Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/14 đầuđầu 1234513 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 137
      1. #21
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi ASVN Xem bài gởi
        Nóng, lạnh xem ra đã bớt, Ta lại dạo chơi vườn huyền của son Vu tiên sinh.

        Tên son họ Vu (viết hoa) đúng lối viết của tây phương tên trước họ sau viết hoa nơi họ, phải chăng tiên sinh cũng thông Anh ngữ?
        Tiền bối ASVN không những giỏi thuật định long điểm huyệt, xem ra Y thuật cũng có thể đã từng tham cứu qua??? Lành thay!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #22
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Minh Trí Xem bài gởi
        Thật ra mấy hôm tôi mượn nóng lạnh tứ phương nhằm soi lại "tâm và nghiệp" đấy thôi, ở đời "ngũ uẩn" chi phối khiến người mất đi thanh tâm

        "Cầm lên dễ bỏ xuống thì khó nên nghiệp càng nặng là vậy"

        "Khổng Minh ngày trước biết Chu Du tỏ tường nên khiến Du hộc máu đấy thôi"

        Chỉ vì Du còn nặng nghiệp mà tử vì nghiệp vậy

        Nếu lớp trẻ học được chữ Nhẫn thì hay biết mấy

        Thân,
        Minh Trí
        Tiền bối Minh Trí học thuật tinh tường, đạo lớn thấu tỏ, thật khâm phục biết bao!
        Truyện Khổng Minh hồi nhỏ tiểu sinh cũng từng xem qua, nay lại có duyên nên cũng xin góp vài lời:

        Chuyện Khổng Minh khẩu chiến văn sĩ Đông Ngô đã lưu danh thiên cổ, sau lại đưa Chu Du vào Vòng cương toả, khiến Du tử nạn, tuy nhiên Khổng Minh cuối cùng cũng không thoát được cái Vòng của trời đất, khi chết thiên hạ vẫn chia 3, trước lúc ra đi cảm khái ngửa cổ nhìn trời mà than “Hành sự tại Nhân, thành sự tại Thiên”. Thế nên “Kỳ Sơn giữa trận từ trần, khách anh hùng để tần ngần lệ rơi”- tiếc thay!!!
        - Người trên thông thiên văn dưới tường địa lí như Khổng Minh liêụ có đoán được vận nhà Hán đã hết không/ (Biết hay không biết?)- chắc chắn là biết, nhưng vẫn muốn vào Vòng, đơn giản là: Tận nhân lực, Tri Thiên mệnh. Khổng Minh cuối cùng với tài năng của mình cũng đã điểm xuyết được một dấu Huyền trong bức tranh lịch sử Trung Hoa vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #23
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Có Du, ắt có Lượng. Có Lượng ắt có Tư Mã Ý. Có Tào Tháo ắt có Lưu Bị. Có Quan Công ắt có Lã Mông. Có Lưu Bị ắt có Lục Tốn. Có Âm ắt có Dương. Có Mộc ắt có Kim. Có Kim ắt có Hỏa, Có Hỏa ắt có Thủy, Có Thủy ắt có Thổ, Có Thổ ắt có Mộc...
        Cứ vậy mà tiến hóa. Ở trong vòng thì thấy huyền ảo lung lung linh, tưởng như là nhân tình thế thái, ngẫu nhiên mà sinh ra thế... Nhưng nếu có lúc nào đó thoát khỏi vòng này nhìn vào thì thấy ra sao...Có lẽ đó là sự tất nhiên mà ra thế.

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoachithanh" về bài viết có ích này:

        tieuphong (03-01-13)

      5. #24
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Không biết câu chuyện này có ý nghĩa gì không nữa:

        Đời vua Hán Linh Đế, tại quận Ích Châu, có ông Tư Mã Trọng Tương, rất thông minh tài giỏi, 8 tuổi đã nổi tiếng thần đồng, nhà nghèo nhưng lại rất hiếu thảo với cha mẹ, có đi lên kinh đô dự khoa thi nhưng bị đánh rớt, khi trở lại quê nhà thì chẳng may cha mẹ đã mất. Trọng Tương lấy làm thương xót lắm, mới cất một cái lều ở kế bên mộ phần của cha mẹ, để ở cư tang thủ hiếu cho đặng 6 năm. Lòng buồn nhớ thương cha mẹ, lại ưu uất vì nỗi học tài thi phận, nên thường than thân trách phận. Trọng Tương thấy phần nhiều trong triều đình là nịnh thần, toan mưu hại kẻ trung lương, khiến dân chịu nhiều oan ức. Trọng Tương lấy làm cảm động, nên làm ra một bài thơ để giải buồn, có ý trách Trời Đất không công bình.
        Không ngờ những lời than trách ấy có Du Thần nghe được, báo cáo lên Thượng Thiên. Ngọc Hoàng Thượng Đế hạ sắc chỉ cho Diêm Vương. Diêm Vương lĩnh lệnh, sai quỉ sứ bắt hồn Trọng Tương xuống âm phủ, phán rằng:
        Như nhà ngươi thông minh biết sự công đoán thì phải xuống Diêm La mà phân xử những án, nội trong 6 giờ cho xong thì Ngọc Hoàng mới xá tội cho ngươi.
        Khi đó, Tư Mã Trọng Tương ngồi làm chính tòa thay thế Diêm Vương phân xử các án, trong 6 giờ thì xong hết.
        Nội dung xử án của Trọng Tương chính là xét án các nhân vật lịch sử Tây Hán – Đông Hán.
        Trọng Tương thụ án các nhân vật thời Tây Hán và xét xử như sau:
        Tào Tháo, nguyên kiếp trước là Hàn Tín, có công lớn gồm thâu nước Sở đem về cho Hán Cao Tổ, thế mà không hưởng được lợi lộc gì, lại bị tru di tam tộc, nên qua đời Tam Quốc, tác giả cho Tào Tháo soán ngôi nhà Hán, làm vua một thuở để trả thù: xưa Hán Cao Tổ hiếp bức thế nào thì giờ đây Tào Tháo hiếp bức thế ấy, và trước Lã Hậu giết Hàn Tín, nay Tào Tháo bắt Phục Hậu thắt cổ mà giết lại.
        Khoái Triệt, mưu sĩ của Hàn Tín, biết Hán Lưu Bang là người ăn ở không có hậu, nên bày kế cho Hàn Tín giữ vững nước Tề, tách khỏi Lưu Bang, hòa với Hạng Vũ, giữ thế chia ba thiên hạ. Hàn Tín không nghe vì không nỡ phản bội Lưu Bang. Sau, Khoái Triệt tái kiếp làm Khổng Minh Gia Cát Lượng, thực thi kế chia ba thiên hạ theo hình chân vạc và cầm binh đánh cho Tào Tháo chạy dài cho biết tài biết trí của quân sư.
        Tiêu Hà hèn nhát, không dám can gián Lã Hậu, lại tòng mưu giết Hàn Tín, nên qua đời Tam Quốc, Tiêu Hà đầu kiếp làm Dương Tu, bị một tô canh gà làm lanh nói toạc, bị Tào Tháo bắt tội tiết lộ cơ mưu, sai chém đầu răn loài lẻo mép, mà cũng là người bạn xấu hèn nhát của kiếp trước.
        Bành Việt và Anh Bố là hai tướng tài có công lớn mà chết oan nên cho đầu thai trở lại: Bành Việt làm Lưu Bị, Anh Bố là Ngô Tôn Quyền, để sau nầy cùng với Tào Tháo chia ba thiên hạ, hưởng lộc cả quyền cao.
        Đinh Công là tướng nước Sở, vẫn có tiền ân với Lưu Bang, sau bị Lưu Bang giết, cho đầu thai làm Chu Du để phò Tôn Quyền, bị Khổng Minh chọc tức, trào máu chết lúc 36 tuổi.
        Hạng Vũ, tính tình cương trực, khí tiết anh hùng, lòng không tà vạy, nên cho đầu thai làm Quan Vũ, trấn nhậm Kinh Châu, khi chết hưởng được hương khói ngàn thu.
        Sáu tướng của Hạng Vũ, phản lại Hạng Vũ theo Lưu Bang, cho đầu kiếp làm sáu tướng trấn giữ năm cửa ải của Tào Tháo, bị Quan Vũ phò hai chị dâu vượt 5 ải chém 6 tướng, để răn loại người phản chúa.
        Phàn Khoái trung hậu, vũ dũng, ăn thịt tươi uống rượu nguyên bồ, cho đầu thai làm Trương Phi, cũng rượu, cũng mạnh mẽ, cũng nóng tính như lửa không thua gì kiếp trước.
        Thích Cơ và con trai là Lưu Ẩn, trước bị Lã Hậu ghen giết chết, nay đầu thai làm Cam Phu nhân và thái tử A Đẩu (Lưu Thiện), hưởng nghiệp nhà Thục Hán.
        Kỷ Tín có công thế mạng Lưu Bang, trung nghĩa hơn người, cho đầu thai làm Triệu Vân, một tướng kỳ tài, phò Lưu Bị.
        Hạng Bá là chú của Hạng Vũ, nỡ phụ cháu mà theo Lưu Bang, và Ung Xỉ là tôi của Hạng Vũ mà phản Hạng theo Lưu, nên đầu thai: Hạng Bá làm Văn Xú, Ung Xỉ làm Nhan Lương (2 tướng của Viên Thiệu), bị thanh long đao của Quan Vũ (Hạng Vũ) giết chết.

      6. #25
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Dạo bước vườn Huyền, chợt hứng Thơ,
        Ngẩn lên nhìn xuống, thấy lờ mờ,
        Thế thái nhân tình cứ loay quay,
        Trời đất chuyển xoay, một cái vòng,
        Nhân sự lu bu, cứ lông bông,
        Trẻ đến chào đời khóc ú ớ,
        Già Về rên rỉ xìu míu méo,
        Đến Đi như thế, một cái vòng,
        Hỏi ai có thoát khỏi cái vòng?
        Cái vòng kéo nhỏ, nhỏ như tâm.
        Tâm nhỏ mất vòng, mất luôn tâm.
        Tâm không, vòng hết, hết lòng vòng!
        Người biết cái vòng, chẳng biết không,
        Kẻ biết cái không, cứ thích vòng
        Từ từ tự xoán, củng về tâm.
        Hihihihihihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 03-01-13 lúc 15:43
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        hoachithanh (04-01-13),tieuphong (03-01-13)

      8. #26
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        Không biết câu chuyện này có ý nghĩa gì không nữa:

        Đời vua Hán Linh Đế, tại quận Ích Châu, có ông Tư Mã Trọng Tương, rất thông minh tài giỏi, 8 tuổi đã nổi tiếng thần đồng, nhà nghèo nhưng lại rất hiếu thảo với cha mẹ, có đi lên kinh đô dự khoa thi nhưng bị đánh rớt, khi trở lại quê nhà thì chẳng may cha mẹ đã mất. Trọng Tương lấy làm thương xót lắm, mới cất một cái lều ở kế bên mộ phần của cha mẹ, để ở cư tang thủ hiếu cho đặng 6 năm. Lòng buồn nhớ thương cha mẹ, lại ưu uất vì nỗi học tài thi phận, nên thường than thân trách phận. Trọng Tương thấy phần nhiều trong triều đình là nịnh thần, toan mưu hại kẻ trung lương, khiến dân chịu nhiều oan ức. Trọng Tương lấy làm cảm động, nên làm ra một bài thơ để giải buồn, có ý trách Trời Đất không công bình.
        Không ngờ những lời than trách ấy có Du Thần nghe được, báo cáo lên Thượng Thiên. Ngọc Hoàng Thượng Đế hạ sắc chỉ cho Diêm Vương. Diêm Vương lĩnh lệnh, sai quỉ sứ bắt hồn Trọng Tương xuống âm phủ, phán rằng:
        Như nhà ngươi thông minh biết sự công đoán thì phải xuống Diêm La mà phân xử những án, nội trong 6 giờ cho xong thì Ngọc Hoàng mới xá tội cho ngươi.
        Khi đó, Tư Mã Trọng Tương ngồi làm chính tòa thay thế Diêm Vương phân xử các án, trong 6 giờ thì xong hết.
        Nội dung xử án của Trọng Tương chính là xét án các nhân vật lịch sử Tây Hán – Đông Hán.
        Trọng Tương thụ án các nhân vật thời Tây Hán và xét xử như sau:
        Tào Tháo, nguyên kiếp trước là Hàn Tín, có công lớn gồm thâu nước Sở đem về cho Hán Cao Tổ, thế mà không hưởng được lợi lộc gì, lại bị tru di tam tộc, nên qua đời Tam Quốc, tác giả cho Tào Tháo soán ngôi nhà Hán, làm vua một thuở để trả thù: xưa Hán Cao Tổ hiếp bức thế nào thì giờ đây Tào Tháo hiếp bức thế ấy, và trước Lã Hậu giết Hàn Tín, nay Tào Tháo bắt Phục Hậu thắt cổ mà giết lại.
        Khoái Triệt, mưu sĩ của Hàn Tín, biết Hán Lưu Bang là người ăn ở không có hậu, nên bày kế cho Hàn Tín giữ vững nước Tề, tách khỏi Lưu Bang, hòa với Hạng Vũ, giữ thế chia ba thiên hạ. Hàn Tín không nghe vì không nỡ phản bội Lưu Bang. Sau, Khoái Triệt tái kiếp làm Khổng Minh Gia Cát Lượng, thực thi kế chia ba thiên hạ theo hình chân vạc và cầm binh đánh cho Tào Tháo chạy dài cho biết tài biết trí của quân sư.
        Tiêu Hà hèn nhát, không dám can gián Lã Hậu, lại tòng mưu giết Hàn Tín, nên qua đời Tam Quốc, Tiêu Hà đầu kiếp làm Dương Tu, bị một tô canh gà làm lanh nói toạc, bị Tào Tháo bắt tội tiết lộ cơ mưu, sai chém đầu răn loài lẻo mép, mà cũng là người bạn xấu hèn nhát của kiếp trước.
        Bành Việt và Anh Bố là hai tướng tài có công lớn mà chết oan nên cho đầu thai trở lại: Bành Việt làm Lưu Bị, Anh Bố là Ngô Tôn Quyền, để sau nầy cùng với Tào Tháo chia ba thiên hạ, hưởng lộc cả quyền cao.
        Đinh Công là tướng nước Sở, vẫn có tiền ân với Lưu Bang, sau bị Lưu Bang giết, cho đầu thai làm Chu Du để phò Tôn Quyền, bị Khổng Minh chọc tức, trào máu chết lúc 36 tuổi.
        Hạng Vũ, tính tình cương trực, khí tiết anh hùng, lòng không tà vạy, nên cho đầu thai làm Quan Vũ, trấn nhậm Kinh Châu, khi chết hưởng được hương khói ngàn thu.
        Sáu tướng của Hạng Vũ, phản lại Hạng Vũ theo Lưu Bang, cho đầu kiếp làm sáu tướng trấn giữ năm cửa ải của Tào Tháo, bị Quan Vũ phò hai chị dâu vượt 5 ải chém 6 tướng, để răn loại người phản chúa.
        Phàn Khoái trung hậu, vũ dũng, ăn thịt tươi uống rượu nguyên bồ, cho đầu thai làm Trương Phi, cũng rượu, cũng mạnh mẽ, cũng nóng tính như lửa không thua gì kiếp trước.
        Thích Cơ và con trai là Lưu Ẩn, trước bị Lã Hậu ghen giết chết, nay đầu thai làm Cam Phu nhân và thái tử A Đẩu (Lưu Thiện), hưởng nghiệp nhà Thục Hán.
        Kỷ Tín có công thế mạng Lưu Bang, trung nghĩa hơn người, cho đầu thai làm Triệu Vân, một tướng kỳ tài, phò Lưu Bị.
        Hạng Bá là chú của Hạng Vũ, nỡ phụ cháu mà theo Lưu Bang, và Ung Xỉ là tôi của Hạng Vũ mà phản Hạng theo Lưu, nên đầu thai: Hạng Bá làm Văn Xú, Ung Xỉ làm Nhan Lương (2 tướng của Viên Thiệu), bị thanh long đao của Quan Vũ (Hạng Vũ) giết chết.
        Bác Hoa chí Thành kể chuyện hay quá, có lẽ câu chuyện ứng với bài thơ này chăng?

        Trời vốn mênh mông đất nhạt nhoà
        Khứ khứ lai lai chuyện khó à
        Nổi trôi sông biển thân bèo bọt
        Chìm đắm ba đào phận cát sa
        Ai biết nghiệp duyên thưa khó lọt
        Nào hay nhân quả định khôn qua
        Bao nhiêu ân nghĩa mong tròn báo
        Đường hẹp oan gia vẫn gặp mà.

        Thi thoảng rỗi bác vào vườn em uống trà, thưởng hoa nhé! Thân.
        thay đổi nội dung bởi: son Vu, 03-01-13 lúc 21:08
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #27
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Mấy câu thơ của bác thì ứng với nhiều phận ba đào lắm. Bây giờ nói chuyện ta, ví dụ ở đời cũng ít người hiểu Nguyễn Du cho đến nơi đến chốn. Nhớ ngày xưa em học văn với thơ Nguyễn Du là truyện Kiều, thầy cô đều giảng Nguyễn Du là người theo thuyết định mệnh, khéo vẽ ra số phận của Kiều rồi đổ thừa cho số phận (Vì Kiều nằm mơ thấy Hồn Đạm Tiên về báo mộng sau này sẽ gặp nhau tại sông Tiền Đường). Thầy cô nói rằng truyện Kiều hay thì thật là hay nhưng vướng vào thuyết đó nên mất giá trị đi một nửa. Bây giờ bình tâm nghĩ lại, thấy thầy cô ngày ấy...
        Vì sao Kiều đã được định mệnh an bài tại khúc sông Tiền Đường, mà lúc định theo số phận tự vẫn thì vãi Giác Duyên xuất hiện vậy...Có phải đây là định mệnh thứ 2 của Kiều đã xuất hiện (cái này thì chả thầy cô nào giảng cả, chi coi nó như một thứ mắm muối dặm thêm cho cuộc đời của Kiều nó ly kỳ).

        Nhưng nút thắt của cả câu truyện Kiều nằm cả nơi đây. Vì sao lại vậy, có phải vì chữ Nhẫn, vì sự chịu đựng, vì sự hy sinh cao cả các lợi ích của bản thân, để cứu giúp mọi người.

        Chính sự hy sinh cao cả này đã chuyển được nghiệp của Kiều, không chết mà lại đắc được Đạo (Kiều đã đi tu và nhờ duyên em trả nghĩa cho Kim Trọng). Vậy thì Nguyễn Du có theo thuyết định mệnh hay không... cho đến nay vẫn chưa có lời bình Kiều nào nói về chuyện này cả. Có bác nào biết ở đâu có cho em xin...
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 03-01-13 lúc 19:07

      10. #28
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        515
        Cảm ơn
        58
        Được cảm ơn: 366 lần
        trong 169 bài viết

        Default

        Dạo qua khu vườn của bác son VU thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản.
        Bonghongvang

      11. #29
        Tham gia ngày
        Sep 2012
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 21 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        Mấy câu thơ của bác thì ứng với nhiều phận ba đào lắm. Bây giờ nói chuyện ta, ví dụ ở đời cũng ít người hiểu Nguyễn Du cho đến nơi đến chốn. Nhớ ngày xưa em học văn với thơ Nguyễn Du là truyện Kiều, thầy cô đều giảng Nguyễn Du là người theo thuyết định mệnh, khéo vẽ ra số phận của Kiều rồi đổ thừa cho số phận (Vì Kiều nằm mơ thấy Hồn Đạm Tiên về báo mộng sau này sẽ gặp nhau tại sông Tiền Đường). Thầy cô nói rằng truyện Kiều hay thì thật là hay nhưng vướng vào thuyết đó nên mất giá trị đi một nửa. Bây giờ bình tâm nghĩ lại, thấy thầy cô ngày ấy...
        Vì sao Kiều đã được định mệnh an bài tại khúc sông Tiền Đường, mà lúc định theo số phận tự vẫn thì vãi Giác Duyên xuất hiện vậy...Có phải đây là định mệnh thứ 2 của Kiều đã xuất hiện (cái này thì chả thầy cô nào giảng cả, chi coi nó như một thứ mắm muối dặm thêm cho cuộc đời của Kiều nó ly kỳ).

        Nhưng nút thắt của cả câu truyện Kiều nằm cả nơi đây. Vì sao lại vậy, có phải vì chữ Nhẫn, vì sự chịu đựng, vì sự hy sinh cao cả các lợi ích của bản thân, để cứu giúp mọi người.

        Chính sự hy sinh cao cả này đã chuyển được nghiệp của Kiều, không chết mà lại đắc được Đạo (Kiều đã đi tu và nhờ duyên em trả nghĩa cho Kim Trọng). Vậy thì Nguyễn Du có theo thuyết định mệnh hay không... cho đến nay vẫn chưa có lời bình Kiều nào nói về chuyện này cả. Có bác nào biết ở đâu có cho em xin...

        Câu hỏi này của bác có lẽ nhờ đại ca VinhL trả lời giúp vậy! Hoan nghênh Quý vị ghé thăm tệ vườn, tiểu sinh có pha sẵn trà Long Tỉnh, trà này tiểu sinh phải lấy giống tận Hàng Châu về, À! mà cũng gần ngay sông Tiền Đường đấy, mời các tiền bối tự nhiên uống trà, thưởng hoa nhé!
        thay đổi nội dung bởi: son Vu, 03-01-13 lúc 21:16
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #30
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        911
        Cảm ơn
        600
        Được cảm ơn: 748 lần
        trong 419 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Minh Trí Xem bài gởi
        Thật ra mấy hôm tôi mượn nóng lạnh tứ phương nhằm soi lại "tâm và nghiệp" đấy thôi, ở đời "ngũ uẩn" chi phối khiến người mất đi thanh tâm

        "Cầm lên dễ bỏ xuống thì khó nên nghiệp càng nặng là vậy"

        "Khổng Minh ngày trước biết Chu Du tỏ tường nên khiến Du hộc máu đấy thôi"

        Chỉ vì Du còn nặng nghiệp mà tử vì nghiệp vậy

        Nếu lớp trẻ học được chữ Nhẫn thì hay biết mấy

        Thân,
        Minh Trí
        Chử nhẫn (忍) viết theo hán tự thì gồm có chử đao (刀) ở trên chử tâm (心). Chịu nổi sự đau đớn của con dao cắt vào tâm (tim) thì gọi là nhẫn. Cái chân tâm này ở nơi bật thánh vốn không lớn, củng cái chân tâm này ở nơi phàm phu cũng không nhỏ. Chân tâm, tự tánh vốn đã có sẵn trong tất cả chúng sinh, chỉ vì chúng sinh mê muội mà làm cho chân tâm biến thành vọng tâm. Dù cho già trẻ lớn bé, nếu biết hồi quang phản chiếu lại chính mính thì sẻ tìm được đạo. Thiền Sư Thần Hội, 12 tuổi đả biết cầu đạo với Lục Tổ Huệ Năng. Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm đi tìm sự giác ngộ mà gặp được 53 vị thiên trí thức, gặp ai ngài củng để cầu đạo bồ đề. Thử hỏi lại chúng ta (tự cho mình là lớn) có được cái tâm này chưa???

        Thiền sư Khuông Việt có bài kệ:

        Mộc trung nguyên hữu hỏa,
        Hữu hỏa, hỏa hoàn sanh.
        Nhược vị mộc vô hỏa,
        Toản toại hà do manh.

        Dịch:

        Trong cây sẵn có lửa,
        Có lửa, lửa lại sanh.
        Nếu bảo cây không lửa,
        Cọ xát làm gì sanh.

        Nếu chỉ có biết mà không dụng công, thực hành thì chỉ giống như người đói chỉ biết độc thực đơn mà không chụi ăn. Vài lời ngu muội xin hoan hỉ đừng chấp.
        Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving.
        ~Albert Einstein

      Trang 3/14 đầuđầu 1234513 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 22-06-12, 20:48

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •