Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/9 đầuđầu ... 23456 ... cuốicuối
    kết quả từ 31 tới 40 trên 82
      1. #31
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        THƯỢNG TRƯỜNG HẠ ĐOẢN - THƯỢNG ĐOẢN HẠ TRƯỜNG

        Ngay từ tấm bé vác sách đi học, bài cách trí sơ đẳng đã dạy thân thể người chia làm ba phần: Đầu, mình và chân tay.

        Tướng pháp thì chia thân hình làm hai đoạn thôi: Đoạn thượng gồm có đầu và tay, đoạn hạ là hai chân.

        Đoạn thượng nên dài hơn đoạn hạ, nếu chân sếu vườn dài hơn đầu thân cộng lại, tất phiêu bạt lênh đênh, cả đời không có cơ nghiệp.

        Sách “Bạch Viên Kinh” có câu:

        Thượng trường hạ đoản hề công hầu tướng
        Đương nhật Tôn Quyền bá nhất phương

        Nghĩa là: Trên dài dưới ngắn tướng công hầu, đời Tam Quốc Tôn Quyền có tướng đó hùng cứ một phương.

        Thượng trường hạ đoản chủ phú quý, trái lại thượng đoản hạ trường là khốn khó, điều này đã thành một định luật ghi trong tướng pháp.

        Lấy lý nào mà nói như vậy?

        Tướng pháp cho rằng đầu mang bộ não, thân mang lục phủ ngũ tạng toàn những bộ vị trọng yếu, nếu không thoải mái rộng rãi đương nhiên những bộ vị trọng yếu sẽ bị gò ép bế tắc, gây trở ngại thần khí cho con người.

        Lại có câu: “Đoản nhưng không giống con heo ngồi, trường nhưng không giống cái mác dựng đứng”.

        Nguyên tắc cơ bản của tướng pháp là nguyên tắc của kiến trúc và mỹ học, nên nói thượng hạ đoản trường không phải quá lố vượt ra ngoài nguyên tắc căn bản. Thử hỏi nhân thân con người cao thước bảy mà thân đầu hết thước rưỡi, còn cho chân có hai chục phân thì nó thành hình thù gì?
        Xem tranh Tàu, ta thường thấy vẽ hình người mình dài chân ngắn là do ảnh hưởng của tướng pháp mà ra chứ không phải các hoạ gia Trung Quốc thiếu cái học về giải phẫu nhân thân (anatomie).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        huyruan (17-06-13)

      3. #32
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        ÂM DƯƠNG THIÊN ĐỊA

        Tướng pháp có Âm Dương Thiên Địa. Âm là đàn bà, Dương là đàn ông. Đầu là trời, chân là Đất. Cốt dương, nhục âm, v.. v..

        Trán gọi bằng Thiên đình cho nên trán phải cao xa. Chân là đất rộng, đất dày nên chân phải to lớn. Mắt tượng trưng cho mặt trăng mặt trời. Thanh âm tượng trưng cho sấm sét. Huyết mạch tượng trưng cho sông ngòi. Cốt tiết là vàng đá. Mũi lưỡng quyền là núi non. Râu tóc là cây cỏ.

        Nhật nguyệt phải rực rỡ, sấm sét phải ầm ầm, sông ngòi phải sạch thông, vàng đá phải rắn chắc. Núi non phải cao lớn, cây cỏ phải tươi tốt.

        Đầu đội trời, chân đạp đất. Đầu ở vị trí cao nhất trên thân thể.

        Đầu còn người mới còn, mất đầu người chết.

        Tư Mã Ý bị Khổng Minh vây ở Tí Ngọ Cốc, sau khi chạy thoát đã hỏi tả hữu rằng: “Đầu ta còn không”?

        Cổ Tướng Kinh có câu:

        “Đầu vi nhất thân chi tôn, chư dương chi thủ”, nghĩa là đầu ngôi chí tôn của thân thể cầm đầu toàn bộ dương khí.

        Nghiên cứu tướng học phải xem đầu trước. Đầu nhỏ như quả muỗm suôn đuột không có góc cạnh thì diện mạo có tốt cũng chỉ là hạng trung bình. Chân tuy không trọng yếu bằng đầu nhưng sự quan hệ của chân với mệnh số cũng chẳng kém. Đầu lớn chân vững vàng to khoẻ phú quý. Đầu nhỏ chân teo bần tiện. Có điều hiển nhiên hàng ngày rất ít người chú ý: Các bác phu xích lô xe đạp, chân thường quắt lại chứ không lớn và gân guốc chằng chịt cho nên vất vả mà chân không đầy đặn lớn. Trong câu chuyện ta vẫn nói “xuất đầu lộ diện” để chỉ một người nào đó đang có cơ hội thành công.

        Danh sư Hứa Phụ dạy rằng:

        Ngưu đầu tứ phương, phú quý cát xương
        Hổ đầu yến hàm uy danh viễn dương

        Ngưu đầu và hổ đầu là những cái đầu vững chãi, to lớn, có góc cạnh, xương cốt tiêu tuấn.

        Về phần chân cần ngay ngắn, mềm mại, mập dày, mu bàn chân ụ lên, kỵ thô cứng, quắt mỏng, gân mạch chằng chịt như giun bò.

        Mắt là đôi vầng nhật nguyệt.

        Xem tướng mắt, trước coi hình sau xem thần. Con mắt đẹp tướng hình thế tú trường, vành mắt sáng nhuận, đuôi mắt hơi chếch lên, không mắt to mắt nhỏ, bốn bên không chỗ nào khuyết hãm, lòng đen lòng trắng phân minh, không có tia máu đỏ, nhãn thần bất lộ, ánh mắt nhìn ngay thẳng không hung hãn mà oai nghiêm, nhãn lực tinh tường.

        Qua đòi hỏi trên, dĩ nhiên là mắt cận thị là xấu. Người cận thị có thể là những người bác học nhưng không thể là những lãnh tụ chính trị. Già đeo kính lão không kể. Lịch sử xưa nay hầu như chưa có vị lãnh đạo tài giỏi nào mà cận thị.

        Nhãn quang bất chính, hai mi mắt nhỏ phải chớp luôn luôn, người này hay đố kỵ ganh ghét.

        Nhãn quang ưa nhìn lên cao, loại kiêu ngạo, cẩu nhãn khán nhân đê, mắt chó coi người thấp, biểu lộ ác tâm.

        Mắt đỏ, chớp mắt nặng nề là ngu si.

        Hai mắt nhãn quang rực rỡ, tràn đầy như nước chảy, phút chốc lại thấy đục mờ đi như nửa ngủ nửa thức, bất luận nam nữ đều cực tham dâm.

        Nhãn quang sắc nhọn loè như chớp mà cố ý nhìn lên cốt làm cho có vẻ mờ rất gian hùng.

        Nhãn quang u tĩnh, nhìn người nhìn vật lâu không chớp mắt thì cá tính kiên cường có suy nghĩ tư tưởng.

        Hai mắt lồi ra, bốn phía lòng trắng mắt (mắt trắng dã) nhìn ai chú thị si ngốc là người ác độc, sát nhân rồi bị nhân sát.

        Sắc con người tạp loạn, nhãn quang nông nổi: Người vô tư tưởng.

        Nhãn thần ẩn không lộ cực thông minh, thông minh để mà thông minh thôi vì thiếu hành động nên hiển đạt chẳng được bao nhiêu.

        Những người mục quang sạ nhân mới ưa hành động.

        Nhãn quang láo liên lưu hoạt động đông trương tây vọng, hay nhìn trộm là mắt của phường trộm cắp.

        Nhãn quang vẩn đục vô thần hôn ám chết lúc nào không biết.

        Huyết mạch lưu thông trong thân thể đêm ngày đến vô cùng nên trong tướng học ví huyết mạch như sông ngòi (Xin đừng lẫn với tứ độc).

        Huyết mạch nằm lẫn trong cơ thể làm sao coi tướng?

        Đành rằng huyết mạch tàng ẩn trong cơ thể, tuy nhiên, vẫn có bộ phận hiện ra ngoài như huyết sắc và đường gân. Trên nguyên tắc tướng pháp, huyết mạch nên lẩn không nên lộ.

        Sách “Cổ Tướng Kinh” có câu:

        Gân tán loằn quằn như giun bò
        Người bần tiện hung ác lao đao vất vả

        Sách “Ma Y” viết:

        Bần cùng đáo lão bất nhàn
        Thổ kỳ cân lặc

        Gân máu thô lộ cho nên nghèo khổ đến già.

        Phương ngôn ta nói: “Khô chân gân mặt đắt mấy cũng mua”.

        Khô chân không bị tê thấp. Gân mặt chịu khổ chịu cực dai dẻo.

        Đắt mấy cũng mua, dùng loại người ấy làm việc cho mình thật đáng đồng tiền.

        Do bệnh tật, tình tự mà huyết sắc khích biến, có thể biết mệnh số thọ yểu và khả năng con người.

        Điền Quang bảo Thái Tử Đan rằng: “Tân khách nhà Thái Tử toàn một lũ vô dụng. Hạ Phù là người huyết dũng nên lúc giận mặt đỏ. Tống Ý là người mạnh dũng nên lúc giận mặt xanh. Vũ Đường là người cốt dũng nên lúc giận mặt trắng toát. Chỉ có Kinh Kha mà tôi biết mới xứng đáng là thần dũng, giận sắc mặt không hề đổi”.

        Trên thân thể người, tượng trưng cho cây cỏ, cần tốt tươi là:

        Tóc, râu ria, lông mày, âm mao, lông mũi, lông ngực, lông chân, lông bụng.

        Tóc trên đầu có tác dụng bảo hộ não thần, vừa có tác dụng làm đẹp cho con người.

        Đầu tóc bù xù thường biểu hiện sự sa đoạ:

        Tóc nhỏ như tơ óng mượt, đen không hôi hám nhất định thông minh bác nhã, con dòng cháu dõi dễ thành công về văn học chính trị.

        Tóc cứng đen bóng bẩy, thân thể to lớn thì phong phú tinh lực gan dạ nhưng ương ngạnh tham dâm hiếu sắc, dễ thành công về quân sự.

        Tóc trước kia vẫn óng mượt nay khô vàng lá bệnh hoạn do thần kinh suy nhược, khó sống lâu.

        Tóc thô cứng đỏ, người hung ác ngu độn, trộm cắp, bần hàn.

        Tóc màu xám tro, không óng mượt thì trí tuệ thấp, ký ức lực yếu, lao đao vất vả.

        Tóc quăn cổ nhân thường bảo là dâm loạn, nhưng kinh nghiệm cho thấy người tóc quăn đa số dũng cảm, ưa hoạt động.

        Tóc rít lại chẻ thuộc dạng bất trung bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa.

        Tóc quá rậm khắc thê, tóc quá ít, thiếu sinh lực.

        Sau gáy tóc rụng lỗ chỗ, đàn ông đề phòng bệnh hoa liễu, đàn bà lo sản ách.

        Tóc mọc trên trán, thiếu niên cô khổ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        huyruan (17-06-13)

      5. #33
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        Hứa Phụ có nói:

        Hữu nùng phát chi kiện nhi
        Vô nùng phát chi tể tướng
        Thiểu tiểu đầu chi quý khách
        Đa đại trang chi đạt quan

        Nghĩa là: Chỉ có thanh niên khỏe mạnh tóc rậm chứ không có tể tướng tóc rậm. Rất ít thấy khách quý mà đầu nhỏ, đa số quan to phải đầu lớn.

        Đàn ông không râu bất nghì. Đã gọi là tu mi nam tử thì phải có mày râu đẹp. Râu với mày cần tương xứng. Mày rậm râu thưa, hỏng. Râu rậm mày thưa cũng hỏng.

        Mi chủ tảo thành. Tu chủ vãn vận. Mày đẹp thành đạt sớm. Râu tốt về già nhàn hạ.

        Râu không cứ nhiều ít, tương xứng với lông mày là được. Mày rậm phải râu rậm, mày thưa phải râu thưa.

        Râu tốt có đủ bốn điều kiện: Thanh, xơ, xoắn, dài ngắn không đều.

        Thanh là trông nhã không vẩn đục.

        Xơ là không phồn tạp xồm xoàm.

        Xoăn là không thẳng đuột, dựng đứng.

        Dài ngắn không đều chứ như cái màn chải thì hỏng.

        Cộng thêm với bốn điều kiện khác:

        Nhuận - Mạnh - Tròn trịa - Ứng phối với mi.

        Nhuận là không khô sáp. Mạnh là không ẻo lả. Viên là óng mượt.

        Sách “Băng Giám” nói:

        - Xoăn trôn ốc thông minh khoát đạt, dài tơ kéo phong lưu vinh hiển, cứng như giáo mác vị cao quyền trọng, sáng ánh như sợi bạc sớm thành đạt. Râu tía, mày lưỡi kiếm, tiếng nói vang vang, thần cốt thanh kỳ thiên lý phong hầu hay mười năm bái tướng.

        Tướng râu có mười đại kỵ:

        - Kỵ râu mọc dài không đúng chỗ (tỉ dụ ở cổ, ở má).

        - Kỵ không có râu ở nhân trung kém uy nghiêm, tiền tài tụ tán bất thường, hữu lao vô công.

        - Kỵ lông mũi thò ra tiếp với ria vận khó hanh thông.

        - Kỵ ria phủ xuống miệng như bức mành mành, bất đắc chí, khó kiếm tiền.

        - Kỵ râu nhiều ria ít, bôn ba lao khổ.

        - Kỵ râu rậm khoá yết hầu, thô tục đói khổ.

        - Kỵ rẽ ra như đuôi chim, hay gặp tai hoạ.

        - Kỵ mọc ngược, hung ác.

        - Kỵ vàng khè khô khan, đa bệnh đa tật.

        - Kỵ đỏ như bị cháy (râu tôm kho), cô độc

        Tu mi nam tử, vậy không râu là đồ bỏ hay sao?

        Khoa tướng mệnh không hề nói thế, râu chủ hậu vận, không râu hậu vận kém. Thiếu gì người không râu cao quyền chức trọng trong lịch sử như Quách Tử Nghi đời nhà Đường, Hoắc Khứ Bệnh đời nhà Hán, Uông Tinh Vệ đời Dân quốc. Nhưng sự nghiệp tuy lớn mà vãn vận đều không ra gì bởi tại không râu mà nên.

        Quý tiện định ư cốt pháp.

        Xương cốt là đầu mối cho cuộc đời sang hèn.

        Xương, đầu xương, khớp xương là chủ cho da thịt dựa vào mà thành hình. Cốt tiết cũng là cái lồng chứa lục phủ ngũ tạng, nên tướng pháp ví xương cốt như vàng đá trên trái đất, cần vững chãi sáng đẹp.

        Chủ của bộ xương là xương đầu, gồm chín xương căn bản gọi là cửu cốt:

        1) Thiên đình cốt là xương trán.

        2) Ngọc trẩm cốt là xương sau gáy (Toàn bộ 18 cái).

        3) Đính cốt là xương sọ.

        4) Tả quán cốt là dìa xương hàm chạy lên tai.

        5) Thái dương cốt là xương thái dương.

        6) Mi cốt là xương dưới lông mày.

        7) Tị cốt là xương sống mũi.

        8) Quyền cốt là xương gò má.

        9) Hạng cốt là xương cổ, chạy liền với xương sống lưng.

        Tại sao cửu cốt không tính đến xương cằm và xương hàm?

        Lục Viên Chủ giảng:

        - Xương cằm và xương hàm tuy ở trên đầu nhưng thuộc hạ đình ăn hậu vận nên không tính vào cửu cốt. Hai xương ấy dù đẹp thế nào đi chăng nữa nếu không được thượng đình trung đình cửu cốt hỗ trợ thì cũng vứt đi. Thiên đình để xem di truyền tính, gia cơ tổ nghiệp dòng dõi ra sao?

        Ngọc trẩm cốt để xem khí cục, người có đầu óc khả năng hay không?

        Đính cốt để xem trí tuệ, kiến thức và phẩm đức.

        Quyền cốt để xem chí khí.

        Tả quán cốt để xem duyên nghiệp.

        Thái dương cốt để xem tài hoa.

        Tị cốt để xem dục vọng, sự nghiệp và quan niệm tiền tài.

        Mi cốt để xem nghị lực.

        Hạng cốt để xem sức khoẻ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        huyruan (17-06-13)

      7. #34
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        Xem tướng dễ nhất xem hình gồm có ngũ quan ngũ nhạc,tứ độc, lục phủ thập nhị cung,ngũ hành, cầm thú...

        Bươc thứ 2 khó hơn là xem khí:Gồm khí sắc trên mặt tại các vị trí 12 cung(xanh,trắng đen,đỏ thường chủ về xấu tuy còn tùy theo mùa, duy chỉ có màu vàn ong dưới da, hoặc hồng vàng xen lẫn thường chủ về tốt).Khí sắc cho biết vận hạn trong thời gian tới.

        Bước 3 khó nhất là xem được thần:Thần thường toát ra ở đôi mắt là dễ thấy nhất tuy nhiên có người ẩn thần thì lại phải xem phản ứng trước những tình huống bất ngờ.sách có nói "Nhất thanh nhì tướng" âm thanh là phản ánh trung thực nhất cái thần của con người, cho lên cao thủ chỉ cần nghe không cần nhìn mà cũng đoán chẳng sai chút nào (bởi vậy nhiều người mù mà bói rất chuẩn là vậy)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        huyruan (17-06-13)

      9. #35
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi huyruan Xem bài gởi
        Quyển Tướng Mệnh Khảo Luận khá hay mà giờ không tái bản nữa, sách cũ thì lưu trữ không được lâu, nay bạn đăng lên thật là quý hóa.
        Bác Huyruan dạo này bận bế quan luyện chưởng hoặc mải sưu tầm kỳ thư cổ tự ở đâu nay lại thấy xuất hiện, sau này nếu thiếu tài liệu sách em xin làm phiền bác nhé.
        Theo thiển nghĩ của đệ thì các danh sư về tướng học xưa nay rất nhiều, nhưng chỉ có một số ít trong họ thường là nhờ đoán trúng vận số, hoặc những việc xẩy ra trong tương lai cho các nhân vật nổi tiếng (Vua, quan..) mà nổi danh thiên hạ, chúa biết tên, vua biết mặt, không phải lo đến đời sống vật chất nhiều, thậm chí một số nhờ vào xem tướng mà thăng tiến, bước lên vũ đại chính trị. Còn lại đại đa số sống trong dân gian, tỉnh lị, dùng sở học của mình kết hợp với nghề khác kiếm kế sinh nhai, một số thanh bần nơi thôn dã hoặc ẩn dật chốn sơn lâm sống cuộc đời như một ẩn sĩ.

        Trên thế gian này nếu nói về tướng đẹp nhất chắc chắn phải kể đến tướng của Đức Phật, kinh điển nam, bắc tông đều có nối đến 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của ngài.

        32 tướng Hảo quang minh đó là:

        01. Dưới lòng bàn chân bằng thẳng không có lồi lỏm.
        02. Dưới lòng bàn chân có hình bánh xe, với ngàn tăm xe trục xe, vành xe đầy đủ.
        03. Chân tay mềm mại không thô cứng.
        04. Ngón tay nhỏ dài trắng nỏn như tuyết.
        05. Tay chân có màng da lưới.
        06. Gót chân thon tròn đầy không có lồi lõm.
        07. Có mắt cá tròn.
        08. Ống chân tròn đầy như con nai chúa.
        09. Tay dài quá gối, lưng thắng như núi.
        10. Nam căn ẩn tàng bên trong.
        11. Tướng lưỡi rộng dài.
        12. Mỗi chân lông chỉ mọc 1 sợi lông có màu xanh và thoảng ra mùi thơm.
        13. Lông mọc xoáy lên và xoáy về hướng mặt.
        14. Thân hình có màu sắc như vàng kim.
        15. Thân có hào quang, phát ra các phía.
        16. Da mịn trơn nhu nhuyến như dầu.
        17. Hai vai bằng thẳng không khuyết.
        18. Hai nách đầy đặn không có lỏm.
        19. Thân cao thẳng, uy nghi đỉnh đạc.
        20. Thân hình đoan chánh không có cong vẹo uốn éo.
        21. Lòng bàn tay chân bằng thẳng.
        22. Có đủ 40 răng.
        23. Răng đều đặn và trắng đẹp.
        24. Răng bằng thẳng không hở khuyết.
        25. Hai má tròn đầy như má sư tử.
        26. Trong cổ họng thường tiết ra nước bột đầy đủ cam lồ mỹ vị.
        27. Lưỡi rộng ,dài và mềm mại.
        28. Âm thanh như tiếng chim Ca lăng tầng già, ở xa cũng có thể nghe.
        29. Mắt màu tím thẫm, trong như nước biển.
        30. Lông mi đặc thù phi phàm.
        31. Giữa hai lông mày có lông trắng phóng hào quang.
        32. Trên đảnh đầu có nhục kế, và không nhìn thấy đảnh đầu.

        Tổng hợp 32 Hảo tướng của ngài ta thấy: Hình tướng, Khí, Sắc, Thần, Thanh, Cổ, Kỳ, Mỹ, Thiện đều đủ cả, thật là một bậc viên mãn. Chỉ riêng tướng số 02, 26, 31 đã là độc nhất thiên hạ rồi.

        Tuy nhiên xét theo mệnh lý tướng học thì phàm người sinh ra ở cõi thế gian này đều bẩm thụ và chịu sự chi phối của trời đất, nhị khí âm dương ngũ hành, và Đức Phật cũng không ngoại lệ. Nếu vậy xét trong cuộc đời của Ngài ta thấy:
        - Hy sinh hạnh phúc gia đình, xa rời vợ con ra đi cầu đạo.
        - Sống đời sống khắc khổ, khổ tu trong rừng
        - Hành hương, khất thực, dãi gió dầm mưa.

        Vậy câu hỏi đặt ra cho các nhà Tướng học ở đây là Sự khắc khổ kia của ngài, sự khó khăn mà ngài phải chịu kia biểu hiện ra ở Hình Tướng nào??? theo sách mà nói thì tất phải có tướng mới có tượng, có nhân mới có quả, điều này hậu bối chưa được nghe nói. Nếu cao nhân nào biết xin chỉ giùm thì hậu bối cảm ơn lắm lắm. Nói như vậy không phải là Hậu bối phạm thượng mà là muốn tìm hiểu Đức Phật để hiểu sự vĩ đại của Ngài hơn. Còn nếu theo Phật giáo mà nói thì cái hình tướng kia cũng chịu sự chi phối của quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không, 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp chỉ là phàm phu chúng ta hiểu về Phật, Kim dung tướng tốt chân chánh của Phật chẳng lẻ 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp có khả năng bao hàm sao???

        Chân đạp bánh xe luân hồi, ngực mang chữ Vạn, nhục kế nổi cao, Mày phóng hào quang - Trung-Thượng-Hạ hảo quang minh, đây ắt hẳn là tướng xuất thế gian, tướng ngoài tướng mệnh vậy.
        Vài lời nông cạn, mong được chỉ giáo.

        Mong Phật Tổ từ bi hỉ xả cho con.
        thay đổi nội dung bởi: Thaison, 17-06-13 lúc 19:01
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #36
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        Vào cái vòng học thuật chưa được lâu, nhưng cũng nghiệm thấy cái đáng sợ nhất của học đó là hiểu rồi lại không hiểu, cái vui nhất là không hiểu rồi lại hiểu.
        Cái hiểu là do vô chấp nên hiểu, hiểu rồi lại chấp cái hiểu nên lại không hiểu. Vậy cái hay nhất của học mà hiểu là vô chấp.

        Duy trì cái vô chấp càng lâu ta càng hiểu cái tình, cái lý, lịch sử của đối tượng, phương hướng vận động âm dương mà phán đoán cái sâu xa của mệnh lý.
        32 tướng tốt của Phật Tổ, sắc, khí, thần, thanh, cổ, kỳ, mỹ, thiện vả chăng chỉ là cái tượng lý đại diện cho cái vô ngã, vô biên của ngài.

        Nói bừa nên có gì sai ace bỏ quá cho.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        nanashi1993 (18-06-13)

      12. #37
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi DangHuyAnh Xem bài gởi
        Vào cái vòng học thuật chưa được lâu, nhưng cũng nghiệm thấy cái đáng sợ nhất của học đó là hiểu rồi lại không hiểu, cái vui nhất là không hiểu rồi lại hiểu.
        Cái hiểu là do vô chấp nên hiểu, hiểu rồi lại chấp cái hiểu nên lại không hiểu. Vậy cái hay nhất của học mà hiểu là vô chấp.

        Duy trì cái vô chấp càng lâu ta càng hiểu cái tình, cái lý, lịch sử của đối tượng, phương hướng vận động âm dương mà phán đoán cái sâu xa của mệnh lý.
        32 tướng tốt của Phật Tổ, sắc, khí, thần, thanh, cổ, kỳ, mỹ, thiện vả chăng chỉ là cái tượng lý đại diện cho cái vô ngã, vô biên của ngài.

        Nói bừa nên có gì sai ace bỏ quá cho.
        - Nội công thâm hậu !!
        “Thiện hành vô triệt tích, thiện ngôn vô hà trích”

        Bái phục !!!
        thay đổi nội dung bởi: Thaison, 17-06-13 lúc 21:32
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #38
        Tham gia ngày
        Dec 2012
        Đến từ
        Nam SG
        Bài gửi
        521
        Cảm ơn
        639
        Được cảm ơn: 347 lần
        trong 256 bài viết

        Default

        Tâm sự với tienhaiutc, Thaison và anh Huy Anh thế này: hồi đi học năm thứ 2, có đứa bạn giới thiệu cho quyển Tướng Mệnh Khảo Luận và Những bí ẩn trong lòng bàn tay làm cho mê mẫn, có copy lại một bản để dành đọc, nhưng vì tài hèn không thấu hiểu hết cộng thêm tuổi đời non nớt chưa có va chạm nên chưa nhìn mặt bắt hình dong được, đành giương mắt nhìn sách bám bụi. Lúc rãnh rỗi có ngồi đánh một phần tâm đắc được 44 trang, không biết bác tienhaiutc có đánh hết chưa. Nếu cần hỗ trợ thì mình phụ biên tập phục hồi quyển bí cấp này, mốt đóng bìa thành quyển đẹp tặng bác bỏ vào trong hộp ngọc hehe.

        Quyển Tướng Mệnh Khảo Luận của mình gần 10 năm rùi mà vẫn còn đọc rõ, sẵn tiện thấy bác tienhaiutc đăng lại cũng thấy có động lực. Xong quyển này bác làm luôn quyển Tuyển Trạch Cầu Chân thì còn gì bằng

        Trong tâm thức của em thì tướng pháp là đỉnh cao của nhãn lực và thính lực, nó sẽ cho ta thấy được tổng thể cơ bản về người đối diện mà không cần ngày tháng năm sinh, đó mới là sự lợi hại. Nhưng nó chỉ dừng lại ở việc đoán mệnh chứ không vạch ra giải quyết cái số mệnh đó như thế nào, phải làm nghề gì thì thích hợp, phải ăn gì, mặc gì, đại vận có đang tốt để mở ra kinh doanh hay đầu tư được không ... cái này chỉ có Bát Tự mới giải quyết được nên e đang ráo riết học Bát Tự trước sau đó mới quay lại học tướng pháp.

        Dạo này lo học Bát Tự trong thời gian chờ đợi Vinh Lão Thái Công hoàn chỉnh phần Thiên Văn, mai mốt em sẽ kết hợp Trạch Cát - Bát Tự - Thiên Văn quỷ khốc thần sầu, ma chê quỷ hờn kaka.

        Lâu lâu lên giật micro nói phét, xin trả lại sân khấu cho bác tienhaiutc
        thay đổi nội dung bởi: huyruan, 18-06-13 lúc 00:20
        "Thương Quan kiến Quan, kỳ họa bá đoan"

      14. #39
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        71
        Cảm ơn
        58
        Được cảm ơn: 59 lần
        trong 25 bài viết

        Default

        Chào anh tienhaiutc, Thaison, huyruan và anh Huy Anh
        Em xin chen ngang topic vô duyên đưa vài lời
        3 ngày qua theo dõi topic này em cũng học được phần nào thông tin bí cấp truyền lại
        nhưng do tuổi đời em còn nhỏ chưa hiểu sự đời nhiều nên có đọc mà chẳng hiểu được bấy nhiêu
        bây giờ là 11h53 tối, trước khi ngủ ham học vào diễn đàn xem có thể học gì thì học tiếp, thì lại thấy
        Vào cái vòng học thuật chưa được lâu, nhưng cũng nghiệm thấy cái đáng sợ nhất của học đó là hiểu rồi lại không hiểu, cái vui nhất là không hiểu rồi lại hiểu.
        Cái hiểu là do vô chấp nên hiểu, hiểu rồi lại chấp cái hiểu nên lại không hiểu. Vậy cái hay nhất của học mà hiểu là vô chấp.
        Duy trì cái vô chấp càng lâu ta càng hiểu cái tình, cái lý, lịch sử của đối tượng, phương hướng vận động âm dương mà phán đoán cái sâu xa của mệnh lý.
        Lời nói ấy như làm em chợt thức tỉnh, việc học là việc lâu dài, đâu phải một sớm một chiều mà thành đạt được kia chứ, vội vàng kẻo tẩu hỏa kiến thức lẫn lộn lên. Cám ơn anh HuyAnh lâu nay chỉ dạy em, em sẽ cố gắng từ từ tiếp thu lượng kiến thức của các anh chị.
        Cám ơn anh tieuhaiutc đã đưa quyển bí cấp "Tướng Mệnh Khảo Luận" có thể nói là thất truyền lên đây để cho em thêm lượng kiến thức mới về môn nhân tướng học này
        Được biết anh huyruan có sưu tầm nhiều bộ sách quý, tự nhiên trong người em lòng ham học lại nổi lên muốn làm phiền anh 1 chuyến xin mượn sách anh để củng cố thêm kiến thức được không anh, nếu được thế thì còn gì bằng, em xin cám ơn anh trước
        Thiện hành vô triệt tích, thiện ngôn vô hà trích
        Khi em đọc đến câu này, tự dưng ngộ ra thêm nhiều điều cho cuộc sống, xin cám ơn anh Thaison, câu nói tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều điều
        vô duyên đưa vài dòng tâm tình, mong các anh lượng thứ cho em
        thân
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #40
        Tham gia ngày
        Dec 2012
        Đến từ
        Nam SG
        Bài gửi
        521
        Cảm ơn
        639
        Được cảm ơn: 347 lần
        trong 256 bài viết

        Default

        @nanashi1993: sách của anh toàn mua ở nhà sách với lượm lặt trên diễn đàn rồi biên tập lại thành từng quyển cho dễ hiểu, nói về sách thì anh chỉ là tép riêu trong đây, trong các tiền bối thì anh biết có Vinh Lão Thái Công và conan135 là cả 1 kho đấy. Bác conan135 cũng có 1 quyển Tuyển Trạch Cầu Chân rõ hơn bản của anh.

        Em thích Tướng Mệnh Khảo Luận thì tặng em quyển copy mà giờ nó cũ xì rùi, nếu ngại thì sau này hoàn thành đánh máy lại sẽ gửi file cho em.
        "Thương Quan kiến Quan, kỳ họa bá đoan"

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "huyruan" về bài viết có ích này:

        nanashi1993 (18-06-13)

      Trang 4/9 đầuđầu ... 23456 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Mục giảng sư 《 kim khẩu quyết 》
        By thoitu in forum Phong thủy II
        Trả lời: 20
        Bài mới: 19-04-16, 01:44
      2. Luận Ngũ hành Sanh Khắc Chế Hóa
        By kimcuong in forum Tử bình
        Trả lời: 17
        Bài mới: 13-08-12, 13:46
      3. Nhờ luận giải lá số
        By cuongleviet in forum PHÒNG GIẢI SỐ TỬ VI
        Trả lời: 0
        Bài mới: 07-06-12, 13:48
      4. Mời các bạn luận quẻ Tĩnh-Khảm
        By adhoc in forum Dịch Số
        Trả lời: 5
        Bài mới: 09-12-11, 13:17
      5. Trả lời: 13
        Bài mới: 27-02-11, 03:49

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •