Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 5 trên 5

    Ðề tài: Corée du Nord

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Thumbs up Corée du Nord

        [IMG]http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/05/Eunsun-Kin_2012.jpg[/IMG]

        Chuyện bé gái 9 năm trốn chạy Bắc triều


        Hiện nay, chỉ có khoảng hai chục ngàn người Bắc Hàn đến được Nam Hàn trong số 22 triệu dân Bắc Hàn.

        Con số thật ít ỏi vì biên giới Nam- Bắc Hàn được canh phòng rất kỹ lưỡng. Người ta nói một con chó chui qua cũng không lọt.

        Vì thế, sau này phần lớn những người Bắc Hàn chọn con đường tỵ nạn đi ngả qua Trung Quốc. Cho đến năm 1999 mới chỉ có khoảng hơn 1000 người đến được Nam Hàn. Nhưng con số này hiện có dấu hiệu gia tăng thêm nhiều.

        Vì vậy, Bắc Hàn vẫn là một trong những nước cộng sản hiếm hoi còn sót lại ở mức độ chậm tiến, độc đoán và tồi tệ nhất mà ít người được biết đầy đủ những gì thực sự đang xảy ra ở nơi hỏa ngục trần gian ấy.

        Sau đây là một trong những câu chuyện thương tâm ấy được viết lại của một cô gái tạm gọi là Eunsun Kim(tên giả để tránh mọi sự trả thù của chính quyền Bình Nhưỡng đối với những thân nhân còn bị kẹt lại) và được một ký giả Pháp, ông Sébastien Falletti làm việc ở Hán Thành viết cho các tờ Le Figaro và tờ Le Point đã giúp cô Eunsun Kim trong việc biên tập cuốn sách này.

        Cuốn sách có nhan đề là: Corée Du Nord. 9 ans pour fuir L’enfer. Xuất bản mới đây, tháng 3/2012. (Bắc Hàn, 9 năm để đào thoát khỏi địa ngục)

        Tôi đã đọc một mạch hết cuốn sách này. Đọc đến đâu thấm đến đó. Tuy nhiên, nhiều điều tôi vẫn không thể mường tượng nổi được. Một Nam Hàn nay thuộc các nước phát triển hàng đầu của Á Châu lại có thể có một Bắc Hàn chậm lụt, mọi rợ, kém văn minh và để dân chết đói như thế!

        Đọc để nhớ, để so sánh, để một cách khác thương dân mình hiện nay còn bị đầy đọa bởi người cộng sản. Đọc cũng như thể thấy lại được chính mình, tìm lại được những ngày tháng lao đao trên biển cả cách đây hơn 30 năm.

        Nhưng khi đọc cuốn sách này, người ta không thể trông chờ ở một cô nữ sinh ở độ tuổi 11 khi trốn ra khỏi Bắc Hàn có thể thấy hết và tố cáo một cách có hệ thống về sự tàn bạo của chế độ Cộng Sản. Đó không phải là việc của cô có thể làm được.

        Nhưng những điều gì cô nói ra đều là sự thật không thêm bớt từ của miệng một đứa trẻ. Nó có giá trị tự tại của nó- giá trị trung thực và ngây thơ của một đứa trẻ chưa phân biệt rõ biên giới thiện ác-.

        Đọc cuốn chuyện này, nó nhắc nhở chúng ta câu chuyện cuốn Nhật ký của một cô gái người Đức, gốc Do Thái, Anne Frank (Journal d’Anne Frank, năm 1942) đã làm lay động lương tâm cả nhân loại cách đây hơn nửa thế kỷ.

        Kết thúc số phận của cô Eunsun Kim đã hẳn không bi thảm như số phận đã dành cho Anne Frank. Anne Frank bị chết trong trại tập trung về bệnh sốt rét. Và cuốn nhật ký của cô may mắn được tìm thấy sau này đưa những trang nhật ký của cô trở thành tiếng nói thức tỉnh lương tâm nhân loại.

        Còn cô Kim sau 9 năm trốn chạy với biết bao khốn khổ và nhục nhã cuối cùng thì cũng đã đến được bến bờ Tự Do. Chúng ta đã hẳn chẳng ai mong muốn một số phận hẩm hiu dành cho cô Kim để được người đời thương tiếc như Anne Frank!!

        Câu chuyện bắt đầu vào năm Kim được 11 tuổi. Đó là tháng 12/ 1997. Gia đình Kim cũng như nhiều gia đình khác ở Bắc Hàn đang lâm vào cảnh đói trầm trọng. Con số người chết đói không ai tính hết được. Nó có thể lên đến nửa triệu mà cũng có thể lên đến con số hàng triệu người.

        Cái chết của hàng triệu người dân Bắc Hàn vào cuối thập niên 1999 trong khi bờ bên kia vĩ tuyến – dân Nam Hàn có cuộc sống ấm no và thịnh vượng thuộc những nước hàng đầu ở Đông Nam Á.

        Điều đó đủ nói lên một thực tế hiển nhiên: Một bên là Thiên Đàng, bên kia là địa ngục.

        Bố mẹ Kim đã phải bán tất cả những gì có thể bán được để đối lấy miếng ăn. Chỉ trừ một cái bàn mà trên bức tường còn treo hai bức ảnh lãnh tụ ” Tổng thống muôn đời” Kim II-Sung và người con kế vị Kim Jong-il. Họ đang từ trên đó nhìn xuống gia đình Kim với những lời hứa hẹn một Bắc Hàn “Hùng cường và thịnh vượng “!!. Đó chỉ là những lời tuyên truyền dối trá, phỉnh gạt dân Bắc Hàn từ hơn 30 năm rồi mà sau này Kim mới vỡ lẽ ra.

        Họ không thể đốt hai bức ảnh để bán hai cái khung ảnh đó được, vì nếu bị khám phá, họ sẽ bị phạm tội bất kính và lãnh án tử hình. Chỉ cần có những lời lẽ xúc phạm đến lãnh tụ thì kể như cuộc đời kể như tàn.

        Kim nhớ lại hồi còn đi học tiểu học, chính quyền đã tập trung các học sinh tại sân vận động để chứng kiến những cảnh hành quyết các tội nhân bị kết án xử bắn, trong đó có những phạm nhân đã phạm tội “bất kính”với lãnh tụ.

        Bắt trẻ con chứng kiến những cảnh hành hình dã man như vậy đến các chế độ nô lệ phong kiến thời xưa cũng không làm. Nó cũng nhắc nhở mọi người nhớ lại cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất thời 1954. Cả dân làng bị xách động đi dự những phiên xử đấu tố địa chủ mà mọi người bị ép buộc phải lên tố cáo.

        Bắc Hàn hay miền Bắc cộng, cộng sản ở đâu cũng cùng một phương thức cộng sản, nếu có khác chăng là ở mức độ tàn bạo nhiều hay ít. Lúc nào nó cũng nhắc đến nhân dân, nhưng nhân dân là công cụ, là cỏ rác, là thành phần bị lợi dụng và bóc lột hơn ai hết. Tại Trung Quốc, 800 triệu nông dân ì ạch vác 30 thứ thuế đủ loại trên vai. Mà ở Vn thời bao cấp, có 2000 trạm thu thuế từ Bắc chí Nam. Nó moi móc, lục soát, nắn bóp dờ nắn cơ thể những người phụ nữ đi buôn chui trên xe hàng, xe lửa để đánh thuế vài kí gạo, vài ký thịt.

        Còn hiện nay, chính quyền bắc hàn vẫn có thể trơ trẽn, tráo trở gọi đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.
        Kim đã chứng kiến nhiều lần các cuộc xử bắn như thế. Xác các nạn nhân sau đó còn bị các tên lính lấy bộ óc ăn sống vì họ tin rằng chữa được nhiều bệnh.

        Tôi tin là cô Kim không thể viết bịa điều này và tôi tin là mọi người đọc cô Kim với lối viết xem như “bình thản”, ” không mảy may xúc động”, ” không nôn mửa”, không để lại một ấn tượng sâu xa nào khi chứng kiến cảnh hành hình này là điều làm tôi kinh sợ nhất.

        Cô đã bị đầu độc đến tận xương tủy, tận tim óc mà các hệ thống dây thần kinh cảm giác đều bị liệt kháng. Những con người trong guồng máy độc tài toàn trị là những con vật-người. Những bộ máy biết đi.

        Đó là bệnh vô cảm liệt kháng hiện nay tại các nước XHCN, nhất là tại ....... và Trung Quốc.

        Cái mâu thuẫn đến vô lý là cô có thể xúc động, khóc dễ dàng khi nghe tin lãnh tụ cộng sản họ Kim chết. Cô viết như thế này:

        ” Comme tout le monde, au lendemain de la mort de Kim II-sung, J’ai craqué” (Như tất cả mọi người hôm sau ngày lãnh tụ Kim II-sung chết, tôi bật khóc).

        Nhưng cô lại gần như thản nhiên khi chứng kiến những cảnh phạm nhân bị trói bị bịt mắt, bị hành hình và não bị người ta ăn sống.

        Đây là một đoạn văn vắn gọn trong một vài dòng của môt cô gái đã làm tôi xúc động vì sự ngây thơ, vô tội của cô và nhìn thấy bản chất tàn độc vô vàn của chế độ ấy.

        Trước đây, gia đình Kim còn có miếng ăn vì mẹ Kim làm trong một nhà bếp ở nhà thương ở một trại mỏ, bà biết thu vén, chắt chiu mang đồ ăn dư thừa về nuôi cả nhà.

        Từ đây cho đến hết cuốn hồi ký, hình ảnh bà mẹ Kim- mặc dù chỉ là nhân vật phụ- đã ám ảnh tôi suốt hành trình cuộc sống của một gia đình Bắc Hàn tiêu biểu. Bà là thứ mà chỉ dùng những biểu tượng trong thiên nhiên may ra mới nói hết được. Bà như một cây cổ thụ được Sơn Nam mô tả như sau:

        “Như những cây cổ thụ bám vào kẽ đá. Mùa nắng không một giọt nước, ấy thế mà cây sống gan lì, đôi khi tòn ten, dộng đầu xuống đất, trở gốc lên trời, chờ ngày xa xôi nào đó, trời sẽ mưa, hoặc đêm đến, sương rơi mịn màng”.

        Nhưng thiên nhiên còn có hy vọng có ngày mưa, cộng sản có ngày nào là ngày mưa?

        Người đàn bà xem ra yếu đuối, mảnh mai, một người đàn bà như muôn người đàn bà khác lại có sức mạnh phi thường- sức mạnh của bản năng sinh tồn- sức mạnh của giống cái bảo vệ đàn con của nó-. Một sức mạnh vô địch mà ngay đến mãnh hổ khi đối đầu cũng phải chùn bước.

        Đó là cái khám phá thứ hai đến kinh dị khi tôi đọc cuốn Hồi ký này.

        Những người khác trong bối cảnh một xã hội hà khắc, bất nhân lần lượt gục ngã như những cây chuối trong cảnh “chém treo ngành”, thân gục xuống lót đường cho một hy vọng ánh sáng lóe lên (. và rồi ánh sáng hiện ra, sách Sáng thế kỷ (1,3).

        Hay như lời tuyên bố bánh vẽ của Mao ngày 9, tháng giêng 1963 như sau:

        “Thời gian cấp bách mà còn biết bao nhiêu điều phải làm. Trời đất vẫn quay và ngày tháng qua mau. 10 ngàn năm thì quá lâu!

        Hãy nắm lấy ngày hôm nay! Hãy nắm lấy nó “.

        Nhưng ngày hôm nay là ngày gì? Ngày bất tận- ngày dài không bao giờ dứt- ngày bất hạnh với bước nhảy vọt 1958-1959. Ngày của cách mạng văn hóa.

        Và tháng 10, 1966 Mao dõng dạc tuyên bố:

        “Chính ta là người đốt lên ngọn lửa của cuộc hỏa hoạn”.

        Những con vật hy sinh cho ngày ấy lần lượt là bà ngoại, ông ngoại của Kim rồi bất hạnh nhất đến lượt bố Kim chết vì đói. Bố Kim chết, không có đến miếng cỗ ván để chôn.

        Ông là người đàn ông chỉ có thể mạnh và tồn tại trong một xã hội Người-Người và trở thành bất lực, gục ngã trong một xã hội Người-súc vật. Ông chỉ có cái đầu, nhưng lại thiếu một lá gan trong một đất nước mà “Một con cá lội , mấy người buông câu”. Nói cho cạn nghĩa, ông chỉ có cái “giá trị trú ẩn” (mượn lại một từ kinh tế valeur refuge) trong một xã hội có tổ chức, có pháp luật. Ông không có khả năng tồn tại trong một một xã hội mà tính phá sản mang tính chất lừa đảo(Faillite frauduleuse)-một xã hội lưu manh vườn và lưu manh mang tính Đảng.

        Vì thế, ông gục ngã dễ dàng mà đến lúc chết cũng không biết tại sao một người như ông lại chết- một người lương thiện- lại là người chết đầu tiên, chết trước những người như vợ ông.
        Còn lại trên đời này ba người đàn bà mà xã hội đã chừa lại:

        Mẹ Kim, chị gái và Kim.

        Ai có thể nghĩ rằng, người đàn bà yếu đuối này có thể tồn tại giữa báo táp thời đại?

        Mẹ và chị của Kim đã quyết định bỏ đi tìm”miếng ăn hy vọng” ở bến tàu chưa về.Kim chờ đợi trong sáu ngày bị bỏ đói và đã viết chúc thư để lại như sau:

        “Mẹ ơi. Con chờ đợi mẹ mãi chưa về. Nay đã 6 ngày rồi chờ đợi mẹ. Con biết rằng con sắp chết. Tại sao mẹ không về? Rồi cô thiếp đi tưởng chắc rằng sẽ không còn thức dạy nữa”.
        thay đổi nội dung bởi: hoa mai, 05-06-12 lúc 18:45
        Thân chào
        Hoa Mai

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoa mai" về bài viết có ích này:

        vân từ (12-06-12)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •