Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 7/13 đầuđầu ... 56789 ... cuốicuối
    kết quả từ 61 tới 70 trên 127
      1. #61
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi thipham Xem bài gởi
        Can Thiên Can Địa trên Trục Tây Bắc, Đông Nam được cách cát như: Kỷ gia Mậu là cách Khuyển ngộ Thanh long lại gặp môn cát là Sinh thì mưu vọng vừa lòng , Mậu gia Ất là cách Thanh Long hợp: linh môn tốt thì tốt môn thì thì hung mà gặp Cảnh môn cũng tương đối và Ất gia Bính là cách Kỳ nghi thuận toại gặp cát tinh thì thăng quan tiến chức (Hưu môn). Ngoài ra các hướng còn lại đều là cách xấu.
        Giả sử người tuổi Ất Tỵ thì Can mệnh nằm tại cung Càn địa bàn, thiên bàn có sao Thiên Cầm(Thổ) gặp tướng khí tại tháng 9( tháng Tuất). Lại có Hưu môn và thần Cửu Địa thì rất tốt.
        Tuổi Ất Tỵ thì Phù đầu là Giáp Thìn Nhâm mà Nhâm trên Thiên bàn hay địa bàn đều bị cách xấu. Không biết trường hợp này xét như thế nào thưa bác VinhL? Và xin bác giải thích thêm về phần Ngũ hành sinh khắc tinh cung ạ. Cảm ơn bác!
        Tinh có vượng tướng suy tù tử, cung là phương hướng củng có ngữ hành vượng tướng suy tù tử, đều căn cứ vào tứ thời, 4 mùa, tức Nguyệt lệnh. So sánh sự sinh khắc của tinh trên thiên bàn đến cung ở địa bàn. Sau đó xem đến Bát Môn đóng mở như thế nào.

        Xem ra bạn đã có đủ căn bản để đọc và hiểu quyển Kỳ Môn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư rồi. Đem nó ra đọc và nghiền ngẫm, suy tư, từ từ sẻ thấu!!!

        Hihihihihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        dongduc (09-04-21),thipham (28-09-13)

      3. #62
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi duong.hkls Xem bài gởi
        Anh dậy em cách xác định ngày Dương quý không vong, ngày Âm quý không vong, ngày không vong có kỵ riêng tuổi nào không
        cách xác định giờ không vong
        cách xác định giờ dương quý nhân, âm quý nhân, quý nhân đăng thiên môn, ý nghĩa từng giờ
        có giờ không vong trong ngày không vong không, nếu có thì sao.
        Thực sự là anh giúp em mấy câu hỏi này, em cảm ơn anh nhiều, nhiều, nhiều lắm.

        Thêm 1 câu hỏi nưa là dùng theo âm lịch thường hay theo lịch tiết khí, tất cả các ngày trên có quan hệ trực ngày theo tiết khí không. Nếu có gì anh gửi mail cũng được anh ạ.
        Làm gì có Quý Không Vong nhỉ?
        Không Vong là do Thiên Can có 10 mà Địa Chi có 12, cho nên mỗi tuần của Lục Giáp thiếu đi 2 chi. 2 chi đó gọi là Không Vong!!!
        Niên Nguyệt Nhật Thời đều củng theo lý đó.
        Như
        Tuần Giáp Tý thì Giáp Tý, Ất Sửu .... đến Quý Dậu là 10 Can, hai chi Tuất và Hợi không có Can của tuần Giáp Tý, cho nên trong Tuần Giáp Tý thì Tuất Hợi là Không Vong.

        Tuần Giáp Tuất thì Giáp Tuất, Ất Hợi ... đến Quý Mùi là 10 Can, hai chi Thân Dậu không có Can của Tuần Giáp Tuất, nên Thân Dậu là Không Vong.

        Trong Tử Vi gọi đó là Tuần trung Không Vong, tức Tuần trong Tuần Triệt của Tử Vi.
        Triệt Lộ Không Vong, là trong tuần Giáp gặp Can Nhâm Quý. Ý tượng của nó là đường đang đi gặp sông chắn lối. Trong phong thuỷ lại có câu, khí, giới thủy tắc chỉ (khí gặp nước thì dừng).
        Như Tuần Giáp Tý, Nhâm Thân Quý Dậu là Triệt vậy!!!

        Ngoài hai loại Không Vong này ra còn có Tứ Đại Không Vong, do Ngũ Hành Nạp Âm, mỗi Tuần Giáp không nạp đủ 5 hành. Hành thiếu thi gọi là Tứ Đại Không Vong (Can và Chi).
        Như:
        Tuần Giáp Tý, từ Giáp Tý, Ất Sửu đến Quý Hợi thì ta có:
        G.Tý A.Sửu Kim, B.Dần Đ.Mão Hỏa, M.Thìn K.Tỵ Mộc, C.Ngọ T.Mùi Thổ, N.Thân Q.Dậu Kim. Vậy hành nạp âm trong tuần Giáp Tý có Kim Hỏa Mộc Thổ Kim, thiếu đi hành Thủy. Thiên Can hành thủy là Nhâm Quý, Địa Chi hành thủy là Tý Hợi. Vậy trong tuần Giáp Tý Nhâm Quý, Tý Hợi là tứ Đại Không Vong.
        Tuần Giáp Tuất nạp âm có hành: G.Tuất A.Hợi Hỏa, B.Tý Đ.Sửu Thủy, M.Dần K.Mão Thổ, C.Thìn T.Tỵ Kim, N.Ngọ Q.Mùi Mộc. Tức có Hỏa Thủy Thổ Kim Mộc, đủ 5 hành nên không có Không Vong.
        Tuần Giáp Thân nạp âm có hành: G.Thân A.Dậu Thủy, B.Tuất Đ.Hợi Thổ, M.Tý K.Sửu Hỏa, C.Dần T.Mão Mộc, N.Thìn Q.Tỵ Thủy. Tức trong tuần này có Thủy Thổ Hỏa Mộc Thủy, thiếu đi hành Kim. Thiên Can hành Kim thì có Canh Tân, Địa Chi hành Kim thì có Thân Dậu. Vậy trong tuần Giáp Thân, Canh Tân Thân Dậu kim là tứ đại không vong.

        Giáp Ngọ và Giáp Tý tương đương, thiếu Thủy, từ Nhâm Quý Tý Hợi là Tứ Đại Không Vong.
        Giáp Thìn và Giáp Tuất tương đương, không có Tứ Đại Không Vong.
        Giáp Dần và Giáp Thân tương đương, thiếu Kim, tức Canh Tân Thân Dậu là Tứ Đại Không Vong.

        Thí dụ ngày Bính Tuất.
        Bính Tuất thuộc tuần Giáp Thân. Tuần Giáp Thân, Ngọ Mùi là Tuần Trung Không Vong. Giáp Thân thiếu nạp âm Kim, cho nên trong Tuần Giáp Thân, mà gặp Canh Tân, hay Thân Dậu đều coi là Tứ Đại Không Vong. Trong ngày Bính Tuất (thuộc tuần Giáp Thân), gieo quẻ dịch, kỳ môn, vv.... mà gặp Ngọ Mùi là Không Vong (Tuần Không), gặp Canh Tân Thân Dậu là Tứ Đại Không Vong.
        Theo tiểu sinh thì Tuần Không quan trọng hơn, chỉ khi nào ứng dụng đến nạp âm, thì mới xem Tứ Đại Không Vong!!!

        Tóm lại, từ Không Vong ý nói Thiếu. Cổ nhân nói "Khóa trung ngộ đáo Không Vong, phàm hửu mưu dụng, kiết hung bất thành, kiết sử bất kiết, hung sự phi hung".


        Cách tính Quý Nhân Đăng Thiên Môn, thì rắc rối hơn. Tiểu sinh đã có đăng trên mạng, bạn cưỡi ngổng tìm sẻ gặp mà.

        Hihihihihihihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 27-09-13 lúc 20:53
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        thipham (28-09-13),trampervn (28-10-16)

      5. #63
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        16
        Cảm ơn
        123
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Bác vinhL cho em hỏi chút về vị trí phân dã cửu cung của viet nam , ví dụ tp hà nội .hải phòng .thái bình .hay nam định thuộc về cung nào trong cửu cung va bát môn trong kỳ môn độn giáp
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #64
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        16
        Cảm ơn
        123
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        còn 1 phần nửa muốn hỏi bác là. Trong Nhâm Cầm độn toán thì lục nhâm va độn giáp em đã biết qua loa còn chữ CẦM ĐỘN ở đây là jì vậy bác nếu có thể bác giúp em hiểu thêm về vấn đề này . CẢM ƠN BÁC NHIỀU

        Cầm độn là thuật tính 28 tú cho năm tháng ngày giờ, kếp hợp với cầm thú!!!
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 30-09-13 lúc 13:17
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #65
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        150
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 49 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        Cảm ơn anh Vinh, em chép từ vài blog mấy dị bản, đều là blog của các thành viên nổi tiếng diễn đàn, anh nhận xét giúp nhé.
        Dị bản 1 ngoài ngoặc, Dị bản 2 trong ngoặc – ngày không vong
        Tháng giêng (hay mùa xuân) ngày tuất, hợi là không vong
        Tháng tư (hay mùa hè) ngày tí, dần, tỵ (hay tí, tỵ, thìn) là không vong
        Tháng bẩy (hay mùa thu) ngày dậu, thân, sửu (hay ngọ, dần, thân, sửu) là không vong
        Tháng mười (hay mùa đông) ngày dậu, mão, dần (hay dần, mão, ngọ) là không vong
        Dị bản 1 – giờ không vong – là 1 trong 6 giờ lưu niên, tốc hỉ, xích khẩu, tiểu cát, không vong, đại an
        Dị bản 2 - giờ không vong – Ngày Giáp Thân giờ Kỷ Dậu, Ngày Ất Mùi giờ Canh Ngọ, Ngày Bính Thìn giờ Tân Tỵ, Ngày Đinh Mão giờ Nhâm dần, Ngày Mậu Tý giờ Quý Sửu.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #66
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi duong.hkls Xem bài gởi
        Cảm ơn anh Vinh, em chép từ vài blog mấy dị bản, đều là blog của các thành viên nổi tiếng diễn đàn, anh nhận xét giúp nhé.
        Dị bản 1 ngoài ngoặc, Dị bản 2 trong ngoặc – ngày không vong
        Tháng giêng (hay mùa xuân) ngày tuất, hợi là không vong
        Tháng tư (hay mùa hè) ngày tí, dần, tỵ (hay tí, tỵ, thìn) là không vong
        Tháng bẩy (hay mùa thu) ngày dậu, thân, sửu (hay ngọ, dần, thân, sửu) là không vong
        Tháng mười (hay mùa đông) ngày dậu, mão, dần (hay dần, mão, ngọ) là không vong
        Dị bản 1 – giờ không vong – là 1 trong 6 giờ lưu niên, tốc hỉ, xích khẩu, tiểu cát, không vong, đại an
        Dị bản 2 - giờ không vong – Ngày Giáp Thân giờ Kỷ Dậu, Ngày Ất Mùi giờ Canh Ngọ, Ngày Bính Thìn giờ Tân Tỵ, Ngày Đinh Mão giờ Nhâm dần, Ngày Mậu Tý giờ Quý Sửu.
        Thuật Trạch Nhật, thì còn hơn cả thuật phong thủy về sự hổn tạp, đến ông Hoàng Đế phải xuất bản quyển Hiệp Kỷ Biện Phương Thư, để loại bớt đi phần cặn bả!!!
        HIhihihihihihihihihi

        Dị bản 1: đó là Lục Diệu chưởng quyết để xem nhanh, chọn lẹ, ngày tốt xấu, chẳng phải chi tiết đâu. Nó được đăng trong quyển chọn ngày (Tụ Bảo Lâu)!!!
        Dị bản 2:
        Can Ngày, Can Giờ, Chi Ngày Chi Giờ
        Giáp Kỷ, Thân Dậu
        Ất Canh, Mùi Ngọ
        Bính Tân, Thìn Tỵ
        Đinh Nhâm, Mão Dần
        Mậu Quý, Tý Sửu
        Can Ngày Can Giờ đều là ngũ hợp. Chi Ngày Chi giờ, hai chi một cập. Nguyên lý của Không Vong này không biết nằm ở đâu nhỉ????

        Trạch nhật, nên xem quyển của Đổng Công, Cầu Chân và quyển Hiệp Kỷ. Mỗi nhà mỗi cách, trước phải biết rỏ nguyên lý, sau mới nên dụng (vậy mới không hại người hại mình!!!)
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 30-09-13 lúc 13:51
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #67
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        150
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 49 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi htruongdinh Xem bài gởi
        9/. Đại Không Vong :
        Tháng 1 ngày 6 , 14 , 22 , 30
        Tháng 2 ngày 5 , 13 , 21 , 29
        Tháng 3 ngày 4 , 12 , 28 , 30
        Tháng 4 ngày 3 , 11 , 19 , 27
        Tháng 5 ngày 2 , 10 , 18 , 26
        Tháng 6 ngày 1, 17 , 25 , 29
        Tháng 7 ngày 8 , 16 , 24
        Tháng 8 ngày 7 , 15 , 23
        Tháng 9 ngày 6 , 14 , 22 , 30
        Tháng 10 ngày 5 , 13 , 21 , 29
        Tháng 11 ngày 4 , 12 , 20 , 28
        Tháng 12 ngày 3 , 11 , 19 , 27
        10/. Tiểu Không Vong :
        Tháng 1 ngày 2, 10 , 18 , 26
        Tháng 2 ngày 1 , 9 , 17 , 25
        Tháng 3 ngày 8 , 16 , 24
        Tháng 4 ngày 7 , 15 , 23
        Tháng 5 ngày 6 , 14 , 22 , 30
        Tháng 6 ngày 5 , 13 , 21 , 29
        Tháng 7 ngày 4 , 12 , 20 , 28
        Tháng 8 ngày 3 , 11 , 19 , 27
        Tháng 9 ngày 2, 10 , 18 , 26
        Tháng 10 ngày 1 , 9 , 17 , 25
        Tháng 11 ngày 8 , 16 , 24
        Tháng 12 ngày 7 , 15 , 23
        Lập Xuân và Vũ Thủy Không vong ngày thìn
        Kinh Trập và Xuân Phân không vong ngày sửu
        Thanh Minh và Cốc Vũ Không vong ngày tuất
        Lập Hạ và Tiểu Mãn không vong ngày mùi
        Mang Chủng và Hạ Chí Không vong ngày dậu
        Tiểu Thử và Đại Thử Không vong ngày tí
        Lập Thu và Xử Thử Không vong ngày mão
        Bạch Lộ và Thu Phân Không vong ngày ngọ
        Hàn Lộ và Sương Giáng Không vong ngày dần
        Lập Đông và Tiểu Tuyết Không vong ngày hợi
        Đại Tuyết và Đông Chí Không vong ngày thân
        Tiểu Hàn và Đại Hàn Không vong ngày tỵ

        Trạch nhật, nên xem quyển của Đổng Công, Cầu Chân và quyển Hiệp Kỷ. Mỗi nhà mỗi cách, trước phải biết rỏ nguyên lý, sau mới nên dụng (vậy mới không hại người hại mình!!!)

        Bác làm thềm cái bình luận nữa rõ luôn 2 món ngày không vong em trích lại ở trên; lục diệu chưởng quyết không chi tiết tức là đầu tiên là tính lục diệu để tìm giờ (có thể là giờ) không vong, sau đó dùng cách nào để tìm chính xác giờ không vong thế.
        Sách thì sẽ cố đọc thêm nhiều vì đâu chỉ có không vong.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #68
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi duong.hkls Xem bài gởi
        Lập Xuân và Vũ Thủy Không vong ngày thìn
        Kinh Trập và Xuân Phân không vong ngày sửu
        Thanh Minh và Cốc Vũ Không vong ngày tuất
        Lập Hạ và Tiểu Mãn không vong ngày mùi
        Mang Chủng và Hạ Chí Không vong ngày dậu
        Tiểu Thử và Đại Thử Không vong ngày tí
        Lập Thu và Xử Thử Không vong ngày mão
        Bạch Lộ và Thu Phân Không vong ngày ngọ
        Hàn Lộ và Sương Giáng Không vong ngày dần
        Lập Đông và Tiểu Tuyết Không vong ngày hợi
        Đại Tuyết và Đông Chí Không vong ngày thân
        Tiểu Hàn và Đại Hàn Không vong ngày tỵ

        Trạch nhật, nên xem quyển của Đổng Công, Cầu Chân và quyển Hiệp Kỷ. Mỗi nhà mỗi cách, trước phải biết rỏ nguyên lý, sau mới nên dụng (vậy mới không hại người hại mình!!!)

        Bác làm thềm cái bình luận nữa rõ luôn 2 món ngày không vong em trích lại ở trên; lục diệu chưởng quyết không chi tiết tức là đầu tiên là tính lục diệu để tìm giờ (có thể là giờ) không vong, sau đó dùng cách nào để tìm chính xác giờ không vong thế.
        Sách thì sẽ cố đọc thêm nhiều vì đâu chỉ có không vong.
        Lục Diệu chưởng còn được gọi là Tiểu Lục Nhâm (Tiểu Độn), hoặc Lý Thuần Phong Thời Khóa. Nó là một phương pháp chiếm bốc. Chổ thì nói là của Lý Thuần Phong, chổ thì nói do Khổng Minh, chổ thì nói do thật sỉ gian hồ ngụy tạo, căn cứ theo Lục Hào!!!
        Nó thật ra chỉ là một phương pháp xu quẻ nhanh, để chiêm sự cát hung. Lâu dần, thuật sỉ trong gian hồ mới tiện tay dùng luôn để trạch nhật!!! Hihihihihihihihi

        Tiểu sinh xin trích lại từ quyển Tụ Bảo Lầu:
        大安
        Đại an
        身未動時,屬木青龍.謀事一五七
        Thân vị động thời, chúc mộc thanh long. Mưu sự nhất ngũ thất
        解曰:
        Giải viết:
        大安事事昌,求財在坤方,失物去不 ,宅舍保安康,
        Đại an sự sự xương, cầu tài tại khôn phương, thất vật khứ bất viễn, trạch xá bảo an khang,
        行人身未動,病者主無妨,將軍回田 ,仔細更推詳。
        Hành nhân thân vị động, bệnh giả chủ vô phương, tương quân hồi điền dã, tử tế canh thôi tường.

        留連
        Lưu liên
        卒未歸時,屬水元武,謀事二八十
        Tốt vị quy thời, chúc thủy nguyên vũ, mưu sự nhị bát thập
        解曰:
        Giải viết:
        留連事難成,求謀日未明,官事凡宜 ,去者未回程,
        Lưu liên sự nan thành, cầu mưu nhật vị minh, quan sự phàm nghi hoãn, khứ giả vị hồi trình,
        失物南方見,急討方心稱,更須防口 ,人口且平平。
        Thất vật nam phương kiến, cấp thảo phương tâm xưng, canh tu phòng khẩu thiệt, nhân khẩu thả bình bình.

        速喜
        Tốc hỉ
        人便至時,屬火未雀,謀事三六九
        Nhân tiện chí thời, chúc hỏa vị tước, mưu sự tam lục cửu
        解曰:
        Giải viết:
        速喜喜來臨,求財向南行,失物申未 ,逢人路上尋,
        Tốc hỉ hỉ lai lâm, cầu tài hướng nam hành, thất vật thân vị ngọ, phùng nhân lộ thượng tầm,
        官事有福德,病者無禍侵,田宅六畜 ,行人有信音。
        Quan sự hữu phúc đức, bệnh giả vô họa xâm, điền trạch lục súc cát, hành nhân hữu tín âm.

        赤口
        Xích khẩu
        官事凶時,屬金白虎,謀事四七十, 人東方,沖犯西方,大人金神七煞, 孩迷魂童子。
        Quan sự hung thời, chúc kim bạch hổ, mưu sự tứ thất thập
        解曰:
        Giải viết:
        赤口主口舌,官非切宜防,失物速速 ,行人有驚慌,
        Xích khẩu chủ khẩu thiệt, quan phi thiết nghi phòng, thất vật tốc tốc thảo, hành nhân hữu kinh hoảng,
        六畜多作怪,病者出西方,更須防咀 ,誠恐染瘟。
        Lục súc đa tác quái, bệnh giả xuất tây phương, canh tu phòng trớ chú, thành khủng nhiễm ôn.

        小吉
        Tiểu cát
        人來喜時,屬水六合,謀事一五七
        Nhân lai hỉ thời, chúc thủy lục hợp, mưu sự nhất ngũ thất
        解曰:
        Giải viết:
        小吉最吉昌,路上好商量,陰人來報 ,失物在坤方,
        Tiểu cát tối cát xương, lộ thượng hảo thương lượng, âm nhân lai báo hỉ, thất vật tại khôn phương,
        行人即便至,交關甚是強,凡事皆和 ,病者叩穹蒼。
        Hành nhân tức tiện chí, giao quan thậm thị cường, phàm sự giai hòa hợp, bệnh giả khấu khung thương.

        空亡
        Không vong
        音信稀時,屬土勾陳,主事三六九
        Âm tín hi thời, chúc thổ câu trần, chủ sự tam lục cửu
        解曰:
        Giải viết:
        空亡事不詳,陰人多乖張,求財無利 ,行人有災殃,
        Không vong sự bất tường, âm nhân đa quai trương, cầu tài vô lợi ích, hành nhân hữu tai ương,
        失物尋不見,官事有刑傷,病人逢暗 ,解禳保安康。
        Thất vật tầm bất kiến, quan sự hữu hình thương, bệnh nhân phùng ám quỷ, giải nhương bảo an khang.

        李淳風時课
        Lý thuần phong thời khóa
        起例掌訣
        Khởi lệ chưởng quyết
        其法每從大安上起正月, 月上起日, 日上起時,
        Kỳ pháp mỗi tòng đại an thượng khởi chính nguyệt, nguyệt thượng khởi nhật, nhật thượng khởi thời,
        假如三月初五日辰時, 三月在速喜上, 就速喜上起初一,
        Giả như tam nguyệt sơ ngũ nhật thần thời, tam nguyệt tại tốc hỉ thượng, tựu tốc hỉ thượng khởi sơ nhất,
        初五在大安, 大安上起子時, 數至辰時是小吉,
        Sơ ngũ tại đại an, đại an thượng khởi Tý thời, sổ chí Thìn thời thị tiểu cát,
        就以善推占皆仿此
        Tựu dĩ thiện thôi chiêm giai phảng thử

        Xem lại 6 thần, ta thấy rằng:
        Đại An là Thanh Long, Mộc, 1,5,7
        Lưu Liên là Huyền Vũ, Thủy, 2,8,10
        Tốc Hỉ là Chu Tước, Hỏa, 3,6,9
        Xích Khẩu là Bạch Hổ, Kim, 4,7,10
        Tiểu Cát là Lục Hợp, Mộc, số 1,5,7
        Không Vong là Câu Trần, Thổ, 3,6,9

        Mỗi Diệu đều có chử thời:
        Đại An: 身未動時,Thân vị động thời, thân chưa phải động thời
        Lưu liên: 卒未歸時,Tốt vị quy thời, tốt chưa quy thời (tốt qua sông quay về làm tướng ấy mà)
        Tốc hỉ: 人便至時,Nhân tiện chí thời, thời cơ đến
        Xích khẩu: 官事凶時,Quan sự hung thời,
        Tiểu cát: 人來喜時,Nhân lai hỉ thời, người đến hỉ thời
        Không vong: 音信稀時,Âm tín hi thời.


        Theo phương pháp bày quẻ (thời khóa), nay lại được các trạch nhật gia ứng dụng, chơi luôn chọn ngày. Hihihihihihihihi
        Nếu theo phương pháp Lục Diệu hay Tiểu Lục Nhâm, thì các ngày đăng ở trên củng không đúng.
        Tháng giêng, khỡi Đại An,
        Đại An---- mùng 1, 7, 13, 19, 25
        Lưu Liên------- 2, 8, 14, 20, 26
        Tốc Hỉ--------- 3, 9, 15, 21, 27
        Xích Khẩu------ 4, 10, 16, 22, 28
        Tiểu Cát------- 5, 11, 17, 23, 29
        Không Vong----- 6, 12, 18, 24, 30
        Không Vong rơi vào ngày , 6, 12, 18, 24, 40, nhưng phía trên thì ghi là 6, 14, 22, 30????
        Như vậy Lưu Liên được xem là Tiểu Không Vong, rơi vào ngày 2, 8, 14, 20, 26, nhưng phía trên lại ghi là ngày 2, 10, 18, 26. Không lẻ đếm trật??? (Tại hại nhỉ)

        Xét lại bản liệt các này Đại Không Vong phía trên, thì đúng là từ quyển Ngọc Hạp Ký (cổ thư), nhưng chúng ta thấy rằng từ 6 đến 14 (tháng 1), 5 đến 13 (tháng 2), 4, đến 12, 3 đến 11, 2 đến 10, đều có khoảng cách là 8 ngày. Chắc chắn là không phải căn cứ vào Lục Diệu. Vấn đề lạ hơn là trong tháng 6 thì từ ngày 1 đến 17, cách nhau tới 16 ngày!!! Từ tháng 1 đến tháng 6, ngày khởi giãm dần (-1), nhưng tới tháng 7 lại không khởi ở ngày 9, mà ở ngày 8 (-2).

        Tháng 1 ngày 6 , 14 , 22 , 30
        Tháng 2 ngày 5 , 13 , 21 , 29
        Tháng 3 ngày 4 , 12 , 28 , 30
        Tháng 4 ngày 3 , 11 , 19 , 27
        Tháng 5 ngày 2 , 10 , 18 , 26
        Tháng 6 ngày 1, 17 , 25 , 29
        Tháng 7 ngày 8 , 16 , 24
        Tháng 8 ngày 7 , 15 , 23
        Tháng 9 ngày 6 , 14 , 22 , 30
        Tháng 10 ngày 5 , 13 , 21 , 29
        Tháng 11 ngày 4 , 12 , 20 , 28
        Tháng 12 ngày 3 , 11 , 19 , 27

        Tiểu sinh nghỉ chắc có vấn đề sai sót khi sao chép hoặc ấn loát!!!
        Trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư thì không có những ngày Đại Tiểu Không Vong này!!!

        Củng trong quyển Ngọc Hạp đó, thì lân cận củng ghi lại ngày Xích Khẩu như sau:
        Tháng 1: 3, 9, 15, 21, 27
        Tháng 2: 2, 8, 14, 20, 26
        Tháng 3: 1, 7, 13, 19, 25
        Tháng 4: 6, 12, 18, 24, 30
        Tháng 5: 5, 11, 17, 23, 29
        Tháng 6: 4, 10, 16, 22, 28
        Tháng 7: 3, 9, 15, 21, 27
        Tháng 8: 2, 8, 14, 20, 26
        Tháng 9: 1, 7, 13, 19, 27
        Tháng 10: 6, 12, 18, 24, 30
        Tháng 11: 5, 11, 17, 23, 29
        Tháng 12: 4, 6, 10, 22, 28

        Nếu ta xem xét nghiên cứu ngày Xích Khẩu đầu của mỗi tháng ta sẻ tìm được cách an 6 Diệu như sau:

        Tháng 1, 07: Lưu Liên (khỡi mùng 1)
        Tháng 2, 08: Tốc Hỉ
        Tháng 3, 09: Xích Khẩu
        Tháng 4, 10: Tiểu Cát
        Tháng 5, 11: Không Vong
        Tháng 6, 12: Đại An
        Các ngày đều cách nhau 6 ngày!
        Như vậy cho thấy đây chính là theo cách Lục Diệu, nhưng không khởi tháng 1 tại Đại An mà tại Lưu Liên!!!

        Vậy hỏi có nên dùng không?
        Tiểu sinh thì Không Tin cái này!!!
        Hình Kèm Theo Hình Kèm Theo
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #69
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        16
        Cảm ơn
        123
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Bác vinhl oi : xin bác ngó qua bài viết của em va xin bác chỉ dẫn về thắc mắc của em . Cảm ơn bác nhiều
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #70
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        150
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 49 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi duong.hkls Xem bài gởi
        Hàn Lộ và Sương Giáng Không vong ngày dần
        Lập Đông và Tiểu Tuyết Không vong ngày hợi
        Theo lịch vạn sự ở đây http://maphuong.com/dichly/amlich2/?10/10/2013
        thì Hàn lộ (8/10 dương lịch) đến trước Lập đông (7/11 dương lịch) có các ngày sau là không vong
        10/10 kỉ dậu Đại KV --- 14/10 quý sửu Tiểu KV
        18/10 đinh tỵ Đại KV --- 26/10 ất sửu Đại KV
        đều không phải ngày Dần (15/10 giáp dần, 27/10 bính dần)

        Còn Tứ đại KV thì có dùng cho xem lịch vạn sự không?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 7/13 đầuđầu ... 56789 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •