Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/7 đầuđầu ... 23456 ... cuốicuối
    kết quả từ 31 tới 40 trên 68
      1. #31
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        Việt Nam Dịch Lý ra đời là để tìm bạn, kết tình bằng hữu nắm tay nhau đi du ngoạn
        trên đường Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học, để rồi các bạn nào đó sẽ có đủ tư cách làm bạn
        với Đức Thần Minh vô tư thường ẩn trong mỗi bạn. Khi đã trải qua giai đoạn kết thân với
        Đức Thần Minh vô tư rồi thì việc mời Đức vô tư quảng thống xuất hiện chỉ còn là việc bạn
        muốn thấy hay muốn nghe mệnh lệnh Tạo Hóa. Sự hiện diện đó là 1 trong 64 Dịch Tượng
        (người đời thường gọi là Quẻ). Một Dịch Tượng xuất hiện là một dáng điệu, tuy vô tư câm
        nín nhưng có thừa uy lực làm cho bạn vững tin để mà tùy nghi tiến thoái. Tôi thiết tưởng là
        một điều không thể vắng bóng ở mỗi chúng ta đối với thời đại hiện nay, phải không các
        bạn?

        Về việc mời Đức vô tư xuất hiện, có nhiều cách thức khác nhau, để tránh sự nhầm lẫn thuộc
        về Tiên Thiên Lý Số (tức là khởi Quái có khác với Hậu Thiên). Tôi xin ghi ra đây vài công
        thức phù hợp với Đức vô tư Dịch Lý để bạn có đủ phép tắc mời thỉnh vô tư xuất hiện soi
        sáng hoặc hướng dẫn các bạn trên mọi sự hoạt động (theo bí thuật Tiên Thiên). Phép tắc để
        mời một Dịch Tượng vô tư mà nay tôi tạm gọi là Động Tĩnh Công Thức Toán Pháp. Bởi vì
        mỗi Động Tĩnh rồi công thức mới có mỗi lúc mỗi khác nhau. Cho nên nếu để là Công Thức
        Động Tĩnh Toán Pháp thì e rằng chưa đúng bằng Động Tĩnh Công Thức Toán Pháp, nhưng
        trong lời viết, khi bạn thấy có lộn ngược, lộn xuôi thì đó là tôi có ý giản dị, hầu tránh sự
        thắc mắc, các bạn chẳng cần chấp nệ điều đó.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (09-11-09)

      3. #32
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        ĐẠI KHÁI VỀ ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC

        Tất cả mọi công thức đều qui về Tạo Hóa, tức là khi thiên cơ máy động, thiên lý máy động là thuộc về siêu tần số lý máy động. Vậy làm sao các bạn có thể nhận biết được thế nào là thiên cơ máy động vì nó là hữu thường mà lại cũng là vô thường?

        Thiên cơ là sự kín nhiệm, nhưng có rất nhiều người muốn biết sự kín nhiệm (sẽ nói tỉ mỉ ở độ cao) khi thuận tiện. Còn ở tập này thì tôi có cách này xin giúp quí bạn để dễ nhìn biết hoặc áp dụng thiên cơ, thời cơ, nhân cơ.

        Thường ngày, người tỏ vẻ cao học hay đàm luận, lòe nhau vấn đề thiên cơ, thời cơ và nhân cơ. Ở đây tôi chỉ xin nhắc lại bạn:

        - Thiên cơ: là tất cả các cái gì có lý Động Tĩnh từ gần gũi đến xa xôi, từ mỗi thân tâm đến
        cõi vô biên.

        - Nhân cơ: là tất cả các sự Động Tĩnh đó có khi làm cho bạn cảm xúc. Đó là nhân cơ.

        - Thời cơ: trong thời đại, thế hệ, vận hội, người, năm tháng, ngày giờ, phút, giây, lúc nào ấy là thời cơ.

        Tôi nói gọn như vậy, bất cứ việc gì bạn muốn thi hành đắc cách đều phải có đủ tam yếu tố.

        NHÂN CƠ

        Đây là bất đắc dĩ tôi xin nói sơ qua về nhân cơ để các bạn có một ý thức rõ rệt trên phương diện Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học, xin các bạn thông cảm cho vậy.

        Nhân cơ, khi các bạn có cảm xúc tức là siêu tần số lý trong bạn rất hợp với thiên cơ, thiên diện nào đó. Nên nhớ trong 384 thiên lý chỉ có 64 thiên diện (cảnh trời) mà nay chúng ta đã gọi là 64 Dịch Tượng cho phạm vi Lý Số Học thuộc Tiên Thiên học thuật.

        Các bạn đã biết Vũ Trụ chúng ta hay bất cứ muôn loài vạn vật nào từ vô đến hữu, lúc Âm hay Dương, chúng ta lúc thức hay ngủ, lúc nào cũng đang ở trong 64 cảnh trời. Bạn hãy tưởng tượng trong 64 cảnh trời muôn đời chiêng trống dập dồn, chuông mỏ rền vang là một điệp khúc triền miên, ca ngâm hỗn độn, nhưng đến một nhịp điệu nào đó, có đập mạnh vào tai bạn vì tiếng lảnh lót của ca ngâm điệp khúc đó hợp điệu với tai nghe của bạn. Nếu bạn hiểu được như vậy thì trên phương diện Đức Thần Minh trong người bạn tiếp xúc với Đức vô tư quảng thống cũng vậy.

        Tâm hồn bạn có trống trải thì mới dễ tiếp xúc, tâm hồn thơ thới thì năng tiếp vật, lúc tâm hồn bạn cảm xúc là tiếp xúc mạnh, rồi trí óc đòi hỏi muốn hiểu biết, hiểu biết làm hiện thức toại mãn là ghi vào tiềm thức, biểu hiện bằng văn hay lời nói là hướng ngoại.

        Vậy thiên cơ trong nhân cơ máy động và làm việc đủ thứ trong đó mà tôi tóm lược như vậy, thiết tưởng điều này khoa học điện ngày nay có thể chứng minh và giảng giải gần đồng quan điểm trên phương diện thâu và phát thanh, hoặc trên một máy ghi âm và phát âm. Nhưng một máy động nhỏ, sâu kín ở cõi lòng bạn chỉ có Dịch Lý mới ghi và phơi bày được. Thời cơ tức là lúc thiên cơ trong nhân cơ máy động mạnh hay nhẹ. Bạn nhân cái cớ đó mở khoa Động Tĩnh Học ra xem là để biết được thuộc về thiên diện nào báo hiệu một trong 64 thiên diện mà nay chúng ta gọi là Dịch Tượng, còn gồm cả 64 Dịch Tượng thì chúng ta gọi là hệ thống Động Tĩnh.

        Bạn nào có tánh hay tò mò hay muốn biết tất cả mọi việc, khắp mọi nơi thì học khoa Tiên Thiên Lý Số rất có lợi cho bạn đó, chẳng những có lợi cho sự mau tấn tới, cho sự dồi mài 384 thiên lý của mình mà còn có lợi về sự thưởng ngoạn 64 cảnh trời (thiên diện) ra vào thường xuyên trong đó, thì một cái biết khắp muôn trùng rất hứa hẹn cho bạn đó. Cái biết khắp muôn trùng đang chờ đợi bạn, chờ sự siêng năng ưa thích Dịch Lý của bạn ở cuối đường. Lúc bấy giờ các thiên diện thường báo hiệu mà Đức Thần Minh trong bạn năng tiếp xúc cho nên bạn có thể hay biết lạ lùng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (09-11-09)

      5. #33
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        247
        Cảm ơn
        64
        Được cảm ơn: 263 lần
        trong 139 bài viết

        Default

        Anh Virgo
        Cám ơn anh đã có những bài viết về Dịch Lý
        Thiên cơ: là tất cả các cái gì có lý Động Tĩnh từ gần gũi đến xa xôi, từ mỗi thân tâm đến
        cõi vô biên.

        - Nhân cơ: là tất cả các sự Động Tĩnh đó có khi làm cho bạn cảm xúc. Đó là nhân cơ.

        - Thời cơ: trong thời đại, thế hệ, vận hội, người, năm tháng, ngày giờ, phút, giây, lúc nào ấy là thời cơ.
        nếu có thể nhờ Admin tạo diễn đàn thảo luận
        thanks!
        Bạn đọc hai câu văn bạn thích tôi sẻ nói bạn là ai :

      6. #34
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        ÁP DỤNG ĐỘNG TĨNH
        CÔNG THỨC BẤT THƯỜNG

        (Tức là vô thường nhân mắt thấy)

        Bất thường: bỗng nhiên bữa nọ bạn nhìn một sự, một vật, một việc, bất cứ cái gì mà lòng bạn cảm xúc chú ý. Có khi vật đó đã thường ngày thấy hay không thấy cũng vậy. Nhưng chỉ có bữa đó, giờ phút đó bạn có lòng muốn biết, nó có sự gì trong nó, liên hệ cho nó, liên quan cho nó hay là nó sẽ có sự gì cho bạn, liên quan hay liên hệ đối với bạn thì đó là thiên cơ máy động, trời cho bạn hay biết đó.

        Nếu bạn có theo khoa Động Tĩnh Học thuộc Tiên Thiên Lý Số, bạn cứ mở ra xem thì liền biết thuộc thiên diện nào báo hiệu. Muốn biết thiên diện đó đang náo động ra sao, thì tức là bạn phải tìm hào động…

        Ví dụ: giờ nọ bỗng nhiên bạn thấy một con trâu từ phương Tây Bắc chạy đến, lòng bạn muốn biết có việc gì xảy ra, thì bạn hãy lấy ngay con trâu ấy làm Thượng Quái và phương Tây Bắc làm Hạ Quái.

        Theo Bát Quái vạn loại thì Dịch Tượng này là Khôn thượng, Kiền hạ, rồi bạn hợp số của Khôn và Kiền, cộng thêm số giờ lúc bạn thấy và lòng muốn biết đó mà tìm hào động.

        Theo Chu Dịch Quái số thứ tự thì Dịch Tượng này Khôn 8, Kiền 1 cộng lại là 9, đem số 9 hợp cộng số giờ nào tùy rồi trừ mãi cho 6 hào, còn thừa 6 là hào 6 động, thừa 5 là hào 5 động,…
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (09-11-09)

      8. #35
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        ĐỘNG TĨNH
        CÔNG THỨC BẤT THƯỜNG
        (Tức là vô thường nhân tai nghe)
        Trong bất cứ xa gần, bỗng nhiên bạn nghe thấy tiếng gió, tiếng động, hoặc tiếng chim kêu mà mắt không trông thấy, nhưng nó có làm bạn cảm xúc muốn biết đó là việc gì. Bạn cứ mở khoa Động Tĩnh ra xem thì liền biết thiên diện nào báo hiệu.

        Ví dụ: bạn nghe tiếng trống đằng xa vọng lại hai tiếng rồi lại ba tiếng. Bạn lấy hai tiếng làm Thượng Quái, còn ba tiếng sau làm Hạ Quái. Hợp số của Thượng-Hạ Quái với số giờ lúc ấy mà tìm hào động.

        ĐỘNG TĨNH
        CÔNG THỨC BẤT THƯỜNG
        (Tức là vô thường nhân châu thân động)
        Bỗng nhiên trong châu thân bạn động như là máy mắt, thịt giựt thì hãy theo Bát Quái vạn loại mà an Dịch Tượng.

        Lấy trước mặt làm Ly, sau lưng là Khảm, phía tả là Chấn, phía hữu là Đoài, Cấn là lưng, Kiền là đầu, Ly là tim, Tốn là đùi…

        Hợp số Thượng-Hạ Quái lại mà tìm hào động.

        Ví dụ: Lưng là Cấn, đơ lưng là Kiền thì bạn được Dịch Tượng là Sơn Thiên…

        Đầu là Kiền, Nóng là Ly. Lấy nóng trước, đầu sau là Hỏa Thiên, ngược lại là Thiên Hỏa.

        Rồi cứ hợp số của Thượng-Hạ Quái lại mà tìm hào động (không cần giờ).

        Sau khi đưa ra các Động Tĩnh Công Thức bất thường ắt có một vài bạn tự hỏi: nếu thiên cơ trong nhân cơ chẳng máy động thì cớ sự Dịch Lý ra sao? hoặc là người không muốn hiểu biết, cũng chẳng bao giờ thành tâm hoặc tin tưởng bất cứ một thứ gì. Trường hợp đó thì Dịch Lý hóa ra vô dụng sao?

        Đáp: thành tâm hay không thành tâm, tin tưởng hay không tin tưởng vẫn phải đứng trong luật Tạo Hóa, loài người vẫn có cảm xúc trên phương diện mắt thấy, tai nghe, trí hiểu thâm sâu hay nông cạn và rốt cùng là tâm tư lự hoặc vô tư chớ chẳng có gì khác nhau. Vô tư tức như tư lự mà bất thiên, bất nhiễm, Dịch là tư lự nhưng nó Dịch không ngừng thì lại là vô tư (không tên mà mọi tên vậy).

        Những người có lòng hoài nghi chẳng dám tin một điều gì thì rất có căn bản trên đường Dịch Lý. Căn bệnh hoài nghi rất là Dịch Lý, nhờ có bệnh hoài nghi mà con người đó đã có một cương vị của một nhà nghiên cứu, địa vị của nhà Bác học. Khi đi vào Dịch Lý, Lý Số tức như có dịp thưởng ngoạn, ngắm xem luật Tạo Hóa với cương vị Hậu Thiên của mình, với tài hèn sức mọn của mình để cho quí vị đó cũng như tất cả ai ai cũng đều có thể tham khảo luật Tạo Hóa, tôi xin ghi ra Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường để làm nhịp cầu nối liền giữa sự huyền vi và hiển hiện trong hội ngộ này, cũng là để bạn có thể dồi mài Đức Thần Minh vô tư của mình, mỗi bạn đều có thể sẽ có một bảo vật vô giá đúng ngươn hội thời đại hiện nay, xứng đáng hãnh diện với tất cả mọi nền văn minh nhân loại.

        Nếu bạn nào tự dồi mài thì báu vật sẽ sở đắc cho mình chẳng ai đánh cắp được, nếu không siêng năng dồi mài thì bảo vật vô giá ẩn trốn trong bạn và chờ đợi bạn vậy. Sự dồi mài có thể có 3 thời kỳ:

        - Thời kỳ thứ nhất: khi có việc can hệ đến với chính mình thời các thiên diện báo hiệu Đức Thần Minh vô tư trong bạn liền tiếp xúc.

        - Thời kỳ thứ hai: các việc không hệ trọng mấy cũng có báo hiệu và tiếp xúc.

        - Thời kỳ thứ ba: năng tiếp xúc với các thiên diện, hoặc thần minh phát xuất bất cứ lúc nào.

        Tư lự mà bất thiên bất nhiễm, đó là thời kỳ khi một lời bạn nói ra với tính cách phán quyết rồi thì trời đất quỉ thần cũng không sái quá được.

        Tôi không sở đắc ở các thời kỳ, nhưng tôi có trải qua và đến nay tôi đang bận tâm trên phương diện khác. Bởi có biết nên xin mách quí bạn nào ưa thích trên phương diện tiên tri, tiên giác.

        Nói về các thời kỳ, thì thời kỳ thứ ba vẫn ở lẫn lộn trong thời kỳ thứ nhất mà thời kỳ thứ nhất cũng có ở trong thời kỳ thứ ba, lúc phán quyết trên một sự việc khi tâm hồn bạn vô tư là sự huyền diệu liền xuất hiện ở lời nói, ở ý niệm, ở trí thức và kiến thức thành ra chính lý.

        Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường chẳng cần đòi hỏi sự thành tâm trong sạch hay tin tưởng của bất cứ ai, trái lại nó sẽ biểu dương được cớ sự huyền diệu của Dịch Lý đã an bài, nếu bạn có chịu khó theo dõi mỗi ngày mỗi giờ và ôn lại sự hành động của mình rồi so với Dịch Tượng, bấy giờ mới hay rằng chúng ta là Dịch Lý là diễn viên nhỏ nhoi góp phần diễn xuất trong sân khấu Dịch.

        Người theo dõi Dịch Lý, Lý Số với Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường như là làm cái việc nhỏ nhặt, mỗi ngày lật một trang sách đọc lại cớ sự an bài của Dịch Lý tức như muốn nghe thấy sự an bài của Tạo Hóa qua trên Dịch Tượng. Nếu đã hội lý được, bấy giờ mới hay rằng Dịch Lý là mầu nhiệm và huyền diệu cùng với Dịch Lý đã có tác dụng hình bóng lý tính để khuyên răn trong xã hội loài người.

        Nếu chúng ta sửa đổi được luật động tuần tự và trật tự trong Vũ Trụ thì chúng ta đi học Dịch Lý có ích gì? Nếu sửa đổi thì các bậc tiên hiền, tiên thánh thuở trước cùng trời đất đã hợp lực chẳng để người đời kêu trời trách đất và rên xiết thương đau thế mới biết Dịch Lý là mầu nhiệm vô cùng và huyền diệu vậy.

        Khi chưa học Dịch thì tưởng mình là ông trời của ông trời, đến khi học Dịch Lý mới hay là mình không bằng một hột cát trong bãi sa mạc. Ai nói là sửa được luật Tạo Hóa thì ắt là chưa hiểu Dịch là gì.

        Người là Hậu Thiên cùng với Nhật, Nguyệt, Tinh-Thần tức là mặt trời, mặt trăng, chúng là con cháu chắt chít của luật động (Dịch). Chúng ta có thể lấy đó làm Dộng Tĩnh Công Thức Hữu Thường, tôi cho là rất phù hợp với Dịch so với quả địa cầu chúng ta đang ở, rất hợp với luật vần xoay biến đổi, với luật Thiên Đại tuần hoàn.

        Tóm lại, tất cả các công thức tôi ghi trong tập tài liệu này, dù bất thường hay hữu thường đều có thể co giãn, co giãn tức là có thể lớn ra hay nhỏ lại tùy nhu cầu nhân dụng, ví dụ nhỏ lại là ngày giờ, phút, giây, lớn ra là hội, vận, thế, niên hoặc là ngươn, hội, vận, thế. Nhỏ là một thân mình, lớn là thiên hạ, nhỏ là một khu đất, lớn là quả địa cầu hơn nữa là tất cả mọi hành tinh học giả thiện chí suy ra khắc biết công thức hoàn cầu, kiểm soát không gian, thời gian,…

        Trong chỗ lớn có hạp tịch tiêu trưởng lớn, trong chỗ nhỏ có hạp tịch tiêu trưởng nhỏ, vì Dịch Lý vẫn ở trong:

        - Một thế là 30 năm
        - Một vận là 360 năm, tức là 12 thế
        - Một hội là 10.800 năm, tức là 30 vận
        - Một người là 129.600 năm, tức là 12 hội.

        Ngoài các công thức trong tập tài liệu này, còn có công thức chuẩn bị như là cỏ thi, gieo tiền điếu, hốt nắm que, bẻ nhành lá, viết số hay nói một câu thì phép khởi Quái không đồng với Tiên Thiên, tức là đặt Hạ Quái trước mà Thượng Quái sau, nhưng khi gọi tên Dịch Tượng thì vẫn gọi từ trên xuống.

        Tôi chủ trương Tiên Thiên, Hậu Địa nên đặt Thượng Quái trước và Hạ Quái sau, và khi gọi tên Dịch Tượng thì cũng gọi từ trên xuống dưới.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (09-11-09),QuocTrung (09-11-09)

      10. #36
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        ĐỘNG TĨNH
        CÔNG THỨC HỮU THƯỜNG

        Tức là gồm cả tai nghe, mắt thấy, trí hiểu và tâm tư.

        Ví dụ:
        - Tai nghe người ta nói năm gì, tháng gì, ngày mùng mấy
        - Mắt thấy là sáng tối, ngày đêm, lồi lõm, lớn bé
        - Trí hiểu vì có học hiểu và tin tưởng hay công nhận, chấp nhận
        - Tâm tư là tâm hồn mình có cảm xúc, muôn vật cảm xúc, nhân đó mà an Dịch Tượng

        Thứ tự nhập môn

        1. Quyết lệ của Kinh Dịch là lấy hệ số chẵn lẻ làm Âm Dương
        2. Lấy hệ số chẵn lẻ nên dùng Tứ Tượng
        3. Tứ Tượng hiện nay trong vòng nhỏ nhất là năm, tháng, ngày, giờ (nếu cần sau khi uyên
        thâm có thể đổi lại là ngày, giờ, phút, giây).
        4. Năm, tháng, ngày, giờ làm thành số
        5. Số của năm, tháng, ngày, giờ đều tính theo Âm lịch
        6. Khi đã lấy được một thành số rồi, phải trừ cho số 8 (Bát Quái)
        7. Trừ mãi cho đến khi nào còn 8 hoặc dưới số 8 mới thôi
        8. Số của năm, tháng, ngày làm quẻ trên (Thượng Quái)
        9. Số của năm, tháng, ngày và giờ làm quẻ dưới (Hạ Quái)
        10. Khi trang xong một quẻ có vạch rồi phải lập Hộ Quái
        11. Lập Hộ Quái phải do nơi quẻ chánh mà làm ra
        12. Phải tìm hào động
        13. Phải lập quẻ biến
        14. Phải học cho biết Quái danh (tên quẻ)
        15. Phải hiểu cho tường tận Quái nghĩa
        16. Khi trang xong 3 quẻ: Chánh, Hộ, Biến rồi ta tự phác ra một ý tứ cho có ý nghĩa của một cục diện. Quẻ Chánh ví như là bị động, Quẻ Hộ ví như là chủ động, Quẻ Biến ví như là thụ động

        Nếu chưa hiểu nghĩa gì được, đó là tại ta chưa hiểu Quái nghĩa và cũng chính vì tự chỗ đó mà người đời không học được Dịch.

        Khi chưa phát ra được một ý tưởng liên quan mật thiết của 3 quẻ Chánh, Hộ, Biến là bị, tự thọ đó là tại lòng ta chưa đến được vô tư. Sở dĩ có vô tư thời mới thông suốt muôn trùng, tư lự thì chỉ thấy thiên lệch, một khía cạnh như một khoa học thường thức mà thôi.

        Để nhắc lại sự quan trọng về cách ý thức ngầm hiểu là có tự động, bị động và thọ động.

        Bảng ý thức chính xác cương vị của mình trong mỗi sự việc do:

        - Quái danh và Quái nghĩa để biết chính xác
        - Theo quan niệm Tứ Tượng (sinh khắc)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #37
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        Khôn: Thuận dã là mềm lỏng
        o Ta bị nhu nhược, ta được sự nhu thuận
        o Ta mềm mỏng với kẻ khác, ta nhu nhược hóa kẻ khác

        Phục: Phản dã là trở lại
        o Ta bị phản hồi, ta được sự trở về
        o Ta phục hưng cho kẻ khác, ta phản bội kẻ khác

        Lâm: Đại dã là lớn, ở trên soi xuống
        o Ta bị giáo hóa, ta được giáo dục
        o Ta giáo tư, dong chở cho kẻ khác, ta tự đại với kẻ khác

        Thái: Thông dã là hanh thông
        o Ta bị thông tri, ta được thông hiểu
        o Ta khai thông cho kẻ khác, ta thông thạo hơn người

        Tráng: Chí dã là chí khí, lớn mạnh
        o Ta bị lập nên, ta có được chí khí
        o Ta chí chính cho kẻ khác, ta hùng tráng với kẻ khác

        Quải: Quyết dã là quyết đoán, dứt khoát
        o Ta bị dứt quyết, ta được sự quyết định
        o Ta dứt khoát, phán quyết cho kẻ khác, ta cương quyết cắt đứt kẻ khác

        Nhu: Thuận dã là chờ đợi, là nhu cầu, nghiên cứu
        o Ta bị nghiệm xét, ta được cứu xét
        o Ta nghiên cứu cho kẻ khác, ta nghiệm xét kẻ khác

        Tỉ: Thân dã, tư dã là hân hoan, thân liền
        o Ta bị tư thân, ta được tư thân
        o Ta cầu thân với kẻ khác, ta cởi bỏ mọi người chỉ tư thân

        Cấn: Chỉ dã là ngăn giữ
        o Ta bị ngăn chận, ta được ngăn chận
        o Ta ngăn ngừa cho kẻ khác, ta ngăn giữ kẻ khác

        Bí: Sức dã là trang sức, thông suốt
        o Ta bị thấu suốt, ta được sáng suốt
        o Ta sáng tỏ cho kẻ khác, ta đả thông kẻ khác

        Đại Súc: Tụ dã là chứa lớn
        o Ta bị tích tụ, ta được tích tụ
        o Ta nuôi chứa kẻ khác, ta dồn tụ kẻ khác

        Tổn: Thất dã là hao tốn, thất bát
        o Ta bị hao tốn, ta được ban bố
        o Ta ban bố cho kẻ khác, ta tổn hại kẻ khác

        Khuể: Quai dã là trái lìa, nhờ vả lẫn nhau
        o Ta hỗ trợ, ta được hỗ trợ
        o Ta hỗ trợ cho kẻ khác, ta được thế lực hùm hổ với kẻ khác

        Lý: Lễ dã là lễ phép, hệ thống, qui tắc
        o Ta bị theo phép, ta được lễ kính
        o Ta lễ kính kẻ khác, ta bắt lỗi kẻ khác

        Trung Phu: Tín dã là tín cẩn, tín ngưỡng
        o Ta bị ủy nhiệm, ta được tín nhiệm
        o Ta tin tưởng kẻ khác, ta ủy nhiệm kẻ khác

        Tiệm: Tiến dã là tiến tới lần lần
        o Ta bị tuần tự, ta được tiệm tiến
        o Ta thứ tự cho kẻ khác, ta chậm chạp và trật tự kẻ khác

        Khảm: Hãm dã là hiểm nguy, bắt buộc
        o Ta bị hãm hiểm, ta được kềm hãm
        o Ta chịu sự kềm hãm cho kẻ khác, ta đóng khung kẻ khác

        Tiết: Chỉ dã là chừng mực, hạn chế
        o Ta bị hạn chế, ta được hạn chế
        o Ta tiết kiệm cho kẻ khác, ta tiết chế kẻ khác

        Truân: Nạn dã là khó khăn, trở ngại, gian lao
        o Ta bị gian nan, ta được cứu khổ
        o Ta truân chuyên vì kẻ khác, ta gây gian truân cho kẻ khác

        Ký Tế: Hợp dã là hợp pháp, hợp lý
        o Ta bị hợp cùng, ta được hiệp hợp
        o Ta hợp lý cho kẻ khác, ta cẩu hợp kẻ khác

        Cách: Cải dã là thay đổi, cải biến
        o Ta bị cải biến, ta được hoán cải
        o Ta hoàn thiện cho kẻ khác, ta biến chế kẻ khác

        Phong: Thịnh dã là thịnh đại, lớn, hòa đồng
        o Ta bị đồng hóa, ta được hòa đồng
        o Ta hòa đồng với kẻ khác, ta đồng hóa kẻ khác

        Minh Di: Thương dã là bị thương, hại đau
        o Ta bị thương, ta được thương hại
        o Ta đau thương vì kẻ khác, ta gây tang thương cho kẻ khác

        Sư: Chúng dã là ủng hộ nhau, nhiều người
        o Ta bị áp chúng, ta được chúng ủng hộ
        o Ta ủng hộ kẻ khác, ta chúng áp kẻ khác

        Tốn: Nhập dã là thuận vào ở trong
        o Ta bị sáp nhập, ta được gia nhập
        o Ta thuận nhập, vào ra với kẻ khác, ta du nhập, đột nhập kẻ khác

        Tiểu Súc: Tắc dã là chứa góp ít, dị đồng
        o Ta bị cô đơn, ta được riêng ý
        o Ta độc đáo vì kẻ khác, ta cô lập hay là bất điệu với kẻ khác

        Gia Nhân: Đồng dã là cùng nhau, người nhà
        o Ta bị thêm người, ta được sinh sôi nảy nở
        o Ta sinh sôi cho kẻ khác, ta đồng hóa kẻ khác làm gia đinh

        Ích: Ích dã là tăng thêm, ích lợi
        o Ta bị lợi dụng, ta được ích lợi
        o Ta ban lộc cho người, ta lợi dụng kẻ khác

        Vô Vọng: Thiên tai dã là tai nạn tự nhiên, càn đại
        o Ta bị xâm lấn, ta được xâm phạm
        o Ta chịu sự xâm nhập, ta xâm phạm kẻ khác

        Phệ Hạp: Khiết dã là cắn hợp, hỏi han
        o Ta bị đay nghiến, ta được cắn hợp
        o Ta chịu sự dày xéo, ta đay nghiến kẻ khác

        Di: Dưỡng dã là chăm lo, nuôi nấng
        o Ta bị an nghỉ, ta được bồi dưỡng
        o Ta bổ dưỡng cho kẻ khác, ta an nghỉ kẻ khác

        Cổ: Sự dã là cớ sự, việc, sự biến, sửa sai
        o Ta bị cớ sự, ta được cớ sự
        o Ta chịu cớ sự cho kẻ khác, ta gây cớ sự với kẻ khác

        Chấn: Động dã là chấn động, dấy khởi
        o Ta bị kinh động, ta được dấy động
        o Ta hoạt động cho kẻ khác, ta kinh động kẻ khác

        Dự: Duyệt dã là phòng bị, vui vẻ
        o Ta bị múa rối, ta được vui động
        o Ta động vui cho kẻ khác, ta múa rối rộn tan kẻ khác

        Giải: Tán dã là phân tán, cổi mở, giải đãi
        o Ta bị phân tán, ta được phóng thích
        o Ta phóng thích cho kẻ khác, ta phân tán kẻ khác

        Tụng: Luận dã là luận bàn, kiện cáo
        o Ta bị tranh tụng, ta được sự biện minh
        o Ta biện luận cho kẻ khác, ta gây gổ kiện tụng kẻ khác

        Đồng Nhân: Thân dã là gần gũi, cùng chung với người khác
        o Ta bị yêu chuộng, ta được sự đồng ý
        o Ta biểu đồng tình với kẻ khác, ta ngang hàng thất kính với kẻ khác

        Đoài: Duyệt dã là vui lòng, hiện đẹp
        o Ta bị đùa cợt, ta được vui đẹp
        o Ta vui đẹp cho kẻ khác, ta cười chê đùa cợt kẻ khác

        Khốn: Nguy dã là lo âu, nguy hiểm
        o Ta bị nguy khốn, ta được lo lắng
        o Ta lo lắng cho kẻ khác, ta làm nguy khốn kẻ khác

        Tụy: Tụ dã là tụ họp lại mà không đi, trưng tập
        o Ta bị trưng tập, ta được tụ tập
        o Ta cổ động cho kẻ khác, ta trưng tập kẻ khác

        Hàm: Cảm dã là cảm xúc, tiếp thu
        o Ta bị cảm động, ta được cảm tương
        o Ta tương cảm đến kẻ khác, ta làm xúc động kẻ khác

        Kiển: Nạn dã là hoạn nạn, khó khăn, trở ngại
        o Ta bị trở ngại, ta được sự ngăn trở
        o Ta ngăn ngừa cho kẻ khác, ta chướng ngại kẻ khác

        Khiêm: Thoái dã là lui lại, nhún nhường
        o Ta bị miệt thị, ta được nhún nhường
        o Ta khiêm tốn với kẻ khác, ta miệt thị kẻ khác

        Tiểu Quá: Quá dã là nhỏ quá, thiểu lý, bất túc
        o Ta bị hèn hạ, ta được phận mọn
        o Ta đoái hoài đến kẻ khác, ta phiền nhiễu kẻ khác

        Qui Muội: Tai dã là tai nạn, rối ren
        o Ta bị dẹp động, ta được dẹp động
        o Ta chịu sự rối ren cho kẻ khác, ta khuấy rối kẻ khác

        Kiền: Kiện dã là mạnh mẽ, chính yếu
        o Ta bị sức mạnh, ta được lớn mạnh
        o Ta hùng mạnh cho kẻ khác, ta cường bạo với kẻ khác

        Cấu: Ngộ dã là gặp gỡ
        o Ta bị bắt gặp, ta được cấu kết
        o Ta mai mối cho kẻ khác, ta bắt gặp kẻ khác

        Độn: Thoái dã là lui ẩn, trốn đi, ẩn náu
        o Ta bị ẩn trốn, ta được ẩn trốn
        o Ta che dấu cho kẻ khác, ta ẩn trốn kẻ khác

        Bĩ: Tắc dã là bế tắc, gián cách
        o Ta bị bế tắc, ta được sự bế tắc
        o Ta bế tắc cho kẻ khác, ta tắc nghẽn kẻ khác

        Quan: Quan dã là xem xét, quan sát, trông thấy
        o Ta bị quan sát, ta được xem xét
        o Ta trông nom cho kẻ khác, ta quan sát kẻ khác

        Bác: Lạc dã là bóc ra, lột mất, tiêu điều
        o Ta bị lột xác, ta được xóa mờ
        o Ta xóa nhòa cho kẻ khác, ta lột xác kẻ khác

        Tấn: Tiến dã là đến hay đi, tiến tới
        o Ta bị đi, ta được đến
        o Ta hiện diện cho kẻ khác, ta suồng sả đến

        Đại Hữu: Khoan dã là cả có
        o Ta bị trùng điệp, ta có được nhiều
        o Ta phong phú cho kẻ khác, ta đa sự với kẻ khác
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #38
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        359
        Cảm ơn
        39
        Được cảm ơn: 173 lần
        trong 106 bài viết

        Default

        Virgo không nên đăng như vậy, nên viết thành file gửi admin, admin sẽ đăng lên tủ sách, cái quan trọng nếu đăng tài liệu của DLVN phải phải được phép của Trưởng Môn Cao Thanh, còn không thì chỉ nên trao đổi nội bộ gửi mail cho nhau qua hòm thư riêng, còn đăng bài thì mình phải tự viết dựa trên cơ sở của DLVN nhưng không được lạc lý, bởi lạc lý rất có tai hại với người học dịch và bị người đời hiểu sai về DLVN
        Cái phần Virgo đăng lên là một phần nhỏ trong Kinh dịch xưa và nay của Dịch học sĩ Nam thanh Học viên khóa 1 của Thầy tổ xuân phong!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "nguoikhonghoc" về bài viết có ích này:

        dongphuong (11-11-09),thaihoa (25-11-09),vanhoai (10-11-09)

      14. #39
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        8
        Cảm ơn
        26
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi nguoikhonghoc Xem bài gởi
        Virgo không nên đăng như vậy, nên viết thành file gửi admin, admin sẽ đăng lên tủ sách, cái quan trọng nếu đăng tài liệu của DLVN phải phải được phép của Trưởng Môn Cao Thanh, còn không thì chỉ nên trao đổi nội bộ gửi mail cho nhau qua hòm thư riêng, còn đăng bài thì mình phải tự viết dựa trên cơ sở của DLVN nhưng không được lạc lý, bởi lạc lý rất có tai hại với người học dịch và bị người đời hiểu sai về DLVN
        Cái phần Virgo đăng lên là một phần nhỏ trong Kinh dịch xưa và nay của Dịch học sĩ Nam thanh Học viên khóa 1 của Thầy tổ xuân phong!
        nguoikhonghoc nói như vậy thì mục đích cuối cùng cũng đến tay người đọc, chỉ khác là hình thức, đăng và gởi mail có gì khác nhau không ??? nói về bản quyền ( lại bản quyền ) thì còn gì là internet ! nguoikhonghoc xem trên internet có bao nhiêu bản quyền được đưa lên ; tôi thấy virgo đăng lên đây là có lợi cho mọi người.

        "Thi đua ta quyết thi đua
        Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
        Hàng đầu rồi biết đi đâu
        Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi."
        thơ Bút Tre
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #40
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        8
        Cảm ơn
        26
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi gaubong2009 Xem bài gởi
        thầy Xuân Phong có tâm nguyện gì vậy ? Sách này do thầy Xuân Phong viết ? Hình như có gì mượn danh nhau ở đây ? Theo tôi biết, sách này do thầy Hồng Tử Uyên biên soạn, Xuân Phong Hồng Tử Uyên là hiệu của 1 người: thầy Hồng Tử Uyện,

        bản đánh máy do 1 học viên khác, con dấu in trên sách do thầy Cao Thanh đóng năm 2007,

        rất có hảo ý nhưng đừng mượn danh người khác nhé
        hãy đăng trung thực, đừng thêm bớt hoặc nói bậy bạ,
        đăng bài mà không xin phép tác quyền, dù dưới mọi hình thức thì vẫn xem như là ăn cắp
        xin cám ơn
        Làm gì mà to tát vậy. Thầy tổ Xuân Phong nếu biết PP của mình được nhiều người biết đến thì Thầy càng vui cứ sao.
        thay đổi nội dung bởi: Quang16, 12-11-09 lúc 21:24
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 4/7 đầuđầu ... 23456 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 26-08-09, 12:57

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •