Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
Chào các bạn,
Chúng ta đã biết qua Tuần Đầu (bài trước), nay chúng ta nói đến Phù Đầu.
Theo thời gia Kỳ Môn, túc dùng Can Chi giờ để bày quẻ Kỳ Môn thì 60 giờ can chi là một nguyên.
Một ngày theo âm lịch thì có 12 giờ can chi, như vậy 5 ngày có tổng cộng 60.
Tam nguyên tức có 180 giờ, tức 15 ngày. 5 ngày còn gọi là một hầu.
Một nằm có 24 tiết khí, theo âm lịch thì lấy 360 làm móc (dĩ nhiên thiếu đi 5 ngày mấy nên có năm phải nhuận 1 tháng). 360 ngày chia 24 tiết khí, cho nên mỗi tiết khí có 15 ngày (dĩ nhiên củng chỉ là móc, gì thực tế tiết khí có khi đến sớm hoặc đến muộn nên ky môn mới có phép siêu thần tiếp khí và phép nhuận).

180 giờ (can chi) chia làm tam nguyên, Thượng nguyên, Trung nguyên, và Hạ nguyên, mỗi nguyên 60 giờ (hoặc can chi).

Như vậy 5 ngày là một nguyên, nếu ta lấy móc Giáp Tý khởi thượng nguyên, thì sau 5 ngày (60 giờ), sẻ là trung nguyên Kỷ Tỵ, lại sau 5 ngày (60 giờ) nửa là Hạ nguyên Giáp Tuất.

Nếu ta tuần tự đi hết 60 can chi, thì ta sẻ có bản sau:

ThNguyên Giáp Tý, TrNguyên Kỷ Tỵ, HạNguyên Giáp Tuất
ThNguyên Kỷ Mão, TrNguyên Giáp Thân, HạNguyên Kỷ Sửu
ThNguyên Giáp Ngọ, TrNguyên Kỷ Hợi, HạNguyên Giáp Thìn
ThNguyên Kỷ Dậu, TrNguyên Giáp Dần, HạNguyên Kỷ Mùi
ThNguyên GiápTý, . . .

Sau đó sẻ lập lại y vậy. Tù sự liệt kê trên, ta thấy rằng:
Thượng nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Trung nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi
Hạ nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Bài trước ta biết Tuần Đầu đều khởi Giáp (1 tuần 10 ngày, hay Can Chi, từ Giáp đến Quý)
Nhưng Phù Đầu là ám chỉ đến 5 ngày 60 giờ, để biết ngày đó thuộc Thượng Trung hay Hạ nguyên của tiết khí, vì một tiết khí có 15 ngày, tức 3 hầu, củng là thượng trung hạ nguyên 60x3 = 180 giờ Can Chi.

Thí dụ như Nhâm Tuất
Theo phép tính nhẫm Tuần Đầu thì
Nhâm Tuất, Quý Hợi, bỏ Giáp Tý, Ất Sửu, tới chi Dần, như vậy Nhâm Tuất có Tuần Đầu là Giáp Dần, vậy Phù Đầu là gì?
Từ Giáp Dần, ta đếm, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, ta thấy đếm qua can Kỷ, đây chính là Phù Đầu.
Ta thấu rằng Kỷ kết hợp với Thìn Tuất Sửu Mùi, tức ta biết Nhâm Tuất thuộc về Hạ Nguyên của tiết khí vậy.

Thí dụ Mậu Tý
Theo phép tính nhẫm thì
Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, bỏ Giáp Ngọ, Ất Mùi, chi kế là Thân, vậy Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân (tức Tuần Đầu là Giáp Thân), vậy Phù Đầu là gì?
Ta lại khởi Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, ta thấy rằng không có can Kỷ nào tức Giáp Thân củng chính là Phù Đầu vậy. Tức là Giáp Thần vừa là Tuần Đầu, vừa là Phù Đầu.
Giáp Kỷ kết hợp với Tý Ngọ Mão Dậu thuộc về Thượng Nguyên, như vậy ta biết Mậu Tý nằm trong Thượng nguyên của tiết khí.

Phép tìm Phù Đầu
Khởi từ Tuần Đầu đếm tới Can Chi, nếu qua can Kỷ thì đây là Phù đâu, nếu không đi qua Kỷ thì Giáp củng chính là Phù đâu.
Sau đó xem Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Thượng nguyên, nếu kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi, thì là Trung nguyên, kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì là Hạ nguyên.

Theo phép khởi Trường sinh, thì Dần Thân Tỵ Hợi đều là chở khởi Trường Sinh, nên còn được gọi là Tứ Sinh,
Tý Ngọ Mão Dậu đều là nơi Đế Vượng nên còn được gọi là Tứ Vượng, Thìn Tuất Sửu Mùi đều là nơi Mộ nên còn được gọi là Tứ Mộ.
Theo 4 mùa, thì mỗi mùa có 3 tháng, tháng đầu của mùa thì gọi là Mạnh, giữa mùa thì gọi là Trọng, cuối mùa thì gọi là Quý. Mùa xuân bắt đầu tiết Lập Xuân tháng giêng Kiến Dần, qua Dần Mão Thìn 3 tháng thì tới mùa Hạ, tháng Tỵ Ngọ Mùi, lại tới mùa Thu tháng Thân Dậu Tuất, và mùa Đông tháng Hợi Tý Sửu.
Như vậy:
Xuân: Dần, Mão, Thìn
Hạ: Tỵ, Ngọ, Mùi
Thu: Thân, Dậu, Tuất
Đông: Hợi, Tý, Sửu
Vì vậy cho nên
Dần Thân Tỵ Hợi còn được gọi là Tứ Mạnh
Tý Ngọ Mão Dậu còn được gọi là Tứ Trọng
Thìn Tuất Sửu Mùi còn được gọi là Tứ Quý.
Em có thắc mắc là nếu theo cách tính trên thì Mậu Tý có Giáp Thân vừa là Tuần đầu vừa là Phù đầu và thuộc TRUNG NGUYÊN chứ sao lại là THƯỢNG NGUYÊN nhỉ?