Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 44

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Bài 27 - Điểm hạn và tổng điểm hạn được giảm...

        Chương 15

        Điểm hạn và tổng điểm hạn được giảm

        1 - Tam hợp .

        263/5 – Nếu giữa tứ trụ và tuế vận có tam hợp không hóa có ít nhất 4 chi, trong chúng có ít nhất 3 chi trong tứ trụ thì điểm hạn được giảm 1đh và từ chi thứ 4 trở nên mỗi chi được giảm thêm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được giảm thêm 0,13đh), nếu 3 chi trong tứ trụ tạo thành tam hợp có chi tháng thì được giảm thêm 0,5đh.
        264/(7;14;32) - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cục có từ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ và tam hợp có ít nhất 4 chi có điểm hạn thì điểm hạn mới được giảm 1đh và từ chi thứ 4 có điểm hạn trở nên, mỗi chi được giảm thêm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được giảm thêm 0,13đh) và khi đó nếu trong tứ trụ có 3 chi tạo thành tam hợp có chi tháng thì điểm hạn mới được giảm thêm 0,5đh.
        (Chú ý : Các chi trong tứ trụ của tam hợp cục này đã hóa cục có cùng hành từ khi mới sinh thì các chi này mới không có điểm hạn).

        265/35 - Giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cục có từ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ, nếu 2 trong 3 chi này giống nhau mà tam hợp cục có hành giống với hành của 2 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm ½ , còn nếu 2 trong 3 chi này đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành với hành của tam hợp cục thì tổng điểm hạn chỉ được giảm 1/3.

        2 – Tam hội trong và ngoài tứ trụ

        266a/ - Tam hội ngoài tứ trụ, nó nghĩa là chỉ khi có thêm chi của tuế vận mới có tam hội.
        266b/ - Tam hội trong tứ trụ là trong tứ trụ đã có đủ 3 chi để tạo thành tam hội.
        266c/50 - Một trụ được coi là động khi can, chi hay nạp âm của nó xung hay khắc với các can, chi hay nạp âm khác cũng như can hay chi của nó hợp với tuế vận (nếu nạp âm bị khắc hay khắc với các nạp âm khác không có điểm hạn thì nó được coi là tĩnh).
        266d/52 - Nếu tam hội trong tứ trụ hợp với tuế vận thì cả 3 trụ của nó được coi là động.
        267/(26;18;210) - Nếu tam hội ngoài tứ trụ có ít nhất 2 chi khác nhau trong tứ trụ thì điểm hạn được giảm 1đh và từ chi thứ 4 trở đi mỗi chi được giảm thêm 0,25đh (chi tiểu vận chỉ được giảm thêm 0,13đh), nhưng nếu các chi của tam hội tự hình và hại được với nhau thì tổng điểm hạn không được giảm.
        268/34 - Tam hội cục ngoài tứ trụ có ít nhất 3 chi trong tứ trụ, nếu 2 trong 3 chi này giống nhau mà tam hội cục có hành giống với hành của 2 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm ½ , còn nếu 2 trong 3 chi này đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành với hành của tam hội cục thì tổng điểm hạn chỉ được giảm 1/3.
        269/48 - Nếu trong tứ trụ có tam hội mà 3 chi của nó không liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1/3 khi có ít nhất 2 trụ của nó động.
        270/49 - Nếu 3 chi của tam hội trong tứ trụ liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm ½ khi có ít nhất 2 trụ của nó động.
        272/51 - Tam hội trong tứ trụ không được giảm thêm điểm hạn của tam hội ngoài tứ trụ.

        3 – Hình và Hại

        272b/ 206 - Tổng điểm hạn được giảm 5/12 nếu tất cả 7 chi của tứ trụ, tuế vận và tiểu vận hình và hại nhau, và giữa hai mức 1/3 và 5/12 nếu chỉ có 6 chi hình và hại nhau chỉ khi các chi này không bị hợp.

        4 – Hóa cục có các chi giống nhau trong tứ trụ

        273/33 - Nếu trong tứ trụ có 2 chi giống nhau mà 1 trong 2 chi này cùng 1 chi khác trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của 2 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm 1/3.
        274/36 - Nếu trong tứ trụ có ít nhất 2 chi giống nhau mà tất cả 4 chi trong tứ trụ đã hóa thành bán hợp cục hay lục hợp cục từ khi mới sinh có hành giống với hành của các chi giống nhau này thì mặc dù chúng có hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của các chi giống nhau này thì tổng điểm hạn không được giảm.
        275/82 - 4 chi trong tứ trụ hợp với nhau tạo nên 1 bán hợp hay lục hợp không hóa và trong chúng có 2 chi giống nhau, nếu nó không hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của các chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm giữa 2 mức ½ và 7/12, còn nếu nó hợp với tuế vận hóa cục vẫn là bán hợp hay lục hợp thì tổng điểm hạn được giảm 7/12 (?).
        276/42 - Nếu trong tứ trụ có 2 chi giống nhau và trong chúng chỉ có 1 trong 2 chi này hợp với 1 chi khác trong tứ trụ hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành với hành của 2 chi giống nhau này còn chi thứ hai không bị hợp thì tổng điểm hạn được giảm ¼.
        277/37 - Nếu trong tứ trụ có 3 chi giống nhau, khi 1 trong 3 chi này hợp với chi thứ 4 trong tứ trụ hóa cục có hành giống hành của 3 chi này thì tổng điểm hạn được giảm 1/3.
        278/38 - Nếu trong tứ trụ có 3 chi giống nhau, khi tất cả 4 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 3 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm 2/3, còn nếu chỉ có 3 chi giống nhau trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 3 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm giữa 2 mức 1/3 và 5/12.
        279/ - Nếu 3 chi trong tứ trụ giống nhau, khi có 3 chi hay cả 4 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của 3 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm...?
        280/ - Nếu 4 chi trong tứ trụ giống nhau, khi cả 4 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành giống hay khác với hành của 4 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm .... ?.

        (Chú ý : Tổng điểm hạn được giảm theo các chi giống nhau trong tứ trụ và giảm theo tam hợp hay tam hội trong tứ trụ hay ngoài tứ trụ là khác nhau).

        Chương 17

        Dự đoán về thời gian và các lĩnh vực dễ xẩy ra hạn

        I – Dự đoán về thời gian xẩy ra tai họa

        1 - Các tháng trong một năm

        305/ - Nếu một trong các nguyên nhân chính gây ra tai họa là hóa cục thì hạn thường xẩy ra vào mùa có hành giống với hành của hóa cục này, nhất là vào các tháng có chi giống với các chi trong tứ trụ của hóa cục này.
        306/ - Nếu một trong các nguyên nhân chính gây ra tai họa bởi các chi trong tứ trụ xung hay khắc thái tuế thì tai họa thường xẩy ra vào các tháng của lưu niên có các chi giống như vậy.
        307/ - Nếu một trong các nguyên nhân chính gây ra tai họa là các trụ trong tứ trụ và tuế vận TKĐX với nhau thì tai họa dễ xẩy ra vào các tháng của năm đó TKĐX với lưu niên hay các trụ trong tứ trụ....

        2 - Tiểu vận và các tháng của năm sinh
        308/ - Tại một năm (lưu niên) nếu hạn đã xẩy ra ở tiểu vận đầu thì sang tiểu vận sau thường không có hạn, mặc dù tổng điểm hạn ở tiểu vận sau vẫn cao (bởi vì đa số các điểm hạn đã gây ra tai họa ở tiểu vận đầu).
        309/ - Tại năm sinh nếu hạn đã phát ra ở một tháng nào đó thì các tháng sau nó không còn khả năng gây ra hạn, cho dù ở các tháng đó vẫn có các điểm hạn cao (bởi vì....tương tự như câu trên).

        ..................................................

        Giả thiết số 309/ đã kết thúc phần lý thuyết chính của cuốn “Giải Mã Tứ Trụ“ (đến nay đã có thêm hàng chục giả thiết mới). Sau phần lý thuyết này là 136 ví dụ minh họa cho lý thuyết. Thực chất của 136 ví dụ này là những ví dụ mẫu để từ đó đưa ra 309 giả thiết trên. Trong các ví dụ mẫu này tôi đã diễn giải chi tiết cách xác định dụng thần và cách tính các điểm hạn theo 309 giả thiết này cũng như đưa ra cách giải cứu....

        Tới bây giờ từ các ví dụ mới tôi vẫn tiếp tục đưa ra những giả thiết mới. Số lượng các giả thiết là khá nhiều, đến nỗi tôi cũng không thể nhớ nổi chúng mà thường là phải xem lại như tra Từ Điển khi nghiên cứu 1 ví dụ nào đó. Tôi hy vọng sau này có ai đó sẽ rút gọn hay tóm tắt được các giả thiết này bằng một lý thuyết hay những cách nào đó (tất nhiên chỉ với các giả thiết đã được kiểm tra là đúng).

        Phần lý thuyết sau thuộc về phần “Mở Rộng“ của cuốn sách này. Tôi sẽ trình bầy nội dung chúng qua các bài :

        Bài 28 : Khắc phối hôn (có các giả thiết từ 310 đến 332. Phần này có 28 ví dụ mẫu).
        Bài 29 : Con cái khắc cha mẹ và cha mẹ khắc con cái (có các giả thiết từ 333 đến 348 . Phần này có 16 ví dụ mẫu).
        Bài 30 : Dự đoán về phát Tài
        Bài 31 : Dự đoán về phát Quan.

        Hai bài cuối cùng này tôi mới đang nghiên cứu nên chưa có khả năng đưa được số điểm vào để Cân Đo Đong Đếm xem chúng phát mạnh hay nhẹ như phần dự đoán tai họa.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (08-11-12)

      Đề tài tương tự

      1. Danh ngôn về Đàn Bà
        By thulankl in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 1
        Bài mới: 03-05-11, 09:18
      2. Ma y thần tướng diễn thi
        By hoa mai in forum Nhân tướng học
        Trả lời: 1
        Bài mới: 14-03-11, 04:38
      3. Thông điệp từ những người anh
        By hoa mai in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
        Trả lời: 4
        Bài mới: 11-03-11, 23:02
      4. Người Việt và tiếng Việt tại Úc
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-01-11, 13:21

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •