Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/7 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 68
      1. #21
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Đến từ
        Australia
        Bài gửi
        18
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        xin chào
        vị nào copy tài liệu của người khác đăng lên diễn đàn mà không có sự cho phép của tác giả thì xem như là ăn cắp, gia đình thầy Hồng Tử Uyên còn ở VN, Dịch Lý Việt Nam ai mà chẳng biết XP-HTU là hiệu của 1 người, cứ đi hỏi các học viên thì rõ, danh thiếp (name card) của thầy Hồng Tử Uyên vẫn in: Xuân Phong Hồng Tử Uyên, trừ người ngoài thì chẳng rõ việc này,

        còn bài trích từ diễn đàn kimcokynhan chẳng có câu nào là cho phép đăng tài liệu trên diễn đàn này

        Mong rằng diễn đàn là nơi trao đổi những bài viết trong khuôn phép, tôn trọng tác quyền,
        bằng như những lời này vô nghĩa thì ... cũng đành thôi vậy
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #22
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        109
        Cảm ơn
        187
        Được cảm ơn: 32 lần
        trong 22 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi gaubong2009 Xem bài gởi
        thầy Xuân Phong có tâm nguyện gì vậy ? Sách này do thầy Xuân Phong viết ? Hình như có gì mượn danh nhau ở đây ? Theo tôi biết, sách này do thầy Hồng Tử Uyên biên soạn, Xuân Phong Hồng Tử Uyên là hiệu của 1 người: thầy Hồng Tử Uyện,

        bản đánh máy do 1 học viên khác, con dấu in trên sách do thầy Cao Thanh đóng năm 2007,

        rất có hảo ý nhưng đừng mượn danh người khác nhé
        hãy đăng trung thực, đừng thêm bớt hoặc nói bậy bạ,
        đăng bài mà không xin phép tác quyền, dù dưới mọi hình thức thì vẫn xem như là ăn cắp
        xin cám ơn
        Chào gaubong2009.
        Tôi thì không biết gì nhưng tôi mới xem ở trang 1 Thấy cuối lời tựa Xuân Phong và Hồng Tử Uyên có viết:

        Sàigòn, ngày mùng 9 tháng 10 năm Ất Tỵ
        Tác giả
        XUÂN PHONG và HỒNG TỬ UYÊN

        Tôi có thắc mắc là viết xong năm 1965 thì tại sao bạn lại nói là " Thầy Cao Thanh đóng dấu năm 2007 , nghĩa là sau khi viết đến 42 năm , hơn nữa khuôn dấu này có ghi Việt Nam Dịch Lý Hội Sài Gòn thì làm sao lại đến năm 2007 mới đóng dấu ?. Tôi không biết ai viết cuốn sách này nhưng trong lời nói đầu của tác giả mà tôi đọc ( có in đậm ) thì bạn Virgo nói " Thể theo tâm nguyện ...." cũng đâu có sai .
        Vài lời cùng bạn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #23
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Đến từ
        Australia
        Bài gửi
        18
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        chào bạn Kloan
        Tôi dám nói tài liệu đăng trên diễn đàn này có hình con dấu là do thầy Cao Thanh đóng 2007 bởi tôi có sách in(gốc) trước 1975, bìa cứng màu xanh lá, không có con dấu này, chữ in kiểu xưa

        File đánh máy do 1 học viên đánh máy lại xong vào 12/2006, file này tôi cũng có, các hình vẽ y như trình bày tren diễn đàn này
        file này đưa cho thầy Cao Thanh trước khi thầy đi Mỹ 7/2007, con dấu do tự tay thầy đóng, học viên của thầy ai mà chẳng biết, thầy Cao Thanh còn xác nhận tài liệu do thầy Xuân Phong Hồng Tử Uyên biên soạn để giảng dạy khóa 1 của Dịch Lý Việt Nam

        2008 Thầy Hồng Tử Uyên có cho tôi xem bản thảo của thầy ngày xưa, chữ viết tay, đã nhòe, giải thích vì sao thầy lấy hiệu là "Xuân Phong Hồng Tử Uyên" có sự chấp thuận của thầy Xuân Phong (Nguyễn Văn Mỳ).

        đăng tài liệu do lấy của người khác đưa lên mà không có sự đồng ý của tác giả là điều không đúng, lại sửa thành "Xuân Phong Hồng Tử Uyên" là sự bịa đặt trắng trợn, hình con dấu do scan lại và có chỉnh sửa là sự mạo phạm,

        BQT diễn đàn có thể chấp nhận việc làm này không ?


        vài lời hồi đáp
        thay đổi nội dung bởi: gaubong, 27-10-09 lúc 13:42
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #24
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        673
        Cảm ơn
        1,733
        Được cảm ơn: 634 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Có lẽ đã đến lúc admin nên nhảy vào để giải quyết vấn đề rồi đó, để học hỏi thì có nên câu nệ chuyện bản quyền không nhỉ? Có khi ngay cả bạn Virgo cũng không biết rõ sự thật. dongphuong thì chẳng có quyển nào nên chẳng biết phải nói sao ...hi...hi...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #25
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        Chào các sư huynh.
        Thực sự tôi (em, cháu) cũng chỉ là người mới võ vẽ về dịch, cũng chẳng ham danh lợi gì trên thế giới ảo. Tài liệu này do một người bạn tặng . Vì tôi (em, cháu) nghĩ là down từ trên mạng, lại thấy ở tựa cuốn sách có viết :"Tiên Thiên Lý số học đang phổ biến với tính cách kết bạn và gần như biếu không. Nếu các bạn có đến để làm bạn thì các bạn cũng chỉ được cái biết, chớ không có danh lợi gì cả, không có miếng mồi dụ dỗ, bày trò hốt chụp tinh thần, mê hoặc nhân tâm, mà chỉ có một niềm hy vọng là khi bạn học Tiên Thiên Lý số được chút nào thì bạn nên mở lòng rộng rãi gấp rút truyền bá cho người trong gia đình bạn, một người cũng được, nhiều càng tốt, bất phân nam nữ. Việc làm truyền bá học thuật Tiên Thiên của bạn sẽ chứng tỏ được lòng dạ không ích kỷ, gặp được của báu hưởng thụ riêng mình……". Nên đưa lên đây để mọi người cùng học hỏi. Nếu bác Gaubong2009 biết rõ người sở hữu tác quyền, nhờ bác liên lạc và người sở hữu có ý kiến, nếu không chấp nhận tôi sẽ dừng việc đăng lên ngay tức khắc.
        Còn về việc chỉnh sửa, tôi cũng xin cam đoan là không đụng đến một chữ nào. Tác giả là Xuân Phong và Hồng tử Uyên thì tôi cũng thấy hợp lý vì Xuân Phong là hiệu Của Thầy Nguyễn văn Mỳ. Tôi là hậu sinh (năm ra cuốn sách thì tôi chưa ra đời) cũng chỉ biết có vậy.
        Mong bác gaubong2009 chỉ giáo thêm, chân thành cám ơn bác.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (09-11-09),tom (27-10-09),vanhoai (03-11-09)

      7. #26
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        359
        Cảm ơn
        39
        Được cảm ơn: 173 lần
        trong 106 bài viết

        Default

        Ai có tài liệu chia sẻ nhé
        Tôi nghĩ chia sẻ nội bộ thôi
        còn diễn đàn thì phải tự mình viết ra
        thay đổi nội dung bởi: nguoikhonghoc, 08-11-09 lúc 23:19
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #27
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        247
        Cảm ơn
        64
        Được cảm ơn: 263 lần
        trong 139 bài viết

        Default

        Chào Anh Gaubong2009
        Qua những bài viết của Anh trên topic thấy anh là người rất am tường về dịch lý , anh cũng đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu và chiêm nghiệm dịch lý , đúng là một con người có tâm và có tài . Qua đây để cho những người có đam mê và tinh thần học hỏi dịch lý nhưng chưa có những khái niệm và những kinh nghiệm muốn học hỏi anh có thể mở một topic giảng dạy những cơ bản của Dịch lý để cho anh em có dịp để học hỏi anh .
        Rất cám ơn anh
        Bạn đọc hai câu văn bạn thích tôi sẻ nói bạn là ai :

      9. #28
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        LÝ SỐ LÀ GÌ

        Lý Số nghĩa là không có số mấy, mà nó là tất cả các số trên mỗi vật, mỗi sự khác. Nếu
        người đời có luận là số mấy trên các sự thể, thì đó là lý do cập luận lên trên sự thể ấy. Nếu
        đúng lý thì thành ra chính xác số. Vậy mỗi sự thể đâu phải có số năm, tháng, hay thước tấc
        giống nhau, mà sự thật có loại phải kể là số giây, có thứ phải luận là giờ, ngày, thế vận, hội,
        ngươn, đều là phải xét theo tình lý, khía cạnh của sự việc, sự vật mà luận số của loài người
        bày đặt ra đó, cho sự việc đó mà thôi.

        Không có gì hối tiếc cho bằng người học Dịch Lý có thể dám mở miệng nói định kỳ trong
        khi chưa rõ sự thể hay là xã hội của vật thể, tình lý, trạng thái, lý tính của sự việc. Tuy là
        nói cho vui miệng, trường hợp này lâu lâu táp dính được một con ruồi, rồi người đời không
        biết gì cả lại cổ võ tôn sùng, vì thiên hạ có biết đâu không cần học gì hết chúng ta cũng nói
        trúng được năm sáu mươi phâầ trăm vậy.

        Sự ngợi khen về sự phán quyết có khi là vô tình đem nguy lại cho người học Dịch Lý. Có
        thể người này sẽ mất cơ hội đạt được Dịch Lý, bởi tưởng mình đã nắm được, thấu triệt được
        huyền cơ Tạo Hóa, đạt được sự thật rồi. Nhưng trong tương lai đem Chân Lý lầm tưởng của
        mình ra vào trong thiên hạ, cớ sự Dịch Lý, trời đất quỉ thần trở nên không đúng theo suy tư
        của người đó. Lúc bấy giờ người đó có thể mang một tâm trạng phản lại học thuyết của
        mình nhưng vẫn không nở. Giai đoạn này người đó có thể quàng xuyên trên các thuyết và
        điểm tô cho các thuyết không còn địa vị chủ xướng hay sáng lập học thuyết nữa, không còn
        trở lại nỗi với Tiên Thiên triết lý, không còn muốn chấp nhận Tiên Thiên, chối bỏ Tiên
        Thiên hoặc không thấy hay là không muốn nói sự thật Vũ Trụ trời đất quỉ thần cũng chỉ còn
        là con cháu, chắt chít của Dịch.

        Khổ nạn hơn nữa, là người này vốn có căn bản Dịch Lý lầm tưởng nên có thể đề ra một học
        thuyết Dịch Lý lai căn đủ sức thu hút một tầng lớp thiên hạ vào chốn sai lầm giống như
        người đó. Việc này cứ vô tư mà luận theo triết lý Kinh Dịch qua trên phạm vi loài người thì
        đó chỉ là học thuyết giai tầng, còn đứng trên phương diện vô tư Dịch Lý Tiên Thiên hay Vũ
        Trụ Dịch thì đó là giai đoạn học thuyết đã qua mà loài người tự lầm tự khổ.

        Vậy, Tiên Thiên học thuyết có cần được người đời nghiên cứu, tham khảo để cho kịp đà tiến
        hóa của nhân loại hay không? Tôi thiết tưởng như vậy mà Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học
        cũng như Việt Nam Dịch Lý Hội mới góp mặt với thời đại. Dân tộc Việt Nam phải đi trước
        và hiểu biết chín chắn về Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học, để xứng danh hãnh diện cùng
        với tất cả mọi nền văn minh về Âm Dương trong nhân loại hiện nay, chen chân góp sức với
        hoàn vũ trong kiếp sống của chúng ta vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #29
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        HẬU THIÊN LUẬN TIÊN THIÊN


        Nay chúng ta là con người thuộc về phạm vi Hậu Thiên, cõi hữu ; bất cứ hữu khí, hữu tính,
        hữu thần, hữu sắc, hữu chất, hữu thể đều là Hậu Thiên, dầu linh động đến đâu cũng là Hậu
        Thiên, là cõi hữu như điện, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, gió, mây, nước, lửa, quả đất, loài
        người, chim muông, cầm thú, côn trùng, cỏ cây đều là Hậu Thiên ôm ấp Tiên Thiên ví như
        là bông trái của Tiên Thiên vậy.

        Bởi Hậu Thiên muốn hiểu biết về Tiên Thiên nên những danh từ Vô Toàn Vô, Cực Vô được
        nêu lên để làm thứ tự trên suy luận hoặc truyền bá. Người xưa đã thắc mắc, tìm cách đo
        lường bằng lý về toàn năng Tạo Hóa, thấy được cái lý Cực tắc biến ở phạm vi Hậu Thiên.
        Cái lý Cực tắc biến đó đã có thể trả lời dứt khoát cho mọi người muốn hội lý về Tiên Thiên.

        Nếu chúng ta thấy hay hiểu biết được sự đi, sự tiến hóa hay vần xoay biến đổi và biến cách
        ở giai đoạn cùng cực của mỗi sự vật trong phạm vi Hậu Thiên thì bấy giờ chúng ta mới có
        thể trọn tin ở phạm vi Tiên Thiên có lý do đó, và có lý do đó ở cõi Vô Toàn Vô qua Vô Cực.

        Chúng ta có thể quan niệm như thế này, Tiên Thiên là sự manh nha, còn Hậu Thiên là sự
        thành của manh nha đó, hoặc Tiên Thiên là manh nha động, còn Hậu Thiên là động cho ta
        thấy biết rõ. Nói gần hơn nữa Tiên Thiên là luật động vô hình (Dịch Lý), còn Hậu Thiên là
        luật động thành hình bóng (Dịch Tượng).

        Nay theo triết lý Âm Dương thì có thể luận rằng: từ Vô Toàn Vô đến Vô Cực, tức là Không
        Hoàn Toàn Không, đến bao nhiêu muôn tỉ năm cũng được, rồi Không Hoàn Toàn Không ấy
        cùng cực. Cái cùng cực khoảng không ấy so với khoảng Không Hoàn Toàn Không khi trước
        tức là một mà hai. Vô Cực thì có thể ví là khởi quyền Tạo Hóa cho đến 64 Quái là Tạo Hóa
        toàn năng.

        Bây giờ chúng ta đổi hai danh từ Vô và Vô Cực thành hai chữ Động Tĩnh để cho đại chúng
        dễ hội lý hơn trên các sự việc. Thế là nghĩa Tĩnh toàn Tĩnh sánh với Vô Toàn Vô còn nghĩa
        manh nha Động được sánh với Vô Cực. Bao nhiêu muôn tỉ năm có nghĩa là quá chậm chạp
        tức là siêu nhiên đến dĩ nhiên không phải đột khởi, đột biến hay đột phát. Biến cách ở cùng
        cực rất là tuần tự, chậm chạp, trật tự.

        Vậy, trước khi động là manh nha Động ở trong trạng thái Tĩnh vì Tĩnh toàn Tĩnh đang ở
        trong trạng thái manh nha Tạo Hóa, cho đến 64 Quái thì ví như là Tạo Hóa đã toàn năng
        hay muốn nói đó là lò Tạo Hóa, hệ thống của Động Tĩnh, của muôn loài, đều có trật tự, sau
        này đều phải như vậy.

        Người đời thường nhận xét và tưởng là không có trật tự. Bạn nào đang nghĩ như vậy, mời
        bạn chịu khó suy lý một chút, hoặc dùng mắt nhìn ở phạm vi Hậu Thiên, bằng cách ngữa
        xem trên trời buổi sáng và buổi chiều, bạn sẽ thấy được mặt con cháu chắt chít của luật
        Động biến tuần tự, nó đang mọc lên và lặn xuống rất là trật tự.

        Nếu chúng nó làm việc theo bổn phận của chúng nó như vậy thì chúng ta hay muôn loài
        cũng đang làm việc bổn phận bé nhỏ trật tự mà các bạn không hay biết chăng? Các bạn khó





        biết đã đành, nhưng tôi không thể tin rằng các bạn đã hoàn toàn trọn tin vào ngụy thuyết
        Hậu Thiên nào gọi là đột biến, bộc phát, đun đẩy. Tuy nhiên, nếu cứ theo tầm mắt thấy tai
        nghe, trí hiểu, của số đông thường tình thì như là các vật rối loạn vô trật trật tự, trái lại ở
        Dịch Lý chỉ là sự hội theo luật động tuần tự và trật tự siêu nhiên và dĩ nhiên của nó. Nó cứ
        tuần tự thong thả đến rồi thong thả đi chớ chẳng có rối loạn gì cả. Bởi luật động tuần tự quá
        lớn lao với một sự thể lớn lao vô tận, nó đang phải tuần tự ở trong vòng trật tự mà không
        đến được lúc bạn cầu xin, hay kêu gọi mà nó cũng quá nhỏ bé, mau chóng và nhiệm nhặt
        với một sự thể nhỏ bé vô cùng nên nó biến đi dù bạn cố lưu lại, kéo níu nó cũng chẳng ở
        (Họa Phúc) làm cho các bạn khó xét biết nó chăng? Tôi nghi ngờ như vậy nên tôi mới có ý
        định trao chiếc đồng hồ Dịch Lý sơ cấp vào tay các bạn nào ưa thích loại đồng hồ ấy.

        Trước khi trao chiếc đồng hồ Dịch Lý, dĩ nhiên là phải treo hao tổn bao nhiêu tâm lực, dám
        quên cả sự nóng lạnh ngoài đời, tự diệt cuộc đời riêng của mình cùng với thời gian, lo chế
        biến canh cải trên chiếc đồng hồ đó, thay đổi từng bộ phận có vẻ tân kỳ, ngỏ hầu bộ mặt của
        chiếc đồng hồ ấy trở nên tân kỳ, xứng đáng làm quà biếu các bạn giữa thời đại nguyên tử
        khinh khí hiện nay.

        Bạn sẽ nhận được ở nơi chiếc đồng hồ đó một sự trung thành tuyệt đối của nó suốt đời bạn.
        Trong đời bạn, khi mời nó phải đến, khi đuổi nó phải đi, không bao giờ nó có một lời. Đặc
        tính của nó là vô tư, không vị nể bất cứ vô hay hữu hình. Nhưng nếu lúc nào bạn đa đoan
        bối rối thì Đức Thần Minh trong người bạn có thể làm thành ra câu chuyện đồng hồ chỉ 9
        giờ mà bạn sẽ nhìn thấy là chưa 9 giờ hoặc là 9 giờ. Đó là thần minh tư lự mà thiên lệch.
        Thế nên cần phải có thêm bộ mặt thừa trừ. Tôi đã cẩn thận gắn thêm bộ phận thừa trừ vào
        để cho mỗi chiếc đồng hồ tăng phần quí giá của nó. Nhờ vậy nó mới có thể là một khí giới
        tối tân bất diệt đắc dụng trong thiên hạ thời đại nguyên tử khinh khí hiện nay.

        Chủ trương của tôi là không bao giờ trao cho bất cứ bạn nào cái thứ đồng hồ lớn lao nặng
        nề mang vào rồi bị bạc tóc xệ vai mà có thể vô dụng đối với bạn đó. Cũng nhất định không
        trao cho ai cái thứ đồng hồ nhỏ bé đến vô bổ sanh ra bất mãn với chiếc đồng hồ của mình.
        Tuy nhiên, loại đồng hồ của tôi đưa ra cũng có thể trở nên vô bổ, vô dụng là do sự bất chính.
        Trường hợp này, bạn hãy kiên nhẫn đến một ngày nào đó bạn vẫn có thể tự mãn ra được
        cách lên giây, cách nhìn, cách nghe tiếng gõ của đồng hồ.

        Bạn nên nhớ người sản xuất đồng hồ Dịch Lý luôn luôn sẵn sàng chỉ cách lên giây, cách
        nhìn, cách nghe để bạn sử dụng thỏa mãn với chiếc đồng hồ ấy. Trong tương lai, ai ai cũng
        đều có thể có một chiếc đồng hồ Dịch Lý. Nếu loại đồng hồ Dịch Lý mà bạn đang có trong
        tay đó, do sự lượm được hay đã do sự chủ tâm phá hoại, kiêu căng, thương mãi, trộm đạo
        đánh cắp mà trao hay bán lại cho bạn đi nữa thì bạn cứ yên chí, hãy chịu khó tìm gặp người
        sản xuất đầu tiên, bạn sẽ được chỉ dẫn sử dụng chiếc đồng hồ Dịch Lý ấy, đến mức độ tuyệt
        vời thỏa đáng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (09-11-09)

      12. #30
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        45
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 95 lần
        trong 28 bài viết

        Default

        TIÊN THIÊN
        TRIẾT LÝ và LÝ SỐ HỌC


        Sau khi các bạn đã hội lý được Bát Quái qua trên vạn loại, bây giờ các bạn đã hiểu rõ Kiền chẳng phải là Thiên, Khôn chẳng phải là Địa. Các chữ Thiên, Địa, Thủy, Hỏa, Sơn, Trạch, Lôi, Phong chỉ còn là những danh từ trống, rộng rãi mà bao hàm tất cả. Nó không cứ là hình thể, bóng sắc nào nhất định mà nó chỉ là cái lý lẽ trong khắp mọi nơi, trên các sự vật, việc với các thể hiện hay không thể hiện là cái lý lẽ Tiên Thiên mà nhân loại là Hậu Thiên soát lại trong khung cảnh Hậu Thiên cũng đều có lý như vậy. Nhưng nếu học lý mãi ắt khó tránh khỏi sự buồn chán. Điều này rất là dĩ nhiên, tiền nhân cũng đã đi trong dĩ nhiên, đi trước chúng ta, không khác gì tâm hồn cách bạn. Thế nên, từ triết thuyết Tiên Thiên siêu việt đến phần cụ thể triết thuyết tức là để sáng tỏ hay là biện minh chứng nghiệm trên phạm vi Hậu Thiên đó là cả một vấn đề cơ hồ như không thể thành tựu, nhưng tiền nhân đã kiên tâm, sáng suốt và cẩn thận sáng chế cách thức để áp dụng triết thuyết qua trên phần siêu việt thuộc về tiên tri, tiên giác.

        Nay, tôi xin tạm gọi cách thức áp dụng triết thuyết ấy là Động Tĩnh Công Thức Toán Pháp. Nếu các bạn học cao hơn nữa thì có thể hiểu là vô hữu công thức toán pháp cũng đồng nghĩa như vậy mà thôi. Khi các bạn đã có rõ biết được công thức Động Tĩnh thì bất cứ một cái gì có lý Động Tĩnh, bạn đều có thể làm bài toán trên khoa Động Tĩnh Học tức là Dịch Lý Học mà bạn đã theo dõi học tập bấy lâu.

        Tiền nhân khi đưa ra công thức Động Tĩnh áp dụng thời đa số chẳng hiểu ra sao cả. Kẻ thì gọi là ngẫu nhiên, bất thình lình, kẻ bảo là mê tín, dị đoan, khó tin, xét ra cũng phải. Vì có lẽ các bạn đó khi bước chân vào học Dịch Lý ắt là chưa biết mình đi học về khoa Động Tĩnh học, là Vô Hữu học, là huyền vi và hiển hiện học. Điều này, tôi cho là không phải tại sư huynh hay sư phụ của bạn mà chính là tại căn bản của bạn mà thành ra trì chậm.

        Tiền nhân, khi trình bày ra các công thức Động Tĩnh Toán Pháp tức như đã trao thân cho nhân loại một thứ khí giới tối tân, bất diệt để đo lường mọi động tĩnh. Nếu bạn có theo dõi học tập về khoa Động Tĩnh thì nhất động nhất tĩnh của bất cứ xa gần, dẫu đến mắt không thấy, tai không nghe, chỉ cần một sự manh nha động quá nhỏ ở cõi lòng bạn, cũng đã trở nên quá rõ ràng trên khoa Dịch Lý.

        Khí giới tối tân bất diệt của nhân loại đã hoàn thành từ muôn thuở nào. Nhưng sử dụng khí giới ấy đến mức linh động là tại ở người có khổ công biến nỗi con người mình đến độ linh động hay không mà thôi. Xem chừng nó đòi hỏi người nào hội đủ điều kiện dám gạt bỏ một vài điều thông thường trói buộc lôi cuốn.

        Dòng đời nó lôi cuốn chúng ta mãi, phải không các bạn? Dù vậy, tôi vẫn hy vọng trong các bạn sẽ tự tạo hoàn cảnh hội đủ điều kiện cho mình và rồi sẽ tự hãm mình làm việc, ưa thích làm việc như các nhà bác học mê say với Dịch Lý, quên cả mọi sự nóng lạnh ở ngoài đời. Trước kia ông Thiệu Khang Tiết cũng đã phải làm việc nhiều như vậy, mà về sau mới tạo được huyền cơ, chứng nghiệm trong thiên hạ.

        Đến nay, với một sự phát minh trong Dịch Lý từ xưa đến nay chưa nghe cũng như chưa đọc thấy, tôi nguyện đưa các bạn xuyên đường Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học với một ngõ tắt, khi bạn muốn đi. Tôi tin chắc trong vòng 2 năm bạn đi trên ngõ tắt đó rồi thì khó có người theo kịp. Còn nếu bạn nào chưa có thể quên mình để dồi mài Dịch Lý hoặc tự ý đi theo trên các loại sách đã có từ mấy ngàn năm, e rằng phải mất 30 hay 40 năm cũng sẽ chẳng được gì cả, rốt cùng sẽ bất mãn, bực tức về Dịch Lý. Tôi âu lo như vậy nên mới có lời bày tỏ thành thật này để các bạn có một ý thức rõ rệt trước khi dẫm chân trên đường Tiên Thiên Dịch Lý và Lý Số Học.

        Lòng tôi chỉ ao ước được tâm truyền cho các bạn nên rất ái ngại về việc viết sách, bởi vì Lý thì không cùng tận mà ngôn ngữ lại có giới hạn. Cớ ấy nên tôi vẫn có cảm tưởng các tài liệu mà tôi đã tự tay viết ra, nó cũng chỉ là các hàng chữ sẽ bị đọc và hiểu một cách mau chóng dễ dàng để giải buồn cho bạn trong lúc thừa nhàn. Nếu quả thật chỉ có như thế bất quá như tôi đã dẫm nhầm dấu chân của tiền nhân, thiên hạ sẽ tự hiểu sai lầm do tài liệu tôi viết. Hiểu sai lầm rồi truyền bá sai lầm, thành nhiều mối sai lầm, tức là làm rối loạn thiên hạ, lỗi ấy do tôi không đủ ngôn ngữ, phương tiện để trình bày cho thật sáng tỏ vấn đề mình muốn nói.

        Tiền nhân riêng đối với tôi, tôi cho là quá cẩn thận đầy đủ, tiền nhân không thiếu sót. Nhưng các bạn hãy nhìn lại, những điều mà thiên hạ gọi là lợi ích cùng với muôn sự ngỗn ngang trong thiên hạ đều do sách và lời của tiền nhân đó chứ. Biết thế tại sao tôi đã thấy mình không đủ ngôn ngữ mà vẫn viết ra lời? Bởi vì tôi cho rằng lời có siêu tuyệt bao nhiêu thì càng làm cho thiên hạ lầm lạc bấy nhiêu.

        Lý thì vô lường, ngôn ngữ có giới hạn, vậy mà tôi đã dám viết, dám làm điều lỗi là cớ sao, hỡi các bạn? Có lẽ các bạn hiện nay cũng như tôi khi viết ra lời ắt đã đắn đo tự xét thấy mình còn có quyền hy vọng ở cái sở học của các bậc hiền nhân quân tử bất chấp các hạng học vì tư danh, tư lợi. Không biết quyền hy vọng của các bạn và tôi có trùng ý với tiền nhân hay không, hoặc tiền nhân còn có điều gì cao sâu hơn. Tôi và các bạn chỉ là hạng người không đáng kể, nên còn dám âm thầm nghĩ đến và hành động tùy khả năng của mình mà mưu lợi cho thiên hạ, còn những bậc cao thâm thường thường, dù mất một sợi lông (mà thiên hạ được lợi) các vị ấy cũng không chịu làm. Việc làm của tôi ngày nay khác ý với các bậc cao thâm đó, có thể nói là suốt 15 năm, tôi không có làm việc gì, chỉ làm cái việc học Dịch hoặc hưởng của thiên hạ ban cho. Tôi lấy đó làm một điều tủi nhục. Nhận xét thấy trong nước Việt Nam, người ta bỏ sót việc Dịch Lý, tôi mới nảy ý làm cái việc không ai thèm nhớ tới, cái việc mà thiên hạ lơ là bỏ quên đó như vô tình tránh cho chúng tôi sự đua chen giành giựt thông thường, và vì như vậy nên hiện nay chỉ tồn tại sự bố trí chực chờ vây phủ để bôi lọ và hoen ố Dịch Lý mà thôi.

        Thật là tức cười, người ta cố tình tôn sùng Dịch Lý mà thành ra hoen ố Dịch Lý xét ra chính thật là do lòng tốt của con người đối với Dịch Lý. Nhưng sức thông minh về Dịch Lý của mỗi người mỗi khác nên khi người đề cao Dịch Lý trên một khía cạnh nào đó, nếu chỉ thiếu ý thức một chút xíu thôi đã có thể thành ra bôi lọ Dịch Lý mà người ấy vẫn không hay biết. Tôi viết lên điều này là đã có bằng cớ rõ ràng, tôi biết trong tương lai còn rất nhiều điều tương tự như vậy. Khuyên các bạn hãy nên cẩn thận trên đường tìm hiểu hay tu học về Dịch Lý.

        Dịch Lý đã được hữu hình hóa do Đức Thần Minh vô tư của con người trong xã hội, loài người nối tiếp đời này sang đời khác. Những nhà thông thái học vẫn nhìn biết được giá trị vô tư tuyệt đối của Dịch Lý nên đã dùng 64 Dịch Tượng này qua trên tất cả mọi mặt. Nếu kể về sự tiến hóa của loài người đến đây thì đại khái 64 Dịch Tượng đã bị văn học và số học của loài người gán lên trên và phong phú lên trên đó không thể kể xiết, nói ngàn năm cũng không rồi.

        64 Dịch Tượng đã bị xem mặt đặt tên và gán số thứ tự lên trên đó. Cứ mỗi ngành thì chọn một danh ngôn, danh từ khác, đó là tại nhu cầu nhân dụng địa phương của mỗi ngành chớ không phải tại Dịch Tượng. Nhưng sáng chói và khó nhất là Tiên Thiên Lý Số Học bởi căn bản của nó là Lý chứ không phải hình tượng (vật chất).

        Trong tập tài liệu này, cùng với khả năng của tôi, tôi hy vọng có thể giúp các bạn trên đường Dịch Lý khi bạn muốn đi vào thuật tiên tri, tiên giác, tức là học thuật của các bậc tiên hiền, tiên thánh và phụ thêm vào đó có phần phát minh mới.

        Căn cứ theo Dịch Kinh Đại Toàn thì trước thời Phục Hy đã có Bát Quái không biết đã được người đời lợi dụng ra sao? Nhưng thiết tưởng các vị tu luyện non cao, ẩn cảnh đều có thể có biết và có dùng, nếu bây giờ bạn tu học thì bạn cũng có thể dùng như sau: Ví dụ bỗng nhiên có một sự động trong bao la mà tâm hồn rộn rã hoặc vui, hoặc buồn, một máy mắt, một luồng gió thoảng, một chiếc lá rụng, một tiếng chim kêu. Người tu học nếu muốn biết có việc gì xảy ra thì chỉ cần ngữa lòng bàn tay, bấm đốt tay tính toán thì liền rõ biết được đại ý của sự việc. Người đời thường hay gọi là bấm độn.

        Nếu hiểu nỗi được đại ý của sự việc theo lối đó thì có khác nào là thiên lý nhãn, nhĩ. Người mà tu học đến độ ấy là đã gần đến độ hội lý quán thông thiên địa. Học Dịch Lý Tiên Thiên Lý Số Học mà đến độ ấy là lẽ thường, không có gì lạ.

        Hình bóng của 64 quẻ Dịch được xem như là Dịch Tượng vô tư. Vì lẽ đó nên khi người đời triệu thỉnh lý vô tư xuất hiện bất cứ với một dáng điệu nào trong 64 dáng điệu. Người đời thường trọn tin theo và xem đó là mệnh lệnh Tạo Hóa, đặt hết tôn thờ vào đây, bằng lòng nghe theo lệnh Tạo Hóa chẳng dám trái nghịch.

        Dịch Tượng vô tư có 64 bộ mặt, bị người đời mời xuất hiện bằng nhiều cách trên thuật tiên tri, tiên giác tức là có nhiều cách để an thành một quẻ Dịch. Kìa như bậc vua chúa thì bày ra theo nghi lễ quá trịnh trọng, ăn chay nằm đất mấy ngày giữ mình trong sạch, khăn mão chỉnh tề, trùng điệp tôn nghiêm, dung hình ngay thẳng, chuẩn bị lắng nghe mệnh lệnh Tạo Hóa. Còn như thường dân bất chợt mời đến vẫn phải xuất hiện, vốn thật vô tư cho nên xuất hiện mọi nơi chẳng đòi lễ nghi, việc này xét ra thì như tại tiền nhân bắt Dịch Tượng vô tư bàn việc này xét ra thì như tại tiền nhân bắt Dịch Tượng vô tư bàn việc cho tất cả mọi người.

        Làm người có lúc tâm hồn chẳng an, bất cứ do thiện hay ác đều muốn nghe thấy Đức Thần Minh vô tư trong người bạn xuất hiện chỉ bảo trong những điều quá ư cấp bách mà lại tiến thoái lưỡng nan, khi đã tìm đủ mọi cách để giải quyết bằng phương pháp khoa học trí óc mà vẫn không ra manh mối rốt cuộc đành phó mặc cho luật Thiên Địa tuần hoàn (Dịch).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "virgoo" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (09-11-09)

      Trang 3/7 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 26-08-09, 12:57

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •