Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 9/9 đầuđầu ... 789
    kết quả từ 81 tới 86 trên 86

    Ðề tài: Huyền

      1. #81
        Tham gia ngày
        Oct 2013
        Bài gửi
        27
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 5 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi TuHepLuong Xem bài gởi
        To see a World in a Grain of Sand
        And a Heaven in a Wild Flower,
        Hold Infinity in the palm of your hand
        And Eternity in an hour.

        (William Blake, thi sĩ Anh 1757-1827)

        Tạm dịch:

        Để thấy thế giới trong một Hạt cát
        Và Thiên đàng trong một Đóa hoa hoang,
        Giữ Vô tận trong lòng bàn tay bạn
        Và Thiên thu trong mỗi một giờ.
        Kính bác Tu,

        CT đã hiểu ý bác rồi ạ! :)

        Xin cảm ơn bác!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #82
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Đúng như Phong huynh nói, những ai nói Đồ-Thư ảnh hưởng chỉ trong Phong thủy tức chưa hiểu gì cả, uy lực của Đồ thư là vô cùng vô tận.
        Đối với huyền không vũ trụ, nhà phật có nói tới 10 phương thế giới - tương ứng với nó vũ trụ ẩn chứa tới 10 chiều không gian. Phong thủy nhân gian phạm vi ảnh hưởng tới chiều không gian thứ 4 là cùng. Vũ trụ ẩn chứa vô vàn các thế giới khác nhau nằm ở các tầng không gian và thời gian khác nhau. Phật pháp đại thừa hay nói tới thế giới Tây phương vi diệu của ngài Adi Đà Phật, nay TS mạn phép nói qua về Phong thủy Tây phương (trích từ chương thứ năm trong tập sách Đường Về Cực Lạc do Hoà thượng Thích Trí Tịnh biên soạn) để mọi người tham khảo.

        1 – Bảo Ðịa
        Toàn cõi Cực Lạc, đất lưu ly trong suốt. Phía dưới có tràng kim cương nâng đỡ. Tràng kim cương ấy tám góc đều đặn, mỗi mặt có trăm thứ bảo châu. Mỗi bảo châu phóng nghìn tia sáng. Mỗi tia sáng có 84.000 màu, chói đất lưu ly sáng như nghìn ức mặt trời. Mặt lưu ly bằng phẳng, có dây vàng ròng cùng thất bảo giăng phân khu vực và đường xá. Mỗi dây báu phóng ra tia sáng trăm màu. Tia sáng ấy hình như hoa, như sao, như trăng, chiếu lên kết thành đài sáng chói ở giữa chừng không. Bên những đài sáng ấy có trăm ức tràng hoa, cùng vô số nhạc khí. Từ trong đài sáng thổi ra tám thứ gió nhẹ mát, làm rung động những nhạc khí ấy reo lên tiếng diễn nói pháp “Khổ, Không, Vô Thường, Vô ngã, Từ bi, Hỷ Xả, các môn Ba La Mật”.

        2 - Bảo Thọ
        Trên bảo địa có vô số cây Chiên-đàn hương, vô số cây Kiết Tường quả, ngay hàng thẳng lối, nhánh, lá, bông, trái đều đặn chỉnh tề. Mỗi cây cao 8.000 do tuần. Thân, lá, bông, trái đều là chất thất bảo. Hoặc thứ cây thuần vàng, thuần bạc, thuần lưu ly, thuần pha lê, thuần xa cừ, thuần mã não, thuần chơn châu. Hoặc thứ cây gốc vàng thân bạc, nhánh, lá, thân, trái cũng phân vàng bạc, đây là cây hai chất báu. Có thứ cây gốc vàng, thân bạc, nhánh lưu ly, lá, bông, trái cũng phân vàng, bạc, lưu ly, đây là cây ba chất báu. Hoặc thứ cây thời bốn chất báu, thứ thời năm chất báu, thứ thời sáu chất báu, thứ thời bảy chất báu, cùng xen lẫn nhau hiệp thành.
        Tất cả Phật sự trong cõi Cực Lạc đều hiện rõ bóng trong cây, và cả thập phương thế giới cũng hiện bóng rõ trong cây, như trong gương sáng.
        Mỗi lá rộng 25 do tuần, một nghìn màu, đồng phát ánh sáng đẹp, làm gân lá như chuỗi ngọc.
        Những bông xinh đẹp sắc vàng diêm phù đàn xen trong kẽ lá, sáng rỡ như những vòng lửa. Trên bông tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình quý của Thiên Ðế. Nơi trái phóng ra ánh sáng lớn tụ thành vô lượng tràng phan cùng bảo cái. Trong bảo cái ấy chói hiện tất cả Phật sự trong nước Cực Lạc cùng cả thập phương thế giới.
        Bảy lớp lưới kết bằng diệu chơn châu giăng trên mỗi bảo thọ. Mỗi khoảng lưới có cung điện xinh đẹp như cung trời Phạm Vương. Trong cung điện tự nhiên có các Thiên đồng. Mỗi Thiên đồng đeo chuỗi năm trăm hột ngọc ma ni. Mỗi hột ma ni chiếu sáng trăm do tuần, làm cho trên cây chiếu sáng như trăm ức mặt trời mặt trăng hiệp lại.

        3 - Bảo Trì
        Cực Lạc thế giới nơi nơi đều có ao tắm. Thành ao bằng thất bảo. Ðáy ao trải cát Kim Cương nhiều màu. Ao rộng trăm nghìn do tuần xem như biển cả.
        Mỗi ao có sáu mươi ức hoa sen thất bảo. Mỗi bông tròn lớn 12 do tuần, đủ các màu đẹp, màu nào chiếu ánh sáng màu nấy. Trong ao, nước bát công đức từ Như Ý Châu Vương sanh, màu thất bảo, lên xuống theo cọng sen chảy lòn vào cánh bông. Tiếng nước chảy thanh tao diễn nói pháp mầu: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, các môn Ba La Mật.
        Nơi Như Ý Châu Vương phóng ánh sáng sắc vàng ròng. Trong ánh sáng hóa thành các thứ chim đẹp đủ màu, bay lượn, kêu hót hòa nhã diễn nói pháp: ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ Ðề, bát chánh đạo, cùng ca ngợi niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng.
        Mặt nước, làn sóng gợn lăn tăn, nổi lên nhiều tiếng dịu dàng: tiếng Phật, Pháp, Tăng; tiếng không, vô ngã, đại từ bi; tiếng ba la mật; tiếng thập lực, vô úy, bất cộng; tiếng thần thông, trí tuệ; tiếng vô tạo tác, bất sanh diệt, vô sanh nhẫn; nhẫn đến tiếng cam lồ quán đảnh, cùng vô biên diệu pháp. Người nghe đến những tiếng nầy, tâm liền thanh tịnh, thiện căn thành thục, hẳn không thối chuyển nơi đạo vô thượng Bồ Ðề.
        Các thượng thiện nhơn, người Cực Lạc, lúc vào ao để tắm, nếu ý muốn ngập chơn, thời nước chỉ ngập chơn, nếu ý muốn nước đến bụng thời nước liền ngang bụng, cho đến ý muốn nước đến cổ thời mặt nước liền lên cao đến cổ. Nước ao tùy theo ý muốn của mỗi người mà sâu cạn, ấm mát điều hòa rất thuận thích. Người tắm, thân thể nhẹ nhàng khoan khoái, tâm thần vui vẻ, tịch tịnh, sáng suốt.

        4 - Bảo Lâu
        Bốn phía ao báu, những thềm bực đường sá do vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… hiệp thành. Trên có vô số cung điện nhiều từng.
        Những tòa lâu đài nầy đều bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… nhẫn đến vô lượng chất báu xây thành.
        Giảng đường, tịnh xá, lầu các cung điện của A Di Ðà Phật, của chúng Bồ Tát, Nhân dân, trăm nghìn muôn lần quý hơn cung điện của Tự Tại Thiên Vương nơi cõi Ta Bà nầy.
        Những đền đài ấy, có thứ nổi lên ở giữa chừng không như mây, cao lớn tùy theo ý muốn của người ở. Có hạng không theo ý muốn mà trụ trên bảo địa. Ðó là do công hạnh tu hành sâu dày hay kém ít nên chỗ ở khác nhau như thế. Nhưng những sự hưởng dụng như ăn mặc v.v… đều bình đẳng.
        Bốn phía đền đài đều trang nghiêm với những hoa tràng cùng vô lượng nhạc khí. Gió mát nhẹ rung những nhạc khí ấy hòa reo thành tiếng pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, Từ Bi, Hỷ Xả, các môn ba la mật.

        5 - Bảo Tọa
        Cực Lạc thế giới, đức Phật, chư Bồ Tát, cùng nhân dân đều ngồi trên tòa sen báu. Những tòa sen ấy, từ một chất báu, hai chất báu, nhẫn đến vô lượng chất báu hiệp thành, màu sắc đẹp lạ, quang minh sáng chói, lớn nhỏ xứng theo thân người ngồi.
        Dưới đây là tòa sen báu của đức Phật ngự.
        Tòa sen nầy có 84.000 cánh. Mỗi cánh rộng 250 do tuần, 100 màu. Trên mỗi cánh sen có 84.000 lằn gân phóng ra 84.000 tia sáng. Xen vào mỗi cánh sen có trăm ức hột châu ma ni. Mỗi hột châu ma ni phóng nghìn tia sáng. Các tia sáng nầy kết tụ nhau lại như hình cây lọng.
        Đài sen bằng chất Thích-ca-tỳ-lăng-già bảo. Trang nghiêm với tám muôn thứ ngọc kim cương, ngọc ma ni, cùng mành lưới kết bằng chơn châu.
        Trên đài sen, tự nhiên có bốn trụ báu. Mỗi trụ báu cao đẹp như trăm nghìn muôn ức núi Tu Di. Trên đầu bốn trụ báu, mành lưới trùm giăng rộng lớn như cõi trời Dạ Ma. Mành lưới báu ấy có năm trăm ức hột bảo châu. Mỗi bảo châu chiếu ra 84.000 tia sáng. Mỗi tia sáng ấy có 84.000 thứ kim sắc. Các sắc vàng sáng ấy chói khắp mặt bảo địa, nơi nơi biến hóa thành những tướng trạng khác nhau: hoặc hóa ra đài kim cương, hoặc hóa ra lưới chơn châu, hoặc hóa làm những lùm cây hoa đẹp sáng v.v… hiện thành Phật sự ở khắp các nơi trong cõi Cực Lạc…
        Khi giảng xong sự lớn đẹp vi diệu của tòa sen báu, đức Bổn Sư kết rằng: Tòa sen báu ấy có ra đó, là do nguyện lực thuở tiền thân của Phật A Di Ðà, ngài Pháp Tạng Bồ Tát.

        Xét về phong thủy địa hình, đất đai, nhà cửa, cây cối, ao hồ...của cõi này thì thật là miễn chê.
        Đối với thế giới này thì phong thủy Đồ thư mà Phong huynh nói tới có ảnh hưởng sâu sắc vì Đồ thư ở đây đã biến thành cực thiện cực lạc, chí cực chí lạc, vì vậy mà gọi là Tây Phương Cực Lạc quốc.
        Vì là mảnh đất phong thủy vi diệu như vậy nên con người sinh ra ở đây cũng khác hẳn người dưới trần gian, có đủ 32 tướng tốt, đủ 5 thứ thần thông, đức cao muôn trượng, chẳng chịu khổ não luân hồi, thân tâm an lạc, không già chết, và đều là bậc bất thổi chuyển.

        Ngài Tịnh không pháp sư có giảng: Thế giới địa cầu này vì lòng tham của con người quá lớn kết lại nên thường hay sinh ra lũ lụt, vì long ganh ghét đố kỵ của con người quá lớn kết lại mà hay sinh ra thiên tại, hỏa hoạn...xem ra "Cảnh tùy tâm sinh, cảnh theo tâm chuyển" - Đối với phong thủy Tây phương thì điều này càng thấy rõ, mọi thứ đều do nguyện lực, do Tâm ý mà hóa hiện, loan đầu và lý khí của cuộc đất này thật vi diệu vì đã hòa nhập làm một với tâm ý của con người nên không cần hiển lộ. Đạo phật chung quy dậy con người chỉ một chữ "Dừng" là đủ, còn phong thủy cuối cùng cũng chỉ quy kết lại trong một chữ Tâm mà thôi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thaison" về bài viết có ích này:

        hongai72@yahoo.com (02-11-13)

      4. #83
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        60
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 64 lần
        trong 37 bài viết

        Default

        Khi còn trong bào thai, đứa bé thụ bẩm khí tiên thiên từ tinh cha huyết mẹ. Khi sinh ra bắt đầu cất tiếng khóc chào đời là hai mạch nhâm đốc đã tự đoạn nên đứa bé bắt đầu thụ bẩm khí hậu thiên. Tuy nhiên, do tâm đứa bé còn như tờ giấy trắng nên các huyệt đạo vẫn còn khai mở nên mỗi ngày dù chỉ có bú vài bình sữa mà đứa bé vẫn linh lợi, khỏe mạnh. Có những đứa bé khi ngủ tay chân có sự co giật nhẹ là do quá trình tiếp khí vô thức... và đến khi sự nhận thức bắt đầu và tư duy phát triển thì các huyệt đạo theo cơ chế tự đóng lại để bảo vệ cơ thể khi bắt đầu bước ra thể giới rộng lớn bên ngoài.

        Khi lớn lên, trưởng thành với đời sống bộn bề, lo toan, tranh giành thì những tính tốt - xấu bắt đầu phát triển tùy theo môi trường sống chung quanh... lúc đó con người chẳng còn quan tâm đến hơi thở, xem hơi thở là điều đương nhiên phải có, chẳng tốn tiền mua, chẳng cần ai cho phép. Lâu dần con người mất tự chủ vấn đề hít thở, thở cho có cộng với tâm sân si.. thì rối loạn thở lâu dần dẫn đến rối loạn lục phủ ngũ tạng gieo mầm móng của bệnh tật. Đến khi nào chỉ một hơi thở ra mà không hít vào được thì sự sống đã chấm dứt.

        Trong kinh Phật có ghi: Hạnh Phúc lớn nhất trong cuộc sống là sự an tĩnh trong tâm hồn. Để hiểu ý nghĩa trong câu nói này không đơn giản, ít nhất phải có sự tu luyện một pháp môn nào đó và đạt được một số thành tựu nhất định, có khi phải trả giá nào đó (hạnh phúc lớn nhất rất nhiều bạn sẽ ngộ nhận). Khi hiểu và đạt được giá trị này các bạn sẽ không còn chạy theo sắc tướng bên ngoài mà sẽ quay lại tìm chơn tâm bên trong của mình. Công phu duy trì thường xuyên sẽ nối được hai mạch nhâm đốc trước sau, lâu dần sẽ có sự chuyển biến tâm thức, cơ thể cũng sẽ trải qua một sự hành xác nhất định... lúc bấy giờ các đại huyệt hay luân xa có sự khai mở đưa trí tuệ vượt ngưỡng... lúc bấy giờ nguyên thần đã được khôi phục. Cánh cửa Huyền môn cũng bắt đầu khai mở dẫn dắt các bạn đi vào một thế khác, đó là thế giới siêu hình mà các thầy tử vi, phong thủy, tướng số, nhà nghiên cứu sử học... rất ước ao đạt được.

        Nói vậy để các bạn thấy rằng, mọi việc từ đơn giản đến cao siêu thì không có gì vượt qua sự thở, người luyện tập lâu dần sẽ làm chủ được hơi thở, thở như không thở đó mới là đích cuối cùng của người tập luyện.

        Có nhiều cách luyện thở mà các bạn đã biết: pháp môn niệm phật, pháp môn thiền, các trường phái khí công, trường sinh học... tuy là nhiều trường phái nhưng chung quy dạy chúng ta dưỡng thân tâm qua phép thở.

        Sự tập luyện không bao giờ là sớm vì tưởng đơn giản lại hóa phức tạp. Tôi từng chứng kiến rất nhiều nam thanh nữ tú lúc đầu háo hức tập luyện, thiền có, khí công có nhưng trăm người lúc đầu rốt cuộc đếm chưa hết mười đầu ngón tay. Có người tập 6 tháng có kết quả bước đầu, có người tập 3 năm chưa xong... ấy là do thiện căn lớn nhỏ khác nhau.

        Các môn pháp nói trên cũng có những cái ưu nhược khác nhau nên các bạn muốn học theo môn pháp nào cũng rất cần có chân sư dẫn dắt đúc kết kinh nghiệm, chí ít cũng phải có thầy tu luyện trên 10 năm công phu mới đảm bảo xử lý trục trặc về khí hoặc thần của ta khi luyện (dân gian hay nói là tẩu hỏa nhập ma). Đừng để ếch ngồi đáy giếng mà phí thời gian luyện tập, lâu dần dẫn đến sự nghi ngờ kết quả rồi bỏ dở.

        Mục đích của pháp môn luyện khí, tu tiên: sống khỏe, chết nhanh.

        Mục đích của pháp môn tu thiền hay niệm phật là sống an tĩnh, giải được nghiệp chướng và vãng sanh.

        Nếu trên diễn đàn thêm mục hướng dẫn thiền cho mọi người tu tập thì phước đức thật miễn bàn.

        Phước thì dễ tạo, Đức phải do công năng tu luyện bản thân mà thành. Chúc các bạn tinh tấn trên con đường Huyền học.
        thay đổi nội dung bởi: ddt_281, 04-11-13 lúc 15:18
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "ddt_281" về bài viết có ích này:

        ChuChien (30-12-14),hoabinh (04-11-13),hongai72@yahoo.com (04-11-13),Thuandd (04-11-13),tieuphong (04-11-13)

      6. #84
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi ddt_281 Xem bài gởi
        Khi còn trong bào thai, đứa bé thụ bẩm khí tiên thiên từ tinh cha huyết mẹ. Khi sinh ra bắt đầu cất tiếng khóc chào đời là hai mạch nhâm đốc đã tự đoạn nên đứa bé bắt đầu thụ bẩm khí hậu thiên. Tuy nhiên, do tâm đứa bé còn như tờ giấy trắng nên các huyệt đạo vẫn còn khai mở nên mỗi ngày dù chỉ có bú vài bình sữa mà đứa bé vẫn linh lợi, khỏe mạnh. Có những đứa bé khi ngủ tay chân có sự co giật nhẹ là do quá trình tiếp khí vô thức... và đến khi sự nhận thức bắt đầu và tư duy phát triển thì các huyệt đạo theo cơ chế tự đóng lại để bảo vệ cơ thể khi bắt đầu bước ra thể giới rộng lớn bên ngoài.

        Khi lớn lên, trưởng thành với đời sống bộn bề, lo toan, tranh giành thì những tính tốt - xấu bắt đầu phát triển tùy theo môi trường sống chung quanh... lúc đó con người chẳng còn quan tâm đến hơi thở, xem hơi thở là điều đương nhiên phải có, chẳng tốn tiền mua, chẳng cần ai cho phép. Lâu dần con người mất tự chủ vấn đề hít thở, thở cho có cộng với tâm sân si.. thì rối loạn thở lâu dần dẫn đến rối loạn lục phủ ngũ tạng gieo mầm móng của bệnh tật. Đến khi nào chỉ một hơi thở ra mà không hít vào được thì sự sống đã chấm dứt.

        Trong kinh Phật có ghi: Hạnh Phúc lớn nhất trong cuộc sống là sự an tĩnh trong tâm hồn. Để hiểu ý nghĩa trong câu nói này không đơn giản, ít nhất phải có sự tu luyện một pháp môn nào đó và đạt được một số thành tựu nhất định, có khi phải trả giá nào đó (hạnh phúc lớn nhất rất nhiều bạn sẽ ngộ nhận). Khi hiểu và đạt được giá trị này các bạn sẽ không còn chạy theo sắc tướng bên ngoài mà sẽ quay lại tìm chơn tâm bên trong của mình. Công phu duy trì thường xuyên sẽ nối được hai mạch nhâm đốc trước sau, lâu dần sẽ có sự chuyển biến tâm thức, cơ thể cũng sẽ trải qua một sự hành xác nhất định... lúc bấy giờ các đại huyệt hay luân xa có sự khai mở đưa trí tuệ vượt ngưỡng... lúc bấy giờ nguyên thần đã được khôi phục. Cánh cửa Huyền môn cũng bắt đầu khai mở dẫn dắt các bạn đi vào một thế khác, đó là thế giới siêu hình mà các thầy tử vi, phong thủy, tướng số, nhà nghiên cứu sử học... rất ước ao đạt được.

        Nói vậy để các bạn thấy rằng, mọi việc từ đơn giản đến cao siêu thì không có gì vượt qua sự thở, người luyện tập lâu dần sẽ làm chủ được hơi thở, thở như không thở đó mới là đích cuối cùng của người tập luyện.

        Có nhiều cách luyện thở mà các bạn đã biết: pháp môn niệm phật, pháp môn thiền, các trường phái khí công, trường sinh học... tuy là nhiều trường phái nhưng chung quy dạy chúng ta dưỡng thân tâm qua phép thở.

        Sự tập luyện không bao giờ là sớm vì tưởng đơn giản lại hóa phức tạp. Tôi từng chứng kiến rất nhiều nam thanh nữ tú lúc đầu háo hức tập luyện, thiền có, khí công có nhưng trăm người lúc đầu rốt cuộc đếm chưa hết mười đầu ngón tay. Có người tập 6 tháng có kết quả bước đầu, có người tập 3 năm chưa xong... ấy là do thiện căn lớn nhỏ khác nhau.

        Các môn pháp nói trên cũng có những cái ưu nhược khác nhau nên các bạn muốn học theo môn pháp nào cũng rất cần có chân sư dẫn dắt đúc kết kinh nghiệm, chí ít cũng phải có thầy tu luyện trên 10 năm công phu mới đảm bảo xử lý trục trặc về khí hoặc thần của ta khi luyện (dân gian hay nói là tẩu hỏa nhập ma). Đừng để ếch ngồi đáy giếng mà phí thời gian luyện tập, lâu dần dẫn đến sự nghi ngờ kết quả rồi bỏ dở.

        Mục đích của pháp môn luyện khí, tu tiên: sống khỏe, chết nhanh.

        Mục đích của pháp môn tu thiền hay niệm phật là sống an tĩnh, giải được nghiệp chướng và vãng sanh.

        Nếu trên diễn đàn thêm mục hướng dẫn thiền cho mọi người tu tập thì phước đức thật miễn bàn.

        Phước thì dễ tạo, Đức phải do công năng tu luyện bản thân mà thành. Chúc các bạn tinh tấn trên con đường Huyền học.

        Bác 281 chắc đã từng luyện khí nhiều?

        không biết bác có nhận xét thế nào về bài viết dưới đây.

        Luận về 2 mạch Nhâm Đốc theo khoa Luyện Đơn

        Nhâm mạch là «Âm Kinh chi Hải». Đốc mạch là «Dương Kinh chi Hải»

        Lý Thời Trân trong quyển Tố Hồ Mạch Quyết viết: «Hai mạch Nhâm Đốc là 2 hướng Tí Ngọ trong người, theo Đơn Gia thì là đường thăng giáng của Dương Hỏa và Âm Phù, và là nơi Khảm Li giao cấu.»

        Thôi Hi Phạm, trong quyển Thiên Nguyên Nhập Dược Cảnh viết: «Qui Căn Khiếu, Phục Mệnh Quan, Quán Vĩ Lư, thông Nê Hoàn.»

        Du Diễm khi chú Tham Đồng Khế có viết: «Nhân thân khí huyết, vãng lai, tuần hoàn, ngày đêm không ngừng. Sách thuốc có 2 mạch Nhâm Đốc. Ai thông được 2 mạch ấy, thì mọi mạch đều thông.»

        Huỳnh Đình Kinh viết: «Tất cả đều từ Tâm nội vận Thiên Kinh, ngày đêm giữ nó sẽ trường sinh» Thiên Kinh là Đường Hoàng Đạo trong ta, hô hấp vãng lai, đều do đó. Vận Vĩ Lư, có thể thông Đốc Mạch, qui nạp tị tức (ngưng thở bằng mũi), có thể thông Nhâm Mạch. Thông 2 mạch đó có thể trường thọ.»

        Tổng Khu của 2 mạch Nhâm Đốc thì Trương tử Dương cho là huyệt Âm Kiều. Mạch Âm Kiều có nhiều tên như «Thiên Căn, Tử Hộ, Phục Mệnh Quan, Sinh Tử Khiếu.» Trên thông với Nê Hoàn, dưới thông với Dũng Tuyền. Nếu làm được như vậy, thì Chân Khí tụ tán sẽ do khiếu này, thời Cửa Trời luôn mở, cửa Đất đóng luôn. Cưu mạch chu lưu nhất thân, quán thông trên dưới, Hoà Khí tự nhiên sẽ đi lên, và Dương sẽ trưởng, Âm sẽ tiêu, trong nước lửa sinh, dưới tuyết nở hoa, cho nên nói» Thiên Căn Nguyệt quật thường lai vãng, Tam Thập lục cung đô thị Xuân». Tính Mệnh Khuê Chỉ gọi huyệt này là Hư Nguy Huyệt. Trong châu thân con người thì Huyệt này ở vào Chòm sao Hư và sao Nguy (Hư Nhật Thử, Nguy Nguyệt Yến).

        Thạch Hoà Dương gọi hai mạch Nhâm Đốc là Trường Thành. Gọi là Trường Thành, tức là 2 mạch Nhâm Đốc vậy. Hai mạch này từ dưới phát sinh, hợp với nhau nơi răng miệng, bao la cả Âm Kiều, Dương Kiều, tổng lý 12 mạch Âm Dương, cho nên gọi Trường Thành.

        Vạn Thượng Phụ viết trong quyển Thính Tâm Trai khách vấn: Đạo gia lấy phép Bế Đoài (Khóa Miệng) làm công, lợi răng khép kín. Cốt để cho 2 mạch Nhâm Đốc giao nhau. Nhâm mạch bất đầu từ dưới, đi trong ruột lên tới Quan Nguyên, vào dưới Não, dưới hàm răng, hợp Đốc Mạch.Nó là Âm mạch chi hải. Đốc mạch cũng khởi từ Hai cực. Đi trong tuỷ sống. Lên Phong Phủ, lên đỉnh đầu, vào cổ họng phía trên, và nơi răng lợi phía trên. Nó giao với Nhâm mạch, và là Dương mạch chi hải.

        Huỳnh Đình kinh viết: «Đều do Tâm Nội vận Thiên Kinh, trú dạ giữ gìn sẽ trường sinh.»

        Thiên Kinh là vòng Hoàng Đạo trong người, hô hấp vãng lai do đó, tức là do hai mạch Nhâm Đốc. Trang tử viết: «Duyên Đốc vi kinh, nãi khả trường sinh.» Theo đường Đốc mạch, ắt sẽ trường sinh.

        Gần đây, Toàn Dương Tử nói: «Điều cốt yếu của khoa Luyện Đơn là thông 2 mạch Nhâm Đốc.»

        Nhâm Đốc là vòng Hoàng Đạo là con đường chính cho Âm Dương thăng giáng.[2]

        Đạo Lão cũng có câu: Hậu Thăng tiền Giáng, định nhất chu. (Trước Xuống, Sau Lên định một vòng.)

        Kính bác !!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #85
        Tham gia ngày
        Oct 2013
        Bài gửi
        27
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 5 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Nếu người khốn cùng mà có Hiếu, Nhân, Nghĩa. Dù có phải mang nghiệp Nam Phong vẫn thử xoay chuyển vận mệnh cho họ bằng Phong thủy. Dấn thân vào Phong thủy học, nghiệp đương nhiên phải tránh, nhưng có những lúc như trên cũng phải làm dù biết phải nhận lấy nghiệp, có vậy mới xứng đáng với những hiểu biết mà huyền môn đã ban tặng.
        Nam Phong ơi,
        Nhân mà Hiếu-Nghĩa đong đầy,
        Tận tường căn bản, dạn dày- có, không,
        Thì ai mà dám thong dong,
        Mon men đến trước Nam Phong mà nhờ!
        Ấy mới nói: không không, sắc sắc
        Dạo một dòng, cảm thấy thương thương,
        Sót cho một nỗi niềm riêng,
        Thương cho một khối nghiên nghiên nặng sầu
        Đôi lời biết tỏ cùng ai,
        Bâng khuâng, lạc lõng giữa trời Huyền Không!
        CT
        Đại Hữu- Đỉnh
        thay đổi nội dung bởi: Cát Tường, 17-12-14 lúc 16:08
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #86
        Tham gia ngày
        Jan 2014
        Bài gửi
        98
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Smile

        Hôm nay mới biết lão Thaison có mục Huyền này. Hay vậy mà sao không viết tiếp? Topic được lập trong trạng thái tức cảnh động tâm ngâm thơ...
        Kinh thi của Lão thật lai láng,hihi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 9/9 đầuđầu ... 789

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 22-06-12, 20:48

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •