Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 29/73 đầuđầu ... 19272829303139 ... cuốicuối
    kết quả từ 281 tới 290 trên 730
      1. #281
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        359
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 174 lần
        trong 106 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi dinhquy Xem bài gởi
        chào anh diennien anh lypm không ai nói dùng huyền không để định tọa hướng cả,âm dương trạch đều phải dựa vào hình cục cùng hai khí âm dương để xác định tọa và hướng,sau đó mới dùng phi tinh ,đq,v...v phân vùng trường khí quy ngũ hành để giải quyết vấn đề! và lời thiển cận mong ACE góp ý!
        Bạn chưa hiểu ý của tôi rồi, âm dương trạch đều dựa vào hình cục để lập hướng thì tôi đã nói lúc đầu rồi đó, còn dựa vào huyền không thì cũng là để tìm khí trong cái hình cục đó để mà lập hướng , nếu đúng thời đúng vận thì phát ngay, còn không đúng thời đúng vận thì phải chờ vậy, huyền không không phải là chỉ phi tinh đâu nhé.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #282
        Tham gia ngày
        Apr 2013
        Bài gửi
        143
        Cảm ơn
        223
        Được cảm ơn: 20 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #283
        Tham gia ngày
        Apr 2013
        Bài gửi
        143
        Cảm ơn
        223
        Được cảm ơn: 20 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        huy ruan ơi là huy ruan
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #284
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        24
        Cảm ơn
        4
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Đọc bài thơ mỗi người một cảm xúc khác nhau.
        Xem bức tranh vẽ mỗi người một cảm thụ khác nhau.
        Nghe một bản nhạc mỗi người một cảm nhận khác nhau.

        Nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu tranh picasso, hiểu nhạc giao hưởng betthoven?

        Người nhận được khí chính là người hiểu khí ở mức cao.

        Phương pháp nào cũng vậy, đúng rất ít, đúng ít, đúng khá, đúng nhiều và đúng rất nhiều, hoàn toàn đúng thì ít lắm nhưng ai cũng thích nhận mình hoàn toàn đúng nên mới có chuyện hài: đứng trước tranh vẽ của picasso ai cũng gật gù nhưng vài người trong đó gật gù vì... buồn ngủ, vài người gật gù vì... không biết phải làm gì, vài người gật gù vì... thấy ai cũng gật gù.
        Thôi thì tự nói mình chẳng biết gì cho xong chuyện.
        Nghe các bác tranh luận về Khí mà em chẳng hiểu gì, vì em thấy bảo Khí gặp gió thì TÁN, gặp nước thì TỤ. nếu vậy thì nó phải là cái gì đó như vật chất có đúng không?

        xin các bác giúp em hiểu Khí là gì với ạ.? nó có phải là cái gì đó có thể cân đong đo đếm được không? hay là chỉ cảm nhận được từ khả năng của con người?

        Em cám ơn nhiều.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #285
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        chào hungphuong đây là khái niệm cơ bản về khí em có thể tham khảo!

        KHÍ
        Cái mà chúng ta gọi là sức mạnh của tự nhiên - là khí. Khí có nhiều nghĩa. Nó là không khí mà chúng ta thở. Nó là từ trường trái đất, là bức xạ vũ trụ và ánh sáng mặt trời. Khí là linh hồn của chúng ta. Khí là vận may rủi. Khí làm nền tảng cho vạn vật và còn hơn thế. Nền văn hóa phương Đông cho rằng sức mạnh tổng thể này chi phối sức khỏe, của cải và hạnh phúc của chúng ta. Mục đích của phong thủy là làm chủ các mặt tích cực của khí để giúp cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.

        Ngày nay, rõ ràng sự tồn tại của khí không thể được chứng minh đầy đủ về mặt khoa học. Thậm chí một số khía cạnh bí ẩn hơn của khí không bao giờ có thể được chứng minh bằng các phép đo định lượng. Ví dụ, ai có thể chứng minh sự tồn tại của giác quan thứ sáu? Có chứng minh vận mệnh hay số phận không? Có chứng minh được trực giác không? Chắn chắn là không. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều tin những điều này tồn tại. Nói cách khác, các đặc tính siêu hình hay siêu nhiên của khí bất chấp các phép đo.

        Vậy khí là gì?

        Đơn giản, khí là tinh túy, linh hồn và phần quan trọng nhất của vạn vật. Đó là năng lượng hợp nhất, bao gồm toàn bộ, lan tỏa và là phần cốt yếu của thiên, địa và nhân. Vừa mang tính vật chất, vừa mang tính siêu hình, khí là nguồn lực cơ bản, tối quan trọng, bồi bổ và đưa cuộc sống đi lên. Khí là trường thông tin kết nối tất cả chúng ta. Khí là “hơi thở của cuộc sống”.

        Định nghĩa này có thể khá mơ hồ và thậm chí là trừu tượng. Nhưng trên thực tế, khái niệm khí rất giống với trường lượng tử trong vật lý hiện đại. Tuy nhiên, khái niệm khoa học hiện đại vẫn chưa có khái niệm nào diễn đạt được chính xác nội hàm của nó.

        Định nghĩa một cách đơn giản hơn, khí là chất liệu của vạn vật và là cái ẩn giấu sau vạn vật. Chất liệu đó thổi sức sống cho thực vật, động vật, núi non, sông nước và con người chúng ta. Đó là chất liệu của ước mơ, trực giác, số phận và vận mệnh. Đó là chất liệu cốt lõi của những vật vô hồn như máy bay, nhà cửa và chiếc ghế chúng ta đang ngồi. Đó là chất liệu các võ sư sử dụng để đập vỡ các vật cứng. Và, đó là thứ mà những người thực hành phong thủy khai thác để cải thiện sức khỏe, của cải và các mối quan hệ của con người.

        Khí luôn vận động
        Khí luôn luôn vận động. Khí biến chuyển không ngừng. Khi tích tụ, phân tán, nở ra và co lại. Khí chuyển động nhanh, chậm, vào, ra, lên và xuống. Khi di chuyển theo đường ngoằn ngoèo và theo đường xoắn ốc. Khí đi theo đường thẳng, góc cạnh và cong. Khí nương theo gió (phong) và tụ ở nước (thủy). Không có gì thoát khỏi sự ảnh hưởng của khí. Tất cả chúng ta đều là sản phẩm và lệ thuộc vào sức mạnh to lớn của khí./.
        ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
        BA NGUỒN KHÍ
        Theo quan điểm của người xưa để lại thì khí có 3 nguồn chính, là “thiên khí”, “địa khí” và “nhân khí” duy trì tất cả mọi vật đang tồn tại. Trong 3 nguồn khí này, có rất nhiều “luồng khí” khác nhau tác động đến mỗi khía cạnh trong cuộc sống chúng ta.

        Thiên khí

        Những gì đến từ trên trời được gọi là thiên khí. Đó là nguồn năng lượng đầu tiên của tự nhiên. Thiên khí di chuyển theo đường xoắn ốc từ các thiên thể - mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và các vì sao. Nếu có ai nghi ngờ về việc thiên khí có thể ảnh hưởng đến chúng ta, thì hãy xem xét mặt trời – ngôi sao trung tâm trong hệ mặt trời. Không có năng lượng mặt trời, cuộc sống sẽ không tồn tại, còn coi thường năng lượng của nó, người ta có thể bị cháy nắng, say nắng, ung thư da và thậm chí là chết.
        Thời tiết cũng là một thành phần của thiên khí. Không có gì nghi ngờ về việc các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta. Cái rét cực độ “khiến chúng ta lạnh thấu xương”, còn cơn nóng cực độ tạo ra “những buổi chiều oi ả” và kích thích trạng thái giận dữ. Một số người còn bị trầm cảm, thậm chí tự tử do thiếu ánh áng và những đợt mưa kéo dài.
        Có những thành phần khác của thiên khí liên quan đến thời gian – yếu tố gắn với sự thay đổi và biến chuyển. Ngày và mùa thay đổi là do sự vận hành của mặt trời. Thời điểm xây nhà là thông tin quan trọng, bởi vì điều đó phần nào quyết định đặc tính thiên bẩm của ngôi nhà.
        Cuối cùng, thiên khí với mệnh (số phận) và vận (may rủi). Với những người có khả năng nghiên cứu sẽ biết cách đoán định thiên khí của mình hoặc cho những người xung quanh. Khi đó, sẽ biết cách tránh điều dữ, điều chỉnh hành vi để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Dựa vào thiên khí để thực hiện việc dự đoán mệnh vận có các môn Tử vi, Tứ trụ vận dụng./.

        Địa khí

        Núi, sông, sa mạc, thung lũng và đồng bằng – tất cả đều có luồng khí địa khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khí chất và khả năng hòa hợp của con người. Các dãy núi bảo vệ chúng ta trước những yếu tố độc hại, cho chúng ta chỗ dựa tâm lý. Chúng ta thường cảm thấy vững vàng hơn nếu có một chỗ dựa ở sau lưng.
        Trong phong thủy truyền thống, núi đồng nghĩa với âm hay nguồn năng lượng nữ tính của tự nhiên, giống như một bà mẹ bảo vệ con mình khỏi bệnh tật do gió lạnh và mưa to gây ra. Núi chi phối sức khỏe và các mối quan hệ của chúng ta.
        Mục đích của những người thực hành phong thủy là nghiên cứu và điều hòa khí gần với núi tự nhiên (hoặc núi nhân tạo, chẳng hạn như các tòa nhà cao tầng và hàng rào cao) ở ngoài nhà ở, và núi bên trong nhà thể hiện bằng các bức tường và đồ đạc lớn, sao cho chúng mang lại sức khỏe và các mối quan hệ tốt đẹp.
        Ngược lại, nước tương ứng với dương hay nguồn năng lượng nam tính. Theo truyền thống, đàn ông có trách nhiệm tạo ra của cải. Giống như dòng nước, luồng khí sinh ra của cải (tài khí) tụ lại ở hồ và đại dương. Nó được cuốn đi dọc theo sông, đường phố và hành lang. Nó lưu thông qua cửa sổ và cửa ra vào. Phải xem xét tất cả những thứ này khi quyết định không gian sống hoặc làm việc của con người.

        Nhân khí

        Bản thân mỗi người đều có khí. Khí của mỗi người được đánh dấu vào lúc người đó vừa mới sinh ra – thời điểm thở hơi thở đầu tiên. Cũng giống như dấu vận tay, khí của mỗi người chỉ có một và duy nhất. Trong phong thủy, thời gian sinh của mỗi người là nguồn thông tin tối quan trọng. Thời gian sinh quyết định nguồn năng lượng sống của mỗi người có phù hợp với người khác hay không và với khí trong nhà ở như thế nào. Hoặc từ các thông tin về thời gian sinh mà người ta có thể xác định được màu sắc, môi trường và nghề nghiệp phù hợp với mình nhất./.
        -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
        SINH KHÍ - SÁT KHÍ

        A. SINH KHÍ
        Sinh khí là khí tích cực, có chứa các luồng khí lành, bồi bổ sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta có thể nhận ra một số khía cạnh của sinh khí bằng 5 giác quan:
        1. Sinh khí thị giác: Về cơ bản, sinh khí thị giác là bất cứ thứ gì người ta cảm thấy vừa mắt, như: Khu vườn đẹp, nhà cửa sạch sẽ, bạn bè vui vẻ…
        2. Sinh khí thính giác: Là những gì mà tai chúng ta nghe thấy dễ chịu, thích thú, như: Bản nhạc hợp với ta, tiếng chim hót, những lời thì thầm ngọt ngào…
        3. Sinh khí xúc giác: Là những gì mà ta cảm thấy thích thú khi tiếp xúc, như: Tắm nước ấm, massage, nụ hôn, sa tanh, lụa…
        4. Sinh khí khứu giác: Là những mùi mà mũi ta hít phải thấy dễ chịu, như: Nước hoa, hoa thơm, mùi thức ăn…
        5. Sinh khí vị giác: Là những vị mà khi ta nếm thấy thú vị, như: Thức ăn ngon, rượu vang, sôcôla…
        Còn có loại sinh khí thứ sáu, là một cái gì đó huyền bí và trừu tượng, có thể so sánh với giác quan thứ sáu của mỗi người. Đó là rung cảm khi sắp được tăng lương hay thăng chức; là cảm giác khi có ai đó yêu thích, quý mến mình; là “sự cộng hưởng” của những người hay giúp đỡ người khác và tốt bụng.
        B. SÁT KHÍ
        Sát khí là khí tiêu cực, có chứa luồng khí dữ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể mỗi người. Sát khí là bất cứ thứ gì đối lập với năm giác quan của con người.
        1. Sát khí thị giác: Ánh sáng chói chang, chỗ tối om, các môn nghệ thuật gây khó chịu và ồn ào; sự hỗn loạn, rác rưởi, những vật chết hoặc tàn tạ…Sát khí thị giác bao gồm cả các hành động bạo lực, thành kiến, sự thiếu khoan dung.
        2. Sát khí thính giác: Tiếng ồn xe cộ đi lại, tiếng còi, công trình xây dựng, tranh cãi, trẻ em gào thét và một số loại nhạc mạnh…
        3. Sát khí xúc giác: Bụi bẩn, rác rưởi, mảnh vụn, vết nứt, cầu thang ọp ẹp, sự quấy rối tình dục và xâm phạm thân thể…
        4. Sát khí khứu giác: Ô nhiễm, khói thải, ẩm mốc, mục nát, phấn hoa và độc tố…
        5. Sát khí vị giác: Thức ăn đắng, chua hay ôi thiu, cay, mặn,…
        Ngoài ra còn có sát khí thứ 6. Đó là rung cảm khi ta thấy “có cái gì đó rờn rợn trong không khí” hoặc cảm giác nôn nao khi “có cái gì đó nhầm lẫn” hoặc khi ta cảm thấy có ai đang nhòm ngó, theo dõi. Sát khí thứ 6 còn tồn tại dưới dạng tức giận, căm ghét và ghen tỵ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dinhquy" về bài viết có ích này:

        BKS (16-07-13),hungphuong (16-07-13)

      7. #286
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        345
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 119 lần
        trong 98 bài viết

        Default

        Co2 , H2 , O2 , - COOH, - OH, - so4, h2so4, ……
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #287
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Bài gửi
        26
        Cảm ơn
        4
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi dinhquy Xem bài gởi
        chào hungphuong đây là khái niệm cơ bản về khí em có thể tham khảo!

        KHÍ
        Cái mà chúng ta gọi là sức mạnh của tự nhiên - là khí. Khí có nhiều nghĩa. Nó là không khí mà chúng ta thở. Nó là từ trường trái đất, là bức xạ vũ trụ và ánh sáng mặt trời. Khí là linh hồn của chúng ta. Khí là vận may rủi. Khí làm nền tảng cho vạn vật và còn hơn thế. Nền văn hóa phương Đông cho rằng sức mạnh tổng thể này chi phối sức khỏe, của cải và hạnh phúc của chúng ta. Mục đích của phong thủy là làm chủ các mặt tích cực của khí để giúp cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.

        Ngày nay, rõ ràng sự tồn tại của khí không thể được chứng minh đầy đủ về mặt khoa học. Thậm chí một số khía cạnh bí ẩn hơn của khí không bao giờ có thể được chứng minh bằng các phép đo định lượng. Ví dụ, ai có thể chứng minh sự tồn tại của giác quan thứ sáu? Có chứng minh vận mệnh hay số phận không? Có chứng minh được trực giác không? Chắn chắn là không. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều tin những điều này tồn tại. Nói cách khác, các đặc tính siêu hình hay siêu nhiên của khí bất chấp các phép đo.

        Vậy khí là gì?

        Đơn giản, khí là tinh túy, linh hồn và phần quan trọng nhất của vạn vật. Đó là năng lượng hợp nhất, bao gồm toàn bộ, lan tỏa và là phần cốt yếu của thiên, địa và nhân. Vừa mang tính vật chất, vừa mang tính siêu hình, khí là nguồn lực cơ bản, tối quan trọng, bồi bổ và đưa cuộc sống đi lên. Khí là trường thông tin kết nối tất cả chúng ta. Khí là “hơi thở của cuộc sống”.

        Định nghĩa này có thể khá mơ hồ và thậm chí là trừu tượng. Nhưng trên thực tế, khái niệm khí rất giống với trường lượng tử trong vật lý hiện đại. Tuy nhiên, khái niệm khoa học hiện đại vẫn chưa có khái niệm nào diễn đạt được chính xác nội hàm của nó.

        Định nghĩa một cách đơn giản hơn, khí là chất liệu của vạn vật và là cái ẩn giấu sau vạn vật. Chất liệu đó thổi sức sống cho thực vật, động vật, núi non, sông nước và con người chúng ta. Đó là chất liệu của ước mơ, trực giác, số phận và vận mệnh. Đó là chất liệu cốt lõi của những vật vô hồn như máy bay, nhà cửa và chiếc ghế chúng ta đang ngồi. Đó là chất liệu các võ sư sử dụng để đập vỡ các vật cứng. Và, đó là thứ mà những người thực hành phong thủy khai thác để cải thiện sức khỏe, của cải và các mối quan hệ của con người.

        Khí luôn vận động
        Khí luôn luôn vận động. Khí biến chuyển không ngừng. Khi tích tụ, phân tán, nở ra và co lại. Khí chuyển động nhanh, chậm, vào, ra, lên và xuống. Khi di chuyển theo đường ngoằn ngoèo và theo đường xoắn ốc. Khí đi theo đường thẳng, góc cạnh và cong. Khí nương theo gió (phong) và tụ ở nước (thủy). Không có gì thoát khỏi sự ảnh hưởng của khí. Tất cả chúng ta đều là sản phẩm và lệ thuộc vào sức mạnh to lớn của khí./.
        ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
        BA NGUỒN KHÍ
        Theo quan điểm của người xưa để lại thì khí có 3 nguồn chính, là “thiên khí”, “địa khí” và “nhân khí” duy trì tất cả mọi vật đang tồn tại. Trong 3 nguồn khí này, có rất nhiều “luồng khí” khác nhau tác động đến mỗi khía cạnh trong cuộc sống chúng ta.

        Thiên khí

        Những gì đến từ trên trời được gọi là thiên khí. Đó là nguồn năng lượng đầu tiên của tự nhiên. Thiên khí di chuyển theo đường xoắn ốc từ các thiên thể - mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và các vì sao. Nếu có ai nghi ngờ về việc thiên khí có thể ảnh hưởng đến chúng ta, thì hãy xem xét mặt trời – ngôi sao trung tâm trong hệ mặt trời. Không có năng lượng mặt trời, cuộc sống sẽ không tồn tại, còn coi thường năng lượng của nó, người ta có thể bị cháy nắng, say nắng, ung thư da và thậm chí là chết.
        Thời tiết cũng là một thành phần của thiên khí. Không có gì nghi ngờ về việc các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta. Cái rét cực độ “khiến chúng ta lạnh thấu xương”, còn cơn nóng cực độ tạo ra “những buổi chiều oi ả” và kích thích trạng thái giận dữ. Một số người còn bị trầm cảm, thậm chí tự tử do thiếu ánh áng và những đợt mưa kéo dài.
        Có những thành phần khác của thiên khí liên quan đến thời gian – yếu tố gắn với sự thay đổi và biến chuyển. Ngày và mùa thay đổi là do sự vận hành của mặt trời. Thời điểm xây nhà là thông tin quan trọng, bởi vì điều đó phần nào quyết định đặc tính thiên bẩm của ngôi nhà.
        Cuối cùng, thiên khí với mệnh (số phận) và vận (may rủi). Với những người có khả năng nghiên cứu sẽ biết cách đoán định thiên khí của mình hoặc cho những người xung quanh. Khi đó, sẽ biết cách tránh điều dữ, điều chỉnh hành vi để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Dựa vào thiên khí để thực hiện việc dự đoán mệnh vận có các môn Tử vi, Tứ trụ vận dụng./.

        Địa khí

        Núi, sông, sa mạc, thung lũng và đồng bằng – tất cả đều có luồng khí địa khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khí chất và khả năng hòa hợp của con người. Các dãy núi bảo vệ chúng ta trước những yếu tố độc hại, cho chúng ta chỗ dựa tâm lý. Chúng ta thường cảm thấy vững vàng hơn nếu có một chỗ dựa ở sau lưng.
        Trong phong thủy truyền thống, núi đồng nghĩa với âm hay nguồn năng lượng nữ tính của tự nhiên, giống như một bà mẹ bảo vệ con mình khỏi bệnh tật do gió lạnh và mưa to gây ra. Núi chi phối sức khỏe và các mối quan hệ của chúng ta.
        Mục đích của những người thực hành phong thủy là nghiên cứu và điều hòa khí gần với núi tự nhiên (hoặc núi nhân tạo, chẳng hạn như các tòa nhà cao tầng và hàng rào cao) ở ngoài nhà ở, và núi bên trong nhà thể hiện bằng các bức tường và đồ đạc lớn, sao cho chúng mang lại sức khỏe và các mối quan hệ tốt đẹp.
        Ngược lại, nước tương ứng với dương hay nguồn năng lượng nam tính. Theo truyền thống, đàn ông có trách nhiệm tạo ra của cải. Giống như dòng nước, luồng khí sinh ra của cải (tài khí) tụ lại ở hồ và đại dương. Nó được cuốn đi dọc theo sông, đường phố và hành lang. Nó lưu thông qua cửa sổ và cửa ra vào. Phải xem xét tất cả những thứ này khi quyết định không gian sống hoặc làm việc của con người.

        Nhân khí

        Bản thân mỗi người đều có khí. Khí của mỗi người được đánh dấu vào lúc người đó vừa mới sinh ra – thời điểm thở hơi thở đầu tiên. Cũng giống như dấu vận tay, khí của mỗi người chỉ có một và duy nhất. Trong phong thủy, thời gian sinh của mỗi người là nguồn thông tin tối quan trọng. Thời gian sinh quyết định nguồn năng lượng sống của mỗi người có phù hợp với người khác hay không và với khí trong nhà ở như thế nào. Hoặc từ các thông tin về thời gian sinh mà người ta có thể xác định được màu sắc, môi trường và nghề nghiệp phù hợp với mình nhất./.
        -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
        SINH KHÍ - SÁT KHÍ

        A. SINH KHÍ
        Sinh khí là khí tích cực, có chứa các luồng khí lành, bồi bổ sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta có thể nhận ra một số khía cạnh của sinh khí bằng 5 giác quan:
        1. Sinh khí thị giác: Về cơ bản, sinh khí thị giác là bất cứ thứ gì người ta cảm thấy vừa mắt, như: Khu vườn đẹp, nhà cửa sạch sẽ, bạn bè vui vẻ…
        2. Sinh khí thính giác: Là những gì mà tai chúng ta nghe thấy dễ chịu, thích thú, như: Bản nhạc hợp với ta, tiếng chim hót, những lời thì thầm ngọt ngào…
        3. Sinh khí xúc giác: Là những gì mà ta cảm thấy thích thú khi tiếp xúc, như: Tắm nước ấm, massage, nụ hôn, sa tanh, lụa…
        4. Sinh khí khứu giác: Là những mùi mà mũi ta hít phải thấy dễ chịu, như: Nước hoa, hoa thơm, mùi thức ăn…
        5. Sinh khí vị giác: Là những vị mà khi ta nếm thấy thú vị, như: Thức ăn ngon, rượu vang, sôcôla…
        Còn có loại sinh khí thứ sáu, là một cái gì đó huyền bí và trừu tượng, có thể so sánh với giác quan thứ sáu của mỗi người. Đó là rung cảm khi sắp được tăng lương hay thăng chức; là cảm giác khi có ai đó yêu thích, quý mến mình; là “sự cộng hưởng” của những người hay giúp đỡ người khác và tốt bụng.
        B. SÁT KHÍ
        Sát khí là khí tiêu cực, có chứa luồng khí dữ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể mỗi người. Sát khí là bất cứ thứ gì đối lập với năm giác quan của con người.
        1. Sát khí thị giác: Ánh sáng chói chang, chỗ tối om, các môn nghệ thuật gây khó chịu và ồn ào; sự hỗn loạn, rác rưởi, những vật chết hoặc tàn tạ…Sát khí thị giác bao gồm cả các hành động bạo lực, thành kiến, sự thiếu khoan dung.
        2. Sát khí thính giác: Tiếng ồn xe cộ đi lại, tiếng còi, công trình xây dựng, tranh cãi, trẻ em gào thét và một số loại nhạc mạnh…
        3. Sát khí xúc giác: Bụi bẩn, rác rưởi, mảnh vụn, vết nứt, cầu thang ọp ẹp, sự quấy rối tình dục và xâm phạm thân thể…
        4. Sát khí khứu giác: Ô nhiễm, khói thải, ẩm mốc, mục nát, phấn hoa và độc tố…
        5. Sát khí vị giác: Thức ăn đắng, chua hay ôi thiu, cay, mặn,…
        Ngoài ra còn có sát khí thứ 6. Đó là rung cảm khi ta thấy “có cái gì đó rờn rợn trong không khí” hoặc cảm giác nôn nao khi “có cái gì đó nhầm lẫn” hoặc khi ta cảm thấy có ai đang nhòm ngó, theo dõi. Sát khí thứ 6 còn tồn tại dưới dạng tức giận, căm ghét và ghen tỵ.
        woh woh...

        nhiều khí quá cơ!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #288
        Tham gia ngày
        Jul 2013
        Bài gửi
        78
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 17 lần
        trong 13 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi GIAPPX123 Xem bài gởi
        woh woh...

        nhiều khí quá cơ!
        Khí không phải như vậy ! Chính vì nhiều người hiểu như vậy nên nó toán loạn cả lên ,lâu rồi mỗi nhà nói một kiểu nên bác thiensu mới có cơ hội để định nghĩa về khí lạc việt . bác ấy rất tự hào và cho rằng khí là một phát hiện riêng có của PTLV .Ai quan tâm có thể vào TTLHĐP hoặc bài giảng về PTLV ở trang 01 để tìm hiểu . Sau khi xem xét khí của PTLV dễ nhận thấy PTLV thật ấu trĩ khi nhận định về khí như vậy .
        Nếu khí của PTLV mà như vậy thì đối với âm trạch khí sao có thể di chuyển dưới lòng đất và tụ nơi chân long địa huyệt được ? Không lẽ khi làm âm trạch người ta phải dùi lỗ để cho khí có thể đi dưới lòng đất hay sao ?
        Còn với dương trạch thì PTLV cho rằng khí di chuyển thấp ,nếu nền nhà mà có cái gờ cao chừng 01 cm thì khí bị chặn lại . Vậy khí đi từ cổng vào sân rồi gặp mấy cái bậc thềm cao chừng hàng cm thì khí làm sao mà bò qua để vào trong nhà ? Rồi thì cầu thang không kín và có gờ hai bên khí sẽ rơi vãi mất không lên được các tầng trên . Hãy thắc mắc rằng : Khí có thể di chuyển theo chân người lên các bậc cầu thang thì hà cớ gì nó lại có thể rơi vãi mà không tiếp tục theo chân người lên các tầng trên ? Khí mà như vậy thì mỗi gia đình cứ mỗi khi đóng cửa đi ngủ hay đi làm thì trong nhà sẽ vô khí sao ? Rồi ô tô tàu thủy đóng kín cửa bật điều hòa thì trong xe sẽ vô khí sao ?
        Chỉ cần là người có tư duy trung bình khi đọc bài giảng về khí của PTLV sẽ thấy nó thật lôn xộn và mâu thuẫn với nhau !
        Khái niệm về khí cho đến nay vẫn là một khái niệm mơ hồ và bí ẩn với các nhà phong thủy đương đại bởi cách tiếp cận nó lúc thì hời hợt ,lúc lại cầu kỳ quá đáng . Vậy ngày xưa các phong thủy sư như cụ Tả Ao ... có nhận biết được khí không ? Chắc chắn là có thì các ngài ấy mới có thể để lại được các công trình hay ngôi mộ thành công đến kỳ vĩ cho hậu thế . Vậy khí ở đâu mà mọi người cứ tranh luận mãi với nhau mà vẫn chưa ngã ngũ ? Không phải nó bị thất truyền ,cũng không phải cổ nhân dấu diếm ... mà là do con người chưa đủ "độ chín" để nhận biết khí mà thôi .
        Khí gồm ba yếu tố tương tác với nhau đến từ :Thiên - Địa - Nhân . Ba yếu tố này kết hợp hài hòa với nhau tạo thành một trường khí sinh học thuận lợi cho cây cỏ ,muông thú ,con người sinh sống hay chôn cất xương cốt của người đã chết tùy theo môi trường khác nhau . Bởi vậy con người cần phải có độ "cảm" nhất định để nhận biết được khí mà dùng cho từng việc thích hợp .
        ( Xin tạm nghỉ đi họp đã các bác ơi )
        thay đổi nội dung bởi: chimcong, 16-07-13 lúc 16:49
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #289
        Tham gia ngày
        Apr 2010
        Bài gửi
        186
        Cảm ơn
        52
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi diennien Xem bài gởi
        Dương trạch vẫn dựa theo đường đi lối lại xung quanh nhà để định tâm, dựa vào đó chính là ta đã biết được hướng nước chảy, long hổ ,tả toàn hay hữu toàn, nếu chịu khó tưởng tượng một chút thôi thì nó cũng không khác gì mấy đồ hình của huyệt âm trạch mà trong sách cổ đã vẽ. Điều cốt yếu phải dựa vào CỤC để lập hướng và xắp đặt nội thất lối cửa ra vào ,cục chính là một khu vực nhỏ, khu dân cư khoảng vài chục căn hộ có thể là vài trăm căn hộ hoặc nhiều hơn nữa, để ý xem dòng nước ( đường , ngõ ) nó thuận ra ngoài đường lớn theo trái hay phải( tính từ nhà mình ) ta dựa vào đó để lập hướng thì ít nhất cũng phải được 70 phần trăm tốt.
        không được lập hướng khiên cưỡng theo huyền không vận pháp, hay đại quái , phi tinh , mấy thứ này tuy rất rắc rối nhưng nó chỉ là yếu tố rất nhỏ ảnh hưởng đến trạch pháp, nó chỉ đúng khi phù hợp với cục diện khu vực sinh sống và cho ta biết được thời gian phát sinh cát hung mà thôi.
        Phần này là bí quyết .
        Bạn có thể cho một ví dụ mà bạn đã dùng đường đi lối lại xung quanh nhà để định tâm không và cả ví dụ về bạn đã dùng CỤC để lập hướng nữa ????
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #290
        Tham gia ngày
        Oct 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        386
        Cảm ơn
        655
        Được cảm ơn: 171 lần
        trong 117 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi en.wikipedia.org/wiki/Qi

        In traditional Chinese culture, qì (also chi or ch'i) is an active principle forming part of any living thing.[1][2][3] Qi is frequently translated as "life energy", "life force", or "energy flow". Qi is the central underlying principle in traditional Chinese medicine and martial arts. The literal translation of "qi" is "breath", "air", or "gas".
        Concepts similar to qi can be found in many cultures, for example, prana and cit in Hindu religion, mana in Hawaiian culture, lüng in Tibetan Buddhism, ruah in Hebrew culture, and Vital energy in Western philosophy. Some elements of qi can be understood in the term energy when used by writers and practitioners of various esoteric forms of spirituality and alternative medicine. Elements of the qi concept can also be found in Western popular culture, for example "The Force" in Star Wars.[4] Notions in the West of energeia, élan vital, or "vitalism" are purported to be similar.[5]

        Tôi rất thích cách nói chuyện của Kiến trúc sư Phạm Cương cho rằng khí là năng lượng. Có năng lượng tốt, có năng lượng xấu vừa dễ hiểu vừa gần gũi.

        Không như mấy đồng chí trả lời trên VTC luôn miệng khí thế nọ, khí thế kia...từ đầu đến cuối chỉ có mỗi chữ khí. Chém gió tung tóe cả nên mà chẳng ai hiểu cái gì.
        Chăn trâu đốt lửa trên đồng
        Dạ rơm thì ít, Gió đông thì nhiều.
        Mải mê đuổi một cánh diều
        Củ khoai nướng cả buổi chiều thành tro

      Trang 29/73 đầuđầu ... 19272829303139 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •