Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/3 123 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 22

    Ðề tài: Khuyên ăn chay

      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        60
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 64 lần
        trong 37 bài viết

        Default Khuyên ăn chay

        Có những súc sinh khi bị lôi ra pháp trường để xử, linh hồn của họ vẫn đau đớn như con người chúng ta vậy, họ đau vì họ vẫn còn sân si.... Thế nên hàng ngày chúng ta cần phải niệm phật để họ nghe theo lời niệm mà tỉnh ngộ để được siêu thoát... bởi vì chúng ta ăn mặn là ăn thịt của họ nên họ vẫn theo phần xác họ mà đi báo oán, chứ không chỉ những kẻ giết hại họ mà thôi.
        Cho nên vì sao hiện nay trên toàn thế giới đã xảy ra rất nhiều và rất nhiều người bị các linh hồn nhập vào, họ sẽ ở trong mỗi chúng ta chờ cho đến khi thần suy là quỷ phá. Chúng phá mọi hình thức, nói chung là hành bệnh cho chúng ta..v..v...
        Hãy tinh tấn niệm phật và giữ ngũ giới để đời sống an lạc!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "ddt_281" về bài viết có ích này:

        d5nguyenvan (22-05-13),hoa mai (25-05-13),Thuandd (22-05-13)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Xin được mạn phép tiếp :

        Nhân mùa lễ Phật Đản, chúng ta có nên ăn chay cho nhẹ nhàng thân thể ???

        Những lợi ích của việc ăn chay


        Nguồn: Vnexpress


        [IMG]http://l.f14.img.vnecdn.net/2012/04/28/anchay1-1351658442_500x0.jpg[/IMG]

        Ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tránh được nhiều vấn đề như bệnh tật, sát sinh, ô nhiễm nước, phí phạm đất đai...

        Các nhà khoa học trên thế giới đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thí nghiệm về cơ thể loài người và đi đến kết luận loài người được tạo hóa sinh ra để ăn rau cải, hoa quả tức ăn chay thay vì ăn mặn.

        Thứ nhất hai hàm răng của con người được cấu trúc một cách đặc biệt, lại có răng hàm cùng xương quai hàm để nghiền và nhai thức ăn giống loài động vật ăn rau quả, không ăn thịt sống. Trong khi đó, loài động vật ăn thịt sống có răng cửa và bộ răng nanh bén nhọn để xé thịt.

        Thứ hai, đối với loài người và những động vật ăn rau cải, hoa quả thì hệ tiêu hóa dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể, nên chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và bài tiết. Vì thế, mỗi lần con người chúng ta ăn chay thì cảm thấy nhẹ nhàng và ngược lại nếu ăn mặn thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ. Bởi vì, lúc đó thận phải làm việc nhiều để thanh lọc những độc tố từ thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết.

        Đối với những người trẻ tuổi, thận còn khỏe mạnh thì chưa ảnh hưởng gì nhiều; còn với những người lớn tuổi, thận càng ngày càng yếu thì quá trình đó sẽ diễn ra khó khăn hơn. Đôi khi thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, làm cho máu dơ, từ đó dễ sinh bệnh.

        Ăn chay sẽ tránh được bệnh tật

        Gần đây, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra kết quả, người ăn nhiều thịt có liên hệ mật thiết với bệnh ung thư ruột già, bởi vì trong thịt chứa nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ. Trong một phân tích của mình, tiến sĩ Sharon Fleming thuộc Khoa Dinh dưỡng của Viện Đại học California ở Berkeley đã viết rằng: "ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu sự nguy hiểm của bệnh ung thư ruột già". Và trong bài diễn thuyết của Học viện Khoa học quốc gia Mỹ năm 1983, các chuyên gia y tế đã khuyên, chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế ăn thịt và nên ăn nhiều rau cải, hoa quả và ngũ cốc.


        [IMG]http://l.f16.img.vnecdn.net/2012/04/28/anchay2-1351658442_500x0.jpg[/IMG]


        Bò điên ở Anh và gà nhiễm độc bên Bỉ là hai ví dụ điển hình cho việc ăn mặn đồng nghĩa với hành động mang bệnh tật vào cơ thể. Vì lợi nhuận mà một số xưởng sản xuất thịt động vật đã hợp tác với các nhà chăn nuôi dùng một số thuốc độc hại để nuôi con vật ngay khi chúng còn trong bụng mẹ hoặc vỗ béo để trở thành những con vật siêu nạc, hoặc dùng Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để ướp nhằm giữ thịt tươi ngon.

        Ăn chay sẽ mang lại hữu ích cho bản thân và thế giới

        Tránh sát sinh: Giáo lý Phật giáo có dạy "Tam quy và ngũ giới". Tam quy là ba phép gìn giữ về: Quy y phật, quy y pháp và quy y tăng, còn ngũ giới là năm điều cấm kỵ như: sát sinh, đạo tặc, tà dâm, nói dối và uống rượu. Cho nên, nếu con người ăn chay thì xem như chúng ta đã thực hiện được điều thứ nhất trong ngũ giới và tránh việc sát sinh để cung ứng thức ăn hàng ngày cho chúng ta.

        Tránh ô nhiễm nước: Theo cơ quan Nghiên cứu Nông học Mỹ cho biết, chất thải từ các lò sát sinh làm dơ bẩn sông rạch dẫn đến các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết ngày càng cạn dần. Hai tác giả Paul và Anne Ehrlich trong quyển “Population, Resources and Environment” cũng đã so sánh: Nếu chúng ta muốn thu hoạch một cân lúa mì chỉ cần 60 cân nước, nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất một cân thịt thì phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 cân nước.

        Tránh được sự xung đột xã hội: Nếu mọi người trên trái đất này đều ăn chay thì con người sẽ giảm bớt sự tham lam và sân si. Một nhà bác học đã nói: Muốn thế giới hòa bình, trong bữa ăn của con người phải không có thịt, cá... Đây là lời nói mang tính nhân văn cao, không khác với câu của cổ nhân "Nhứt thế chúng sanh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động binh đao" (Nếu tất cả mọi người không sát hại lẫn nhau, thì sợ gì thế giới có chiến tranh).

        Tránh phí phạm đất đai: Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ trên 90% tổng sản lượng lúa mì tại đây được dùng vào kỹ nghệ chăn nuôi, cứ 16 cân lúa mì đem chăn nuôi chỉ thu được khoảng một cân thịt. Và trong tác phẩm “Protein - Their Chemistry and Politics”, tiến sĩ Aaron Altshul đã viết "Nếu chúng ta sử dụng miếng đất có diện tích là một mẫu Anh để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, chúng ta sẽ thu được một lượng gấp 20 lần nếu chúng ta sử dụng miếng đất đó để chăn nuôi".
        thay đổi nội dung bởi: hoa mai, 25-05-13 lúc 21:47
        Thân chào
        Hoa Mai

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoa mai" về bài viết có ích này:

        huyruan (26-05-13)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Lâu lắm HM mới ghé chùa định tìm vài món chay như cà ri chay bún bò huế chay....mà tới trể quá nhà bếp đã sạch trơn thôi tự nhủ về nhà tự chế biến vậy
        Nhân tiện định ghé vào chánh điện lạy Phật thì chỉ nghe hương thoang thoảng tiếng niệm Phật êm ái với không khí thanh tịnh trang nghiêm tự nhiên thấy thích quá định vào tham dự mà sợ quấy rầy mọi người đang niệm Phật nên thôi đành lặng lẽ đứng bên ngoài chánh điện:

        [IMG]http://img405.imageshack.us/img405/6545/20130525192213.jpg[/IMG]

        [IMG]http://imageshack.us/a/img6/8606/20130525192536.jpg[/IMG]
        Thân chào
        Hoa Mai

      6. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        https://www.youtube.com/watch?v=bl1JgGiehoA

        Tặng hoa mai và mọi người cái này nhé. Có nhiều đạo lý lắm

        Nếu muốn tu tập nhanh thì mọi người lên hàng ngày đọc chú "Đại bi"
        Ngũ bộ thần chú: NGŨ BỘ THẦN CHÚ


        Ngũ Bộ chú được viết như sau:


        Om Ram
        Om Shrim
        Om Mani Pedme Hum
        Om Cale Cule Cunde Svaha
        Om Bhrum

        Phiên âm Phạn Việt như sau:


        Um Ram hoặc là Um Rôm
        Um Si-Răn
        Um ma ni pết mê hùm
        Um cha lê chu lê chun đê sô ha
        Um bơ-Rum

        Phiên âm việt như sau:


        Án Lam
        Án Xỉ Lâm
        Án Ma Ni Bát Di Hồng
        Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha
        Án Bộ Lâm
        (trích từ trang latoi.com)
        thay đổi nội dung bởi: tienhaiutc, 24-07-13 lúc 20:05
        Make someone Smile & be happy!!!

      7. #5
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi ddt_281 Xem bài gởi
        Có những súc sinh khi bị lôi ra pháp trường để xử, linh hồn của họ vẫn đau đớn như con người chúng ta vậy, họ đau vì họ vẫn còn sân si.... Thế nên hàng ngày chúng ta cần phải niệm phật để họ nghe theo lời niệm mà tỉnh ngộ để được siêu thoát... bởi vì chúng ta ăn mặn là ăn thịt của họ nên họ vẫn theo phần xác họ mà đi báo oán, chứ không chỉ những kẻ giết hại họ mà thôi.
        Cho nên vì sao hiện nay trên toàn thế giới đã xảy ra rất nhiều và rất nhiều người bị các linh hồn nhập vào, họ sẽ ở trong mỗi chúng ta chờ cho đến khi thần suy là quỷ phá. Chúng phá mọi hình thức, nói chung là hành bệnh cho chúng ta..v..v...
        Hãy tinh tấn niệm phật và giữ ngũ giới để đời sống an lạc!
        Nhân tiện nói đến cái chết, bác Ddt_281 có thể nói chi tiết về quá trình của "sự chết", thân Trung ấm, theo góc nhìn của nhà Phật để cho mọi người hiểu và "sợ" luôn một thể được không? cảm ơn bac trước nhe ! hihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #6
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        257
        Cảm ơn
        1,472
        Được cảm ơn: 161 lần
        trong 93 bài viết

        Default

        Cái vụ Thân trung ấm này chắc anh Tuhepluong nghiên cứu kỹ nè.
        Sáng nay mới đọc báo, tieuphong thấy thế giới bàn tán về thân trung ấm của con giun. và kết luận "cơ chế lây lan hoại tử ở giun cũng tương tự như ở động vật có vú"

        http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/132...han-chet-.html
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #7
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tieuphong Xem bài gởi
        Cái vụ Thân trung ấm này chắc anh Tuhepluong nghiên cứu kỹ nè.
        Sáng nay mới đọc báo, tieuphong thấy thế giới bàn tán về thân trung ấm của con giun. và kết luận "cơ chế lây lan hoại tử ở giun cũng tương tự như ở động vật có vú"

        http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/132...han-chet-.html
        A - Nếu nói chi tiết về trình tự của cái "sự chết" thì sẽ rất dài, một cách khái quát thì Chết chính là quả trình tan rã của thân tứ đại của chúng ta, được biểu hiện qua 8 giai đoạn mà trong quá trình Chết của mình, thần thức của người chêt sẽ lần lượt cảm nhận thấy:
        1- Ảo tượng
        2-Khói
        3-Đom đóm
        4-ngọn lửa đèn bơ cháy
        5- xuất hiện màu trắng tỏa rạng
        6-xuất hiện mầu đỏ tỏa rạng
        7 - Xuất hiện màu đen cận mã tỏa rạng
        8 - Xuất hiện ánh tịnh quang

        B - Sau khi ra khỏi ánh sáng tịnh quang, khí cực vi tế và thần thức bỏ lại cơ thể người chết và 1 thân Trung ấm hình thành. Thân trung ấm hay còn gọi là Báo thân hình thành với cảnh giới mà nó sẽ tái sinh trong kiếp tiếp theo (tùy theo nghiệp báo từ kiếp trước của mỗi người sẽ có Quả của hình hài thân trung ấm của kiếp tiếp theo như: Ngạ Quỷ, Người, Súc sinh, Atula, chư Thiên...).
        Thân trung ấm có các đặc điểm:
        - Chỉ sống được 7 ngày
        - Qua sức mạnh của nghiệp lực, thân Trung ấm có thể đi đến bất cứ nơi nào nó muốn, không có gì có thể ngăn cản được.
        - Sau 7 ngày nếu không tìm được nơi tái sinh thích hợp (theo nghiệp báo) > thân TA sẽ trải qua 1 cái chết và lại hình thành nên thân TA mới.
        - Thân TA sống bằng luôn lần theo mùi hương và ngửi bằng mùi hương để tồn tại.

        C - kết luận: Nếu bác nào muốn thân TA của mình kiếp sau thành người, hay Chư thiên, bồ tát thì hãy tu tỉnh, tích đức hành thiện ...ngay trong kiếp này, kéo đến lúc chết rồi hối chẳng kịp. Đặc biệt phải cẩn thận cả lời nói, chớ nên chém bừa mà vô tinh mang trọng tội đấy, quả sau sẽ phải gánh quyết không sai. Nếu bác nào muốn tìm hiểu kỹ hơn > mời đọc "kinh Nhân Quả 3 đời báo ứng".

        Đọc đến đây sẽ có người hỏi "Tại sao ông biết rõ vậy" - xin thưa nhà em cũng chỉ tháy các sách Phật giáo, các Tổ đạt Ma viết vậy, và nhà em tin như vậy, nếu các bác không tin thì nhà em cũng Pó tay. hihihihiihi....
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #8
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        911
        Cảm ơn
        600
        Được cảm ơn: 748 lần
        trong 419 bài viết

        Default

        Bạn Thaison đã nói về thân trung ấm ở trên khá rỏ ràng rồi. Xin nói thêm là cái quan trọng nhất là làm sao ta có thể khiến cho thân trung ấm đi tái sanh ở 1 trong tam thiện đạo là cõi Người, A-Tu-La hoặc cõi Trời. Tránh 3 đường ác đó là Địa Ngục, Ngạ Quỉ, súc sanh. Tất cả chúng ta đều có quyền chọn con đường tái sanh cho chính mình. Tùy theo nghiệp lực đã tạo mà bị chiêu cảm thọ sanh về con đường đó.

        Trong Kinh Pháp Cú, Phẩm Song Yếu Phật nói:

        1) "Ý dẫn đầu các pháp,
        Ý làm chủ, ý tạo;
        Nếu với ý ô nhiễm,
        Nói lên hay hành động,
        Khổ não bước theo sau,
        Như xe, chân vật kéo ".

        2) "Ý dẫn đầu các pháp,
        Ý làm chủ, ý tạo,
        Nếu với ý thanh tịnh,
        Nói lên hay hành động,
        An lạc bước theo sau,
        Như bóng, không rời hình ".

        Đức Phật nói: “Này các Tỳ Khưu, chính ý chí ta gọi là nghiệp.(ý chí là tư tâm sở - cetana, 1 trong 52 tâm sở có mặt trong tất cả các tâm) ”

        Nghiệp có nghĩa là ý chí hay ý lực. Khi bạn làm một điều gì, ý chí nằm đằng sau hành động ấy, và chính ý chí hay ý lực này được gọi là nghiệp. Nói đến nghiệp là nói đến sự toàn quyền quyết định nơi mọi người chúng ta. Không ai tạo nghiệp thế cho chúng ta, cũng không ai có thể thay thế nghiệp cho chúng ta. Chính chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, cũng là chủ nhân thọ báo. Mọi sự khổ vui hiện tại và mai sau đều do chúng ta quyết định. Tất cả nghiệp đều do 3 cơ quan Thân, khẩu, Ý tạo thành. Nghiệp có 2 loại, thiện và ác.

        Thiện nghiệp: Những hành động đem lại sự an ổn vui vẻ cho người và mình là nghiệp thiện. Nói 1 cách tổng quát thì có 10 loại thiện nghiệp:
        1) Không sát sinh - Thuộc thân nghiệp
        2) Không trộm cướp - Thuộc thân nghiệp
        3) Không tà dục - Thuộc thân nghiệp
        4) Không nói dối - Thuộc khẩu nghiệp
        5) Không nói thuê dệt.- Thuộc khẩu nghiệp
        6) Không nói lưỡi hai chiều - Thuộc khẩu nghiệp
        7) Không nói lời hung ác.- Thuộc khẩu nghiệp
        8) Không tham muốn - Thuộc Ý nghiệp
        9) Không giận hờn - Thuộc Ý nghiệp
        10) Không si mê.- Thuộc Ý nghiệp

        Ác nghiệp: Là những hành động làm cho người khổ và mình khổ, hoặc ở hiện tại hay ở vị lai. Có 10 loại ác nghiệp (đối lại với thiện nghiệp):
        1. Sát sanh - Thuộc thân nghiệp
        2. Trộm cắp - Thuộc thân nghiệp
        3. Tà dâm.- Thuộc thân nghiệp
        4. Nói dối. - Thuộc khẩu nghiệp
        5. Nói lời gây chia rẽ. - Thuộc khẩu nghiệp
        6. Nói lời thô ác. - Thuộc khẩu nghiệp
        7. Nói lời vô ích, không có . nghĩa hoặc giá trị. - Thuộc khẩu nghiệp
        8. Tà tham là muốn chiếm hữu tài sản người khác - Thuộc Ý nghiệp
        9. Sân - Thuộc Ý nghiệp
        10. Tà kiến - Thuộc Ý nghiệp

        Muốn được thân trung ấm tái sanh lại kiếp người thì tu nhân thừa: Tu nhân thừa là phải giử 5 giới: 1) Không sát sanh, 2) không tà dâm, 3) không trộm cướp, 4) không nói dối, 5) không uống rượu. Chúng ta thấy trong 5 giới này có đủ 3 nghiệp của thân, 1 khẩu nghiệp và 1 ý nghiệp.

        Các bạn muốn tham khảo thêm về thập thiện nghiệp, xin vào trang web này : http://www.tangthuphathoc.net/phatho...othong-2.7.htm
        Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving.
        ~Albert Einstein

      11. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "TuHepLuong" về bài viết có ích này:

        canhdonghoang13 (30-07-13),huyducit (29-07-13),tieuphong (28-07-13)

      12. #9
        Tham gia ngày
        Mar 2013
        Bài gửi
        51
        Cảm ơn
        44
        Được cảm ơn: 7 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        kính các Phật tử, phong thủy thì có ngũ kinh được coi là kinh điển, mọi tông phái đều từ đây mà ra. Vậy xin được hỏi Phật Giáo thì những quyển nào được coi là kinh điển nhất, xin cho tiểu sinh một cái nhìn để học
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #10
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        911
        Cảm ơn
        600
        Được cảm ơn: 748 lần
        trong 419 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi canhdonghoang13 Xem bài gởi
        kính các Phật tử, phong thủy thì có ngũ kinh được coi là kinh điển, mọi tông phái đều từ đây mà ra. Vậy xin được hỏi Phật Giáo thì những quyển nào được coi là kinh điển nhất, xin cho tiểu sinh một cái nhìn để học
        Chào bạn canhdonghoang13,

        Xin tạm chia sẽ với bạn 1 vài sự suy nghỉ riêng tư của tôi về câu hỏi của bạn là Kinh điển Phật Giáo "Những quyển nào được coi là kinh điển nhất?"

        Phật nói "Này các tỳ kheo, nước trong tất cả các biển đều có cùng một vị, đó là vị mặn. Củng vậy, tất cả các pháp của ta củng đều có cùng một vị, đó là vị giải thoát"

        Với ý nghĩa về lời nói trên, Đức Thế Tôn trong suốt 49 năm, không ngại gian lao cực khổ, đã dùng biết bao phương tiện dẫn dắc, độ hóa biết bao chúng sanh từ sơ căn hạ liệt, cho đến hàng Thanh Văn, Bồ Tát chứng quả vô thượng Niết Bàn, thoát khỏi sinh tử luân hồi.

        Kinh của Phật nói trong 49 năm thì nhiều vô số kể. Lý thuyết Phật giáo được phổ biến qua "Tam Tạng giáo điển". Tam Tạng giáo điển gồm có Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận. Hiện nay có 2 văn hệ ấn hành Kinh tạng: Hệ văn tự Pali và hệ văn tự Hán Tạng. Trong Tam Tạng giáo điển thì tạng kinh là quan trọng nhất cho các hàng phật tử.

        Pali Tạng Kinh:
        Đa số kinh theo hệ Pali được truyền sang Việt Nam theo Nam truyền phật giáo (còn gọi là Nam Tông hoặc Phật giáo nguyên thủy hoặc tiểu thừa). Nhựng bộ kinh Pali phổ biến nhât được các chư tôn đức hiền thánh tăng của Việt Nam dịch ra gồm có: Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya), Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikaya).

        Hán Tạng Kinh
        Hán Tạng Kinh thuộc Bắc truyền Phật giáo (Bắc tông hoặc còn được gọi là Đại Thừa) ấn hành bởi Đài Loan và Nhật Bản. Trong Hán tạng kinh, một cách tổng quát được chia làm 3 phần: Hệ thống A-Hàm, hệ thống Bác-Nhã và hệ thống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm. Hệ thống A-hàm giải thích về triết lý vô thường, khổ, không, vô ngã. Hệ thống Bát nhã giải thích tự tánh các pháp là Không, chỗ tánh Không ấy là tướng chân thật. Hệ thống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm giải thích chúng sanh sẵn có tánh giác gọi là Trí tuệ Phật, Tri kiến Phật, Niết-bàn.

        Hòa Thượng Thích Thanh Từ đả hướng dẩn cho chúng ta 1 phương pháp phận biệt chánh tà trong bài thuyết pháp "Bước đầu học Phật", Hòa Thượng nói: "Kinh phật thuyết vì truyền bá lâu xa khó tránh khỏi những tư tưởng tập tục sai lầm chen lẫn trong chánh pháp. Chúng ta muốn phán định chánh tà, trong kinh có dạy dùng Tứ pháp ấn, Tam pháp ấn, Đệ nhất pháp ấn để ấn định đúng sai. Tứ pháp ấn là vô thường, khổ, không, vô ngã. Tất cả những kinh thuộc hệ thống A-hàm nói không ngoài bốn lý này, nếu nói khác bốn lý này là tà thuyết. Tam pháp ấn là chư hạnh vô thường, chư pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tịnh. Đây là trùm cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa đều nằm gọn trong ấy. Đệ nhất pháp ấn là Nhất tâm chân như. Phần này chỉ riêng hệ thống Pháp Hoa..., không can hệ đến hai hệ thống kia. Nắm được cái căn bản này, chúng ta tạm biết cương yếu học Phật."

        Tăng Pháp Đạt là một trong những đệ tử đắc pháp của Lục Tổ Huệ Năng. Trước khi gặp Lục Tổ, Sư Pháp Đạt ngày ngày tụng kinh Pháp Hoa mất 10 năm trời mà không hiếu được ý nghĩa của kinh nến mới đến hỏi Lục Tổ Ý nghĩa trong kinh Pháp Hoa. Nhờ Lục Tổ khai thị mà hiểu rỏ tông chỉ của kinh Pháp Hoa mà sư Pháp Đạt được đắc pháp.

        Ni Vô Tận Tạng thường trì tụng kinh "Đại Bát Niến Bàn" Tổ nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì cô Ni giải nói. Ni mới cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo: “Chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi.” Cô Ni nói: “Chữ còn không biết, sao có thể hiểu nghĩa ?” Tổ bảo: “Diệu lý của Chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự.”

        Với 2 thí dụ trên tôi đưa ra, cho dù có đọc kinh, tụng kinh hoặc thuộc kinh mà không hiểu được diệu lý của kinh thì giống như người đi trong đêm khuya mà không có đuốc.

        Tất cả các kinh của Phật thuyết đều có cùng 1 hương vị đó là hương vị giải thoát. Nếu hỏi kinh điển nào là nhất thì kinh nào có thể giúp bạn được giài thoát sinh tử luân hồi thì kinh đó là nhất đối với bạn.
        thay đổi nội dung bởi: TuHepLuong, 29-07-13 lúc 21:27
        Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving.
        ~Albert Einstein

      14. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "TuHepLuong" về bài viết có ích này:

        canhdonghoang13 (30-07-13),huyducit (29-07-13),tieuphong (29-07-13)

      Trang 1/3 123 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Chú vuivui cho cháu lời khuyên đi hay ở ?
        By nguoihamhoc in forum PHÒNG GIẢI SỐ TỬ VI
        Trả lời: 2
        Bài mới: 06-06-12, 12:59
      2. Trả lời: 0
        Bài mới: 23-03-11, 07:10
      3. Trả lời: 0
        Bài mới: 08-03-11, 22:02
      4. Miệng Ăn Chay Tay Ăn Cắp
        By vân từ in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 2
        Bài mới: 07-03-11, 13:48
      5. Xin các bác lời khuyên
        By culanphiemchieu in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 17
        Bài mới: 16-03-10, 08:25

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •