Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 15/73 đầuđầu ... 513141516172565 ... cuốicuối
    kết quả từ 141 tới 150 trên 730
      1. #141
        Tham gia ngày
        Oct 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        386
        Cảm ơn
        655
        Được cảm ơn: 171 lần
        trong 117 bài viết

        Default

        Chào bạn Thaison, Không những bạn không cần phải nói lời xin lỗi mà tôi cần phải cảm ơn bạn mới đúng. Tôi là người có tư duy mở có tính module ( Có lẽ do đặc thù công việc của tôi nó vậy) chính vì thế mà tôi đã từng nhận định rằng PTLV có tính hệ thống tổng quát cao và tôi không bao giờ phủ nhận điều đó.

        Tuy nhiên, nếu đảm bảo được tính hệ thống đó ở đây thì tôi, bạn và tất cả mọi người hãy chờ đợi điều gì sẽ xảy ra.

        Cảm ơn bạn.


        Trích Nguyên văn bởi Thaison Xem bài gởi
        Có một nhà kinh tế học nổi tiếng (mình không nhớ tên là gì) đã chia những nhà kinh doanh ra lam 2 loại người và để ở cạnh bên của hình tam giác đứng.
        - Loại người thứ nhất: Họ sẽ phủ nhận sạch trơn và cho là sai hoàn toàn 1 phương pháp kinh doanh mới.
        - Loại người còn lại ở cạnh kia của hình tam giác: Họ chưa vội đưa ra kết luận, họ sẵn sàng mở lòng mình ra để tiếp nhận phương pháp mới kia (một cách tự nhiên) sau đó phân tích, đánh giá để đưa ra kết luận đúng sai.

        - Nhà kinh tế học tổng kết: Tới trên 80% những nhà kinh doanh ở cạnh thứ 2 của hình tam giác là những người thành đạt, những ông chủ lớn - Tại sao???
        Theo tôi trước hết chúng ta nên học kiên nhẫn, mở lòng mình ra và sẵn sàng lắng nghe (vì chúng ta có mất gì đâu - chỉ chút thời gian khi vào diễn đàn)/
        - Những câu nói nhận xét trên của anh Kolname (xin lỗi anh Kolname) tôi nghĩ chưa chắc đã đúng và đặc biệt chưa chắc anh Văn Hoài, 1268, Lương Cường ...đã thích nghe.
        Tối nghĩ việc của chúng ta bây giờ là chờ THT tiên sinh viết tiếp:
        thay đổi nội dung bởi: kolname, 09-07-13 lúc 10:39
        Chăn trâu đốt lửa trên đồng
        Dạ rơm thì ít, Gió đông thì nhiều.
        Mải mê đuổi một cánh diều
        Củ khoai nướng cả buổi chiều thành tro

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kolname" về bài viết có ích này:

        hoangtrieuhai (09-07-13)

      3. #142
        Tham gia ngày
        Oct 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        386
        Cảm ơn
        655
        Được cảm ơn: 171 lần
        trong 117 bài viết

        Default

        Thú thực, tôi chưa hề đọc tài liệu này của PTLV chẳng qua là tôi tập trung đọc cẩn thận bài viết của bạn hth (Quả thật bạn hth trình bày hơi khó hiểu) và để ý đến con số 1/4 nên tôi suy ra phương pháp này. Có một điều thú vị là sau khi hiểu được phương pháp này lập tức tôi liên tưởng đến một chuyện hay hơn nữa
        ( Nếu mà SP của bạn hth biết được chắc chắn sẽ nói: Mình dạy con mình mà để con nhà hàng xóm thuộc bài hi..hi..)


        Theo tôi, phương pháp định tâm như vậy là hợp lý ở mức chấp nhận được.


        Mời bạn hth tiếp tục công việc của mình.

        Trích Nguyên văn bởi Thaison Xem bài gởi

        - Mời tiên sinh HTH (nhân vật chính) trả lời !

        - Có lẽ trong khi chờ HTH tiên sinh viết tiếp, theo tôi chúng ta phải thống nhất với nhau một điểm bất di bất dịch như thế này thì khi nhìn nhận vấn đề sẽ đỡ lan man hơn và hợp lý hơn:
        - Vì anh HTH vào đây là để đưa ra các luận điểm, phương pháp và ứng dụng của PTLV nên [B]xuyên suốt các bài viết[/B] ta chỉ cần chú ý tới 2 điểm chính:
        1- PTLV phải chứng minh được tính đúng đắn và hợp lý cho học thuyết của mình - được mọi người công nhận đúng.
        2- Các phương pháp và luận thuyết, chứng minh của PTLV phải khác với phong thủy truyền thống (Vì nếu chẳng khác PT truyền thống tí nào thì đó không phải là PTLV rồi).


        Dựa trên 2 điểm trên mọi người sẽ cùng bàn luận và trao đổi học thuật.
        Chỉ là quan điểm cá nhân, có gì mạo phạm em xin các bác lượng thứ.
        thay đổi nội dung bởi: kolname, 09-07-13 lúc 10:36
        Chăn trâu đốt lửa trên đồng
        Dạ rơm thì ít, Gió đông thì nhiều.
        Mải mê đuổi một cánh diều
        Củ khoai nướng cả buổi chiều thành tro

      4. #143
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Huyền không xưa khi định điểm lập cực cho một cục không hề đơn giản là chỉ lấy trọng tâm hay tính toán bằng phương pháp toán học để tìm trung tâm điểm hoặc các phép tính toán bù trừ bằng toán học. Thẩm Trúc Nhưng, Hồ Kinh Quốc, Bạch Hạc Minh đều hiểu chưa đúng về lập cực điểm do đó dạy người phép lập cực chưa đúng.

        Cục dù lớn như đại địa, dù nhỏ như một cái nhà đều có âm dương bên trong nó, có vậy mới hình thành nên sinh khí sự sống, lấy một nhà để minh họa thì nơi dương khí đi vào(tạm xem là cửa chính của nhà) và đối diện với nó là nơi âm khí tàng chứa(tọa sau của nhà). Cái nơi giao hòa âm dương chính là điểm lập cực của nhà. Nói cô âm chính là nói 4 bề vách dựng, không có đường cho dương khí đi vào, đó chỉ có thể là chốn ngục tù mà thôi. Nói độc dương chính là nói cái dù lớn dựng ngoài trời, 4 bề gió lộng, chỉ có thể là chổ trú tránh tạm thời mà thôi. Cô âm độc dương vì thế chẳng phải nơi ở của con người được. Tự ngàn xưa khi khoét vách đá làm hang động để ở, con người đã ý thức che chắn phía sau và mở rộng phía trước, đó chẳng phải là đã hiểu dịch lý âm dương mà đó là sinh tồn theo lý tự nhiên, dịch lý âm dương do đó xuất từ lý của tự nhiên.

        Huyền không xưa viết: thế nhân chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm.
        Sau này Tằng Hoài Ngọc khi viết Nguyên Không Pháp Giám cũng mượn lời này mà nói: người đời chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái.
        Hai câu này ý cao thâm như nhau nhưng để dùng trong 2 việc khác nhau.

        Huyền không xưa viết như thế để khuyên người học không nên cứng nhắc khi tính tâm điểm một nhà, mà phải biết xét hai khí âm dương để định mới không sai nhầm. Biết được nơi thụ khí vào nhà(dương, thường là cửa chính) và nơi đón lấy khí(âm, thường là đối diện với cửa chính) mới có thể định được điểm lập cực của nhà. Tuy nhiên trong trường hợp nhà hình vuông, chữ nhật ngay ngắn thì việc định tâm nhà theo phép lấy trọng tâm hay cách tính toán học vô hình chung trùng với phép xét âm dương nên thời nhà Thanh các học giả Phong thủy mới dạy người phép lấy điểm lập cực bằng cách tính toán trọng tâm như vậy.

        Tuy nhiên đối với những nhà có diện tích không cân đối thì việc tìm điểm lập cực theo cách trên có thể đúng và có thể sai lầm. Đơn cử như các hình bên dưới:

        [IMG][IMG]http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2013/07/09/10/22/859719714_2074026558_574_574.jpg[/IMG][/IMG]

        Huyền không xưa viết phân cung định trạch là để định tâm điểm chính là như trên, hình H1 là hình thể một nhà không vuông vắn; Hình H2 là khi cửa thụ dương khí và bc có nhà khác che kín thì điểm lập cực như vậy(vòng tròn đỏ); Hình H3 là khi cửa thụ dương khí và bc trống thóang và nhà có cửa phụ mở ra ở đó thì điểm lập cực như vậy(vòng tròn đỏ); Hình H4, H5 và H6 là khi nơi thụ dương khí mở về phía khác, các bên trống thóang thì điểm lập cực sẽ như vậy.
        Trên là tạm xem cửa chính như nơi thụ khí, trong thực tế có những trường hợp thụ khí không phải là cửa chính và hình thể nhà còn phức tạp hơn, Thanh nang quyết viết: “Lập huyệt động tĩnh trung gian cầu” là đầy đủ bí quyết này.

        Dương trạch nhà cửa là vậy, âm trạch thì xem thành môn(nơi thụ dương khí) để mà định. Hai chữ Thành môn đến nay nhiều người còn hiểu sai thì làm sao định được tâm điểm của âm trạch? đành rằng có thể dùng thập đạo tầm Thiên tâm nhưng có những cục chỉ có thể xác quyết bằng Thành môn.

        "chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm"
        "chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái"
        Viết lại hai câu này lần nửa để người hữu duyên có thể hiểu được ẩn ý bên trong nó.

        Hai khí âm dương giao hòa. Điểm lập cực là nơi dương tìm đến âm, âm đón nhận dương. Nhìn hình định điểm lập cực mà không đến cục xét khí âm dương thì khiên cưỡng và chỉ đúng khi hình thể nhà vuông vắn, không đúng khi hình thể nhà khác lạ và hoàn toàn sai đối với âm trạch. Xét khí âm dương để lập cực thì cùng một hình thể nhà nhưng vị trí khí xuất nhập khác nhau thì điểm lập cực sẽ khác nhau, âm trạch thì chỉ một quyết thành môn. Ngàn vạn cục thế dương trạch và âm trạch chỉ một lý này mà thôi.

        P/S:
        Nam Phong không tham gia thảo luận các vấn đề, viết bài này chỉ vì vài bạn có tham gia trong này: nên lưu tâm âm dương, không nên chú ý toán học nhiều vì toán học giả định âm dương bằng nhau hoặc triệt bỏ khí âm dương khi tính toán, thực tế âm dương không phải bằng nhau trong cục, đó chỉ là trường hợp lý tưởng mới có chuyện âm dương bằng nhau.
        thay đổi nội dung bởi: namphong, 09-07-13 lúc 11:05
        Chào một ngày mới.

      5. Có 20 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        annhien (09-07-13),Bin_2004 (14-07-13),bmwcz1 (09-07-13),caheo1989 (11-07-13),chimcong (09-07-13),dungvad (09-07-13),hoabinh (09-07-13),huyducit (09-07-13),huyruan (10-07-13),HVQ (09-07-13),kolname (09-07-13),longtuan (09-07-13),nguyentram (09-07-13),songque (09-07-13),thienphuckiti (09-07-13),thoitu (09-07-13),tienhaiutc (09-07-13),TuHepLuong (09-07-13),vhlacviet (09-07-13),xích_quỷ_nhân (09-07-13)

      6. #144
        Tham gia ngày
        Apr 2013
        Bài gửi
        625
        Cảm ơn
        499
        Được cảm ơn: 143 lần
        trong 127 bài viết

        Default

        Lý luận của anh NamPhong thật tuyệt vời,như thế sẽ giải quyết được hết các vấn đề về âm dương nhị trạch,hay những đại cục.Chứ nếu chỉ định tâm theo kiểu toán học bình thường thì nhiều nhà tâm lại ngoài nhà,thậm trí tâm nhà mình lại nằm ....bên nhà hàng xóm .Như vậy thì toàn bộ các vấn đề nghiên cứu sắp xếp theo phong thủy sẽ sai hoàn toàn.
        Quá hay!!!Cảm ơn anh rất nhiều.!
        thay đổi nội dung bởi: songque, 09-07-13 lúc 13:45
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "songque" về bài viết có ích này:

        kolname (09-07-13)

      8. #145
        Tham gia ngày
        Jan 2013
        Bài gửi
        26
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 54 lần
        trong 19 bài viết

        Default

        Định tâm là định huyệt cho chân long, huyệt còn dịch chuyển thì há chẳng tâm nhà luôn giao động sao? Ngoại cục thay đổi làm việc trong nhà lộn tung xưa nay đâu có hiếm? Định tâm thật không đơn giản!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #146
        Tham gia ngày
        Jul 2013
        Bài gửi
        78
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 17 lần
        trong 13 bài viết

        Default

        Không biết bác thiensu đã nghiền ngẫm những tác phẩm mà anh namphong dẫn ra hay chưa ? Nhưng phải chăng vì sự trừu tượng như vậy nên bác ấy luôn cho rằng sách cổ thư tiếp thu rời rạc nên nói toán loạn lên mỗi nhà một kiểu ! Vì vậy mà bác ấy đứng ra thống nhất "thiên hạ phong thủy " về một mối - Phong thủy lạc việt .
        Đọc bài viết của anh namphong tôi nghĩ nếu không phải là người đã "tu phong thủy tới gần đắc đạo, hoặc đắc đạo " thì sẽ thấy chi riêng việc định tâm đã rối bung lên rồi chứ chưa nói những vấn đề khác. Và người thường mà cứ dạy rồi học phong thủy như kiểu ngày nay thì có 1000 năm cũng không thực hành phong thủy được !
        Tuy nhiên tôi vẫn muốn trao đổi với anh Hải bằng chính cách định tâm của phong thủy lạc việt xưa nay vẫn làm ở một ví dụ là một bản vẽ nhà trên chính diễn đàn này để xem từ lý luận đến vận dụng có khác biệt nhau không .
        Hy vọng anh Hải không phật lòng !
        Thân ái !
        thay đổi nội dung bởi: chimcong, 09-07-13 lúc 13:31
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "chimcong" về bài viết có ích này:

        kolname (09-07-13)

      11. #147
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Cảm ơn Anh Nam Phong về bài viết rất hay!

        Annhien xin có một thỉnh cầu nhỏ, Anh Nam Phong có thể tạo riêng một topic về định tâm nhà cho mọi người học hỏi, thảo luận vì với bài viết trên AN cảm thấy có nhiều điều mọi người đáng được học hỏi.

        Chào Anh!
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      12. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "annhien" về bài viết có ích này:

        chimcong (09-07-13),songque (09-07-13)

      13. #148
        Tham gia ngày
        Apr 2013
        Bài gửi
        12
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 8 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Đọc bài của anh Nam Phong, những người nghiên cứu về phong thủy “công lực” mà chưa ở hàng “thượng thặng” chắc choáng luôn. Anh mới chỉ đưa ra cái nguyên lý( theo tôi thì rất thuyết phục), giá mà anh cho diễn đàn xin nốt phương hướng để giải quyết cái nguyên lý đó thì quá tuyệt(tôi nghĩ chắc nhiều người cũng đang mong ngóng như tôi).
        Mong được anh lưu tâm.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "thangngan" về bài viết có ích này:

        chimcong (09-07-13)

      15. #149
        Tham gia ngày
        Apr 2013
        Bài gửi
        143
        Cảm ơn
        223
        Được cảm ơn: 20 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        nói như anh nam phong là tận nghĩa. cám ơn anh
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. #150
        Tham gia ngày
        Apr 2013
        Bài gửi
        143
        Cảm ơn
        223
        Được cảm ơn: 20 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        mình ủng hộ ý thai son
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 15/73 đầuđầu ... 513141516172565 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •