội, mà ngược lại, tất cả mọi quốc gia lân cận với Việt Nam đều sẽ bị Hà Nội chi phối. Vấn đề nhiều hay ít chỉ còn tùy thuộc vào những giai đoạn thịnh, suy của Hà Nội mà thôi. Ngoài ra, vì con sông Hồng Hà khi đi ngang qua Hà Nội tuy có hơi cong một chút, nhưng thế nước vẫn chảy nhanh và mạnh, làm tiêu tán đi rất nhiều nguyên khí của thành phố. Nếu như khúc sông này được sửa lại để thành thế uốn lượn êm đềm như sông Hương hay sông Sài Gòn, thì thần lực của những dãy núi hùng vĩ chung quanh mới được tích tụ đầy đủ, tràn trề ở Hà Nội. Khi đó, chẳng những đất nước ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng khó có quốc gia nào sánh kịp, mà thế lực của Hà Nội cũng áp đảo luôn cả Trung Hoa, chứ đừng nói tới các nước trong vùng Ðông Nam Á Châu và trên thế giới.

        Riêng Huế chỉ là một thành phố nhỏ, thế núi, sông quá ngắn, nên chẳng những đã không phát sinh được nhiều vượng khí, mà dải đất bình nguyên nơi đó cũng chật hẹp, không đủ chỗ cho nguyên khí tích tụ. Do đó, mặc dù cũng đầy đủ những yếu tố Phong thủy như sông Hương uốn lượn êm đềm vây bọc, những nhánh núi hướng tới chầu phục, nhưng thế nhỏ bé vẫn hoàn nhỏ bé. Nói cho đúng ra, Huế chỉ có thể là một thành phố trung bình, cai quản địa hạt của một vài tỉnh, chứ không thể trở thành một đô hội lớn hay kinh đô của một quốc gia hùng mạnh. Nếu bị bắt buộc phải đảm nhiệm trách vụ này, Huế sẽ dần dần làm cho đất nước trở nên suy yếu, dẫn đến cái họa diệt vong, mất nước. Bởi vì dòng sông Hương quá nhỏ, quá ngắn, nên mặc dù uốn lượn hữu tình, nhưng vượng khí chỉ đủ cho một thành phố nhỏ, chứ không sao có thể làm cho Huế trở nên một đô hội sầm uất, giàu mạnh được. Còn nói tới chuyện kiến tạo một đất nước cường thịnh, sung túc lại là điều không thể có được.

        Còn Sài Gòn là một thành phố nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, chung quanh được núi non hộ vệ, che chở, lại có sông ngòi uốn khúc chảy tới, nên tiềm năng phát triển kinh tế thật vô hạn. Nhưng trong suốt hơn 300 năm qua, Sài Gòn vẫn không sao tiến lên được thành một trung tâm kinh tế quan trọng của thế giới, mà trái lại vẫn chỉ đóng một vai trò phụ thuộc rất khiêm tốn. Sở dĩ như vậy là vì Sài Gòn đã nằm vào vị trí phụ thuộc đối với Phong thủy (hộ sa), nên không sao có thể vươn lên để nắm lấy những vị trí quan trọng hàng đầu được.

        Do đó, vấn đề cần thiết là phải dời trung tâm thành phố vào Thủ Thiêm, vì nơi đây chẳng những nằm trong khu vực của chân long, lại còn được khúc sông Sài Gòn ngay đó uốn lượn bao bọc chung quanh. Khác với sông Hương ở Huế chỉ uốn cong một vòng rồi chảy đi, sông Sài Gòn lại uốn lượn rất nhiều vòng, tạo thành thế Cửu (9) khúc, khiến cho vượng khí tích tụ tràn trề, thần lực vô cùng sung mãn. Có thể nói nếu dải đất giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn là nơi thu hút hết vượng khí của cả miền Nam, thì khu Thủ Thiêm chính là nơi hội tụ hầu hết vượng khí của dải đất này vậy. Bởi thế cho nên nếu được dời về đây, Sài Gòn sẽ nhanh chóng biến thành một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới, vượt qua những Hongkong, Singapore, Taiwan ... trong khu vực.

        Hiện tại, nếu đem so sánh giữa 3 thành phố thì Huế và Sài Gòn không thể sánh được với Hà Nội, vì một đàng thì quá nhỏ, một đàng thì lại nằm ở một khu vực bất an (hộ sa). Nhưng nếu như sau này, khi được dời vào Thủ Thiêm, Sài Gòn sẽ đón nhận được vượng khí của cả miền Nam, rồi phát triển lên thật hùng mạnh thì mới đủ sức để cạnh tranh ngang ngửa với Hà Nội. Lúc đó, một đàng được thế sông nên giàu có, sung túc; một đàng được thế núi, nên khí phách quật cường không ai có thể khuất phục được. Ðất Sài Gòn nằm giữa 2 con sông quá hiền hòa, uốn lượn êm đềm, nên nếu được chọn làm thủ đô sẽ đem đến cảnh thái bình, thịnh trị cho cả nước. Ðồng thời thường sử dụng sức mạnh kinh tế và đường lối ngoại giao mềm mỏng, khéo léo để phát triển thế lực sang các nước láng giềng cũng như trên thế giới. Còn Hà Nội nằm giữa những dãy núi quá hùng vĩ, nên sẽ chú tâm phát triển sức mạnh quân sự, đồng thời thường sử dụng vũ lực để khuất phục các nước láng giềng. Do thế núi chầu phục, Hà Nội sẽ luôn luôn tìm cách biến các nước lân cận thành chư hầu, lệ thuộc vào mình, đồng thời cũng thường ôm mộng đế quốc, hay tính đến chuyện bành trướng lãnh thổ, nhất là trong những giai đoạn vận khí thịnh vượng.

        Nếu giữa Hà Nội và Sài Gòn có sự khác biệt như vậy, thì nên chọn thành phố nào làm thủ đô của đất nước trong tương lai Người viết nghĩ vẫn nên chọn Hà Nội, vì tuy Sài Gòn có thể sẽ làm cho đất nước được an lành, thịnh vượng hơn, nhưng Hà Nội mới có thể bảo đảm được sự trường tồn và nền độc lập của dân tộc. Nhất là khi đất nước ta lại nằm bên cạnh một đế quốc khổng lồ ở phía Bắc. Nếu không phải là một vùng đất có núi sông hùng vĩ, khí phách quật cường như Hà Nội thì làm sao có thể chận đứng được bước đường Nam tiến của Hán tộc trong suốt bao nhiêu thời đại Còn Sài Gòn nếu sau này trở nên một trung tâm kinh tế phồn thịnh nhất Á Châu, làm thế hậu thuẫn, trợ lực cho Hà Nội thì ta đâu còn phải e dè, lo ngại một nước Trung Hoa lúc nào cũng nuôi mộng bành trướng. Trái lại, lúc đó chính họ mới phải lo lắng tới sức mạnh, cũng như việc phát triển thế lực của nước ta ra khắp vùng Ðông Nam Á Châu. Chẳng những thế mà ngay cả mảnh đất đại lục của họ cũng sẽ có ngày bị thế liên kết Hà Nội - Sài Gòn đe dọa.

        Cuối cùng, một vấn đề quan trọng khác có liên quan đến sự sống còn của dân tộc ta, đó là vận khí của thành phố Bắc Kinh. Như đã nói ở phần đầu, Bắc Kinh được hưng vượng vào các Vận 5, 6, và 7. Do đó, trong những giai đoạn này, họ thường hay yêu sách, can thiệp vào nội tình Việt Nam, hoặc xua quân sang xâm lăng một cách trắng trợn. Tuy nhiên, trong các Vận 5, 6, khí thế của Hà Nội cũng bừng lên mãnh liệt không kém, nên họ sẽ không làm gì nổi, chỉ chuốc lấy những thất bại chua cay, nhục nhã. Tuy nhiên, trong Vận 7, khí thế của Hà Nội bị suy giảm (do các con sông Ðà, sông Mã ở phía Tây tạo thành cách "Phục Ngâm"), nên chúng ta cần cẩn thận trong vấn đề xây dựng, thay đổi môi trường thiên nhiên. Ðiều quan trọng là phải tránh làm động sát khí ở phía Tây, để cho Hà nội còn có chút vượng khí, hầu có thể đương đầu nổi với Bắc Kinh, còn nếu không thì chúng ta sẽ dễ bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của họ. Trong Vận 7, nước ta thường không có chiến tranh lớn, nên sẽ không có những cuộc xâm lược từ Trung Hoa, chỉ có điều nếu nguyên khí của Hà Nội quá yếu thì sẽ dễ bị lệ thuộc vào họ mà thôi. Nhưng từ Vận 8 trở đi, nguyên khí của thành Bắc Kinh sẽ bắt đầu suy yếu, nên kể từ đó trở đi, họ không còn đủ sức để gây ảnh hưởng được với HàNội nữa. Do đó, trong các Vận 8, 9, nếu chúng ta có thể xây dựng nên một nước Việt Nam thịnh vượng và hùng mạnh, thì đất nước ta sẽ là đệ nhất cường quốc trong vùng Ðông Á (vì Nhật Bản lúc đó cũng tiêu điều, tàn tạ). Rồi qua tới các Vận 1, 2, 3, 4, vận khí của Bắc Kinh mỗi lúc một suy đồi, muốn giữ được trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa cũng còn khó khăn, thì làm sao có thể uy hiếp nổi đất nước ta được. Bởi thế nên trong những Vận này, tuy HàNội cũng càng ngày càng suy yếu, nhưng vẫn không bị lệ thuộc hoặc mất nước vào tay kẻ thù phương Bắc. Ðó cũng là cái may cho dân tộc Việt Nam chúng ta, vì vận khí của Hà Nội và Bắc Kinh cũng gần như tương tự trong những giai đoạn hưng-phế, nên nước Trung Hoa mặc dù rộng lớn, nhưng vẫn không bao giờ có thể khuất phục ta được.
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      3. #13
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Bài trên là của tác giả Lâm Quốc Thanh, tổng giám đốc công ty Ba-Le Inc., một chủ doanh nghiệp tại Mỹ đoạt giải "Doanh Nhân xuất sắc" của Hawaii do Ernst & Young trao tặng.

        Đây là một đoạn trích nói về tiểu sử của ông Lâm Quốc Thanh: "Chỉ tính riêng từ 1998 đến 2000, tổng doanh thu của hãng đã tăng từ 2,6 triệu USD lên đến 4,8 triệu USD. Riêng năm 2001, con số đạt được hơn 5 triệu USD. Đến nay, Ba Lê đã phát triển mạng lưới 25 tiệm với hàng trăm nhân viên và đang dự định mở rộng sang Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Tân Gia Ba và có thể cả Việt Nam. Bí quyết kinh doanh của ông Thanh được tóm gọn trong một câu: "...Đối xử với khách như gia đình và bạn bè, sẵn sàng phục vụ 24/24 giờ". Có lần một chuyến bay bị hoãn giờ, họ đặt ông 300 bánh sandwich trong vòng một giờ và lập tức có ngay.

        Theo ông, làm ăn thì ưu tiên phải là tính trung thực. Ngay từ khi mới ra thị trường, chưa có tên tuổi nhiều, Ba Lê bảo đảm phẩm chất cao, đúng hẹn, giữ chữ tín. Ngoài ra, còn nên tránh kiểu kinh doanh ăn xổi mà phải tính chuyện dài lâu. Một bí quyết khác của ông Thanh là chăm lo tốt cho nhân viên. Ông coi nhân viên như người trong nhà...."

        (nguồn http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doa...2/12/3B9C3E05/)
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 01-10-09 lúc 10:27

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kimcuong" về bài viết có ích này:

        Ducminh (01-10-09)

      5. #14
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Chú ý: những năm trong bảng trên đều là những năm khởi đầu của mỗi Vận. Thí dụ như năm 964 là năm khởi đầu của Vận 1, nên từ năm đó cho đến năm 983 đều nằm trong Vận 1. Ðến năm 984 mới bước vào Vận 2....

        B
        6 7 2
        T 1 5 9 Đ
        8 3 4
        N

        * Lạc Thư: là một đồ bàn hình vuông, bên trong có 9 số (còn được gọi là Cửu tinh), mỗi tương ứng với mỗi Vận, đồng thời chiếm 1 vị trí và phương hướng nhất định như hình bên cạnh. Như vậy, muốn biết được sự hưng, suy của một thành phố trong Vận nào, ta chỉ cần quan sát những khu vực tương ứng trong Lạc Thư là sẽ tìm ra được lời giải đáp. Chẳng hạn như muốn biết khí số của Hà Nội trong Vận 7 như thế nào, trước hết ta cần nhìn vào Lạc Thư, sẽ thấy số 7 nằm ở phía Tây.
        Trên đây là đoạn sao lại từ trang 1 mà ducminh tải vào. KC thấy có điều nhầm lẫn ở hình Cửu tinh. Nếu nói vận 7 nằm ở phía Tây thì theo hình vẽ không phải là số 7 mà là số 1 (màu đỏ).

        Vận 2 cửu tinh đồ phi nghịch có phải là như sau, nhờ các anh kiểm lại:

        --------B-------
        -----6---1---8---
        -T--7---5---3-Đ-
        -----2---9---4---
        --------N--------

      6. #15
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        69
        Cảm ơn
        77
        Được cảm ơn: 50 lần
        trong 25 bài viết

        Default

        Theo tôi nguyên văn của bài viết này có phạm chính trị. Chính trị và tôn giáo là hai vấn đề nhạy cảm mà trong điều lệ khi đăng ký đã nêu rõ. Yêu cầu ban quản trị có ý kiến về bài viết này.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #16
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Default

        Chào ducminh .
        Bài viết này trước đây đã từng đăng trên một vài trang Web và Chính Quyền cũng đã có ý kiến vì dính líu đến Chính Trị . Bởi vậy tôi xin phép ducminh sẽ xóa trang này vào hôm nay .Mong sau này ducminh cẩn thận hơn .Thân chào
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/2 đầuđầu 12

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 33
        Bài mới: 23-10-10, 08:24

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •