Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/10 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 116

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        99
        Cảm ơn
        125
        Được cảm ơn: 33 lần
        trong 19 bài viết

        Default

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "hoang.chuhuy" về bài viết có ích này:

        canhdonghoang13 (30-03-13),hactientn (03-11-15),thucnguyen (26-03-13)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoang.chuhuy Xem bài gởi
        Quyển này dịch từ "How To Tell The Future" - Tự đoán định tương lai [Chiêm Tinh. Dự đoán học], nghe tựa thì mê lắm, cở 85.38Mb thì đã quá, nhưng thực chắc, cái ruột rổng tênh, chẳng có gì để học được cả, phần chiêm tinh thì chỉ liệt kê chung chung 12 cung hoàng đạo Zodiac, sau đó bàn tới 12 Địa Chi, Chỉ Tay, Giải Mộng, Bài Tarot, và 64 quẻ dịch, thiệt như là cái nồi lẩu trộn hầm bà lằng lăng nhăn léo nhéo.

        Thôi để tiểu sinh vừa ngâm cứu vừa viết vậy.
        Hihihihihihihihihihihi

        Đây là quyển sách kinh điển (Tổ Thư) của Chiêm Tinh Học Tây Phương!!!
        Tetrabiblos - Claudius Ptolemy.pdf
        http://www.mediafire.com/?w9mbnjp0wycfycv
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 01-03-13 lúc 14:48
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        fayfay (06-07-22),hoang.chuhuy (01-03-13),sonthuy (01-03-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (23-07-18)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Thật ra nghiên cứu chiêm tinh phương tây thì mình không đủ diều kiện , ngay như nước Nga bị thiên thạch rơi xuống còn bị bất ngờ và hiện tượng đó làm cả Mỹ cũng giật mình . Thật ra thì ở phương đông ngay từ ngày xưa các tướng cầm quân đều giỏi chiêm tinh rồi , không am thiên văn không tường địa lý làm sao cầm quân được , Gia Cát Lượng bầy cho Chu Du dùng hỏa công , cầu gió đông , Trần Quốc Tuấn tính triều cường làm nên Bạch Đằng , Hải Thượng lãn Ông lâp đàn vọng xắc để tiên đoán dịch bệnh , Trong Đông y có vận khí ,...vv còn nhiều cách xem mà không cần đến kính nọ kính kia , tuy đơn giản nhưng không thiếu phần chính xác , đi vào nó cũng mất khá nhiều thời gian đó , bạn thử đí theo hướng đó xem , 24 tiết khí lúc Âm dương giao hòa xem gió vọng sắc trời cũng thấy nhiều thú vị , thậm chí có lập thêm một quẻ để kết hợp cũng hay .
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 02-03-13 lúc 02:28
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "longtuan" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (26-03-13)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        Thật ra nghiên cứu chiêm tinh phương tây thì mình không đủ diều kiện , ngay như nước Nga bị thiên thạch rơi xuống còn bị bất ngờ và hiện tượng đó làm cả Mỹ cũng giật mình . Thật ra thì ở phương đông ngay từ ngày xưa các tướng cầm quân đều giỏi chiêm tinh rồi , không am thiên văn không tường địa lý làm sao cầm quân được , Gia Cát Lượng bầy cho Chu Du dùng hỏa công , cầu gió đông , Trần Quốc Tuấn tính triều cường làm nên Bạch Đằng , Hải Thượng lãn Ông lâp đàn vọng xắc để tiên đoán dịch bệnh , Trong Đông y có vận khí ,...vv còn nhiều cách xem mà không cần đến kính nọ kính kia , tuy đơn giản nhưng không thiếu phần chính xác , đi vào nó cũng mất khá nhiều thời gian đó , bạn thử đí theo hướng đó xem , 24 tiết khí lúc Âm dương giao hòa xem gió vọng sắc trời cũng thấy nhiều thú vị , thậm chí có lập thêm một quẻ để kết hợp cũng hay .
        Chào lão RôngĐẹp,
        Lão nói hoàn toàn đúng, nhưng nhìn lại thì ai nấy củng là quan chức cả, các sách về Thiên Văn là đồ quốc cấm thời đó lão ạ, dân thường làm gì mà được cơ hội nhìn thấy mấy quyên đó.
        Tiểu sinh củng lục hết mấy bộ thư khố sách Hán rồi, sách Thiên Văn Chiêm tinh thất chính tứ dư thì đống đống, như bỡi bản tính đông phương, viết ra pháp chứ có bao giờ phơi bày cái lý đâu, giờ độ số các cung sai bét hết mà chẳng mấy ai hiểu được cái lý để mà cập nhật, nên càng ngâm sẻ càng rối!!!
        Theo tiểu sinh thì học Chiêm Tinh của Tây Phương, sau đó kết hợp lại với Thất Chính Tứ Dư thuật của Đông Phương mới là thượng sách.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (26-03-13),trandoan (23-07-18)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Thôi chúng ta bắt đầu vậy. Hihihihiihihihihihi

        Bài 1
        Celestial Sphere - Thiên Cầu.

        Từ xưa cổ nhân tiên hiền đông tây ngắm trời xét sao đã ý thức được vòm trời mà họ nhìn thấy là một bán cầu. Các nhà thông thái Hy Lạp đã định kiến rằng toàn thể bầu trời được in lên trên một trái cầu khổng lồ bao quanh trái đất. Quả cầu này bao chứa tất cả các tinh tú trên trời.

        Thiên cầu là một trái cầu tưởng tượng, bỡi vì địa cầu chúng ta hình khối tròn, cho nên tại bất cứ địa điểm nào, chúng ta đều thấy vòm trời là một bán cầu, tầm nhìn bị bao quanh bỡi đường chân trời (do bản tính của hình khối tròn). Nếu chúng ta tưởng tượng bán cầu này giãn ra vô cùng to, thật to, thì đó chính là trái thiên cầu.

        [IMG]http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTBVRrqtShmCqdfK60LhKksr4tmL47jP fXIMRhq1DTHN9udLfWD8Q[/IMG]

        Các nhà thiên văn học thời này vẩn thấy khái niệm này rất là thực dụng, bỡi từ đó họ có thể định vị tất cả các tinh tú trên trời!

        [IMG]http://astro.wsu.edu/worthey/astro/html/im-sky/cel-sphere-2.gif[/IMG]

        (Thực ra địa cầu gần như là hình khối elip hơn là khối tròn, cực bắc và nam hơi thụt vào, bên đông và tây hơi phình ra bỡi lực hấp dẫn của mặt trăng. Khối elip này nếu tính theo sự lồi lõm của núi biển, vv... thì được gọi là khối Geoid, không biết tiếng Việt gọi Geoid là gì?).

        [IMG]http://www.altimetry.info/images/alti/dataflow/processing/ref_surf/ellipsoid.gif[/IMG]

        Chiêm tinh học Tây Phương thời nay có hai phương pháp
        1) Geocentric, Địa Tâm: lấy tâm địa cầu làm tâm cho thiên cầu.
        2) Heliocentric, Nhật Tâm: lấy tâm mặt trơì làm tâm cho thiên cầu.
        Heliocentric thường được ứng dụng vào suy đoán kinh tê, thị trường chứng khoán, vv.....
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 03-03-13 lúc 00:09
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        hoang.chuhuy (02-03-13),huyruan (02-03-13),kolname (03-03-13),suongbanmai (02-03-13),thanhlang (02-03-13),thanhphuc (04-03-13),thienphuckiti (13-04-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (23-07-18)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        99
        Cảm ơn
        125
        Được cảm ơn: 33 lần
        trong 19 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Theo tiểu sinh thì học Chiêm Tinh của Tây Phương, sau đó kết hợp lại với Thất Chính Tứ Dư thuật của Đông Phương mới là thượng sách.
        Thích và ủng hộ cách tiếp cận này...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hoang.chuhuy" về bài viết có ích này:

        canhdonghoang13 (30-03-13),thucnguyen (26-03-13)

      13. #7
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Bài 2
        Geographic Coordinate - Tọa Độ Địa Lý
        Để định vị các địa điểm trên địa cầu, hệ thống Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến được lập ra. Kinh tuyết là các vòng tròn lớn (Great Circle, theo Hán Việt thì gọi là Đại Khuyên) của khối tròn, đi từ cực bắc tới nam, và vuông gốc với vòng equator xích đạo, theo chiều dọc. Vĩ tuyến là các vòng tròn ngang, song song với vòng xích đạo, cho nên còn được gọi là vòng song song - Parallels.

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/62/Latitude_and_Longitude_of_the_Earth.svg/300px-Latitude_and_Longitude_of_the_Earth.svg.png[/IMG]

        Năm 1884, nước Mỹ tổ chức buổi hợp International Meridan Conference, 22 trong số 25 nước tham gia nghị định lấy kinh tuyến đi qua đài thiên tinh hoàng gia (Royal Observatory) tại Greenwich, gần London, UK, là kinh tuyến 0 độ. Kinh tuyến này được gọi là Prime Meridian (Thủ Kinh Tuyết, hoặc Tý Ngọ Tuyến theo Hán Việt.) Các kinh đố phía đông của đường thủ kinh tuyến (Greenwich) có các độ số cộng. Các kinh tuyết phía Tây của đường Greenwich là có độ số trừ. Các vòng vĩ tuyết phía bắc của đường xích đạo được quy định độ số cộng, và phía nam đường xích đạo có độ số trừ. Vĩ độ được gọi là Latitude và Kinh độ được gọi là Longitude.
        Một vòng tròn có 360 độ, nhưng vì quy định lấy phía đông của kinh tuyết Greenwich là +, phía tây là -, cho nên độ số của kinh tuyết cao nhất là 180 cộng hoặc trừ, tức là đi từ -180* - 0 - 180*
        Vĩ tuyến lấy vòng xích đạo là 0 độ, phía bắc cao nhất là cực bắc cách vòng xích đạo 90 vĩ độ, và cực nam -90 vĩ độ, cho nên bắc cực (North Pole) có vĩ độ là 90*, nam cực (South Pole) có vĩ độ là -90*.
        Vòng vĩ tuyết 0 độ - xích đạo có chu vi lớn nhất, các vĩ tuyết về phía bắc và nam của đường xích đạo sẻ có chu vi nhỏ dần.
        Có hai cách để viết kinh vĩ độ, dùng degree thập phân hoặc dùng hệ giờ phút giây.
        Thí dụ kinh vĩ độ của tòa bạch ốc theo google map là 38.897696, -77.036508, đây là độ thập phân.
        Chúng ta củng có thể đổi sang hệ giờ phú giây bằng cách phần lẻ (sau giấu decimal) nhân cho 60, đó là phút, sau đó lại lấy phần lẻ của phút nhân cho 60 để được phần giây.
        38.897696, lấy phần lẻ 0.897696 x 60 = 53.86176, như vậy được 53 phút. Lại lấy phần lẻ 0.86176 x 60 = 51.7056. Như vậy theo hể giờ phút giây thì 38.897696 = 38*53'51.7056"
        -77.036508, lấy phần lẻ 0.036508 x 60 = 2.19048, như vậy được 2 phút. Lại lấy phần lẻ 0.19048 x 60 = 11.4288. Như vậy theo hệ giờ phút giây thì -77.036508 = -77*02'11.4288"
        Nếu không dùng + và - thì ta củng có thể dùng N bắc, S nam cho vĩ độ (Latitude), E đông và W tây cho kinh độ (Longitude).
        38.897696N = 38*53'51.7056"N
        77.036508W = 77*02'11.4288"W
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 03-03-13 lúc 14:28
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 8 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        hoang.chuhuy (03-03-13),huyruan (03-03-13),kolname (03-03-13),sonthuy (04-03-13),thanhphuc (04-03-13),thienphuckiti (09-05-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (23-07-18)

      15. #8
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Bài 3
        Tọa Độ Thiên Cầu - Celestial Coordinate.
        Nếu chúng ta đêm đường xích đạo của địa cầu, nới rộng ra vô tận và chiếu lên quả thiên cầu, thì nó sẻ cắt quả thiên cầu thành một vòng trong lớn (Great Circle - Đại Khuyên), vòng tròn này được gọi là vòng Thiên Xích Đại - Celestial Equator.
        Tương tự, chúng ta củng có thể phóng chiếu các đường kinh và vĩ tuyến lên thiên cầu để làm hệ thống định vị các sao. Nhưng vì trái đất xoay tròn không ngừng, mà quả thiên cầu thì không di chuyển (căn cứ vào các tinh tú), cho nên chúng ta không thể dùng kinh tuyết móc tại Greenwich để mà định vị.

        Chúng ta biết rằng, địa cầu di chuyển quanh Mặt trời trong quỷ đạo hình elip, ở độ nghiên khoảng 23.5 độ, cộng thêm sự tự chuyển quanh trục từ tây sang đông, cho nên nếu ta đứng trên mặt đất, ngắm nhìn mặt trời, thì sẻ thấy nó di chuyển từ đông sang tay, theo một hình bán cung. Hình bán cung chính là sự cộng hưởng của hai độ lệch từ quỷ đạo elip và độ nghiên trục quay của địa cầu. Đông phương gọi đó là Hoàng Đạo.
        Nếu chúng ta nới rộng vòng bán cung này và phản chiếu nó lên quả thiên cầu, thì sẻ tạo ra một vòng tròn lớn. Vòng tròn lớn này được gọi là vòng Ecliptic - vòng Thiên Hoàng Đạo. Như vậy Ecliptic chính là đường hiển hiện hay hành trình hiển hiện của mặt trời trên quả thiên cầu (Apparent path of the sun on the celestial sphere).
        Vòng Ecliptic này sẻ cắt vòng Thiên Xích Đạo (Celestial Equator) tại hai điếm. Hai điếm nhà chính là điếm Vernal Equinox - Xuân Phân, và điểm Autumnal Equinox - Thu Phân.
        Độ lệch giữa vòng Thiên Xích Đạo (Celestial Equator) và Thiên Hoành Đạo (Ecliptic) khoảng 23.5 độ.

        [IMG]http://astro.wsu.edu/worthey/astro/html/im-sky/cel-sphere-2.gif[/IMG]

        [IMG]http://visual.merriam-webster.com/images/astronomy/astronomical-observation/celestial-coordinate-system.jpg[/IMG]

        Hai điểm này tương đối không di chuyển so sánh với màn tinh tú (chỉ di chuyển theo vòng Tuế Sai - Precession, cho nên còn được gọi Precession Of the Equinox). Cho nên trong Thiên Văn điếm Vernal Equinox được quy định là điểm móc cho Thiên Kinh Độ (Celestial Longitude), và vòng Thiên Xích Đạo là điểm móc cho Thiên Vĩ Độ (Celestial Latitude).
        Hệ thống định vị ứng dụng vòng Thiên Xích Đạo được gọi là Equatorial Coordinate System - Tọa Độ Xích Đạo
        Ngoài hệ thống này ra còn có hệ thống Horizontal Coordinate System - Tọa Độ Hoành (Chân Trời), hệ thống Ecliptic Coordinate System - Tọa Độ Hoàng Đạo, Galactic Coordinate System - Tọa Độ Thiên Hà, và SuperGalactic - Tọa Độ Siêu Thiên Hà. Hihihihihihihihihi

        Ba hệ thống được ứng dụng rộng rãi nhất là Tọa Độ Xích, Tọa Độ Hoành, và Tọa Độ Hoàng.

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8f/Ecliptic_equator_galactic_anim.gif[/IMG]
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 04-03-13 lúc 07:13
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 10 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        amouruniversel (23-04-14),hoang.chuhuy (04-03-13),huyruan (06-05-13),kolname (02-05-13),nguyentram (04-03-13),sonthuy (04-03-13),thanhphuc (04-03-13),thienphuckiti (09-05-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (04-08-19)

      17. #9
        Tham gia ngày
        Jan 2013
        Bài gửi
        3
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. #10
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Sau đây là một ví dụ về cách xem thiên văn của người xưa .
        Năm giáp tý < kim > tháng giêng bính dần <hỏa > ngày mông 1 ất mão thủy , giờ mậu dần thổ , bỗng xem thấy ở phương mão mộc , một đám mây đầu hường về phương tý thủy ,đuôi hướng về phương ngọ hỏa sắc trắng kim pha xanh lơ , lúc đó thấy gió từ phương dậu là sát khí , nghe gió như thấy kêu gào thảm thương phải rợn tóc gáy thì đoán rằng phương mão tuy có 3 sao tốt . Niên dức vượng tuế sinh đức ở mão , tý thủy mão môc vượng , thái tuế tý sinh mão mộc song khí mây hình thổ sắc trắng pha xanh lơ , tháng bính bệnh ở thân tử khí ở dậu , do sắc trắng ở thân dậu tới khắc phương mão kiêm điềm gió kêu gào thảm thương , rồi thái tuế với mão là tam hình , những triệu xấu đó tuy có 3 sao tốt nói trên , cũng không thể cứu được . Như thế biết phương mão mất mùa và tật dịch người chết vô kể . nếu về mùa hạ hỏa vượng mộc suy tai họa ngây ra ở nơi xa , nơi gần thì ứng trong nghìn rặm , các ngày tháng khác đêu theo đó mà suy ra .
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 02-03-13 lúc 11:08
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      19. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "longtuan" về bài viết có ích này:

        thanhlang (02-03-13)

      Trang 2/10 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái
        By MaiCorros in forum Dịch số
        Trả lời: 30
        Bài mới: 02-12-13, 10:58
      2. Trả lời: 7
        Bài mới: 25-01-13, 17:37
      3. Thiên tướng tại mệnh
        By Lequyen1988 in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 1
        Bài mới: 03-04-12, 15:24
      4. GS. Trịnh Xuân Thuận: Vật lý Thiên Văn & Phật Giáo
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 26-01-11, 23:47
      5. Nam Lê văn sĩ Úc gốc Việt trên văn đàn thế giới
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 10-01-11, 00:05

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •