Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 7 trên 7

      Threaded View

      1. #2
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        (Con người có thói quen mau quên. Mặc dù đã có bản án tử hình thi hành hai năm trước tại Singapore đối với NTVân, thời gian gần đây vẫn còn nhiều người VN từ Úc về VN và qua Úc mang theo bạch phiến bằng cách bỏ vào bịch cao su nuốt vào bụng và bị bắt quả tang tại các phi trường. Bài viết này là bài học thiết thực cho những ai nhắm mắt đưa chân muốn làm giàu bằng con đường phi pháp!).


        Người Xứ Vạn



        Chuyện gì đến đã đến! Chẳng ai cứu được mạng Vân, dẫu cho có những thế lực quyền uy nhất trên trái đất này van xin cũng chẳng ăn thua gì. Nguyễn Tường Vân đã bị treo cổ và chết tại nhà tù Chiangi Prison ở Singapore vào lúc 6 giờ sáng sớm thứ sáu ngày 2/12/05 (tức 8 giờ sáng ở Úc), trước Lễ Giáng sinh 23 ngày. Em đã về với tiểu thiên thần, về với các “little angels” như điều em mơ ước trước khi từ giã cõi đời ô trọc này!
        Trong lá thư não lòng cuối cùng từ nhà tù Chiangi gửi ra, em viết “Con mãn nguyện và chờ sẵn giờ ra đi ngay lúc này. Con thật sự tin tưởng vào ý Chúa đã định sẵn cho con thực hiện một nhiệm vụ nào đó… và bây giờ hầu như đã hoàn tất kế hoạch của Ngài. Chúa đang dọn sẵn các tiểu thiên thần chào đón và chơi với con khi con về với Ngài”. Em Vân đã không quên nói về niềm đau phải vĩnh viễn xa người Mẹ thân yêu và thú nhận rằng chính sự yếu đuối của mình đã giết chết mình! Lá thư này được viết sau khi có tin đơn ân xá của em đã bị chính quyền Singapore bác bỏ hồi cuối tháng 10 vừa qua.



        Nguyễn Tường Vân bị bắt về tội mang 396g bạch phiến (tương đương 26,000 lần chích) qua ngã phi trường Singapore hồi tháng 12/2002. Em cho biết làm việc này là để trả món nợ nần pháp lý cho luật sư của người anh em song sinh là Khoa, cũng can tội liên quan đến ma túy trước đó cũng như bạo hành. Chính quyền Singapore không cho phép bất cứ ai, kể cả bạn bè, gia đình thân thuộc và luật sư chứng kiến cuộc hành quyết. Thân nhân của em chỉ có thể thăm bằng cách nhìn qua khung cửa kính để an ủi nhau. Ngay cả lời yêu cầu rất nhỏ nhoi của bà Kim, Mẹ của Vân, cho gặp tận mặt đứa con để ôm hôn nó vào lòng lần chót cũng đã bị từ khước. Chỉ có một ân huệ duy nhất đã ban cho hai mẹ con, bà chỉ được nắm lấy bàn tay con giã từ qua khung cửa kính. Một nỗi an ủi cuối cùng cho Vân là có hai người bạn gái thân thương cũng đi theo cuộc hành trình này, đó là Bronwyn Lew và Kelly Ng., những người giúp mở rộng chiến dịch Reach Out với bàn tay đưa ra nhưng không thành công.



        Tất cả mọi vận động về pháp lý và ngoại giao nhằm cứu mạng Vân đã cạn kiệt. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Úc và cả ngoài nước lại có một cuộc vận động nhân đạo lớn lao đến thế. Từ các lãnh tụ chính quyền Úc như cựu Tổng Toàn quyền Úc Sir Dean William, như Thủ tướng John Howard, cố Thủ tướng Whitlam, Bob Hawke, cho đến các bộ trưởng Ngoại giao, bộ trưởng Tư pháp liên bang và tiểu bang, cho đến Giáo hội Công giáo mà Đức giáo hoàng là đại diện cùng các Giám mục Úc, cho đến các vị Dân biểu và Nghị sĩ thuộc các đảng ở quốc hội, kể cả cộng đồng người Việt ở Úc, Hội ân xá quốc tế v.v.., tất cả đều đã lên tiếng và đã rơi vào tai điếc của chính quyền Singapore. Riêng Nữ Hoàng Anh thì bà từ chối khéo vì lý do phải thông qua nội các. Có lẽ bà không muốn dính líu vào chuyện trần thế!



        Những vận động ráo riết của phát ngôn viên ngoại giao phe đối lập Kevin Rudd kêu gọi thủ tướng Úc đưa vấn đề này ra ở Hội nghị Lãnh tụ các nước trong khối Thịnh Vượng chung ở Malta cũng chẳng đi tới đâu. Chính phủ liên bang không thể đưa vụ này ra kiện ở Tòa án Công lý Quốc tế vì chính quyền Singapore không thừa nhận phán quyết của Tòa này. Thủ tướng John Howard cũng đã bác bỏ viêäc nên có “một phút im lặng” trên toàn quốc để truy điệu vong linh của Vân vào giờ hành quyết. Tuy nhiên một số người có cảm tình với số phận của Vân thì họ đã đốt những ngọn nến nhỏ tạo thành hình một ngọn nến lớn trước bãi cỏ của tòa nhà Quốc hội ở Canberra để cầu nguyện và tiễn đưa linh hồn Vân về cõi vĩnh hằng.



        Chưa hết, con tin được cứu sống nổi tiếng tại Iraq là ông Douglas Wood cũng đã lên tiếng kêu gọi dân Úc nên tiếp tục chiến dịch khoan hồng. Ông nói “Dân Úc đã cùng nhau hiệp lực để cứu tôi ra khỏi cảnh chết chóc thì nay hãy một lần nữa bằng mọi cách phải ngăn cản việc xảy ra thảm cảnh này”. Thật ra giữa ông Wood và Vân thì hai đối tượng này khác nhau. Một người thì làm điều lợi cho nước Úc, người kia thì ngược lại nên khó thể so sánh tương đương. Thủ tướng Tân Tây Lan bà Helen Clark cũng đã đưa ra lời kêu gọi không chính thức đối với thủ tướng Singapore nhưng dường như cũng chỉ là “nuớc đổ lá môn”. Riêng luật sư của Vân là trạng sư tài ba Lex Lasry, QC cũng phải lắc đầu mặc dù ông ta đã tung những đòn phép cuối cùng để cứu mạng Vân nhưng thảy đều thất bại.



        Trong lá thư gửi đến Tổng thống Singapore S.R. Nathan, em Vân đã ghi lại sự sám hối con người mình như thế nào kể từ khi bị bắt hồi tháng 12/2002. Vân viết “Tôi cảm thấy vô cùng ân hận và đau buồn khi nghĩ đến gia đình các nạn nhân bị liên lụy vào việc dùng ma túy…”. Vân không than trách ai mà chỉ tự trách mình, chính sự yếu đuối đã giết chết em. Em viết tiếp “Tôi chấp nhận trách nhiệm về việc mình làm…”. Ngồi trong tù cô độc, em đếm chuỗi ngày dài bằng màu mực cạn khô của cây bút Big. Em nói về nỗi đau thương nhớ người thân, đặc biệt là nhớ Mẹ em viết “Nỗi đau vắng Mẹ nhức buốt hơn bất cứ nhục hình nào em đã chịu…”.



        Vân là người tử tù quá đổi quen thuộc trong các bạn tù nhưng em nhất định không cho bạn tù biết ngày hành quyết của mình để họ khỏi lo lắng. Ở trong tù, người gần gũi duy nhất với em là Chúa. Chúa và niềm tin là lẽ sống duy nhất trong những ngày dài ở đó. Trong lá thư viết cho bạn bè trước khi đơn xin ân xá bị bác, Vân tỏ bày “Niềm tin vào Thiên Chúa và ân sủng vô biên của Ngài đã chiếu sáng trong tôi và giữ cho tôi được sống, đặc biệt trong những giờ phút đen tối nhất của đời mình”.



        Trước khi chết, Vân sẽ không còn nhìn thấy lại ánh nắng ban ngày cũng như không được hít thở không khí trong lành nữa. Em bị nhốt vào cái phòng nhỏ vuông vắn 3mx3m trong khu vực an ninh tối đa với một toilet và một chiếc chiếu để ngủ, phòng không có giường nhưng có một cái xô để rửa ráy và đặc ân có một máy truyền hình. Kể từ lúc đó, đời sống còn lại của Vân hoàn toàn bị viên cai ngục điều khiển. Mỗi ngày thân nhân chỉ được phép một giờ thăm viếng nhưng không được phép gần gũi nhau, tất cả đều ngăn cách bởi tấm kính. Những ngày cuối là những ngày đầy nước mắt nhưng bạn bè cố đổi buồn thành vui bằng những chuyện tếu và nụ cười. Cha tuyên úy của Vân là Gregoire Văn Giang cho biết hiện giờ “tinh thần và đức tin của Vân rất mạnh” để sẵn sàng ra đi.



        Khi đồng hồ gõ đúng 6 tiếng vào chiều Thứ Năm ngày 1/12 thì Vân được thò tay ra nắm tay Mẹ lần cuối giữa hai bên khung cửa kính để nói lời giã biệt tới Mẹ và Khoa. Đây là giờ phút cuối cùng em được phép liên lạc với thế giới bên ngoài. Sau đó, gia đình thân nhân kể cả luật sư của em sẽ phải đi ra khỏi nhà tù Changi. Tuy luật lệ và định chế khắt khe áp đặt sẵn của nhà tù nhưng theo truyền thống thì luật lệ này sẽ dễ dãi đôi chút vào những ngày cuối. Trước ngày hành quyết một ngày, Vân, nay 25 tuổi, sẽ nhận được một chút tiền của chính phủ Singapore để mua thức ăn chọn sẵn hoặc take away food (mà trước đây thường phải chia chung với các bạn tù). Thêm vào đó, có chút xa xỉ là được cấp cho một ly cà phê thật bự (ly nhựa) để nhấp nháp suốt ngày cho đến khi hết thì thôi. Cũng trong ngày cuối này, Vân sẽ được đưa ra từ căn phòng nhỏ xíu của nhà tù ra phòng ngoài để thợ chụp hình đến chụp tấm ảnh cuối cùng làm quà “kỷ niệm” cho gia đình. Chỗ tử hình Vân cách phòng giam em chỉ có vài thước.



        Theo phong tục lạ lùng của nhà tù dành cho tử tội, Vân được phép thay bộ quần vàng với chiếc áo trắng mang số tù nhân C85604 để mặc bộ đồ mới mà Mẹ mang cho em để chụp hình. Vân sẽ cố gắng nhoẻn miệng cười trước ống kính của phó nhòm khi anh ta đứng dựa lưng vào tường và chụp đủ 13 kiểu khác nhau. Khi cuộc hành quyết đã thực hiện xong và tử thi của Vân được trao trả cho gia đình mang về lại Úc, nhà tù sẽ trao cho Mẹ của Vân 13 tấm ảnh này như món quà cuối cùng của chính phủ Singapore!
        Thân chào
        Hoa Mai

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoa mai" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (26-12-17)

      Đề tài tương tự

      1. Danh ngôn về Đàn Bà
        By thulankl in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 1
        Bài mới: 03-05-11, 09:18
      2. Ma y thần tướng diễn thi
        By hoa mai in forum Nhân tướng học
        Trả lời: 1
        Bài mới: 14-03-11, 04:38
      3. Thông điệp từ những người anh
        By hoa mai in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
        Trả lời: 4
        Bài mới: 11-03-11, 23:02
      4. Người Việt và tiếng Việt tại Úc
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-01-11, 13:21

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •