Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 44

      Threaded View

      1. #19
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        THẦN KHÍ SẮC


        ĐẠI CƯƠNG VỀ THẦN KHÍ SẮC

        Thần, Khí, Sắc là ba ý niệm đặc biệt của tướng học Á Đông, rất khó lĩnh hội .

        Xưa nay các sách tướng đều nói đến Thần, Khí, Sắc đều cho rằng Thần, Khí, Sắc tuy phân ra làm ba nhưng thực ra là một. Về cách quan sát ,người thường nói xem Thần tại mắt, khí ở nội tạng và phát thành âm thanh còn sắc ở ngoài da. Nhưng đó chỉ là một cách diễn tả khái quát không bao hàm đầy đủ mọi khía cạnh cần thiết .Đi sâu vào chi tiết, Thần, Khí, Sắc rất phức tạp, hàm hỗn và tương quan mật thiết .Tách rời Thần ,Khí ,Sắc ra từng phần riêng rẽ chỉ là một cách mổ xẻ máy móc để tiện trình bày mà thôi. Phần dẫn nhập này tóm tắt một cách khái quát những điểm trọng yếu trước khi cố gắng phân tích chi tiết từng thành tố Thần, Khí, Sắc trong tướng học .

        Sở dĩ tướng học Á đông xem Thần, Khí, Sắc là một vì đó là ba dạng thức khác nhau, nhìn dưới những khía cạnh khác nhau của dữ kiện duy nhất, có tính cách siêu vật thể hơn là vật thể của con người .

        Theo tướng học, chính dữ kiện đó đã tạo nên tinh hoa, hoạt lực nội tại và các yếu tố tâm linh của con người. Người Á Đông, vốn thấm nhuần truyền thuyết âm Dương Ngũ hành, dưới khía cạnh vật là một thứ khí trong khi kết hợp và biến hóa đã tạo ra vạn vật, trong đó có con người. Nếu nói đến bản thể của khí trong con người là nói đến bản thể của khí âm Dương Ngũ hành trong vũ trụ đã hội nhập vào con người từ lúc thọ thai kết hình và cùng với nhục thể tạo thành một khối duy nhất đó là con người .

        Như vậy ,trong con người ta có thể tạm nói khí là một thứ nhựa sống vô hình, nếu thể hiện qua đầu mày đuôi mắt thì gọi là thần hiện ra một nơi, cố định trên làn da thành ra màu sắc thì gọi là sắc. Do đó, Thần ,Khí ,Sắc tuy ba nhưng xét về bản chất thật ra là một và có tính cách bất khả phân trong thực tế. Nói cách cụ thể hơn, Thần ,Khí ,Sắc có thể ví như ba trạng thái khác nhau như thể hơi ,thể lỏng ,thể đặc của nước :thể hơi là thần, thể lỏng là khí ,thể đặc là sắc. Thể lỏng là thể thông thường căn bản của nước nhưng thể hơi và thể đặc không bao giờ hoàn toàn tách rời ra khỏi thể lỏng cũng như thần và sắc không bao giờ tách ra khỏi khí.

        Trong phần khí, ở khía cạnh cấu tạo (structual) nhìn dưới vị thể tĩnh nghĩa là khi con người bất động ,ta có thể quan sát được là khí mạnh hay yếu ,thanh hay trọc ,tốt hay xấu. Vì vậy ,nhiều dưới khía cạnh này, giữa khí và sắc có sự tương quan mật thiết trong tướng học người ta thường gộp chung thành một mà gọi là khí sắc với ngụ ý rằng trong việc quan sát khí thì khí chỉ được nói đến một cách gián tiếp còn sắc mới là trọng điểm .Chính vì thế mà sáchThủy kính tập gọi nó là khí sắc chi khí.

        Trong vị thế động của con người, và dưới khía cạnh cơ năng(fone-tionnel), qua các tác động của thân hình, ta thấy có thể phát hiện những cá tính đặc biệt, những đặc điểm tâm hồn từng cá nhân. Dạng thức này của khí được mệnh danh là khí phách.

        Tác giả Phạm Văn Viên của cuốn Thủy kính tập là người đầu tiên đặt ra danh từ khí phách để phân biệt với khí và sắc khi ông nói :”khí phách chi khí” "khí sắc chi khí ” .Trong tác phẩm của ông , phần màu sắc của da bị xem nhẹ ,còn phần thần lại được chú trọng rất nhiều và xem như là liên kết chặt chẽ với khí . Do đó ,đôi khi ta gọi là khí phách, ta lại gọi chính danh hơn là tinh thần và khí phách, và để cho giản tiện ,người ta gọi tắt là thần khí. Chính phần thần khí này mới là phần cao thâm của tướng lí Á Đông, nó giúp phân biệt được quý tiện hiền ngu, dự đoán được thành bại của con nguời trong tương lai cũng như mạng vận dài ngắn ,thô bạo hay thanh khiết .

        Từ trước đến nay ,thần khí vì tính cách hư hư thực thực của nó,vừa có bản chất là siêu hình vừa có bản chất là thực tại, lại đòi hỏi người quan sát phải có một nhãn quang và thính giác bén nhạy đã được xếp vào loại học thuật bí truyền. Hơn nữa, cách diễn tả của nguời xưa lại rất hàm hỗn cố ý thần bí hóa và lại không được phổ biến sâu rộng như phần hình tướng, nên từ đời Đông Hán đến gần đời Tống gần như bị thất truyền. Đến hai đời Minh,Thanh ,một vài cuốn sách tướng cổ điển có nhắc đến, nhưng không mô tả.

        Mãi đến đời Thanh ,sách Thủy kính tập mới lại đề cập đến ,nhưng vẫn chưa rõ ràng cho lắm .Tuy vậy ,xét qua mớ tài liệu rời rạc tản mát trong kho tàng văn hóa tướng học còn lưu lại đến nay cộng thêm với một đoạn bình chú của tướng thư ta có thể suy diễn ra được một phần lớn những điều cổ nhân muốn gói ghém qua ý niệm khí phách.
        (tổng hợp)

        Vậy để nhận biết được thần khí sắc thì cần thực hành liên tục và được nghiệm chứng đầy đủ mới mong tăng tiến trong việc xem tướng ở trường phái này.
        Ở Nhóm Nhân Tướng Học Thực Hành các anh chị đã bắt đầu nhận ra được khí và sắc nên tạo ra không ít điều vui và bất ngờ cho những người đến nghiệm chứng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        huyducit (23-05-13),leostar79 (28-06-16),nanashi1993 (24-05-13),phuduc0203 (03-08-13),thaihoa (24-05-13),yennga (23-05-13)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •