Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 9/14 đầuđầu ... 7891011 ... cuốicuối
    kết quả từ 81 tới 90 trên 137
      1. #81
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Có một đứa biết đi xe đạp rồi, chỉ cho một đứa chưa biết đi xe đạp.
        Thằng bé chưa biết đi kỳ kèo dạy cho nó biết đi xe đạp. Thằng bé kia hăm hở dạy, nó nói dễ lắm, cứ trèo lên xe, lấy thăng bằng, hít thở theo tự nhiên, chân đạp theo thứ tự, cứ chân này đạp xuống thì chân sau đưa lên, dễ lắm. Còn tay thì khi xe chạy, cứ nương theo hướng xe mà lách. Cứ thấy xe nghiêng bên nào thì ngả về bên ấy. Dễ lắm, cứ trèo lên theo đó mà đi, học thuộc lời dạy của tớ là đi được. Đấy là tớ rút gọn rồi đấy, chứ theo sách đã dạy thì có tới vạn trang lận (ví dụ như phải biết khí động học để hiểu hướng gió, biết cơ khí để thuộc sự vận hành của xe...). Thằng kia tưởng bở, học thuộc lòng rồi leo lên xe. Các bác có biết sau khi học thuộc nó có đi được không ạ...
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 07-01-13 lúc 17:32

      2. #82
        Tham gia ngày
        Jun 2012
        Bài gửi
        160
        Cảm ơn
        1,018
        Được cảm ơn: 84 lần
        trong 55 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        Có một đứa biết đi xe đạp rồi, chỉ cho một đứa chưa biết đi xe đạp.
        Thằng bé chưa biết đi kỳ kèo dạy cho nó biết đi xe đạp. Thằng bé kia hăm hở dạy, nó nói dễ lắm, cứ trèo lên xe, lấy thăng bằng, hít thở theo tự nhiên, chân đạp theo thứ tự, cứ chân này đạp xuống thì chân sau đưa lên, dễ lắm. Còn tay thì khi xe chạy, cứ nương theo hướng xe mà lách. Cứ thấy xe nghiêng bên nào thì ngả về bên ấy. Dễ lắm, cứ trèo lên theo đó mà đi, học thuộc lời dạy của tớ là đi được. Đấy là tớ rút gọn rồi đấy, chứ theo sách đã dạy thì có tới vạn trang lận (ví dụ như phải biết khí động học để hiểu hướng gió, biết cơ khí để thuộc sự vận hành của xe...). Thằng kia tưởng bở, học thuộc lòng rồi leo lên xe. Các bác có biết sau khi học thuộc nó có đi được không ạ...
        Kính Tiền bối!
        VP từ đầu chỉ dám ngồi ở cực bắc của khu vườn lắng nghe thôi vì ... nay thấy Tiền bối nói đến vấn đề "cơm hàng cháo chợ???" VP thấy quen thuộc nên mới góp dăm ba câu cho bớt run vì rét. VP cũng dạy một đứa trẻ đi xe đạp. Hôm đầu thì dạy, giữ, chạy theo nó mãi mà nó không đi được. Hôm sau VP nói rằng mày thích làm gì thì làm miễn là đi được. Sau một lúc nó đạp xe ầm ầm. VP chỉ việc ngồi hút thuốc đợi đến giờ đi về thôi. Tiền bối thấy có "tệ" cho VP không???
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #83
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Bác VP góp đúng ý em rồi. Vì thấy Cụ VinhL ôm ra nhiều sách quá thấy ngộp nên ví dụ vậy cho vui mà dễ nhìn thấy bản chất. Muốn học hỏi kinh nghiệm cụ ấy là chính, vậy mà cụ ấy toàn né, đưa ra toàn Kinh sách mà đọc thì phải vài ba kiếp mới hết. Chán thế. Đạo Phật thì phải hành là chính. Ngày xưa Đức Phật đã nói rõ đây không phải là một môn triết học, mà chỉ là một phương pháp tu hành mà thôi, đừng đệ tử nào nói quá lên, đừng để thành một Lý thuyết mà lại ngập trong đó rồi quên mất Pháp. Em nhớ không biết thời đó có vị nào đó (em quên mất tên, hình như em ruột Đức Phật thì phải) nói mãi không chịu hiểu, Phật bèn bảo thôi thì giao cho chú một việc duy nhất thôi, đó là quét nhà, và chỉ nghĩ về chuyện quét nhà thôi. Thế mà trong một thời gian ngắn thì Đắc quả. Vì vậy ý em hỏi cụ VinhL là cụ tu như thế nào mà cụ không chịu nói. Bởi vì mình quý cụ ấy lắm, mới ví dụ thế cho cụ hiểu. Ví như tay thiện xạ, chớp mắt hạ gục con mồi. Vậy mà tay đó không biết giải phương trình đạn đạo, phân tích hướng gió, độ xa gần, quỹ đạo đạn đi ra sao, nếu mà giải thì phải mất thời gian khá dài, con mồi nó lượn mất rồi.

        P/S:Bác VP: mấy thớt kia đang có gió bão (như dự đoán trước), nên mượn nhà bác nấp bên này cho lành, bác vui lòng nhé...
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 07-01-13 lúc 19:48

      4. #84
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Bác Hoa Chí Thanh nói đúng rồi, đạo Phật không phải là một môn triết học, càng không phải là một Tôn giáo (Như nhiều người lầm tưởng), cái gì cũng cần phải có thời gian nhất định để tìm hiểu, cũng như người luyện công, nếu luyện quá sức, đốt cháy giai đoạn ắt sẽ phản dụng.Tuy nhiên trong đời ai cũng phải chọn cho mình một lý tưởng, chúng ta được phép suy nghĩ và phân tích kỹ càng, nhưng cũng cần phải quyết đoán vì thời gian không chờ đợi. Cuộc sống đơn giản là cho và nhận, cho như nào thì sẽ nhận được như vậy, được sống, được cho và được nhận là hạnh phúc rồi phải không bác? Nói một cách mĩ miều thì “Hạnh phúc như một thứ nước hoa, khi mình xức cho người khác thế nào cũng có một vài giọt vương vào mình”.

        Góp vui cung với bác bài thơ “Lựa chọn” nhé:

        Đoái xem Văn – Võ cả hai đàng
        Bên văn sang, bên võ cũng sang
        Cờ tía lọng xanh văn đủng đỉnh
        Gươm vàng thẻ bạc võ nghênh ngang
        Văn tung gấu áo yên thiên hạ
        Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
        Thời thế thanh bình văn trước võ
        Võ đâu dám sánh sách văn chương.

        Thân ái !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #85
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        Bác VP góp đúng ý em rồi. Vì thấy Cụ VinhL ôm ra nhiều sách quá thấy ngộp nên ví dụ vậy cho vui mà dễ nhìn thấy bản chất. Muốn học hỏi kinh nghiệm cụ ấy là chính, vậy mà cụ ấy toàn né, đưa ra toàn Kinh sách mà đọc thì phải vài ba kiếp mới hết. Chán thế. Đạo Phật thì phải hành là chính. Ngày xưa Đức Phật đã nói rõ đây không phải là một môn triết học, mà chỉ là một phương pháp tu hành mà thôi, đừng đệ tử nào nói quá lên, đừng để thành một Lý thuyết mà lại ngập trong đó rồi quên mất Pháp. Em nhớ không biết thời đó có vị nào đó (em quên mất tên, hình như em ruột Đức Phật thì phải) nói mãi không chịu hiểu, Phật bèn bảo thôi thì giao cho chú một việc duy nhất thôi, đó là quét nhà, và chỉ nghĩ về chuyện quét nhà thôi. Thế mà trong một thời gian ngắn thì Đắc quả. Vì vậy ý em hỏi cụ VinhL là cụ tu như thế nào mà cụ không chịu nói. Bởi vì mình quý cụ ấy lắm, mới ví dụ thế cho cụ hiểu. Ví như tay thiện xạ, chớp mắt hạ gục con mồi. Vậy mà tay đó không biết giải phương trình đạn đạo, phân tích hướng gió, độ xa gần, quỹ đạo đạn đi ra sao, nếu mà giải thì phải mất thời gian khá dài, con mồi nó lượn mất rồi.

        P/S:Bác VP: mấy thớt kia đang có gió bão (như dự đoán trước), nên mượn nhà bác nấp bên này cho lành, bác vui lòng nhé...
        Lão HoaChiThanh
        Tiểu sinh thì có biết niết bàn đắc đạo là gì đâu, thì làm sao mà chỉ lão bắn tên đây??? Kinh sách thì ngàn ngàn quyển mà mục tiêu chỉ có một tâm. Tâm kinh thì gói gọn lại chỉ có bỏ.
        Chỉ biết ráng bỏ, từ bỏ cái nho nhỏ, ráng dần bỏ tới cái lớn, từ từ mà bỏ, bỏ trong chưa đựoc thì ráng bỏ ngoài trước:
        bỏ đi, bỏ đi, bỏ hết đi, bỏ hết tất cả đi, giải thoát chưa, chưa, tiếp tục bỏ, bỏ tiếp, bỏ nửa, bỏ hơn chút nửa, bỏ hết chụi đi, hết chưa? còn không?, còn thì bỏ tiếp, bỏ tới khi nào không còn bỏ được nửa. Ui Chu Choa, trần lùi lụi rồi bỏ gì nửa đây?, bỏ luôn cái thân, bỏ luôn cái ta, bỏ luôn cái mạng, hết chưa, chưa hết, bỏ luôn cái kiếp này, bỏ tới cái kiếp kia, tiếp tục bỏ, bỏ mãi, bỏ mãi và bỏ mãi, còn muốn bỏ hông? Còn muốn, thế là cứ bỏ tiếp, tới hết muốn bỏ nửa thì chắc có lẻ tới chổ không còn gì để bỏ nửa rồi. Ý Thôi ngưng! Hahahahahahaha

        Phật thuyết triền miên đại hãi, sau đó nói không thuyết gì cả, rồi Bỏ đi, bỏ hết, vào niết bàn.
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 07-01-13 lúc 20:47
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        hoabinh (08-01-13),tieuphong (07-01-13)

      7. #86
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Nói thì dễ mà làm lại khó cụ VinhL ơi. Cụ nói vậy thì cụ thử bỏ cái cụ đang nghiên cứu đi. Môn Phong thỷ á. Bỏ đi, bỏ đi, bỏ hết đi. Bát trạch đi, Đại quái đi...Còn lại cái Không á. Vậy là cụ đắc đạo ngay trong kiếp này rồi, không cần phải kiếp sau đâu. Được không cụ ơi. Cụ làm được em theo gương cụ đi theo ngay...
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 07-01-13 lúc 21:45

      8. #87
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        911
        Cảm ơn
        600
        Được cảm ơn: 748 lần
        trong 419 bài viết

        Default

        Chào anh HoaChiThanh,

        Tôi chỉ tìm hiểu phật pháp trong khoảng 2 năm thôi, căn cơ tôi còn mê muội thấp kém nhưng không vì vậy mà tôi không chia sẻ những kinh nghiêm trải qua khi thực hành những phương tiện của đức Thế Tôn đã dạy.

        Và đây là những gi tôi vấp phải và trải qua. Muốn thực hành thiền có hiệu quả thì trước phải làm thân tịnh. Vì sao? vì khi ngồi kiết già bạn sẻ bị tê chân, khi bị tê chân thì thân bị động. Thân bị động thì không thể tập trung quán hơi thở hoăc "tham thoại đầu". Cho nên mỗi ngày lúc ăn cơm, lúc uống trà, hay lúc nghỉ ngơi, bạn có thể xép bằng ngối kiết già 3-5 phút. Làm như thế thì từ từ sẻ quen rồi bạn tiếp tục tập ngồi cho đến khi được 15 phút, 30 phút thi bạn hãy bắt đầu thực hành thiền.

        Thiền thì có nhiều loại, bạn có duyên với loại nào thì chọn loại đó. Lúc đầu bạn thiền thì sẻ gặp phải hàng hà sa số vọng niêm nổi lên, đây là hiện tượng chung cho tất cả phái thiền. Tùy theo phái thiền bạn chọn mà có những phương pháp khắc phục vọng niệm. Quá trình này củng giống như bạn đang đung nước, khi nước mới âm ấm thì cái ấm nước nó kêu vì bọt nước đang hình thành dưới đáy ấm và vở đi. Khi nước gần sôi thì bong bóng nước hình thành càn nhiều và tiếng nước kêu càn lớn và cuối cùng nước sôi thì không còn có những bong bóng nước dưới đáy nữa (bóng bóng dưới đáy = vọng niệm).

        Đó là những gì tôi cảm nhận trong lúc hành thiền, cùng chia sẻ với ACE và nguyện cùng tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.
        Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving.
        ~Albert Einstein

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "TuHepLuong" về bài viết có ích này:

        tieuphong (07-01-13)

      10. #88
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Ô cảm ơn bác TuHepLuong. Đây mới là cái em đang cần. Lúc trước bác Văn Hoài có gọi điện cho em nói nhà đó (nơi em ở) có ai đi tu không. Em nói là không, à mà có, là chính em đây, em đang muốn tìm cách đi tu. Anh ấy cười mà nói nhà em phải cách cục có người đi tu. Cái này em chưa biết luận. Không hiểu vì sao bây giờ cái gì thúc đẩy mình tìm hiểu về vấn đề này. Không lẽ cái cách cục này đang phát huy tác dụng (Phật tánh bắt đầu trỗi dậy? lâu nay tắt ngúm vì cuộc sống). Vì vậy thực tình muốn tìm hiểu. Mà lại cái may duyên số đúng lúc bác SV mở thớt này thấy hay quá. Đành dò dần dần mà tìm hiểu qua kinh nghiệm các bác đi trước vậy. Các bác nào có kinh nghiệm thêm cho em ít để tránh lạc đường thì hay quá. Vì bây giờ có nhiều Pháp quá (Phật đã nói có 8 vạn 4 nghìn pháp tu), sợ lạc đường rồi đi mãi không tới bờ tới bến thì hại quá... (Em đã kiết già được 30 phút rồi, vì em mới thử được 2 tuần nay. Lúc bỏ ra tưởng như cắt rời chân đau quá...Ai có loại thuốc nào chống đau xin giới thiệu cho em với)
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 07-01-13 lúc 22:04

      11. #89
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        Ô cảm ơn bác TuHepLuong. Đây mới là cái em đang cần. Lúc trước bác Văn Hoài có gọi điện cho em nói nhà đó (nơi em ở) có ai đi tu không. Em nói là không, à mà có, là chính em đây, em đang muốn tìm cách đi tu. Anh ấy cười mà nói nhà em phải cách cục có người đi tu. Cái này em chưa biết luận. Không hiểu vì sao bây giờ cái gì thúc đẩy mình tìm hiểu về vấn đề này. Không lẽ cái cách cục này đang phát huy tác dụng (Phật tánh bắt đầu trỗi dậy? lâu nay tắt ngúm vì cuộc sống). Vì vậy thực tình muốn tìm hiểu. Mà lại cái may duyên số đúng lúc bác SV mở thớt này thấy hay quá. Đành dò dần dần mà tìm hiểu qua kinh nghiệm các bác đi trước vậy. Các bác nào có kinh nghiệm thêm cho em ít để tránh lạc đường thì hay quá. Vì bây giờ có nhiều Pháp quá (Phật đã nói có 8 vạn 4 nghìn pháp tu), sợ lạc đường rồi đi mãi không tới bờ tới bến thì hại quá... (Em đã kiết già được 30 phút rồi, vì em mới thử được 2 tuần nay. Lúc bỏ ra tưởng như cắt rời chân đau quá...Ai có loại thuốc nào chống đau xin giới thiệu cho em với)
        Lành thay, lành thay !!! tiểu sinh xin được chúc mừng bác trước tiên, trong mỗi Cây đều có lửa chỉ chờ Cọ Xát lửa sẽ xuất hiện, trong mỗi chúng ta đều có một đức Phật đang ngủ quên, duyên đến tự thức tỉnh. Mừng bác trở về !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #90
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Mười điều trọng yếu của sự tu hành
        Pháp sư Tịnh Không

        Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật, chí thành niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mà được vãng sanh.
        1. Hiếu dưỡng cha mẹ
        Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
        Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của chúng ta. Công đức hiếu dưỡng cha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật như nhau, không hiếu dưỡng cha mẹ thì bị coi là sai lầm lớn nhất của đời người. Người bất hiếu một chút tư cách cũng không có nói gì đến học Phật.
        Ngoài ra, chúng ta còn khuyên cha mẹ có Tín, Nguyện, niệm Phật, cầu sinh về Tây phương mãi mãi thoát khỏi nỗi khổ sinh tử luân hồi, mới là hiếu đạo cứu cánh viên mãn.
        2. Làm tròn bổn phận.
        Làm người ở thế gian, ai cũng có bổn phận và trách nhiệm của mình. Người học Phật trên cương vị công việc của mình phải nỗ lực tinh tấn làm gương mẫu cho gia đình, xã hội và quốc gia. Hiếu thuận với cha mẹ, giáo dục con cái, yêu thương gia đình, làm lợi ích cho xã hội, báo đáp tổ quốc mới đúng là người học Phật. Tự mình trốn tránh trách nhiệm, không làm tròn bổn phận, học Phật mà nói khoác lác đều là dối mình lừa người thì không thể thành tựu được.
        3. Tin sâu nhân quả.
        Cốt lõi của toàn bộ Phật pháp, chính là hai chữ “nhân quả”. Chúng ta trồng nhân thiện được quả thiện, trồng nhân ác nhất định chịu quả ác, báo ứng nhân quả không sai tí nào, không phải là không có báo ứng mà chỉ vì thời gian chưa đến. Người học Phật phải tin sâu nhân quả, lấy giới làm thầy, mỗi ngày tự kiểm điểm, luôn luôn sửa đổi. Ngoài ra, người niệm Phật tin sâu trồng nhân thiện niệm Phật, chắc chắn được quả thiện thành Phật. Đây là nhân quả rất thâm diệu.
        4. Không sát sinh, ăn chay.
        Người học Phật không làm các việc ác, nỗ lực đoạn trừ tất cả hành vi tội ác. Trong tất cả tội ác, tội ác nặng nhất là sát sinh, ăn thịt. Bởi vì, mạng của chúng sinh rất quý báu, không nên vì thân mạng mình mà giết, ăn thịt nó thì nó vô cùng căm hận, kết oán thù sâu nặng, đời sau nó sẽ giết lại chúng ta báo thù đòi nợ, máu trả nợ máu, quả ác rất là thảm khốc. Vì thế, chúng ta không làm các việc ác, không sát sinh, ăn chay là việc cần gấp.
        5. Phóng sinh cứu mạng.
        Người học Phật phải làm các điều thiện, bất cứ việc thiện nào, chỉ cần có cơ hội thì ra sức làm. Trong tất cả việc thiện, phóng sinh là đứng đầu. Bởi vì, phóng sinh là hành vi cứu mạng cấp bách, công đức rất lớn, chẳng phải việc thiện nhỏ có thể so sánh được. Thân mạng chúng sinh rất quý, chúng ta thả nó, cứu nó thì nó vô cùng cảm kích, kết thiện duyên tốt với nó thì đời sau chúng ta được quả báo thiện, phước đức không thể nghĩ bàn. Cho nên, trong các điều thiện lấy phóng sinh cứu mạng làm đầu.
        6. Chí tâm thành kính.
        Chí tâm thành kính là nền tảng thành tựu bất cứ sự nghiệp nào trong thiên hạ. Đại sư Ấn Quang chỉ dạy chúng ta phải dốc hết tâm lực, lấy hai chữ thành kính làm điểm quan trọng. Chúng ta có một phần thành kính thì có một phần công đức, có mười phần thành kính thì có mười phần công đức. Đây là bí quyết tuyệt vời học Phật thành công, mọi người tuyệt đối phải ghi nhớ kỹ trong lòng.
        7. Phát tâm Bồ-đề.
        Công đức nhiều hay ít của người học Phật theo tỉ lệ thuận với tâm lượng của mình, tâm lượng rộng lớn thì công đức được nhiều. Vì thế, người học Phật phải có tâm lượng rộng lớn, làm bất kỳ việc gì tuyệt đối không nên vì tự tư tự lợi, nhất định phải phát xuất từ tâm chân thành, chân thật vì lợi ích cho tất cả chúng sinh. Chúng ta trên cầu Phật đạo, phát tâm thành Phật; sau đó, có năng lực độ khắp chúng sinh. Chúng ta dưới thì hóa độ chúng sinh bằng cách phát tâm hễ gặp cơ duyên thì nhất định phải đem điều tinh yếu của Phật pháp truyền bá cho đại chúng. Ngoài ra, tâm phải chí thành niệm Phật cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc; đó là chân chính phát tâm Bồ-đề.
        8. Lạy Phật sám hối.
        Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay tạo nhiều tội nghiệp, nếu có hình tướng thì khắp hư không cũng chẳng dung chứa hết; bởi vì, chúng ta là phàm phu xấu ác nghiệp chướng sâu nặng. Do đó, người học Phật phải phát tâm hổ thẹn và chí thành sám hối, siêng năng lạy Phật. Bởi vì lạy Phật một lạy chí thành thì tội diệt như số cát sông Hằng, lạy Phật sám hối là bày tỏ tâm chí thành cung kính của chúng ta. Phương pháp tốt nhất là hổ thẹn tự xét lỗi mình.
        9/ Tín, Nguyện và niệm Phật.
        Pháp môn Tịnh độ là nương tựa Phật lực cứu giúp. Tín là tin thế giới Tây phương Cực Lạc có Phật A-di-đà. Nguyện là mong muốn mình mau sinh về thế giới Cực Lạc kia, chán lìa thế giới Ta-bà này. Hạnh là phải chí thành niệm, giữ một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Chỉ cần đầy đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh thì sẽ nương theo đại thệ nguyện lực của Phật A-di-đà cứu giúp, ra khỏi sinh tử, vĩnh viễn đoạn trừ luân hồi. Đây là pháp môn vô cùng thâm diệu và tiện lợi nhất trong tất cả pháp môn mà Đức Phật đã dạy.
        Nói theo lý, một câu A-di-đà Phật là nhờ Phật lực cứu vớt, chắc chắn bảo đảm vãng sanh về Tây phương. Nhưng vì sao ngày nay người niệm Phật nhiều mà người được vãng sanh lại ít? Đây là vấn đề rất quan trọng và nghiêm túc, ngày nay người niệm Phật nhưng không được vãng sanh quan trọng là do “thiếu Tín, Nguyện lại sợ chết, căn bản là không muốn vãng sanh”. Ngày nay, người niệm Phật chỉ cầu sống lâu, cầu mạnh khỏe bình an, cầu giàu sang, công việc thuận lợi, cầu tất cả lợi ích ở thế gian; nhưng không cầu vãng sanh về Tây phương.
        Một chữ Chết thì có thể kiểm nghiệm người niệm Phật có đầy đủ Tín, Nguyện hay không? Hãy tự hỏi lòng mình, chúng ta có sợ chết không? Nếu như chết ngay lập tức thì Phật A-di-đà liền đón chúng ta vãng sanh về Tây phương, chúng ta có bằng lòng không? Một người niệm Phật thật sự là người chán lìa cõi Ta-bà này, thích cầu về cõi Cực Lạc thì nhất định cho sự chết là như trở về. Bất cứ lúc nào, họ cũng mong sớm theo Phật A-di-đà về thế giới Tây phương Cực Lạc thì tuyệt đối không sợ chết, luôn mong muốn vãng sanh liền. Còn người niệm Phật giả tạo trong ngoài khác nhau, Tín, Nguyện không thật là người tham sống sợ chết, không muốn chết, không muốn vãng sanh, cầu sống lâu, có rất nhiều lý do ràng buộc. Chúng ta nên biết tâm người nào sợ chết, không muốn chết, không muốn cầu vãng sanh thì trái với tâm Phật A-di-đà, không đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh thì làm sao họ thành tựu vãng sanh về Tây phương được?
        Ngày nay, một nghìn người niệm Phật thì có chín trăm chín mươi chín người niệm Phật giả. Nếu người niệm Phật thật sự thì một chữ Chết thường ở trong tâm, tự mình luôn kiểm nghiệm, chỉ cần người niệm Phật không sợ chết, thích chết, bất cứ lúc nào cũng đón cái chết, luôn mong cầu sớm được vãng sanh về Cực Lạc; đây là người niệm Phật thật sự “chán lìa Ta-bà, thích cầu Cực Lạc”. Như thế, một nghìn người niệm Phật, nghìn người vãng sanh; vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh, không một người nào mà không sinh về Tây phương.
        10. Nỗ lực thực hành.
        Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật, chí thành niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mà được vãng sanh. Bà học Phật thành tựu vãng sanh, hơn hẳn những nhà thông thái biện tài vô ngại, tinh thông tam tạng, quan trọng là có nỗ lực thực hành hay không. Người có tài năng, hiểu biết mà không thực hành, giống như điểm binh trên giấy, nói tên món ăn, đếm của báu cho người, đều là vô ích.
        Nói tóm lại, chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì nhất định đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 9/14 đầuđầu ... 7891011 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 22-06-12, 20:48

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •