Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 44

      Threaded View

      1. #3
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Bài 18 - Các yếu tố cơ bản và các giả thiết của chúng
        (Ở đây tôi sắp xếp lại thứ tự một số mục cho dễ hiểu)

        Tuần Thứ Ba

        Chương 14

        Các yếu tố cơ bản và các giả thiết của chúng

        I - Các yếu tố cơ bản gây ra điểm hạn

        Thực chất của “Phương pháp tính điểm hạn” là từ các ví dụ cụ thể trong thực tế, chúng ta phải tìm ra các thông tin (giả thiết) có thể gây ra tai họa, sau đó chúng ta phải tự xác định điểm tai họa cho các thông tin này và điều chỉnh các điểm tai họa này cho phù hợp với càng nhiều ví dụ càng tốt.
        Để tìm các điểm hạn thì chúng ta phải bắt đầu từ các yếu tố chính gây ra hạn đã được cổ nhân truyền lại tới bây giờ chủ yếu qua các định luật : Hình (1), xung (2), khắc (3), hại (4), hợp (5) ...ngoài ra tôi đã tìm ra một số các yếu tố mới như : Điểm hạn của can, điểm kỵ vượng .... Qua các ví dụ trong thực tế tôi đã xác định được các yếu tố chính này gây ra các điểm hạn (đh) như: +1đh ; +0,75đh, +0,5đh ; +0,25đh ; +0,13đh ; 0đh hay +0,3đh ; +0,15đh …cho các yếu tố xấu có thể gây ra tai họa và -1đh, -0,75đh, -0,5đh ; -0,25đh ; -0,13đh và 0đh cho các yếu tố tốt có thể ngăn chặn tai họa. Theo cách nhìn của các nhà Vật Lý thì các điểm hạn này không tuân theo cơ học cổ điển (các điểm hạn tăng có tính liên tục) mà tuân theo cơ học lượng tử (các điểm hạn tăng theo các bước nhẩy cố định). Do vậy chúng ta liên tưởng tới sự tương tác của ngũ hành là ở dạng khí trong thế giới vi mô (các hạt cơ bản vô cùng nhỏ).
        Các yếu tố cơ bản này được viết tắt là cácY và các giả thiết của chúng chưa được xem là các quy tắc chính thức bởi vì hầu như đa số các giả thiết này tôi chưa có thêm các ví dụ để kiểm tra chúng có chính xác hay không.

        II - Ứng dụng điểm hạn của ngũ hành

        Y2 – Điểm hạn của dụng thần
        Chú ý: Can làm dụng thần chính được gọi tắt là dụng thần.

        31/20 - Nếu dụng thần ở tử, mộ hay tuyệt (các trạng thái ở tử, mộ hay tuyệt) tại lệnh tháng (chi của trụ tháng) có 0,5đh.
        32/1 - Dụng thần ở tử, mộ hay tuyệt tại chi của lưu niên có 1đh.
        33/5 - Dụng thần nhược (các trạng thái suy, bệnh, thai và dưỡng) tại lưu niên có 0đh.
        34/2 - Dụng thần nhập mộ tại chi của đại vận có 1đh (bất kể Thân vượng hay nhược) :
        35/126 - Tại năm sinh dụng thần có thêm điểm hạn ở tháng (chi của tháng đó) cần tính các điểm hạn (như tính ở lưu niên).
        36/ (88/130) - Tại năm sinh, dụng thần tàng trong chi của Tứ Trụ bị khắc bởi can đại vận (cùng dấu) tại các tháng của lưu niên nếu can của tháng đó giống với dụng thần.
        36a/28 - Vị trí của dụng thần chính trong tứ trụ (xem câu 2 phần I trong chương 10).
        37/133 - Tại năm sinh, nếu Thân (Hỏa) vượng mà trong tứ trụ có 4 can là Hỏa, lệnh tháng là Tị hay Ngọ, kiêu ấn ít còn Thổ và Thủy quá yếu thì tại năm sinh dụng thần Thủy tàng chi bị khắc bởi các can Hỏa có cùng dấu ở trong tứ trụ hay ở tuế vận có max 1đh chỉ khi ở tuế vận hay ở các tháng của năm sinh xuất hiện can Hỏa có cùng dấu với dụng thần chính (?).
        38/(1;25) - Dụng thần là can lộ hay tàng trong địa chi của tứ trụ, nếu can hay chi này hợp với tuế vận thì dụng thần được xem như vô dụng nên có 1đh, trừ trường hợp can hay chi mà dụng thần tàng hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của dụng thần (ví dụ 1). Nếu chi chứa dụng thần không hóa cục từ khi sinh mà nó không hợp với tuế vận hóa cục thì dụng thần có 1đh chỉ khi hành của dụng thần không giống hành của hóa cục này (ví dụ 25).
        39/56- Nếu chi tàng chứa Dụng thần trong Tứ Trụ hợp với chi ở tuế vận có cùng hành với hành của dụng thần thì Dụng thần có thể không có 1đh khi tổ hợp này chỉ là lục hợp hay bán hợp không hóa (?).
        40/15 - Can tàng chính tàng trong chi của tứ trụ vẫn có thể là dụng thần chính khi chi này hóa cục không cùng hành từ khi mới sinh.
        41/127 - Nếu dụng thần chính tàng trong chi của tứ trụ ở trạng thái Lộc hay Kình Dương tại lệnh tháng mà bị tuế vận hợp thì dụng thần tàng ở trong các chi khác của tứ trụ có thể thay thế để làm dụng thần chính cho dù nó chỉ là can tàng phụ hay chúng chỉ ở trạng thái Lộc.

        Y3 - Điểm hạn của Nhật can

        61/6 - Nhật can nhập mộ đại vận chỉ khi Thân nhược mới có 1đh.
        62/1 - Nhật can ở tử, mộ hay tuyệt ở lưu niên có 1đh.
        63/2 - Nhật can nhược (các trạng thái suy, bệnh, thai và dưỡng) ở lưu niên có 0đh.
        64/126 - Tại năm sinh Nhật can còn có thêm điểm hạn tại tháng cần tính điểm hạn (như tính ở lưu niên).
        64a/ - Nếu nhật Can hợp với can tháng hay can giờ hóa thành hành khác với hành của Nhật Can (Cách hóa khí) thì hành của Nhật Can đã chuyển thành hành hóa khí, vì vậy lúc này Nhật can đã trở thành can giống can tàng trong lệnh tháng dẫn hóa cho hóa cục này.
        64b/ - Nếu Nhật Can hợp với tuế vận hóa thành hành khác với hành của Nhật Can thì ta vẫn lấy dấu và hành của Nhật Can cũ để tính điểm hạn của nó ở tuế vận (nghĩa là hành của Thân không thay đổi).

        Y5 – Can động và điểm hạn của can động

        90 – Can động
        90a - Can động, nó có nghĩa là can đó phải khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) các can khác (xem phần lý thuyết về TKĐX) hay nó khắc các hóa cục. Các can động có điểm hạn riêng của chúng và điểm hạn này chỉ có ở các can lộ khi chúng ở trong trạng thái động, gọi tắt là điểm hạn của can. Nếu các can ở trong cùng tổ hợp không hóa khắc nhau thì chỉ có các can này là động (bởi vì chúng không có liên quan gì tới các can giống với chúng ở bên ngoài tổ hợp này).
        90b/ - Tất cả các can ở trong hóa cục không có điểm hạn này.
        90c/ - Can tiểu vận không có điểm hạn này.

        Ví dụ : Bính đại vận hợp với Tân trụ năm không hóa thì Bính và Tân là động (vì Bính khắc Tân), nhưng Bính ở trụ ngày (hay trụ giờ) là tĩnh vì nó không hợp được với Tân trụ năm, nhưng Bính trụ ngày là động nếu khắc được các can khác như Canh ở lưu niên hay nếu nó bị khắc bởi Nhâm hay Quý ở lưu niên cũng như nếu nó khắc được Kim cục.

        90d/ - Nếu các can ở tuế vận khắc với nhau hay chúng khắc các can trong tứ trụ thì các can giống với các can này ở trong tứ trụ là động nếu chúng khắc được nhau.

        91 – Điểm hạn của các can động (điểm hạn Can)
        91a/8 – Với các can ở trong tứ trụ thất lệnh và các can ở tuế vận :
        Nếu chúng vượng ở lưu niên thì chúng có điểm hạn đúng bằng điểm hạn của hành của chúng.
        Nếu chúng chỉ vượng ở đại vận thì chúng có điểm hạn chỉ bằng ½ điểm hạn của hành của chúng.
        Nếu chúng không vượng cả ở đại vận và lưu niên thì chúng có 0đh.
        Các điểm hạn này giảm tỉ lệ thuận theo các lực khắc tới các can của chúng.

        91b/2 - Với các can ở trong tứ trụ được lệnh :
        Nếu chúng vượng ở lưu niên thì chúng không có điểm hạn.
        Nếu chúng chỉ vượng ở đại vận thì chúng có điểm hạn chỉ bằng ½ đh của hành của chúng nhưng phải đổi dấu.
        Nếu chúng nhược ở tuế vận thì chúng có điểm hạn đúng bằng điểm hạn của hành của chúng nhưng phải đổi dấu.
        Các điểm hạn này không bị giảm khi các can của chúng bị khắc (phải thừa nhận).

        91c/126 – Các trạng thái của các can tại năm sinh phải được xác định tại chi của tháng cần tính điểm hạn của năm đó.

        (Trong Y7) - Điểm hạn của hóa cục
        113/1- Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với ½ số điểm hạn của hành của hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành).

        (Trong Y1) - Điểm hạn kỵ vượng
        14/6 - Nếu một hành là kỵ 1 có điểm vượng trong vùng tâm (hay sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm hoặc sau khi tính thêm điểm vượng của tuế vận) lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv (sai số có thể từ -0,05đv tới +0,05đv) trở lên thì hành đó được gọi là hành kỵ vượng và nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv đến 19,99đv thì mỗi can hay chi (trừ các chi trong tứ trụ) của hành kỵ vượng có thể có điểm (hạn) kỵ vượng bằng đúng điểm hạn của hành của nó (chú ý điểm kỵ vượng của can hay chi tiểu vận chỉ bằng ½ ), còn nếu nó lớn hơn từ 20đv trở lên thì mỗi can chi của nó có thể có điểm kỵ vượng gấp 2 lần số điểm hạn của hành của nó, trừ các giả thiết 14a/135; 22/17; 23/8; 24/11...).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (08-11-12)

      Đề tài tương tự

      1. Danh ngôn về Đàn Bà
        By thulankl in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 1
        Bài mới: 03-05-11, 09:18
      2. Ma y thần tướng diễn thi
        By hoa mai in forum Nhân tướng học
        Trả lời: 1
        Bài mới: 14-03-11, 04:38
      3. Thông điệp từ những người anh
        By hoa mai in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
        Trả lời: 4
        Bài mới: 11-03-11, 23:02
      4. Người Việt và tiếng Việt tại Úc
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-01-11, 13:21

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •