Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 14/14 đầuđầu ... 4121314
    kết quả từ 131 tới 137 trên 137
      1. #131
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Chuột lạy Phật tại Trúc Lâm Thiền Viện, mặc dù có người chơi ác không cho nó lạy Phật bằng cách cám dỗ để một quả táo thơm lừng bên cạnh. Đặc biệt rất dạn dĩ, không sợ người, dĩ nhiên là không sợ cả mèo (Các bác nhớ em tuổi Tý đấy, vừa phát tâm có ngay sự kiện này):

        [YOUTUBE]KkhoJSDM5FI[/YOUTUBE]
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 17-01-13 lúc 12:48

      2. #132
        Tham gia ngày
        Dec 2012
        Đến từ
        Nam SG
        Bài gửi
        521
        Cảm ơn
        639
        Được cảm ơn: 347 lần
        trong 256 bài viết

        Default

        wow, nhìn lạ thật, thật khó tin vào mắt, A Di Đà Phật
        "Thương Quan kiến Quan, kỳ họa bá đoan"

      3. #133
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ


        Đức Thích – Ca Mâu – Ni Phật nói: “ Thời mạt pháp vạn ức người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc. Người nào nương vào pháp niệm Phật thì thoát được luân hồi”

        Ngài Pháp Đảnh Đại Sư có nói: “Thời mạt pháp này kinh sám hối không còn đủ lực nữa, chỉ có câu A – Di – Đà Phật”

        Ngài Ấn – Quang Đại sư có nói: “Bỏ đường tắt Tây Phương chín cõi pháp giới chúng sanh khó tròn cõi giác. Rời cửa mầu Tịnh – độ mười phương chư Phật không vẹn toàn độ khắp quần mê”.

        Như vậy, ở thời mạt pháp, thế nhân suy đồi này chỉ duy nương vào câu Phật hiệu mà thoát khỏi luân hồi, ngoài ra không còn cách nào khác, Hàng Phật tử “Tu Tại Gia” càng nên đi theo cách này.

        Khi đã quyết đi theo Tịnh độ Tông là quyết tâm nương vào pháp môn niệm phật để chỉ trong một đời này thoát vong tử-sinh.

        Trong pháp môn niệm Phật thì lại phải cần kết hợp với Hộ Niệm, Trợ niềm để cùng nhau tinh tấn, để khi trừ bỏ Báo thân này có được sự hỗ trợ, tiếp dẫn về Tây Phương.

        Ngài Ngẫu Ích đại sư nói: Cái tối kỵ của pháp môn niệm Phật là những người cái Tâm không có chỗ nhất định
        - Thấy người ta ngồi Thiền thì mình cũng ngồi
        - Thấy người ta sám hối mĩnh cũng bắt chước tụng kinh sám hối
        - Thấy người ta tụng chú mình cũng đi theo tụng chú.

        Vì chậy theo như vậy nên Tâm không định vào trong câu A-Di-Đà Phật, vì tín tâm không vững nên mới lâm vào cảnh Tạp tu. Trong khi chư tổ nói rất kỹ là – Một câu A-Di – Đà Phật phải thật nhập tâm thì mới được vãng sanh. Còn tất cả các pháp môn khác nếu không phải bậc thượng căn mà Tu thì nhất định không thoát khỏi lục đạo luân hồi.

        Vì không quyết tâm đi về Tây phương nên cứ cố gắng trì vào những cái pháp để trở thành con người, để trở lại trong “Tam Thiện Đạo” vẫn còn trong lục đạo, vân là sanh tử luân hồi mà người không hay.

        Tiểu sinh có duyên gặp được những chỉ dẫn này, thấy rât có ích với chúng ta nên tóm lược lên đây, mong ít nhiều cảnh tỉnh và hỗ trợ được những người đang bước trên đường tu hành.

        Phật dạy, thân người khó được, khó như con rùa mù mắt bơi trên đại dương trăm ngàn năm mới gặp được Bộng gỗ để chui vào, sinh tử thì không biết sẽ đến lúc nào, vì vậy gặp được câu A- Di – Đà – Phật trong kiếp này đối với chúng ta đã là phúc đức sâu dày lắm rồi, hãy mau Tu đi thôi.

        Nam – Mô – A – Di – Đà – Phật.
        thay đổi nội dung bởi: son Vu, 18-01-13 lúc 17:55
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "son Vu" về bài viết có ích này:

        huybq36 (25-04-13),tieuphong (19-01-13)

      5. #134
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        911
        Cảm ơn
        600
        Được cảm ơn: 748 lần
        trong 419 bài viết

        Default

        Niêm:

        Miệng không niệm, tâm không niệm.
        Miệng niệm, tâm không niệm.
        Miêng không niệm, tâm niệm.
        Miêng niệm, tâm niệm.

        Thiền:

        Thân không thiền, tâm không thiền.
        Thân thiền, tâm không thiền
        Thân không thiền, tâm thiền
        Thân thiền, tâm thiền.
        Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving.
        ~Albert Einstein

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "TuHepLuong" về bài viết có ích này:

        tieuphong (19-01-13)

      7. #135
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Đối với bất cứ một pháp môn nào khi Tu cũng phải cần đến 3 món chí bảo; đó là “ Tín – Nguyện – Hạnh” , đặc biệt là Tịnh – Độ Tông, nếu thiếu 1 trong 3 món này đều không được.

        Người thông minh tột đỉnh, có tài liếc mắt xem qua nhớ ngay, học một hiểu mười, thông kinh, bác sử nhưng nếu không có 3 món trên thì dẫu có đọc vạn cuốn sách cũng bằng thừa.

        Người tâm trí chậm chạp, nếu có đủ 3 món trên, không cần đọc gì, hiểu gì nhiều, chỉ cần tín tâm niệm Phật, niệm đến bất niệm tự niệm đảm bảo chắc chắn được vãng sanh.

        Ngày nay một số người chủ trương Thiền – Tịnh song tu, Mật – Tịnh song tu…, nhưng quả thực nếu không phải bậc thượng căn mà theo cách này thì tự mình hại mình, thật là rất khó, khó thay, khó thay.

        Ngài Ngẫu Ích Đại Sư là một vị thiền sư, lúc đầu Ngài chê cái pháp môn niệm Phật, tại vì Ngài là người thông minh trí huệ, đến khi Ngài ngã bệnh, ngài tưởng rằng lúc đó sẽ chết. Lúc đó ngài mới giật mình! Ngài nói: “Ủa! Nếu mà lúc đó chết thì ta đi về đâu?” Ngài nhìn xuống thì thấy có một cuốn kinh A-Di Đà, là cuốn sách mà bao năm nay Ngài chê. Ngài cầm lên, đọc qua và giật mình, Ngài nói: “Đây! Đây là con đường mà ta giải thoát đây” rồi từ đó ngài buông xả hết, chỉ nhiếp tâm vào câu niệm Phật. Một vị Tổ sư khi cầm kinh A-Di Đà lên Ngài giật mình tỉnh ngộ, còn chúng ta chỉ là bậc phàm phu!

        Tiền bối ASVN, tiền bối Tuhepluong, các tiền bối và các vị huynh trưởng, tiểu sinh cũng chỉ là kẻ phàm phu, quê mùa; thường ngày vẫn hổ thẹn vì nói nhiều mà mới làm đựơc ít, thật lấy làm xấu hổ thay!

        Đối với vườn Huyền không này thực sự chỉ là khách qua đường – Được quen biết các vị nơi đây quả là phước đức 3 đời của tiểu sinh. Rong chơi cũng đã đủ, xem ra cũng đến lúc tiểu sinh phải lên đường rồi.

        Tiền bối ASVN – cảm ơn tiền bối rất nhiều.

        Đường đời muôn nẻo, sau này nếu có duyên gặp lại, chỉ mong lại tiếp tục được các Vị dạy dỗ và chỉ bảo thêm, xin đa tạ, kính chúc các vị Vạn sự như ý !

        Nam Mô A-Di Đà Phật.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "son Vu" về bài viết có ích này:

        huybq36 (25-04-13),tieuphong (19-01-13)

      9. #136
        ASVN's Avatar
        ASVN is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Jul 2010
        Bài gửi
        790
        Cảm ơn
        39
        Được cảm ơn: 1,651 lần
        trong 501 bài viết

        Default

        Son Vu tiên sinh!

        Các pháp do duyên sinh rồi lại do duyên diệt, gặp nhau mà để lại duyên lành là điều quí bất khả ngôn.

        Chúc tiên sinh đắc pháp!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "ASVN" về bài viết có ích này:

        tieuphong (19-01-13)

      11. #137
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Cuối năm, tình cờ được đọc trang này, giải thích về cấu trúc của núi Tu Di, núi Nam thiêm Bộ châu trong sách Tây du ký. Mời các bác đọc và suy ngẫm ạ...:

        Cấu trúc Núi Tu Di và Nam thiêm bộ châu

      Trang 14/14 đầuđầu ... 4121314

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 22-06-12, 20:48

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •