Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/3 123 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 25
      1. #1
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        272
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 149 lần
        trong 104 bài viết

        Default Sự lưu hành "Hà Đồ" "Lạc thư".

        Trong các sách cổ xưa còn lại, thì trong sách " thượng thư" ở thiên "cố mệnh" có đoạn viết: " Ngọc Việt năm lớp: Trần bảo, Xích đào, Đại huấn, Hoằng bích, Uyển diễm ở phía Tây, Đại ngọc, Di ngọc, Thiên cầu, Hà đồ ở phía đông". Trong lễ đăng quang của Chu Khang vương, trong điện đường bày năm loại lễ khí bằng ngọc. Xích đào, Đại huấn... ở phía Tây, Đại ngọc, di ngọc... ở phía đông. Hà đồ cùng bày với các loại ngọc khí, thì cũng là loại ngọc khí. Theo chú giải của người đời sau, Xích đào là loại đao ngọc được sơn màu vàng kim, Đại huấn là ngọc khí có khắc điều dạy của tiên vương. Thế thì có thể suy đoán, Hà đồ là loại ngọc khí có khắc hình vẽ, khắc hình gì thì không thể biết là hình gì. Theo Trịnh huyền chú :''Dưới Hà đồ có hai chữ "Lạc Thư". Như vậy, Hà đồ, Lạc thư đã được ghi trước hết trong "Thượng thư", có lẽ là một loại bảo khí dùng trong việc truyền ngôi đế vương. Trong sách "Luận ngữ" trong thiên "Tử Hãn" có ghi Khổng tử than rằng: "Phượng hoàng không về, Hà đồ không xuất hiện, ta hết hy vọng rồi sao!". Sách "Mặc tử" trong thiên "Phi công" cũng có viết: "Xích điểu ngậm ngọc khuê, đỗ xuống miếu đường thờ thần Xã, trên đó có dòng chữ: "Trời lệnh cho Chu văn vương phạt nhà Ân, thống trị cả nước". Tần Điên đến quy thuận, Hoàng hà xuất hiện đồ hình có chữ, trên mặt đất xuất hiện ngựa vàng".
        Nghĩa là : Dưới thời Chu Văn Vương, một con chim phượng hoàng ngậm mảnh ngọc khuê đậu xuống miếu đường thờ thần Xã của Chu hầu, trên đó có ghi dòng chữ: "Thượng đế lệnh cho Chu Văn Vương lật đổ nhà Ân Thương, thống trị cả nước". Cùng lúc đó, có hiền thần nhà Ân là Tần Điên chạy đến quy thuận Văn Vương, trên Hoàng Hà xuất hiện tấm hình có chữ, trên mặt đất xuất hiện ngựa vàng". Như vậy, Hà đồ được coi như hiện tượng tốt lành đáng mừng là sẽ xuất hiện đế vương thụ mệnh trời.
        Trong sách "Quản Tử" ở thiên "Tiểu khuông" có ghi: "Hoàng hà xuất hiện hình vẽ, sông Lạc xuất hiện chữ, đất xuất hiện ngựa vàng". Đó là ba điềm lành chỉ đế vương xuất hiện theo mệnh trời, như vậy, thấy rằng Hà đồ, Lạc thư chẳng có liên hệ gì với "Chu Dịch".
        Mãi đến khi ra đời "Dịch truyện" thời chiến quốc, "Dịch truyện" có lẽ đã tiếp nhận lại các cách viết trong các sách trên, nên đã viết: ''Hoàng hà xuất hiện hình vẽ, sông Lạc xuất hiện chữ, thánh nhân đã học theo" (Hoàng hà xuất đồ, Lạc hà xuất thư, thánh nhân tác chi) - Hệ từ thượng truyện. Như vậy, ở đây bắt đầu có sự liên hệ Hà đồ, Lạc thư với "Chu dịch". Nhưng " Hệ từ truyện" không nói cụ thể Hà đồ, Lạc thư là cái gì? Thánh nhân học theo là học những gì?
        Sách "Trúc thư kỷ niên" cùng thời với "Dịch truyện" có ghi: "Năm thứ 50 đời Hoàng đế, sương mù phủ bao trùm mặt đất ba ngày ba đêm, long đồ xuất hiện ở Hoàng Hà". Sách "Hoàng đế thế kỷ" lại viết: "Hoàng hà xuất hiện Long đồ, sông Lạc xuất hiện quy thư". "Long đồ" được nói là hình vẽ con long mã Hoàng hà mang trên lưng, "quy thư" lại là dòng chữ trên mai rùa. Như vậy, tới đây, Hà đồ, Lạc thư đã biến thành Long đồ và quy thư (Lạc thư). Từ đó, cho đến mãi thời Tây hán, Dương hùng mới coi Hà đồ, Lạc thư là ngọn nguồn của ''Chu dịch". Dương hùng viết ''Hạch linh chú" có nói: "Mở nguồn kinh dịch, Long đồ Hoàng hà, Quy thư Lạc thủy". Bạn Dương hùng là Lưu Hàm tiến thêm một bước nữa, dùng bát quái để giải thích Hà đồ, dùng "Hồng phạm" (một thiên trong sách Thượng thư") để giải thích Lạc thư, có viết: "Họ Phục hy nối trời trị thiên hạ, nhận Hà đồ, theo đó mà vẽ ra bát quái. Đại vũ trị thủy, được ban Lạc thư, học theo đó mà trình bày, đó là "Hồng phạm" (theo "ngũ hành truyện" trong "Hán thư"). Trong lịch sử Dịch học, đây là lần đầu tiên nói rõ bát quái là căn cứ theo Hà đồ mà có, nhưng Hà đồ bản thân là cái gì, như thế nào, Lưu Hàm không hề nói rõ. Cùng thời đó hoặc muộn hơn, sách Vĩ thư được lưu hành, tác giả sách Vĩ thư tiếp thu quan điểm của Dương Hùng và Lưu Hàm, đã thiêu dệt ra truyện thần thoại về Hà đồ, Lạc thư. Trịnh Huyền chú "Xuân thu vĩ" viết: "Hoàng hà xuất hiện thiên bao để thông với càn(trời), Lạc thủy nhô ra địa phù để nối với Khôn(đất). Long đồ Hoàng hà xuất hiện, Qui thư Lạc thủy hình thành. "Hà đồ" có 9 thiên, "Lạc thư" có 6 thiên". Như vậy, theo Trịnh Huyền thì "Hà đồ", "Lạc thư" là hai bộ sách, và lấy số cửu, lục trong "Chu dịch" để nói quan hệ giữa Hà đồ, Lạc thư với "Chu dịch".
        Như vậy Hà đồ, Lạc thư từ thời cổ đến thời Hán không nói rõ Hà đồ là hình vẽ gì, Lạc thư là sách gì, chữ gì, chỉ nói tên Hà đồ, tên Lạc thư, và cũng không nói Hà đồ, Lạc thư có liên quan như thế nào với quái tượng Chu dịch. Chỉ về sau, các nhà Dịch học thời Tùy, Đường, Ngụy, Tấn nói Hà đồ, Lạc thư có liên hệ với Chu dịch, nhưng cũng không nói rõ, hay đưa ra đồ hình gì để thuyết minh Hà đồ, Lạc thư. Mãi sau này, đầu thời Tống, phái tượng số mới đưa ra đồ hình Hà đồ, Lạc thư bằng những chấm đen trắng để thuyết minh nguyên lý Chu dịch, dẫn đến hình thành nên phái Đồ thư.
        thay đổi nội dung bởi: NhấtLụcTamBát, 15-08-11 lúc 12:17
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "NhấtLụcTamBát" về bài viết có ích này:

        mommom (15-08-11)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        272
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 149 lần
        trong 104 bài viết

        Default

        Ẩn sĩ Trần Đoàn đầu thời Tống nối tiếp học phong giải thích "Chu dịch" của Đạo giáo, đưa ra một số đồ hình để giải thích "Chu dịch" thay văn tự. Tương truyền, Trần Đoàn có tác phẩm "Long đồ dịch". Long đồ biến đổi ba lần thành ra hình long mã mang đồ, có thể biến ra hai đồ hình, tức đồ hình Ngũ hành sinh thành và đồ hình cửu cung, nhưng đều gọi là "Long đồ". Lưu Mục được sự truyền dạy của Trần Đoàn, viết "Dịch số càn ẩn đồ" đã phân biệt hai loại đồ hình trên, gọi Ngũ hành sinh thành đồ là "Lạc thư", cửu cung là "Hà đồ" và dùng các điểm đen trắng để biểu thị (trắng là số lẻ, đen là chẳn), sáng lập ra học thuyết Hà Lạc, đồ hình của Lưu Mục như sau: (hình úp sau -Nhưng cứ hình dung như sau: hà đồ mà ta biết hiện này thì Lưu Mục gọi là Lạc thư, còn lạc thư thì gọi là Hà đồ).
        Lưu Mục đưa ra đồ hình "Hà đồ", "Lạc thư" là để nói nguồn gốc của hình tượng bát quái, nhưng quái tượng rốt cục từ đâu mà ra? Thì đó là vấn đề được người đời sau tìm tòi từ khi "Chu dịch" ra đời đến nay.
        Bắt đầu từ thời Xuân thu Chiến quốc, người ta đều cho rằng quái tượng là hình tượng trưng của hình tượng vật tự nhiên, là căn cứ vào hình tượng của các vật trong thiên nhiên mà vẽ ra. Người Hán đã phát triển thuyết lấy vật tượng đến độ cực đoan(như sản môn của người và vật). Ngay cả số, họ cũng dùng vật tượng để thuyết minh, như nói "số đại diễn là 50", Kinh phòng nói 50 là: 10 ngày, 12 giờ, 28 tú; Mã Dung nói : đó là Thái cực, lưỡng nghi, nhật nguyệt, tứ thời, ngũ hành, thập nhị nguyệt, nhị thập tứ tiết khí; Tuân Sảng nói là 48 hào của bát quái cộng với 2 dụng hào hai quẻ Càn, Khôn.
        Dịch học phái huyền học của Vương Bật phản đối học phong vụn vặt rối rắm của dịch học đời Hán, bài xích thuyết lấy tượng vật, chủ trương lấy nghĩa lý, không bàn nhiều về vấn đề nguồn gốc của quái tượng, như vậy, vấn đề nguồn gốc quái tượng này rốt cục giải quyết như thế nào đây?. Đại để là đi ngược lại con đường của phái dịch học thời Hán, Lưu Mục đã tìm đến số.
        thay đổi nội dung bởi: NhấtLụcTamBát, 15-08-11 lúc 15:06
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "NhấtLụcTamBát" về bài viết có ích này:

        mommom (15-08-11)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        272
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 149 lần
        trong 104 bài viết

        Default

        Lưu Mục cho rằng, quái tượng là từ số mà ra, không có số, quái tượng "Chu dịch" sẽ mất nguồn gốc: "Hình do tượng sinh ra, tượng từ số mà đặt ra. Bỏ số thì không thể tìm được gốc của tứ tượng". Vì vậy nghiên cứu Dịch số là vô cùng quan trọng. Mà Dịch số như số trời đất, số đại diễn, số ngũ hành sinh thành... tất cả bao gồm trong "Hà đồ" và "Lạc thư", sự sắp xếp và tổ hợp số đó sẽ cho tứ tượng và bát quái. Vỉ thế tác phẩm Dịch học của Lưu Mục được gọi là "Dịch số câu ẩn đồ". Lưu Mục cho rằng, số của "Hà đồ" được sắp xếp như sau: "Đầu đội 9, đít để 1, bên trái 3, bên phải 7, hai vai là 2 và 4, chân là 6 và 8, 5 là bụng" (trích trong "Dịch số câu ẩn đồ"), tổng các hàng dọc ngang đều là 15, hợp với các số tự nhiên của trời đất, không phải là điều người đời sau có thể ngụy tạo được. Phương vị của 9 cung này cũng là phương vị số sinh và số thành của ngũ hành, tứ là các số dương 1, 3, 7, 9 chia nhau ở 4 chính vị, nam 9, bắc 1, đông 3, tây 7, các số âm 2, 4, 6, 8 chia nhau ở 4 góc, 2 ở tây nam, 4 ở đông nam, 6 ở tây bắc, 8 ở đông bắc, 5 ở trung ương. Số của 4 chính vị và số của 4 góc phối với nhau, tức 1, 6 là thủy, 2, 7 là hỏa, 3, 8 là mộc, 4, 9 là kim, ở giữa 5 phối với 10 là thổ. Lưu Mục nói, bát quái là từ số sinh thành của ngũ hành trong "Hà đồ" mà ra, nhưng cô âm bất sinh, độc dương bất phát, cho nên đều phối với số của ngũ hành thì sinh ra Càn, Tốn, Cấn, Khôn, cộng là 8 quẻ(bát quái).
        Như vậy dùng số của ngũ hành chứa trong "Hà đồ" để thuyết minh nguồi gốc của bát quái, vậy thì, vì sao phải nói đến "Lạc thư"? Lưu Mục nói, mặc dù hai hình Hà đồ, Lạc thư đều thể hiện số tự nhiên của trời đất, nhưng số của Hà đồ 45, trung ương 10 chưa vẽ ra, biểu thị có tượng nhưng chưa thành hình. Số của Lạc thư là 55. số 5 ở giữa phối với số của thổ 10, biểu thị đã thành hình. "Hà đồ" cho cái tượng, "Lạc thư" bày cái hình, muốn nói sự hình thành của quái tượng và vạn vật từ mờ đến tỏ , từ tượng đến hình, vì vậy phải có cả hai, thiếu một là không được.
        Từ đây, có thể thấy Lưu Mục đưa ra đồ hình Hà đồ, Lạc thư bằng các điểm đen trắng là muốn dùng thuyết cửu cung, thuyết ngũ hành và số thiên địa, số đại diễn của "chu dịch" kết hợp lại. Dùng thuyết ngũ hành sinh thành để thuyết minh nguyên lý của "Chu dịch". từ đó mà đưa ra một số đồ thức thế giới, ngoài ra không còn nội dung gì khác. Còn như nói " Hà đồ" là đồ thị phân bố lượng mưa ở lưu vực Hoàng hà thời thượng cổ, "Lạc thư" là hình la bàn phương vị của thời đại du mục thì chỉ là sự phụ họa của người hiện đại mà thôi. Có thể nói rằng phát hiện này là sự thể hiện và tâm đắc của cá nhân, còn cho rằng nó đã phá bỏ được bí mật nghìn đời của Hà đồ Lạc thư thì rõ ràng là không có căn cứ.
        Thuyết "Hà đồ", "Lạc thư" của Lục Mục, ngay thời đó đã có người phản đối. Người đó là Nguyễn Dật, người Đạo An thời Bắc Tống. Nguyễn Dật đồng thời với Lưu Mục, phán đối quan điểm của Lưu Mục nhưng không tiện nói thắng ra , đã ngụy tạo ra một bộ sách gọi là "Quan lãng dịch truyện", nói rằng: "Vân trong "Hà đồ", trước 7 sau 6, trái 8 phải 9; chữ trong "Lạc thư" 9 trước 1 sau, trái 3 phải 7, trái trước 4, phải trước 2, trái sau 8, phải sau 6". Theo vậy, ngũ hành sinh thành đồ là "Hà đồ", cửu cung đồ là "Lạc thư", lấy đó để đối kháng với Lưu Mục.
        Quan Lãng tự là Tử Minh, người thời Bắc Ngụy. Nguyễn Dật nói Dịch của Vương Thông là bắt nguồn từ Quan Lãng. Vương Thông là một học giả nho gia nỗi tiếng từ Tùy Đường, nhiều khanh tướng đời Đường là học trò Vương Thông cũng là nhưng người rất nỗi tiếng như ông. Như vậy, người ta sẽ biết Hà đồ, Lạc thư mà Lưu Mục nói, khác với Quan Lãng, đương nhiên là sai rồi.
        thay đổi nội dung bởi: NhấtLụcTamBát, 15-08-11 lúc 18:31
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "NhấtLụcTamBát" về bài viết có ích này:

        mommom (15-08-11)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        272
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 149 lần
        trong 104 bài viết

        Default

        Thái Nguyên Định (1135 - 1198), người thuộc thời Nam Tống, được Chu Hy ủng hộ viết "Dịch học khải mông" đã căn cứ vào sách ngụy tạo "Quan Lãng Dịch truyện" mà vẽ Hà đồ, Lạc thư, chỉ trích Lưu Mục "đổi chổ Hà đồ Lạc thư không có căn cứ rõ ràng", đổi tên Hà đồ của Lưu Mục thành Lạc thư, Lạc thư của Lưu Mục thành Hà đồ, nhưng cũng không có căn cứ gì rõ ràng. Thật ra, Nguyễn Dật đã đổi tên Hà đồ, Lạc thư là để phản đối Lưu Mục. Nhưng hình vẽ Hà đồ Lạc thư của Thái Nguyên Định được đưa vào "Dịch học khải mông" và "Chu dịch bản nghĩa" dưới danh nghĩa Chu Hy, cho nên trở thành quan điểm được lưu hành từ thời Nam Tống đến ngày nay.
        Trong khi các hình "Hà đồ" "Lạc thư" bằng những điểm đen trắng được lưu hành rộng rãi, thì cùng thời có Tiết Quý Tuyên (1134 - 1173), người thuộc vùng Vĩnh Gia đề xuất thuyết công lợi, phản đối việc bàn suông về đạo nghĩa, nhấn mạnh thuyết long mã thần quy là vô nghĩa, là công cụ hại thiên hạ của vua loạn tôi ngu. Tiết Quý Tuyên viết "Cấn trai lãng ngữ tập", trong đó có một thiên là "Hà đồ Lạc thư biện" nói rằng thuyết sấm vĩ đời Hán tuy là hoang đường, nhưng trong đó có một thiên "Xuân thu - Mệnh lịch tự" nói "Hà đồ" là "bậc thềm của đế vương, chổ ghi giang hà sơn xuyên châu dã" thì là đúng, không thề vứt bỏ được. Như vậy, cái gọi là Hà đồ lạc thư chẳng qua cũng là những tài liệu kiểu " Sơn hải kinh", " Vũ cống", trên đó ghi về tên đất và sản vật lưu vục Hoàng hà, Lạc thủy. Nguồn Hoàng hà từ ngoài thần châu , không thể biết tường tận được, cho nên đã dùng hình vẽ để chỉ Hoàng hà, nên gọi là Hà đồ.
        Lạc thủy ở trong cửu châu, nó chảy qua những đâu , trong lưu vực của nó có những sản vật gì, mọi người biết rõ, cho nên dùng văn tự ghi chép tỉ mỹ, gọi là Lạc thư. Vì vậy Hà đồ nói trong thiên "Cố mệnh" sách "Thượng thư" cũng tức là bản đồ vương triều nhà Chu, là tài liệu về sản vật các địa phương, thực hiện sự thống trị chính trị.
        Về sau, nhà tư tưởng buổi giao thời Minh Thanh, Hoàng Tông Hy(1610 - 1695) viết "Dịch học tượng số luận", nhà kinh học lớn đầu thời Thanh, Mao Kỳ Linh(1623-1713) viết "Hà đồ Lạc thư nguyên xuyễn biên" đã có quan điểm đại để giống như Tiết Quý Tuyên, họ cho rằng "Hà đồ" là địa đồ lưu vực Hoàng hà, trên đó ghi núi sông, đồng ruộng, đường xá quan ải, phân chia địa giới khu vực, đại loại như sách "Sơn hải kinh", "Lạc thư" là địa chí lưu vực sông Lạc, ghi lại sản vật phong thổ vùng đó, đại loại như "vũ cống". Còn loại "Hà đồ" bằng những điểm đen trắng thì cả hơn một nghìn năm lịch sử chưa bao giờ thấy, đến thời Tống thì bổng nhiên xuất hiện, là một thứ bàn môn tả đạo, không thể tin được. Còn như sau này có người nói "Hà đồ" là lông xoắn trên lưng long mã, "Lạc thư" là hoa văn trên mai rùa thần thì càng hoang đường vô căn cứ.
        Tóm lại, quan điểm của Tiết Quý Tuyên, Hoàng Tông Hy, Mao Kỳ Linh tương đối phù hợp với tình hình xã hội thượng cổ, đáng được coi trọng.
        Hết.
        (Bài trên trích từ sách của một soạn giả Trung Hoa).
        thay đổi nội dung bởi: NhấtLụcTamBát, 15-08-11 lúc 18:33
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "NhấtLụcTamBát" về bài viết có ích này:

        mommom (15-08-11)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Chào bác NhátLụcTamBát,

        Đây là mấy cái hình Hà Đồ Lạc Thư nè bác:

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/89/236084main_MilkyWay-full-annotated.jpg[/IMG]

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c2/NGC_3810_%28captured_by_the_Hubble_Space_Telescope %29.jpg[/IMG]

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8a/Spiral_galaxy_arms_diagram.svg[/IMG]

        Cho nó trước là ngụy thuyết, sau là man thư củng không thành vấn đề, vì cái chân lý nó nằm ở trong vũ trụ và không thời gian. Sự lưỡng phân, sáng tối, vòng xoáy ốc, 4 mùa xuân hạ thu đông, âm dương tương hợp, trên hạ nóng dưới đông lạnh, sơn hình thủy lưu, ngũ vận lục khí, châm cứu thuốc nam, dương trạch âm mộ, bốc chiêm Tử Tướng, Giáp Ất Nhâm tam thức, đều là có lý có pháp để suy luận, nhìn nhập được và cảm nhận được, tin hay không tùy ta, bỡi cái của ta chính là một phần tử của vũ trụ, vũ trụ củng có trong ta, nó vẫn ảnh hưởng đến ta, ta vẫn ảnh hưởng đến nó, bỡi vì ta và vũ trụ đều cùng thể. Những tế bào trong ta do thức ăn cha mẹ ta tụ lại, thức ăn đó từ những tế bào của các thực vật khác, suy cho cùng củng là những nguyên tử từ vũ trụ, ta mượn chúng để làm cơ thể, để làm chổ nương thân cho một phần li ti linh hồn của vũ trụ, ta thích cái ta nên gọi cái linh hồn đó củng là của ta, nhưng khi xuống lổ thì đâu lại hoàn trở về đó. Tinh hay không củng tuỳ cái ta vậy.

        Xin lỗi bác đã đi lạc vào vũ trụ:-))
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        longtuan (02-05-16)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        609
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 2,433 lần
        trong 476 bài viết

        Default

        Qua 2 bài viết của NhấtLụcTamBát, đề cập nói đến Lượng thiên xích, Hà đồ và Lạc thư rất khó hiểu, vô căn cứ, không khoa học…. Nếu theo truyền thuyết thần thoại sẽ đi vào ngõ cục.

        Vậy với câu hỏi đặt ra là do không biết rõ về Hà đồ Lạc thư, nên tạo ra truyền thuyết thần thoại hóa. Người đưa ra không giải thích được lúc đó, tức là kế thừa kiến thức khoa học của người khác chăng ?.
        Hay là cố tình dựng nên bức tranh thần thoại, để cho các dịch vụ khác ăn theo văn hóa… cho tới bây giờ ?.

        VinhL đã đưa NhấtLụcTamBát vào vũ trụ, còn tôi sẽ dẫn bạn vào khoa học … Năng lượng của vũ trụ Vật lý Cơ lượng tử. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa vật chất / hạt ( âm qi ) và năng lượng / sóng ( yang qi )

        Qi = yin yang qi + qi

        Theo Einstein lí thuyết tương đối đặc biệt (1905), đã làm thay đổi cả thế giới.

        [IMG]http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011081622733oge3mty4yj68503.jpeg[/IMG]

        Tóm lại tất cả lý thuyết khoa học hiện đại, điều nằm trong cái hình chuyển động trên. Tức là Hà đồ Lạc thư chứa tất cả các khoa học hiện đại, nghĩa là bát quái chứa cả vũ trụ chuyển động bao xung quanh ta. Nên người cổ thời đã biết vận dụng nó làm thay đổi vận mệnh cuộc sống của con người. Nếu biết rõ được sự vận động đó thì chúng ta sẽ sinh tồn. Chính là năng lượng Qi đã làm thay đổi tất cả, mà người xưa đã gọi là ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #7
        lypm's Avatar
        lypm is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        687
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 471 lần
        trong 297 bài viết

        Default

        Coi bộ vô trận đào hoa còn dể ra hơn hai cái trận của hai tên kia à
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #8
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        272
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 149 lần
        trong 104 bài viết

        Default

        [IMG]http://i234.photobucket.com/albums/ee114/hd_pham1/untitled-3.jpg[/IMG]


        [IMG]http://i234.photobucket.com/albums/ee114/hd_pham1/untitled1.jpg[/IMG]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. #9
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        272
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 149 lần
        trong 104 bài viết

        Default

        Xin ban kỹ thuật điều chỉnh lại hình của bác VinhL, hình của bác ấy lớn quá, khi xem phải kéo màn hình nên khó coi tổng quát.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #10
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Xin cảm ơn bài viết của các tiền bối.

        Trong khi tìm hiểu, học hỏi về phong thủy, AN không thể hiểu hà đồ, lạc thư, tiên hậu thiên bát quái là gì, tại sao lại như thế mà chỉ biết thuộc lòng như một tiên đề lý học, vì vậy nó cũng trở thành một khúc mắc lớn không lời giải đáp cúa AN. Sau một thời gian tìm hiểu, Annhien đã gặp được quyển "Lý thuyết Tam nguyên cửu vận và nguyên lý dự báo cổ" của tác giả TSKH Hoàng Tuấn (quyển này hình như Anh hieunv74 chia sẻ, rất cảm ơn Anh hieunv74) và mình cảm thấy rất hay, nó giải thích hợp lý về hà đồ, lạc thư, tiên hậu thiên,... trên tinh thần khoa học. Hôm nay, mình xin chia sẻ một phần của quyển sách nói về Hà Đồ, Lạc Thư, tiên hậu thiên qua những hình chụp. Mong rằng sẽ hiểu thêm được nhiều điều thú vị từ các tiền bối.

        Kính!

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/1_zpsc28915bb.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/2_zpsfb76ca94.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/3_zpsf44a59e1.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/4_zps7b42d246.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/5_zps373a9213.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/6_zps878f0bcf.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/7_zpsb37d91e6.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/8_zpsa239f811.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/9_zps001688e7.jpg[/IMG]

        [IMG]http://i1302.photobucket.com/albums/ag133/annhien6183/10_zps82892f4e.jpg[/IMG]

        (còn tiếp)
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "annhien" về bài viết có ích này:

        ChuChien (30-04-16),thucnguyen (30-04-16)

      Trang 1/3 123 cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •