Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/7 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 68

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Ico167R (437) Dịch lý học đại cương

        Thể theo tâm nguyện của thầy Xuân Phong. Tôi xin đăng cuốn sách của thầy. Nhằm giúp các bạn đang chập chững bước chân vào Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (20-10-09),macchulan (23-10-09),Quang16 (12-11-09),Storagebmt05 (20-03-16),thanhnoidnt (09-08-13)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        VIỆT NAM DỊCH LÝ HỘI

        XUÂN PHONG
        HỒNG TỬ UYÊN

        DỊCH LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG


        1964 - 1968


        ----------------------------------------------------------------------------------------

        SƠ ĐỒ

        TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/17/02/86781255764548.JPG[/IMG]

        1. Thái Cực
        2. Lưỡng Nghi
        3. Tứ Tượng
        4. Bát Quái
        5. Thập Lục Quái
        6. Tam Thập Nhị Quái
        7. Lục Thập Tứ Quái


        ----------------------------------------------------------------------------------------

        LỜI TỰA

        Tập Dịch Lý Học này được soạn như là một tài liệu giáo khoa nhằm mục đích hướng dẫn
        các bạn học viên muốn nghiên cứu về hệ thống tiến hóa của Vũ Trụ và Vạn Vật, đỡ phần
        cam go, khó nhọc nên đã theo phương thức thông thường của con người là suy luận và diễn
        tả, để giải thích, với hoài vọng là sẽ giúp cho tất cả mọi người có 1 ý niệm đại lược về sự
        tương quan mật thiết giữa Vũ Trụ, con người và các sinh vật khác.

        Tập Dịch Lý Học này, cũng còn là một nhịp cầu, nối liền giữa sự huyền vi và hiển hiện.
        Nền móng của nhịp cầu đã được dựng lên bằng các khí cụ, sẵn có trong mỗi con người như
        tai, mắt và thần trí. Mặc dầu, vẫn biết là các thứ ấy có tánh cách sai lầm, nhưng chúng ta ai
        cũng đều phải dùng nó làm chìa khóa để lần lượt mở tất cả các ổ khóa bí hiểm trong nhu
        cầu đời sống của con người. Vậy, khi các bạn gặp được tập sách này chúng tôi tin chắc
        rằng: các bạn sẽ nhờ đó mà tự mở được cánh cổng đầu tiên và đặt chân lên chiếc cầu nối
        liền giữa sự hiển hiện và huyền vi, không khó khăn.

        Những danh từ, ký hiệu tượng trưng tiến trình của Vũ Trụ trong tập tài liệu này đều do trí
        óc của con người đặt ra như Vô Toàn Vô, Cực Vô, Thái Cực, Lưỡng Nghi (Âm Dương), Tứ
        Tượng vận hành, Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái, chỉ là những danh từ để thuyết minh sự
        nhất lý giữa Vũ Trụ và chúng ta, cũng như trong chúng ta sâu kín và lặng lẽ. Thế nên, các
        danh từ ấy chỉ là từ chương của sách vở, mà sách thì viết không hết được lời. Lời thì diễn
        không hết được ý. Dầu vậy, chúng ta vẫn phải nhờ sách nhờ lời viết ra mới có thể khám phá
        được Lý.

        Khi đã thấu triệt được lời thì các bạn sẽ đến được Lý mà hợp cùng Trời Đất, tiến hóa ở bất
        cứ thế hệ nào trong mọi tầng lớp và cũng có thể đem phổ biến, truyền bá cái Lý đó trong
        thiên hạ, để tự mọi người, ai cũng có thể xác định cho mình một nhân sinh quan thích hợp
        với mọi thời đại.

        Sàigòn, ngày mùng 9 tháng 10 năm Ất Tỵ
        Tác giả
        XUÂN PHONG và HỒNG TỬ UYÊN
        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/03/12051255853988.jpg[/IMG]


        ---------------------------------------------------------------------------------------

        LỜI NÓI ĐẦU


        Dịch nghĩa là biến đổi, biến hóa. Khi chúng ta nói đến biến hóa thuộc phạm vi Tiên Thiên,
        tức là nói về sự tạo lập Vũ Trụ. Còn khi nói về Hậu Thiên, tức là nói về sự đã Thành.

        Nay, khoa Dịch Lý đã được hữu hình hóa là do Đức Thần Minh Vô Tư của con người. Cho
        nên, ở phạm vi con người chúng ta có ý thức được hay hiểu biết được phần nào thì tùy thời
        mà phổ cập Dịch Lý vào trong nhân loại. Nhưng nhu cầu nhân loại thì mỗi ngươn hội có
        mỗi sắc thái, xem như có hơi khác nhau, thật ra đó chỉ là công việc làm kế tiếp từ đời này
        sang đời khác. Trong thế hệ tiếp nối cho thế hệ tương lai, ngày càng sáng tỏ Đạo Trời, do
        nhu cầu nhân loại, thời đại mà sinh ra, chớ không có chi là lạ.

        Nhận xét theo tinh thần Khoa Học thì Dịch Lý đã được đời bổ cứu từ khi họ chưa có chữ.
        Chỉ có hai hình bóng vuông tròn, hoặc loài người đã quá Văn Minh về chữ đến độ siêu việt
        trên phương diện nào đó, và trên phương diện đó chỉ dùng xài có hai chữ hoặc hai hình
        bóng gọi tên là Âm Dương mà thôi. Từ hai chữ Âm Dương ấy lại đi, cứ đi và đi mãi đến
        nay rườm rà trên đó đủ thứ văn võ, hình nét…

        Khi đi giáp hết một vòng thì trở lại cái siêu việt hai chữ, hoặc hai hình bóng trước kia, với
        Bộ Mặt mới của nó. Thành thử, dẫu có tinh thần muốn hiểu biết sâu rộng, khắp cùng một
        cách chính chắn hoặc muốn phát minh, người đời cũng không thể nào có đủ phương tiện để
        đi vào tất cả mọi ngành. Cớ sự này, trong tương lai nhân loại không tránh khỏi một sự đòi
        hỏi chính đáng, do quý vị trong các ngành Đại học sẽ đòi hỏi một Lý Học Tổng Tập, đệm
        vào trong mỗi ngành chuyên môn, tức là Âm Dương Lý Học Tổng Quát là Dịch Lý (hiện
        nay, chỉ có ở trên mỗi ngành một cách riêng biệt như là Âm điện – Dương điện, trùng đực,
        trùng cái, khinh trọng, lạnh nóng, động tĩnh, ngày đêm, nam nữ, huyền vi - hiển hiện…)

        Ngươn hội hay vận hội nào cũng có người nhìn biết và nói lên giá trị của Âm Dương Dịch
        Lý, qua trên một khía cạnh hay trên một phạm vi nào đó, và mọi nơi trong mỗi phương trời,
        tùy theo nhu cầu thời đại mà đặt lấy một danh ngôn, danh tự cho mỗi ngành đâm ra người
        đời nhầm tưởng là sâu sa khác nhau. Thật ra, sự khác nhau đó là điều dĩ nhiên, trật tự của
        Dịch Lý, xét ra cũng là điều rất cần phải có trong nhân loại, cho kịp đến khi ngươn hội của
        quẻ Cấu thì khắp hoàn cầu nhiều lớp ngươn hội lại mà vấn đề Âm Dương Dịch Lý mới có
        muôn màu, Đạo Trời mới có cơ ngày càng sáng tỏ hơn.

        Dịch Lý là một lý học vạn vật qui Nhất Lý tức như Khoa học Tổng tập sẽ phải trình diện tại
        các Đại học đường để thỏa mãn sự đòi hỏi của quí vị học viên. Khoa học Tổng tập rất đặc
        biệt phù hợp cho người nào không đủ phương tiện theo dõi cho đến cùng một ngành chuyên
        môn nào đó. Nếu có Khoa học Tổng tập trong tay họ, thời trên đời sống của họ vẫn có thể
        sáng tỏ hoặc phát minh cho một ngành nào mà họ ưa thích. Còn một sự lợi ích to tát hơn là
        trong cuộc thế, nhân quần xã hội, mặc dù xa nhau, khác nhau về tinh thần, lý tưởng, nghề
        nghiệp, cấp bậc, lý học vạn vật qui Nhất Lý đã có đủ sức cho họ tự thấy là liên hệ, liên quan
        mật thiết với nhau…

        Điều thiết yếu và khó khăn lớn nhất là ở buổi đầu, Lý học vạn vật qui Nhất Lý hay Khoa
        học Tổng tập phải hết sức cẩn trọng và khéo léo khi làm bạn với các học viên, điều này rất
        khó, sức một người không làm được mà luôn luôn là nhờ thiện chí trong thiên hạ. Dẫu đã
        biết là khó nhưng phải cố gắng riêng sức mọn của mình trước đã. Thế nên, Khoa học Tổng
        tập đã được soạn với một sắc thái bất đắc dĩ, nghĩa là phải vừa làm luận án vừa có tánh giáo
        khoa, xuyên đường Tiên Thiên triết lý và Lý số học. Tuy có tính cách hơi vội vã mà vẫn đầy
        đủ các điều tối cần cho mục phiêu Tiên Thiên triết lý và Lý số học.

        Tại sao tôi đưa Khoa học Tổng tập ra chào đời xuyên đường Tiên Thiên Triết Lý và Lý số
        học? Trả lời: một là vì tôi không có khả năng trên phương diện khác, hoặc có đi nữa cũng
        vô bổ, hai là vì tôi quan niệm rằng: “Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học đang lu mờ trong
        khung cảnh nhân loại khắp hoàn cầu, cũng như hoàn cảnh dân tộc Việt Nam hiện đang thiếu
        ánh sáng đó”.

        Bởi không đủ sức ánh sáng trong thiên hạ mà dân ta hay nhân loại phải chịu đi trong mờ tối.
        Các sự phỉnh gạt, lừa bịp, thủ đoạn, giả dối trùng điệp chồng chất không giây phút ngừng
        nghỉ từ trong muôn đời và diễn tiến đến đây, dồn tụ càng ngày càng quá đổi; trong khi đó,
        hôm nay các bạn và tôi, người đời cứ phải đi và lặn hụp trong đó. Có phải đâu dễ chịu nhìn
        xem sự gia tăng nẩy nở một cơ nghiệp nhân loại ganh ghét đố kỵ, hoài nghi thù hận đến độ
        tuyệt vời, hóa thành mê hồn trận trong nhân loại.

        Dám xin hỏi nhỏ các bạn, bất cứ ai khi đem khai mở một triết thuyết giữa lúc cuộc diện
        nhân loại như hiện nay lại há dám quên là đi vào mê hồn trận sao? Trong mê hồn trận nhân
        loại ấy có thể sẽ biến triết thuyết của bạn trở thành một khí cụ ghê gớm, khủng khiếp, tiếp
        tay phò trợ cho lừa bịp, điêu ngoa, xảo quyệt, hung bạo, tham tàn gấp ngàn lần trước kia.
        Thế nên, Khoa học Tổng tập phải chào đời xuyên đường Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học.

        Vậy, hiện nay chúng tôi hết sức ra sức thận trọng sao cho Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học
        vào trọn trong tay các bạn, không còn phải là của riêng tôi hay riêng ai nữa, thành ra một
        lực lượng bảng kính vô giá khắp nơi hang cùng, ngõ hẻm, lúc nào cần các bạn cứ mở kiếng
        ra soi chiếu vào làm đối phương xuất hiện nguyên hình, đứng trước mặt bạn mà nó vẫn
        không hay biết.

        Tóm lại, nếu bạn có một ánh sáng, một bảng kính bất cứ loại ánh sáng nào cũng có công
        dụng làm cho đối phương hiện hình trước mắt bạn cũng chỉ được ứng dụng vào chỗ tối tăm
        hoặc lúc cần của lĩnh vực hay là thời tối tăm mà thôi. Bạn hãy nên cẩn trọng khi sử dụng
        bảng kính vô giá, cũng như lúc truyền thụ.

        Tiên Thiên Lý số học đang phổ biến với tính cách kết bạn và gần như biếu không. Nếu các
        bạn có đến để làm bạn thì các bạn cũng chỉ được cái biết, chớ không có danh lợi gì cả,
        không có miếng mồi dụ dỗ, bày trò hốt chụp tinh thần, mê hoặc nhân tâm, mà chỉ có một
        niềm hy vọng là khi bạn học Tiên Thiên Lý số được chút nào thì bạn nên mở lòng rộng rãi
        gấp rút truyền bá cho người trong gia đình bạn, một người cũng được, nhiều càng tốt, bất
        phân nam nữ. Việc làm truyền bá học thuật Tiên Thiên của bạn sẽ chứng tỏ được lòng dạ
        không ích kỷ, gặp được của báu hưởng thụ riêng mình…


        Được vậy thì xem như bạn đã góp công đắc lực thi hành tôn chỉ, mục đích của người sáng
        tạo cũng như của Việt Nam Dịch Lý Hội vậy.
        Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 17 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        AnhNgoc (17-10-09),cuongbao (18-10-09),dualathlon (18-10-09),hoachithanh (06-08-13),htruongdinh (17-10-09),macchulan (18-10-09),nobita0710 (23-06-14),Quang16 (12-11-09),sonthuy (17-10-09),Storagebmt05 (20-03-16),thaihoa (28-10-09),vanhoai (17-10-09),vanphung51 (16-01-15),vanvy (18-10-09),Vô Cực (27-10-09),viphero99 (16-12-09),Đại An (17-10-09)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Default

        Cảm ơn Virgo đã có công sưu tầm và đăng tải cuốn sách này lên để các bạn đang học Việt Dịch có tài liệu nghiên cứu môn học rất hay nhưng hiếm tài liệu này. Mong bạn sớm đăng toàn bộ sách này lên, cảm ơn bạn rất nhiều .
        Thân.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "AnhNgoc" về bài viết có ích này:

        cuongbao (19-10-09),htruongdinh (18-10-09),macchulan (18-10-09),Quang16 (12-11-09),sonthuy (17-10-09),vanvy (18-10-09),viphero99 (16-12-09)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default Phương pháp

        CÁCH ĐỌC SÁCH THEO PHƯƠNG PHÁP
        CỦA KHOA DỊCH LÝ


        Ước mong phương pháp này sẽ thích hợp cho các bạn ưa thắc mắc và phát minh.

        1-/ Đọc đại cương

        Mục đích dễ hiểu:

        • Đọc dàn bài

        • Đọc toàn quyển sách

        2-/ Đọc chi tiết

        Mục đích để nhập tâm:

        • Đọc kỹ từng chữ, đoạn

        • Đọc lại nhiều lần một chữ, đoạn

        • Đọc bằng cách “nhơi” để tiêu hóa, có thêm phát kiến mới

        3-/ Trình bày các điều đã thu thập được

        Mục đích để chứng tỏ trình độ tiến hóa của tư tưởng
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        cuongbao (19-10-09),htruongdinh (18-10-09),nobita0710 (23-06-14),Quang16 (12-11-09),Vô Cực (27-10-09),viphero99 (16-12-09)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default đai cương

        I- Định nghĩa: Dịch Lý Học là gì?

        Dịch: thay đổi, luân chuyển, biến hóa

        Lý: lý lẽ, cái lẽ sẵn có, cái lẽ đương nhiên

        Học: bắt chước, nghiên cứu




        Dịch Lý Học là một khoa học, nghiên cứu và giải thích về nguồn gốc cái lý khởi đầu, có
        sự biến động của Vũ Trụ, căn cứ trên tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị.

        Dịch Lý Học lại còn là một khoa học của mọi người. Vì Dịch Lý Học đã được con
        người nghiên cứu và giải thích dựa trên tiêu chuẩn suy luận.

        Suy luận là để tìm trong sự kiện chưa biết, những điểm tương tựa mà hơi khác biệt với
        sự kiện đã được chấp nhận, để có một ý niệm khái quát về sự kiện đó, hoặc để xác nhận
        sự Đồng Nhi Dị (giống mà hơi khác nhau) giữa sự kiện đã được chấp nhận và sự kiện
        mới, hầu có thể do sự hữu lý mà nhìn biết được dễ dàng sự khác mà hơi giống nhau giữa
        các sự kiện.

        Do đó, nghiên cứu và giải thích về nguồn gốc cái lý khởi đầu, có sự động biến của Vũ
        Trụ, chúng ta bất đắc dĩ phải căn cứ trên tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị, đã thể hiện
        qua các hình ảnh của vạn vật, mà con người có thể quan niệm được, như sự sinh hóa,
        tuần hoàn, động tĩnh, đổi thay không giây phút ngừng nghỉ được, để chứng minh, suy
        luận về Lý Dịch.

        Ví dụ: sức nóng của mặt trời là một năng lực, có thể thu hút làm cho nước ở sông, hồ, ao,
        bể, ruộng, đầm bốc hơi lên. Hơi nước tụ lại thành mây, và khi có luồng gió nóng hoặc
        lạnh thổi đến, đám mây rơi xuống thành mưa. Nước mưa ấy lại trở về sông, hồ, ao, bể,
        ruộng, đầm… rồi lại bốc hơi lên, thành mây, thành mưa… Cứ như thế mà nước luân
        chuyển thay đổi mãi từ đời này sang đời khác, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là hình
        ảnh của Dịch Lý vậy.
        NƯỚC -------------> ĐỒNG NHI DỊ ------------- NƯỚC MƯA
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        cuongbao (19-10-09),htruongdinh (18-10-09),nobita0710 (23-06-14),Quang16 (12-11-09),vanphung51 (16-01-15),viphero99 (16-12-09)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        II. Nguồn gốc của Dịch Lý học

        LÝ DỊCH BÀN TỪ CÕI VÔ ĐẾN HỮU




        Vạn vật lúc nào cũng thay đổi, biến hóa và bất cứ thay đổi nào cũng có một nguyên nhân. Nếu nguyên nhân ấy còn do một nguyên nhân khác sinh ra, thì phải ngược dòng nguyên nhân đi lên mãi… Nhưng tất nhiên là không thể ngược dòng mãi mãi được vì ngược dòng mãi sẽ đến li ti, và rốt cùng sẽ đến vô hình, vô thanh, vô sắc, vô khứu, tức là không còn luận bàn được nữa.
        Thế nên, chúng ta phải dừng lại ở một nguyên nhân nào đó với tầm hiểu biết của con người, tự hữu, tự tại làm nguyên nhân chính cho mọi nguyên nhân, tùy và không chịu ảnh hưởng một nguyên nhân nào cả. Nguyên nhân đó là lực lượng không chuyển động (tĩnh), vì hễ chuyển động là lại giả sử phải có một nguyên nhân khác phát sinh. Cho nên đặc tính của nguyên nhân đầu tiên là bất dịch, vĩnh viễn, tự nó không biết có từ bao giờ, và bao giờ cũng vẫn có không ở trong thời gian. Tuy nhiên, để nhận thức được “tại sao lực không chuyển động ấy lại là nguyên lực đầu tiên, phát sinh ra mọi chuyển biến sau này”, chúng ta, trong phần nhập môn, chỉ nghiên cứu Vũ Trụ từ điểm khởi đầu đã có sự biến động, nên phải tạm dựa vào những sự kiện mà mắt có thể thấy, tai có thể nghe và trí có thể nghĩ suy được, để diễn tả lại nguồn gốc của Lý Dịch như là các yếu tố về thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ1 theo quan niệm hiện đại để giải thích về tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị, đã tạo thành mọi chuyển biến sau này.

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/84711255869574.bmp[/IMG]

        Vậy, những ví dụ và các hình vẽ mà tôi sẽ tạm dẫn chứng dưới đây, chỉ có mục đích giúp cho các bạn một phương tiện hầu có thể đạt đến Chân Lý một cách dễ dàng thôi.

        Ví dụ: đổ đầy nước vào 2 chậu A và B. Cho 2 luồng nhiệt độ và hàn độ: một lạnh và một nóng, xuyên qua đáy 2 chậu đó trong một thời gian là 60 phút chẳng hạn.

        Ta thấy:
        - nước đông đặc lại ở chậu A
        - nước sôi lên ở chậu B
        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/55521255869642.bmp[/IMG]

        Giữa 2 chậu A và B mặt nước giống nhau, lúc chưa cho 2 luồng nhiệt độ vào.
        Sau thời gian 60 phút, cũng vẫn là 2 chậu nước đó, nhưng sức nóng hoặc lạnh đã làm thay đổi bộ mặt của chúng, nghĩa là mặt nước của 2 chậu A và B lúc đầu so với bây giờ đã có sự khác nhau. Vậy, ta có thể kết luận, thời gian khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ là các yếu tố có đặc tính làm chuyển biến và gây thành sự khác biệt (Đồng Nhi Dị) cho tất cả vạn vật, dù là sắt đá, cỏ cây hay bất cứ cái gì hiện hữu, trong vũ trụ này, cũng đều bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị cả. Cho nên, nghiên cứu về nguồn gốc của Lý Dịch từ điểm khởi đầu có sự động biến theo quan niệm hiện đại. Tất nhiên chúng ta bất đắc dĩ phải chấp nhận thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ là các yếu tố có thể đã kích thích nguyên lực đầu tiên không chuyển động, từ trạng thái thật hoàn toàn tĩnh (Vô Toàn Vô), bước qua giai đoạn bắt đầu manh nha có sự động biến (sơ hữu). Bởi lẽ, thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ lúc nào cũng tiếp xúc, ảnh hưởng không ngừng, bất cứ cái gì theo liền với nó, hoặc nằm trong môi trường chi phối của nó, dù ta cho là bất động, vô tri hay vô giác, tất cả đều bị nó làm đổi khác. Do đó, tôi biểu diễn “khoảng trống hoàn toàn không”, một uyên nguyên đầu tiên, không chuyển động của Vũ Trụ, sau khi đã bị thời gian và nhiệt độ ngự trị như sau:
        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/17031255869801.bmp[/IMG]

        Nhận xét hình vẽ trên ta thấy có hai khoảng trống:

        (1) Khoảng trống chưa có thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ chi phối (A).
        (2) Khoảng trống đã bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị (A').
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        cuongbao (19-10-09),htruongdinh (18-10-09),minhkien1979 (26-10-16),nobita0710 (23-06-14),Quang16 (12-11-09),viphero99 (16-12-09)

      13. #7
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        Giữa hai khoảng trống, tượng trưng hình ảnh của Vũ Trụ, lúc đầu có sự giống mà hơi khác nhau ấy, ta có thể lấy chu trình này:
        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/39091255870538.bmp[/IMG]

        để giải thích ý niệm trong không hàm chứa có và do có ban cho nghĩa không một sự lý chí lý.
        Nếu lấy khoảng trống chưa bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ chi phối, so sánh cùng với đối tượng của nó là khoảng trống đã bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị. Chúng ta thấy giữa hai khoảng trống đó đã khác biệt nhau.
        Sự khác biệt này, giả sử ta không biết là nó thuộc về phương diện nào: năng lực, tính chất, hình thể, trọng lượng, vô hay hữu hình… Nhưng ta có thể nhận biết được trong các sinh hoạt của người hoặc mỗi vật đều có sự không đồng (khác mà hơi giống nhau), do các yếu tố có tính cách “nhu cầu” mà sự hấp dẫn bắt đầu manh nha tiến dần đến trạng thái manh động, rung động, liên động rồi chuyển động. Trạng thái chuyển động ấy, xâm chiếm một cả thể
        của khoảng hư vô và kết hợp, những yếu tố nhu cầu với nhau, gây thành sự quân bình (thăng bằng) tối thiểu, mà lẽ quân bình ấy sẽ là nguồn cội của mọi phát triển sau này. Tôi biểu diễn hình ảnh khoảng trống, có chứa sự khác biệt sau khi đã trải qua một chu trình sau:
        Vô1
        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/82061255870657.bmp[/IMG]

        Từ khoảng trống Vô Toàn Vô (Vô0) đến khoảng trống phối hợp (Vô1+Vô2+Vô0+Vô1+Vô2)
        là một chu trình. Khoảng trống phối hợp đó, lại là khoảng trống khởi đầu cho một giai đoạn mới của chu trình khác. Cứ như thế mà lập đi lập lại mãi những “bước đi” nhất định của chu trình, từ vô đến hữu hình, từ nội đến ngoại giới, từ tiểu Vũ Trụ đến đại Vũ Trụ, từ con người hoặc các sinh vật khác, bất cứ vạn vật ở dưới hình thức nào tất cả cũng đều diễn tiến theo đúng chu trình đó.
        Ví dụ: dựa vào Dịch Lý để truy nguyên và phân tích về mưa, tóm lược trong 4 giai đoạn như sau:

        * NGUYÊN (mưa) khởi đầu của mưa, gọi là nguyên mưa, là hơi nước khởi đầu còn trong nước, chưa bốc lên được, là còn trong cõi âm, ở nước.
        * HANH (mưa) hơi nước đã có sức bốc lên được gọi là Hanh mưa.
        * LỢI (mưa) hơi nước bốc lên mãi, đến một tầng hơi khí nào cùng hòa đồng với nó, tức như có sự ghé lại ở trạm đó một số hơi khí để kết thành mây, đó là hơi chi toại, là Lợi mưa (nên nhớ mây có thấp có cao).
        * TRINH (mưa) là hơi nước đã thành mưa, tuy nhiên đám mây bi giằng co giữa lực hấp dẫn của sức nóng bên trên và trọng lượng của hơi nước trong mây rơi xuống do sức thu hút không kịp, hoặc không đủ sức cùng là do sức
        nóng bên dưới đi lên, không đủ lực thu hút hết hoặc tan biến nó, nên không tránh khỏi mưa…

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/08/43921255870810.bmp[/IMG]

        Vì muốn cho mọi người đều hội lý được, nên giới hạn một sự việc luôn luôn là ở tầm mắt thấy, tai nghe và trí nghĩ suy được. Vậy các sự việc dĩ nhiên đều có lý NGUYÊN, HANH,LỢI, TRINH.
        Trước cái NGUYÊN, HANH, LỢI, TRINH là NHU, THUẬN, LỢI, TRINH. NGUYÊN rồi
        đến HANH, HANH này lại là NGUYÊN của LỢI, LỢI này lại là NGUYÊN của TRINH,
        TRINH này lại là NGUYÊN của muôn sinh hoạt khác…
        Cứ như thế, vạn vật tiến triển từ giản dị đến phồn tạp, từ cực nhỏ đến cực lớn, theo một tiến trình từ một khoảng Không Hoàn Toàn Không đến khoảng không cùng cực trong khoảng không ấy rồi bắt đầu thay đổi tức khoảng không đó có sự khác biệt nhưng là một khác biệt cộng hưởng bởi nó chỉ là một, cho nên sự cộng hưởng không có gì là lạ vì một sự cộng hưởng như vậy mà lẽ quân bình phát hiện và cũng chính vì sự quân bình đó mà lẽ sinh tồn hay sinh hóa mới có, cơ nghiệp Tạo Hóa mới rõ theo một hệ thống nhất luật từ bấy đến nay.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        cuongbao (19-10-09),htruongdinh (20-10-09),Quang16 (12-11-09),viphero99 (16-12-09)

      15. #8
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        4. Ký hiệu Âm Dương

        Âm Dương là gì?
        Âm Dương là hai danh từ tượng trưng để phân biệt chỗ Đồng Nhi Dị của vạn hữu.

        Âm Dương cũng còn là hai tiếng nêu lên của khoa Động Tĩnh học để cho mọi người có thể lấy đó làm đường lối mà nhận định các vật, việc mọi nơi; đều có tánh cách tuy là tương cầu mà như có ngược lại với nhau chẳng hạn như ngày thì đối với đêm, nóng đối lạnh, tối đối sáng, trống đối mái, cao đối thấp, mau đối chậm, nặng đối nhẹ, già đối trẻ,
        nam đối nữ…

        Những yếu tố có tánh cách nhu cầu mà tương quan như các dẫn chứng trên, đã diễn ra dưới muôn vàn hình thức khác nhau, song tất cả đều nằm trong một hệ thống nhất luật.
        Vì vậy, người xưa đã nghĩ cách đặt ra các ký hiệu giản dị, dễ biết, tượng trưng cho các yếu tố có tánh cách hơi khác biệt với ước vọng là sẽ kiểm soát được mọi tiến hóa, mọi động tĩnh đổi thay của chúng để phác họa cho mình một đời sống thích hợp với luật động biến.

        Tôi đã dùng hình 131 vòng tròn là để chỉ cho rõ lý Ngũ Hành. Trong 130 hình tròn đó đã đủ gây cho các bạn một ấn tượng về Ngũ Hành, nhưng về Lý Âm Dương luân chuyển Tứ Tượng, Bát Quái do phối hợp mà sinh thành thì rất mờ, vậy chúng ta có thể lấy hình 2 vòng tròn A, A' thu nhỏ lại thành:

        - Hai dấu chấm làm ký hiệu của Âm, tượng trưng cho Tĩnh, khó thấy biết ngoài thần trí con người.
        - Một dấu chấm làm ký hiệu của Dương, tượng trưng cho Động, dễ thấy biết, có thần trí con người ở trong.

        Hoặc đổi hai dấu chấm thành điểm tròn đen (•) và một chấm thành điểm tròn trắng (ο) mà Hà Đồ và Lạc Thư của dân tộc Trung Hoa đã mượn các điểm tròn đen, trắng ấy để diễn tả ý niệm Âm Dương, Ngũ Hành sinh hóa…

        Nếu, biểu diễn cả hệ thống Âm Dương, Ngũ Hành bằng các điểm tròn đen, trắng, chúng ta khó phân biệt được các giai đoạn sinh trưởng của Âm Dương, Ngũ Hành. Vì vậy, để khỏi nhầm lẫn và cho được rõ ràng hơn, ta kéo dài hai chấm thành vạch đứt ([IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/21/05/92311256119388.jpg[/IMG]) để
        tượng hình Âm và một chấm thành vạch liền ([IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/21/05/18411256119414.jpg[/IMG]) để tượng hình Dương hoặc hiểu cách khác là Vô hay Hữu, Động hay Tĩnh, huyền vi hay hiển hiện thì cũng vậy.

        Khi đã có được hình bóng gồm nghĩa Động, Tĩnh tức Âm Dương rồi thì từ đó 2 vạch này sẽ là nguyên ủy để tác thành Hữu Hình Học cho khoa Động Tĩnh Học vậy.

        Dù là chấm hay vạch, chúng ta cũng đều thấy rõ lý quân bình ở trong.

        Ví dụ: trên một tờ giấy trắng, tượng trưng khoảng Không Hoàn Toàn Không, ta ghi một chấm hay vạch lên mặt tờ giấy:

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/21/05/78481256119369.jpg[/IMG]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "virgoo" về bài viết có ích này:

        Quang16 (12-11-09)

      17. #9
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        Ta thấy, nếu lấy phía trên hay phía dưới, bên tả hay bên hữu của chấm hay vạch, so với
        nhau để tượng trưng ý niệm có sự thăng bằng hấp dẫn bên trong:

        Thì dù quan niệm bằng hình, vạch hay chấm, tất cả cũng đều cho ta cái lý một mà hai, một mà ba, một mà có năm là nguyên lý duy nhất, biểu hiện sự sinh hóa muôn đời vậy.

        Chúng ta có thể giả sử là bây giờ cứ đem cái vạch Âm hoặc Dương chồng chất lên nhau, với tư cách là hoàn toàn không biết gì về hệ thống luân chuyển, cùng cách thức phối hợp của Âm Dương ra sao nghĩa là chúng ta chỉ hiểu là Âm Dương quây quần hoặc trên [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/21/05/26381256119327.jpg[/IMG]
        Sau khi phối hợp lộn xộn như thế ta có được bốn hình bóng (Tứ Tượng) đại diện cho muôn vàn cái Động, Tĩnh từ trong vô giây đến giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm…

        Bốn hình bóng này là bốn hiện trạng có tính lực khác biệt nhưng tương quan với nhau nên ta có thể dựa vào tính lực của nó mà gán cho mỗi hình bóng một danh từ để neo ý tưởng và cho dễ nhận biết như là:

        - Dương nhiều thì gọi là Thái Dương
        - Âm nhiều thì gọi là Thái Âm
        - Một Dương trên một Âm thì gọi là Thiếu Dương
        - Một Âm trên một Dương thì gọi là Thiếu Âm
        Tóm lại, chúng ta có thể bảo rằng tất cả chỉ có cái lý lẽ Tĩnh tương Tĩnh, Động tương Động hoặc Động tương Tĩnh, Tĩnh tương Động. Vậy, nếu Động, Tĩnh hay Âm Dương ấy cứ chuyển biến không đình nghỉ thì bốn hình bóng của Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương sẽ tạo cho cái nguyên ủy đầu tiên thành cái gì? Nên ta đem Âm Dương giao qua, trên hoặc dưới của bốn hình bóng đã có, để xem cái Âm hoặc cái Dương đó, thành ra những hình tượng thế nào?

        Chúng ta thấy có được tất cả 16 hình bóng hoặc:
        - Thượng khuyết (trên đứt)
        - Trung hư (giữa rỗng)
        - Hạ đoạn (dưới đứt)
        - Trung mãn (giữa đầy)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (21-10-09),Quang16 (12-11-09)

      19. #10
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        Và bỏ bớt những tượng hoặc hình trùng nhau thì còn lại được 8 hình bóng có tên là Bát
        Quái như sau:

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/21/05/18841256120129.jpg[/IMG]

        Tám hình bóng này là tám hiện tượng hay tám định lý căn bản, diễn tả lại 8 trạng thái hay 8 giai đoạn thành hình từ uyên nguyên qua tự hữu đến nguyên khí, nguyên tính, nguyên thần, nguyên sắc, nguyên chất, nguyên thể của mọi sự việc, cho nên dù là muôn sự hóa sinh hỗn độn bất cứ cách nào cũng không ra ngoài được 8 định lý ấy.

        Vậy, theo lý tính liên quan mật thiết của Âm Dương ta có thể gán cho mỗi hình bóng một tên tùy theo hình thể của chúng, như thấy:

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/21/05/94491256120187.jpg[/IMG]

        Thế là với tánh cách hoàn toàn vô tư, chúng ta đã có thể tự tạo thành được 8 hình bóng với 8 sơ danh là Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Kiền. Tám sơ danh này thời xưa đã đặt ra để neo ý tưởng, để truyền lại cho hậu thế suy ngẫm, học tập dựa theo đó mà phát kiến thêm những điều mới lạ (ôn cố tri tân). Cho nên, riêng theo quan niệm của
        tôi thì đó là một sự bất đắc dĩ trong khi làm sách vì gượng ép mà giả lập để cho sau này học giả dễ nhận biết. Vì vậy, tôi mong rằng khi nghiên cứu và thực nghiệm những điều viết ra trong tập sách này, các bạn nên xem như là một phương tiện mà chúng có thể giúp cho các bạn thâu ngắn được nấc thang Chân Lý, chớ các bạn đừng học chết nghĩa của 8 sơ danh ấy mà sẽ không đạt được Lý.

        Để sáng tỏ phần nào về 8 sơ danh Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Kiền, tiền nhân đã thử tìm hộ cho chúng ta trong cơ nghiệp Tạo Hóa, sự vật nào có thể có được Đức Tính tương tự như 8 sơ danh của 8 hình bóng trên như sau: nếu suy theo Lý Âm Dương, thượng hạ, thì:

        - KIỀN có nhiều vạch Dương, chỗ ở là trên, tính Động ở ngôi tôn kính, cương kiện, rộng lớn nên có thể lấy Trời (thiên) để tượng trưng cho nghĩa KIỀN.

        - KHÔN có nhiều vạch Âm, chỗ ở là dưới, Tĩnh, nặng, nhu thuận, hẹp, nhỏ nên có thể lấy Đất (địa) để tượng trưng cho nghĩa KHÔN.

        - Trời Đất có biến lực và tụ lực. Biến lực thuộc Dương, tính nóng sáng nên có thể lấy Lửa (hỏa) để tượng trưng cho nghĩa LY và tụ lực thuộc Âm, tính lạnh, tối, nên có thể lấy Nước (thủy) để tượng trưng cho nghĩa KHẢM.

        - Nước, Lửa bất thường gặp nhau, tạo nên sự sôi động, gầm thét, dấy lên, nên có thể lấy Sấm (lôi) để tượng trưng cho nghĩa CHẤN và tiếng gầm thét, sôi động ấy tan biến, chạy đi kinh động khắp trong muôn vật nên có thể lấy Gió (phong) để tượng trưng cho nghĩa TỐN.

        - Còn những sự vật, ta thườngg có thể lui tới, thấy biết, gần gũi được thì hoặc là lồi hoặc lõm nên có thể lấy Núi (sơn), Đầm (trạch) để tượng trưng cho nghĩa CẤN và ĐOÀI.

        Tóm lại, trong khi đặt tên cho 8 sơ danh: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Kiền,tiền nhân đã ngữa trông và tôn kính, cúi xét mà phân định sự vật theo đặc tính của Âm Dương, nên đã cho nghĩa Âm Dương là Trời Đất đáng liền với Kiền, Khôn, và tiếp tục tìm trong khoảng Trời Đất ấy, cứ một thượng rồi lại một hạ, tức như thượng Hỏa, hạ Thủy thì đáng với Ly, Khảm, thượng Động hạ Tĩnh thì đáng với Chấn, Cấn, còn chạy đi,hoặc ở thì đáng với Tốn, Đoài.

        Như vậy, 8 hình bóng này chỉ cho ta một ý niệm đại cương về sự vật trong bao la, cũng chỉ có Âm Dương mà thôi. Nếu muốn thấu đáo từng trạng thái của muôn vàn cái động,tĩnh trong trời đất thì chúng ta phải rõ được hệ thống động tĩnh tức là các sự biến động theo trong khuôn khổ nào.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (21-10-09),Quang16 (12-11-09)

      Trang 1/7 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 26-08-09, 12:57

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •