Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 10/14 đầuđầu ... 89101112 ... cuốicuối
    kết quả từ 91 tới 100 trên 137
      1. #91
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Về là về đâu bác SonVu. Đi tu là phải phá bỏ cái chấp, bản ngã, như là phá cái nhà của mình rồi, thì còn nhà đâu nữa mà về. Bác giải nghĩa cho em cái với...

        ...Nói theo lý, một câu A-di-đà Phật là nhờ Phật lực cứu vớt, chắc chắn bảo đảm vãng sanh về Tây phương. Nhưng vì sao ngày nay người niệm Phật nhiều mà người được vãng sanh lại ít?...
        Bác SV đã có may mắn tu đắc lên đó rồi, nên bác mới biết vậy ạ?
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 07-01-13 lúc 22:26

      2. #92
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Bác Hoa, đoạn trên trích từ bài giảng của Tịnh Không Pháp Sư, bác đọc kỹ sẽ giải toả đựơc thắc mắc. Bác nói rất đúng, người đã đi theo Phật, niẹm Phật thì ngôi nhà chúng ta chỉ là nhà Tạm, chỉ là nhà Lửa thôi, tiểu sinh đã nói “Trong mỗi chúng ta đều có một ông Phật ngủ quên” chẳng qua do cuộc sống, do các vọng tâm vọng niệm cứ cuốn chúng ta đi xa mãi, đến lúc tìm được đường đi cho mình là đi theo Phật pháp tức là đã đánh thức Phật tính trong người mình, tức là trở về với mình.
        Tiểu sinh cũng chỉ là người bình thường, vì là người bình thường nên nếu gặp được người chung lý tưởng sẽ hớn hở mừng vui như trở về nhà vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #93
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi son Vu Xem bài gởi
        Bác Hoa, đoạn trên trích từ bài giảng của Tịnh Không Pháp Sư, bác đọc kỹ sẽ giải toả đựơc thắc mắc. Bác nói rất đúng, người đã đi theo Phật, niẹm Phật thì ngôi nhà chúng ta chỉ là nhà Tạm, chỉ là nhà Lửa thôi, tiểu sinh đã nói “Trong mỗi chúng ta đều có một ông Phật ngủ quên” chẳng qua do cuộc sống, do các vọng tâm vọng niệm cứ cuốn chúng ta đi xa mãi, đến lúc tìm được đường đi cho mình là đi theo Phật pháp tức là đã đánh thức Phật tính trong người mình, tức là trở về với mình.
        Tiểu sinh cũng chỉ là người bình thường, vì là người bình thường nên nếu gặp được người chung lý tưởng sẽ hớn hở mừng vui như trở về nhà vậy.
        Ồ, em xin lỗi bác, vì bác viết (không trích dẫn là của ai nói như cụ VinhL và bác Tuhep) nên em tưởng là của bác soạn ra. Em cảm ơn bác.

      4. #94
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        911
        Cảm ơn
        600
        Được cảm ơn: 748 lần
        trong 419 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        ........ Vì bây giờ có nhiều Pháp quá (Phật đã nói có 8 vạn 4 nghìn pháp tu), sợ lạc đường rồi đi mãi không tới bờ tới bến thì hại quá... (Em đã kiết già được 30 phút rồi, vì em mới thử được 2 tuần nay. Lúc bỏ ra tưởng như cắt rời chân đau quá...Ai có loại thuốc nào chống đau xin giới thiệu cho em với)
        Tất cả các pháp đều là phương tiên. 84 ngàn pháp môn là muốn nói 84 ngàn trần lao, phiền nảo của con người. Thí dụ như muốn dẹp bỏ lòng tham thì dùng Bố Thí để chinh phục tánh tham. Dùng tâm Từ Bi mà hàng phục tâm ác đôc .... Có vài quyển kinh dưới đây tôi đả đọc qua, với những quyển kinh này, hy vọng anh tìm được đường về nhà mình:
        1) Bát-Nhã Tâm Kinh do HT Thích Thanh Từ giảng. Đây là bài đầu tiên đánh thức tỉnh tôi.
        2) Kinh Kim-Cang do HT Thich Thanh Từ hoặc HT Tuyên Hóa giảng
        3) Kinh Duy-Ma Cật do HT Thích Thanh Từ giảng
        4) Pháp Bảo Đàng Kinh do HT Thích Thanh Từ hoặc HT Tuyên Hóa giảng.
        5) Kinh Lăng Nghiêm do HT Thích Duy Lực giảng
        ......
        Cao hơn nữa thì có kinh Đại niết Bàn, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm

        Nhị tổ Huệ Khả quì trước của động của Tổ Đạt-Ma 9 năm rồi sau đó tự chặt cánh tay của mình để cầu pháp. Vì để trả hiếu cho cha mẹ, Hòa Thượng Hư-Vân tam bộ nhất bái mất 3 năm đến Ngũ-Đái-Sơn. Vì để cầu thành phật mà Lục Tổ Huệ Năng đeo đá trên lưng 8 tháng để giả gạo. Hy vọng 1 chút tê chân không làm anh thối chí.

        Củng chia sẻ với anh là tôi hay quét nhà. Khi quét nhà tôi thường niêm "Tâm tôi hêt bụi phiền nảo chưa?" và sau khi ăn cơm xong tôi củng thường rửa chén và niệm rằng "Tâm tôi sạch hết trần lao, phiền nảo chưa?" vì còn là phàm phu, nghiệp chướng sâu dầy, nên mỗi ngày mỗi quét, mỗi rửa. Đó là cách để nhắc nhở tôi sửa đối những cái tật xấu của mình đả đem vào cái tâm vốn thanh tịnh nầy mấy chục năm qua. Nói chung là mỗi mỗi hành động hay ý thức của mình đều phải thức tỉnh và nhận thức được mỉnh đang làm gì thì mới có thể an được tâm ( hihihi cái an tâm này mình chưa làm được) Lục Tổ đã giác ngộ nên ngài có nói:

        Bồ đề bổn vô thọ,
        Minh cảnh diệc phi đài,
        Bổn lai vô nhất vật,
        Hà xứ nhạ trần ai.

        Khi đã quét sạch, rửa sạch thì trở về cái tự tánh vốn đả có sảng nơi mình mà mình lại bỏ quên đi, thì lúc đó là "bổn lai vô nhất vật".
        thay đổi nội dung bởi: TuHepLuong, 08-01-13 lúc 01:16
        Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving.
        ~Albert Einstein

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "TuHepLuong" về bài viết có ích này:

        tieuphong (07-01-13)

      6. #95
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        Nói thì dễ mà làm lại khó cụ VinhL ơi. Cụ nói vậy thì cụ thử bỏ cái cụ đang nghiên cứu đi. Môn Phong thỷ á. Bỏ đi, bỏ đi, bỏ hết đi. Bát trạch đi, Đại quái đi...Còn lại cái Không á. Vậy là cụ đắc đạo ngay trong kiếp này rồi, không cần phải kiếp sau đâu. Được không cụ ơi. Cụ làm được em theo gương cụ đi theo ngay...
        Tiểu sinh là phàm phu chưa dứt thế nhân tình, chưa diệt được hỷ nổ ái ố, tâm chưa định chưa quyết thì tu sao thành đây. Thôi thì tìm những cái Ngộ nho nhỏ ở các thuật số của cổ nhân để làm tiêu khiển, đọc sách suy luận để mà mở mang trí óc, khỏi để nó thối hóa, lấy cái ung dung tự tại để mà tìm hiểu cái bản tâm của mình, để mà chờ mà đợi cái duyên. Chỉ đợi mà chẳng cần nó đến. Hihihihihihihihi

        Tiểu sinh nhớ là hình như mình chỉ có đọc 1 cuốn Quán Tâm Pháp của ngài Bồ Đạt Ma thôi. Mấy quyển khác đọc rồi trả lại cho tác giả hết. Hihihihihihihi

        Thôi lão hãy để tùy duyên nhé, đừng cố quá mà dể chấp, đừng cương quá mà dể gảy, đừng quyết quá mà dể đoạn. Có tìm thì sẻ có đến. Hihihihihihi

        Dạo bước vườn Huyền, ấy đã đủ,
        Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
        Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
        Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
        Để lão chủ quày, khơi sống mới.
        Hihihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 08-01-13 lúc 05:04
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        Minh Trí (08-01-13),tieuphong (08-01-13)

      8. #96
        Tham gia ngày
        May 2010
        Bài gửi
        192
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 46 lần
        trong 34 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Tiểu sinh là phàm phu chưa dứt thế nhân tình, chưa diệt được hỷ nổ ái ố, tâm chưa định chưa quyết thì tu sao thành đây. Thôi thì tìm những cái Ngộ nho nhỏ ở các thuật số của cổ nhân để làm tiêu khiển, đọc sách suy luận để mà mở mang trí óc, khỏi để nó thối hóa, lấy cái ung dung tự tại để mà tìm hiểu cái bản tâm của mình, để mà chờ mà đợi cái duyên. Chỉ đợi mà chẳng cần nó đến. Hihihihihihihihi

        Tiểu sinh nhớ là hình như mình chỉ có đọc 1 cuốn Quán Tâm Pháp của ngài Bồ Đạt Ma thôi. Mấy quyển khác đọc rồi trả lại cho tác giả hết. Hihihihihihihi

        Thôi lão hãy để tùy duyên nhé, đừng cố quá mà dể chấp, đừng cương quá mà dể gảy, đừng quyết quá mà dể đoạn. Có tìm thì sẻ có đến. Hihihihihihi

        Dạo bước vườn Huyền, ấy đã đủ,
        Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
        Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
        Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
        Để lão chủ quày, khơi sống mới.
        Hihihihihihihi
        Uống chén chè với cô Vinh nhé, hay cho câu

        Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
        Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
        Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
        Để lão chủ quày, khơi sống mới.

        Thơ hay thơ hay, :)

        Minh Trí
        Đem ngựa ý, qui về thần thất

        Bắt vượn tâm, giữ chắc động phòng.

        Tâm, Thần, Hồn, Phách, Ý qui trung.

      9. #97
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Tiểu sinh là phàm phu chưa dứt thế nhân tình, chưa diệt được hỷ nổ ái ố, tâm chưa định chưa quyết thì tu sao thành đây. Thôi thì tìm những cái Ngộ nho nhỏ ở các thuật số của cổ nhân để làm tiêu khiển, đọc sách suy luận để mà mở mang trí óc, khỏi để nó thối hóa, lấy cái ung dung tự tại để mà tìm hiểu cái bản tâm của mình, để mà chờ mà đợi cái duyên. Chỉ đợi mà chẳng cần nó đến. Hihihihihihihihi

        Tiểu sinh nhớ là hình như mình chỉ có đọc 1 cuốn Quán Tâm Pháp của ngài Bồ Đạt Ma thôi. Mấy quyển khác đọc rồi trả lại cho tác giả hết. Hihihihihihihi

        Thôi lão hãy để tùy duyên nhé, đừng cố quá mà dể chấp, đừng cương quá mà dể gảy, đừng quyết quá mà dể đoạn. Có tìm thì sẻ có đến. Hihihihihihi

        Dạo bước vườn Huyền, ấy đã đủ,
        Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
        Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
        Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
        Để lão chủ quày, khơi sống mới.
        Hihihihihihihi

        Đại ca VinhL bác học tinh thông, tuỳ duyên quán ngộ, tiểu sinh thẹn chưa thể bằng 1/10 của huynh, vườn huyền luôn rộng mở cùng huynh, lần này huynh đừng “Tiểu sinh té cẳng chuồn” nữa nhé , hihihihihi, mà xem ra huynh Hoa Chí Thanh đã quyết đi theo Thiền rồi, lại gặp tièn bối Tuhepluong ở đây chỉ dẫn coi như duyên đến, vườn Huyền là của tất cả chúng ta, không thuộc về ai, bất cứ ai vào vườn huyền đèu thấy bài thơ của Thiền sư Thiệu Long mà tiền bối ASVN đã dán hai bên cổng vườn, nay tiểu sinh xin dược đọc lại .

        Nếu biết vạn pháp là vô thường thì hết buồn, hết khổ, hết sợ hãi… Thiền Sư Thiệu Long nói:

        Thoát thân dĩ hiểu Nam Kha mộng.
        Thử giác nhơn gian vạn sự không.
        Xuy khứ hoàn hương vô không định.
        Tịch dương tà chiếu bích vân hồng.


        Thoát khỏi chấp Thân trở về với bản chất thật thì sẽ hiểu mộng Nam Kha, hiểu lý “không” của vạn pháp. Thổi một khúc nhac hoàn hương bằng một cây Sáo không có lỗ. Mặt trời chiếu xuyên qua những đám mây xanh biến nó thành rán đỏ, ngồi trên lưng Trâu tay cầm cây Sáo thong dong đi về quê cũ nơi ta đã lạc bước đi xa.

        Rất mong những bài viết chia sẻ của Huynh !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #98
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
        Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
        Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
        Để lão chủ quày, khơi sống mới.
        Bài thơ này của cụ làm ý hay, nhưng hình như cụ vẫn sợ mơ hồ một cái gì đó. Ở đây nếu có sóng thì cũng là sóng bạc, sóng vàng của nơi thần tiên, chứ không phải là bão tố đen kịt màu đen dưới hạ giới. Em cũng đã tìm được một Pháp để tu luyện, nhằm Phản Bổn Quy Chân. Thành bại thế nào cũng xem thử bản thân có vượt qua mọi thử thách trên đường hay không. Nếu có kết quả dù xấu hay tốt, em sẽ xin chia sẻ nghiệm chứng của bản thân với các bác. Còn bác Tuhep đã luyện Thiền gần 2 năm rồi thì em cũng xin kính phục bác. Chắc là có rất nhiều nghiệm chứng trong lúc quán ngộ các cảnh giới khi Thiền (của bản thân bác chứ không phải là kinh nghiệm sách vở của người khác). Em sẽ từ từ trao đổi với bác về các vấn đề này sau vậy...
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 08-01-13 lúc 08:09

      11. #99
        ASVN's Avatar
        ASVN is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Jul 2010
        Bài gửi
        790
        Cảm ơn
        39
        Được cảm ơn: 1,651 lần
        trong 501 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        Ô cảm ơn bác TuHepLuong. Đây mới là cái em đang cần. Lúc trước bác Văn Hoài có gọi điện cho em nói nhà đó (nơi em ở) có ai đi tu không. Em nói là không, à mà có, là chính em đây, em đang muốn tìm cách đi tu. Anh ấy cười mà nói nhà em phải cách cục có người đi tu. Cái này em chưa biết luận. Không hiểu vì sao bây giờ cái gì thúc đẩy mình tìm hiểu về vấn đề này. Không lẽ cái cách cục này đang phát huy tác dụng (Phật tánh bắt đầu trỗi dậy? lâu nay tắt ngúm vì cuộc sống). Vì vậy thực tình muốn tìm hiểu. Mà lại cái may duyên số đúng lúc bác SV mở thớt này thấy hay quá. Đành dò dần dần mà tìm hiểu qua kinh nghiệm các bác đi trước vậy. Các bác nào có kinh nghiệm thêm cho em ít để tránh lạc đường thì hay quá. Vì bây giờ có nhiều Pháp quá (Phật đã nói có 8 vạn 4 nghìn pháp tu), sợ lạc đường rồi đi mãi không tới bờ tới bến thì hại quá... (Em đã kiết già được 30 phút rồi, vì em mới thử được 2 tuần nay. Lúc bỏ ra tưởng như cắt rời chân đau quá...Ai có loại thuốc nào chống đau xin giới thiệu cho em với)
        Vườn Huyền của tiên sinh son Vu đã và đang giúp chúng ta đây!

        Bác Hoa nên bớt chút thời gian lên thăm Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên đi. Nếu có thời gian bác có thể ở lại 5 hay 10 ngày sẽ tự tìm ra lối đi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #100
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Vén màn bí mật pho "tượng táng" ở chùa Đậu
        • 22/12/2009 11:01 | Phóng sự - Khám phá
        (VTC News) -

        Tại sao nội tạng, da thịt của các vị thiền sư không bị thối rữa, trong khi các vị thiền sư này không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào?
        » Giải mã bí ẩn những pho "tượng táng" ở Việt Nam

        Câu chuyện về hai vị thiền sư nổi tiếng Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường sau 100 ngày không ăn, không ngủ, dù linh hồn đã lên cõi Phật, song còn để lại nhân gian một xá lợi bất hoại, được lưu truyền trong những câu chuyện dân gian. Người dân ở làng Gia Phúc ai cũng biết và kể chuyện này. Những vị sư trụ trì chùa Đậu cũng nắm rõ truyền thuyết và kể lại cho người viếng chùa nghe, thế nhưng, thực hư thế nào, xá lợi hai vị sư hiện ra sao thì không ai biết rõ.


        Năm 1983, Viện Khảo cổ học cử một đoàn cán bộ, trong đó có ông Nguyễn Lân Cường về chùa Đậu kiểm tra sự xuống cấp của cái gác chuông.

        Sau khi đi một vòng quan sát những di sản, hiện vật quý của chùa Đậu, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đứng rất lâu trước một chiếc am thờ bên cạnh chùa.

        Ông Cường xúc động nhớ lại giây phút đặc biệt đó: “Tôi đã đứng lặng người rất lâu trước chiếc am nhỏ bên phải chùa. Thiền sư Vũ Khắc Minh ngồi đó, phía sau mành, đôi mắt lim dim như đang suy tư về cõi Phật”.

        Như bị pho tượng kỳ lạ hút hồn, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đã tiến lại vén mành. Ông phát hiện ra vết nứt trên trán pho tượng. Qua vết nứt rất nhỏ, chỉ chừng 0,2cm, ông nhìn rõ xương sọ. Như vậy, ông chắc chắn bên trong pho tượng này chứa hài cốt người, chỉ có điều đây là hình thức táng nào thì còn phải nghiên cứu kỹ mới có được câu trả lời.


        Thế là, nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh được đưa về phòng chụp X-quang của Bệnh viện Bạch Mai. Qua các phim chụp, “nhà xương học” hàng đầu Việt Nam đã rất ngạc nhiên khi không phát hiện được vết đục nào trên hộp sọ.

        Qua các tài liệu khoa học nghiên cứu về ướp xác, đặc biệt là các xác ướp nổi tiếng của Ai Cập, những nhà chuyên môn biết rằng, để ướp được xác, người ta thường đục thủng phần xương lá mía và nền sọ hoặc đỉnh sọ để lấy não. Sau đó, người ta độn vải hoặc những chất bảo quản vào trong xương sọ.


        Từ việc không có vết đục ở sọ, nhà khoa học Nguyễn Lân Cường khẳng định rằng, não của thiền sư Vũ Khắc Minh đã không bị lấy ra khỏi cơ thể.

        Nhưng liệu có phải các đệ tử đã dựng một pho tượng rỗng, rồi xắp xếp xương cốt của vị thiền sư này vào trong bụng pho tượng? “Nhà xương học” Nguyễn Lân Cường khẳng định chắc chắn: “Qua những thước phim chiếu chụp, kể cả quá trình tu bổ pho tượng, chúng tôi đã không tìm được bất kỳ một vật liệu nào như chất kết dính, dây, giá đỡ… để cố định và đỡ xương. Các xương cũng đều nằm đúng vị trí giải phẫu học”.


        Sau nhiều ngày nghiên cứu, tìm hiểu, chiếu chụp, không tìm thấy chất kết dính, chuyên gia Nguyễn Lân Cường đã khẳng định với toàn thể thế giới rằng, ông đã phát hiện ra một hình thức táng mới ở Việt Nam. Ông đặt tên cho hình thức táng này là tượng táng hoặc thiền táng. Từ đấy, giới khoa học gọi nhục thân của các vị thiền sư ở Việt Nam là tượng táng, riêng nhà Phật thì thích cách gọi thiền táng hơn.

        Sau này, khi nghiên cứu rộng ra toàn thế giới, PGS Nguyễn Lân Cường mới biết rằng, phương thức táng này cũng có ở Trung Quốc, mà cụ thể là di hài Lục Tổ Huệ Năng (638 - 713). Hiện nhục thân vẫn còn đến hôm nay và được để ở chùa Hoa Nam (huyện Thiều Quang, Quảng Đông).


        PGS Nguyễn Lân Cường vẫn chưa trả lời được rất nhiều bí mật liên quan đến nhục thân các vị thiền sư.

        Trong các tài liệu chính sử của Việt Nam cũng ghi chép về việc Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, thiền sư Giác Hải để lại xá lợi sau khi hóa. Tuy nhiên, trải qua binh biến, giặc dã, hiện xá lợi của những tổ sư này không còn nữa.

        Để tìm được câu trả lời về cách táng tượng này, PGS Nguyễn Lân Cường đã cùng các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu nhiều năm ròng. Việc tìm hiểu chất liệu để làm tượng được các nhà khoa học đặc biệt chú ý.

        Các nhà khoa học đã tìm ra chất liệu làm tượng giữ thi hài thiền sư Vũ Khắc Minh và thiền sư Vũ Khắc Trường khá đơn giản, gồm sơn ta, đất tổ mối, mùn cưa, giấy bản…


        Người dân tin rằng hai vị "sư Rau" rất linh thiêng.

        Qua việc nghiên cứu nhục thân của hai vị thiền sư Chùa Đậu, kết hợp với truyền thuyết dân gian, PGS Nguyễn Lân Cường đã mô tả hành trình táng tượng như sau:

        Sau 100 ngày nhập tịch, tiếng mõ trong am cạnh chùa dứt, các học trò đã mở am, phát hiện thiền sư Vũ Khắc Minh viên tịch trong tư thế vẫn ngồi kiết già, không có mùi hôi thối, các học trò đã lập tức tiến hành táng tượng.

        Đất gò mối rất mịn, tơi, mùn cưa, giấy bản giã thành bột, được trộn với sơn ta thành một loại hỗn hợp. Người ta đã quét hỗn hợp này lên cơ thể thiền sư Vũ Khắc Minh một lớp dày để làm khung đỡ giữ cho xác nguyên dạng.

        Tiếp đó, người ta quét một lớp sơn ta kết hợp với việc dát những lá bạc mỏng. Lớp ngoài cùng là quang dầu. PGS. Nguyễn Lân Cường phát hiện ra rằng, kỹ thuật làm chất bồi để tượng táng các thiền sư cũng giống như cách tạo hoành phi, câu đối ở các đình chùa nước ta.


        Khám phá được chất liệu làm tượng táng, đúng 20 năm sau ngày phát hiện ra hai pho tượng chứa nhục thân bất hoại, năm 2003, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường đã cùng các nghệ nhân, họa sĩ đã tiến hành tu bổ hai pho tượng chứa xá lợi toàn thân này.

        Những vết nứt trên tượng táng thiền sư Vũ Khắc Minh được kết lại, xương cốt thiền sư Vũ Khắc Trường cũng được xắp xếp lại do khá lộn xộn.

        Hiện tại, hai vị thiền sư đầy huyền thoại đã được tu bổ thành công và yên vị trong ngôi nhà tổ và được bảo quản kỹ càng trong tủ kính với môi trường khí ni-tơ đậm đặc. Với sự bảo quản kỹ lưỡng như thế này, nhục thân hai vị thiền sư sẽ là bất hoại.

        Hàng vạn Phật tử không những cả nước mà khắp thế giới đã và đang tìm về chiêm bái hai vị thiền sư. Hàng chục bí mật bao phủ quanh hai vị thiền sư này đã được chuyên gia Nguyễn Lân Cường tìm ra. Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm bí mật mà PGS.TS. Nguyễn Lân Cường cũng như các nhà khoa học khắp thế giới vẫn chưa tìm được câu trả lời. Bí mật lớn nhất đó là, tại sao nội tạng, da thịt của các vị thiền sư không bị thối rữa, trong khi các vị thiền sư này không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào? Cũng giống như Trái tim Bất Hoại của cố hoà thượng Thích Quảng Đức, có lẽ bí mật này phải vào trong Phật Pháp mới mong tìm được câu trả lời chăng?
        thay đổi nội dung bởi: son Vu, 08-01-13 lúc 10:06
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 10/14 đầuđầu ... 89101112 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 22-06-12, 20:48

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •