Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 4 trên 4

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Aug 2011
        Bài gửi
        195
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 43 bài viết

        Default Tìm hiểu Nguyên lý 80/20

        Nguyên lý 80/20: Ý nghĩa và nguồn gốc
        Tác giả: Tiểu Nham

        [Chanhkien.org] Nguyên lý 80/20 có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ nguyên lý 80/20, phép tắc 80/20, định luật 2/8, nguyên lý Pareto, hiệu ứng Pareto, phép tắc tiết kiệm nhất, nguyên tắc bất cân xứng, v.v. Như vậy để tiện xưng hô, xin độc giả cho phép tôi sử dụng thuật ngữ “nguyên lý 80/20″ để biểu thị.

        Như vậy nguyên lý 80/20 rốt cuộc là gì? Có thể rất nhiều người đã sớm biết rồi, ít nhất chỉ cần nghe qua danh từ ‘nguyên lý 80/20’ thì giới kinh doanh đều cảm thấy quen thuộc. Nguyên lý 80/20 trong giới thương nghiệp có rất nhiều người biết, có thể nói là thuộc phạm trù cơ bản thường thức. Mặc dù nguyên lý 80/20 được biết đến rộng rãi, nhưng nguồn gốc, cơ chế, và lai nguyên của nó thì không mấy người có thể nói rõ được.

        Để bổ sung khiếm khuyết nói trên, loạt bài này sẽ đi vào phân tích một số ý nghĩa quan trọng của nguyên lý 80/20 và thiết lập mô hình sinh mệnh khác hẳn với mô hình cơ giới của khoa học thực chứng. Để phân tích sâu hơn, trước hết chúng ta phải miêu tả một số nhận thức cơ bản về nguyên lý 80/20.

        1. Một số cách biểu đạt của nguyên lý 80/20

        Như vậy tiếp theo chúng ta sẽ đưa ra một số cách diễn đạt thông thường của nguyên lý 80/20. Trước tiên chúng ta hãy nói về cách diễn đạt kinh điển nhất—nguyên lý Pareto. Theo nguyên lý Pareto, thông thường 80% hồi báo, sản xuất và kết quả của chúng ta đến từ 20% đầu vào, nỗ lực và nguyên nhân; tức là chỉ 20% đầu vào quyết định 80% đầu ra. Đây là một cách biểu đạt tương đối mang tính sản xuất-tiêu thụ. Nếu như đổi thành ngôn ngữ kinh doanh thì thông thường 80% lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ 20% hạng mục hoặc khách hàng trọng yếu. Tiếp theo, thông qua phát triển lâu dài, nguyên lý 80/20 được ứng dụng trong khoa học về quản lý, rằng 80% giá trị sáng tạo của một doanh nghiệp đến từ 20% nhân tố, và 20% giá trị kia đến từ 80% nhân tố còn lại. Ở đây chúng ta hình như chỉ đổi chữ “lợi nhuận” thành “giá trị”. Từ góc độ doanh số của sản phẩm hoặc kinh doanh của doanh nghiệp mà mở rộng ra, Pareto còn phát hiện ra rằng trong xã hội, thường thì 20% tổng dân số và tổng số người giàu nắm giữ 80% của cải trong xã hội. Những cách nói trên đây tuy khác nhau, nhưng đều thuộc về hình thức diễn đạt của Pareto, thuộc góc độ sáng tạo ra của cải.

        Ngoài ra, nguyên lý 80/20 còn có hình thức biểu đạt là “nguyên tắc tiết kiệm công của Zipf” (đương nhiên điều này không thuộc phạm trù sáng tạo ra của cải, mà là một loại biểu thuật về hiệu suất công việc). “Nguyên tắc tiết kiệm công của Zipf” cho rằng, các loại tài nguyên mà doanh nghiệp sử dụng (bao gồm nhân lực, hàng hóa, thời gian, kỹ xảo và các tài nguyên mang tính sản xuất khác) đều tồn tại một loại tự điều chỉnh để thực hiện xu hướng tối thiểu hóa lượng công việc. Cũng là nói rằng, chúng điều chỉnh đến khi 20-30% tài nguyên quyết định 70-80% hoạt động sản xuất liên quan. Đây là cách biểu đạt Zipf (Zipf’s law) của nguyên lý 80/20. Ngoài ra, nguyên lý 80/20 còn có cách biểu thuật về “thiểu số chính yếu” của chuyên gia quản lý chất lượng nổi tiếng Juran; đây cũng là cách biểu thị thuộc về hiệu suất.

        Chúng ta biết rằng, trước khi nguyên lý 80/20 được phổ biến rộng rãi, tuyệt đại đa số doanh nghiệp đều cho rằng tính trọng yếu của toàn bộ khách hàng của họ là như nhau. Điều này là nhất trí với tư duy “lượng tính” trong khoa học thực chứng mà Newton khai sáng, cũng là nói rằng với chỉnh thể “hệ thống Newton”, công năng và ý nghĩa của một yếu tố so với yếu tố khác là như nhau; chúng chỉ khác nhau về số lượng hoặc lớn nhỏ, chứ không khác nhau về “chất tính”. Chỉ dưới sự bảo chứng của nguyên tắc “lượng tính” không có “chất tính” này thì phương pháp vi phân mà Newton khai sáng và thủ đoạn “phân chia” của khoa học thực chứng mới có thể được thành lập. Chẳng phải trước đây chúng ta đã từng nói về ví dụ “lợn và nhân bánh” hay sao? Nói đến vấn đề này, cũng là nói “chất tính” đã mất đi thuộc tính sinh mệnh rồi. Tuy nhiên nguyên lý 80/20 lại thay đổi cách nhận thức truyền thống của chúng ta. Nguyên lý 80/20 nói với chúng ta về một “hiện tượng bất cân xứng” giữa đầu vào và đầu ra trong sản xuất, thế nhưng loại “hiện tượng bất cân xứng” này lại tồn tại rộng rãi trong cuộc sống của con người, bởi vậy nguyên lý 80/20 đã trở thành phép tắc cơ bản thông dụng nhất trong lĩnh vực thương nghiệp hiện nay. Kỳ thực cái gọi là “hiện tượng bất cân xứng” này chẳng phải chính là “năng lượng không bất biến” hay sao?! Do đó rất nhiều người không dám nghĩ tới hoặc không dám nói ra, bởi vậy nguyên lý 80/20 thực ra đã lật đổ tư duy của nhân loại. Chính bởi nó mang tính lật đổ, nên Thomas Kuhn mới gọi nó là một cuộc “cách mạng khoa học”. Bởi vì chẳng mấy ai có thể giải thích được nguồn gốc của nguyên lý 80/20, nên nguyên lý 80/20 đã trở thành một loại kết luận mặc nhiên mà người ta chỉ mải mê ứng dụng mà thôi.

        2. Lịch sử phát triển của nguyên lý 80/20

        Như vậy nguyên lý 80/20 vì sao có nhiều tên gọi và nhiều cách biểu đạt khác nhau? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta nhất định phải nói về ngọn nguồn phát hiện ra nguyên lý 80/20.

        Thực ra nguyên lý 80/20 không phải do một cá nhân phát hiện trong một lần, mà do nhiều cá nhân phát hiện trong nhiều lần, hoặc phát hiện lại. Lần phát hiện đầu tiên của nguyên lý 80/20 là vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bởi nhà kinh tế học kiêm xã hội học người Ý Vilfredo Pareto. Pareto phát hiện thấy 80% số của cải ở Ý là do 20% số người sở hữu, hơn nữa đây là xu thế kinh tế tồn tại mang tính phổ biến. Do đó Pareto cho rằng trong một quần thể đặc định nào đó, các nhân tố trọng yếu thông thường chiếm thiểu số, còn nhân tố không trọng yếu lại chiếm đa số. Bởi vậy căn cứ phát hiện này trong nguyên lý 80/20, chúng ta chỉ cần khống chế các nhân tố thiểu số trọng yếu này là có thể khống chế được toàn cục.

        Nhưng đáng tiếc là mặc dù Pareto đã nhận thức được tính trọng yếu và ứng dụng rộng rãi của nguyên lý 80/20, ông không hề có giải thích thuyết phục nào về nguyên lý này. Thay vào đó, Pareto tiến tới một loạt nghiên cứu lý luận xã hội học khá thu hút nhưng rất lộn xộn. Những lý luận này lấy nghiên cứu tinh anh trong xã hội làm trung tâm. Điều đáng tiếc hơn nữa chính là vào những năm cuối đời, Pareto đã từ bỏ những lý luận xã hội học này để chuyển sang gia nhập chủ nghĩa phát-xít của Mussolini. Do đó ý nghĩa trọng yếu của nguyên lý 80/20 đã bặt vô âm tín trong một thời gian dài. Mặc dù rất nhiều nhà kinh tế học, đặc biệt các nhà kinh tế học người Mỹ đã nhận thức được tính trọng yếu của nguyên lý 80/20, mãi cho tới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai mới xuất hiện hai lý luận kế thừa và phát triển nguyên lý 80/20. Một là “nguyên tắc tiết kiệm công” mà chúng ta đã đề cập ở trước do George K.Zipf, Giáo sư ngôn ngữ Đại học Harvard, phát hiện. Năm 1949, Zipf đã phát hiện ra “nguyên tắc tiết kiệm công”, trên thực tế là phát hiện lại và trình bày tường tận nguyên lý Pareto.

        Còn có một người tiên phong đẩy mạnh sự phát triển nguyên lý 80/20, đó chính là chuyên gia quản lý chất lượng người Mỹ gốc Rumani sinh năm 1904, công trình sư Joseph Moses Juran. Juran là người có công đằng sau cuộc cách mạng về chất lượng từ những năm 50-90 thế kỷ 20. Năm 1924, Juran gia nhập công ty điện khí Western Electric, chi nhánh công ty sản xuất điện thoại Bell Telephone System, và bắt đầu sự nghiệp kỹ sư công nghiệp của mình. Sau đó, Juran trở thành một nhà tư vấn về quản lý chất lượng trong ngành công nghiệp. Thành tựu vĩ đại của Juran là ông đã kết hợp các phương pháp thống kê học khác nhau và vận dụng nguyên lý 80/20 để tìm ra nguyên nhân thiếu sót của sản phẩm, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm. “Sổ tay kiểm soát chất lượng” của Juran được xuất bản năm 1951. Đây là một tác phẩm đánh dấu thời đại mới, trong sách tán dương cao độ nguyên lý 80/20. Tuy nhiên thời bấy giờ nó không thu hút được hứng thú của doanh nghiệp lớn nào tại Mỹ. Năm 1953, Juran nhận lời mời đến Nhật Bản dạy học và tại Nhật, ông gây ra tiếng vang lớn. Từ đó, Juran ở lại giúp một số công ty Nhật Bản cải tiến chất lượng và phẩm chất sản phẩm. Cho đến những năm 1970, khi sự phát triển công nghiệp của Nhật Bản đã trở thành mối đe dọa ngày càng rõ ràng với nước Mỹ thì các nước Tây phương mới bắt đầu coi trọng lý luận của Juran. Sau đó, Juran trở về Mỹ và bắt đầu thúc đẩy giới công nghiệp Mỹ triển khai cải cách giống như tại Nhật Bản. Dưới sự khởi xướng và thực hành của Juran, nguyên lý 80/20 đã trở thành hòn đá tảng trong cuộc cách mạng về quản lý chất lượng trên toàn cầu.

        Tóm lại, cho dù là Pareto người Ý hay là người Mỹ gốc Rumani Juran, nguyên lý 80/20 đã trải qua lịch trình không hề thuận buồm xuôi gió. Không biết liệu có phải bởi vì nguyên lý 80/20 tiết lộ một số thiên cơ ở không gian cao tầng? Hay là một số sinh mệnh cao tầng không muốn để nhân loại biết được nguyên lý 80/20?

        (Còn tiếp)
        thay đổi nội dung bởi: Boxer, 24-01-13 lúc 18:51
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. Sách Nguyên Không Pháp Giám
        By dualathlon in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 35
        Bài mới: 08-06-22, 12:16
      2. Trả lời: 6
        Bài mới: 09-10-14, 13:54
      3. Tam nguyên khí
        By diennien in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 35
        Bài mới: 21-06-14, 11:43
      4. Vận 8 - hạ nguyên
        By thanhcongtu in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 0
        Bài mới: 14-05-12, 14:10
      5. Lá số tử vi- Nguyên
        By sir_nguyenhd in forum Tử vi
        Trả lời: 2
        Bài mới: 23-02-10, 06:23

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •