Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/2 đầuđầu 12
    kết quả từ 11 tới 13 trên 13
      1. #11
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Ảnh hưởng huyền diệu này trong các cuộc thi kéo co có thể được cảm nhận và nghiệm chứng. Hãy lấy hai độ có thực lực tương đương làm tiền đề, đội nào kéo dây thừng về phía Đông (hoặc Nam) thường chiến thắng đội kéo về phía Tây (hoặc Bắc). Bí ẩn là ở đâu, ai mà cùng hướng với hướng xoay của địa cầu người đó sẽ “đắc đạo đa trợ” hay còn gọi là “người thuận chiều thì gặp may”. Vì thế rất nhiều quy định hạng mục thi đấu đòi hỏi đổi sân, quả là làm một việc thừa nhưng vị tất đã xuất phát từ quan điểm thiên nhiên tương ứng, mà chỉ có được là do kinh nghiệm.
        Sự ảnh hưởng kì diệu này ở đâu cũng có, chỉ có điều nó được sinh ra từ sự vô thức của con người, hơn nữa chỉ là sự bắt chước nhau mà thôi. Chẳng hạn như phương hướng của các cuộc thi chạy điền kinh, phương hướng của các cuộc thi trượt băng, cả đến hướng rẽ của các cuộc đua ngựa, đều là vòng phải ngược chiều kim đồng hồ. Thực nghiệm chứng tỏ rằng, những người bị lạc lối trong rừng sâu, thường thường sau khi trời sáng, lại phát hiện thấy quay về đúng con đường cũ, đường vòng đã đi cũng ngược chiều kim đồng hồ. Hiện tượng này, xưa gọi là “ma đưa”. Cái thứ quỷ sai thần khiến này lại là sự tự quay của trái đất. Thế nhưng, phong thủy học cổ đại của Trung Quốc lại có ý thức trong quy định đi vào cổng trong sân không được đi thẳng vào nội thất, mà phải qua một con đường gấp khúc trong sân, đi vòng theo một phương hướng nhất định rồi mới được bước vào phòng. Như thế gọi là nơi “trừ bỏ u uất của đường gấp khúc”. Trong “Khai môn phong thủy” của cuốn “Bát trạch chu thư” của Hoàng Thạch Công, đã có sự giải thích rất cặn kẽ, căn cứ vào tiên thiên bát quái. Điều này nhắc nhở người ta phải chú ý đến hướng vòng của các cầu thang nhà lầu ngày nay, đó là nội dung mới được thấy ở phong thủy học cổ đại.
        Phong thủy học còn quy định: Khí sau khi đi vào lối cửa được gọi là “khí khẩu”, thì ở trong sân, trong phòng, đều theo vòng xoáy trái, thuận chiều kim đồng hồ, mỗi khí chuyển đến một phương vị, sẽ nảy sinh tương sinh hoặc tương khắc với khí của ngũ hành phương vị này mà xuất hiện cát hoặc hung, thuật ngữ gọi là “cửu tinh ghép vào bát môn”, có thể thấy người xưa sớm đã có sự yêu chuộng đối với khí dương xoáy trái, thuận chiều kim đồng hồ và đã ứng dụng vào lựa chọn chỗ tốt nhất để ở.
        Điều này làm chúng ta cảnh giác là việc lựa chọn chỗ tốt mà cư trú lấy căn cứ từ hiệu ứng trường khí xoắn vũ trụ, cho đến nay vẫn chưa được chú ý trên thế giới.
        (2)Ở Nam bán cầu nên chọn bờ nào?
        Những nước có thành phố xây dựng ở bên phải dòng sông, nêu trên đây, đều là những nước ở Bắc bán cầu, vậy những nước ở Nam bác cầu nên lựa chọn như thế nào?
        Kỳ thực, chỉ cần đảo ngược quy luật một chút là được. Đạo Lão thường nói: “Bắc đẩu thất tinh, nam đẩu lục tinh”, số lẻ và số chẵn của sao thay đổi đã dẫn đến thiên cơ. Đến Nam bán cầu thì không thể theo “bên phải sông là cát, bên trái sông là hung” được. Trên thực tế cũng là như vậy, mở bản đồ thế giới có thể nhìn thấy: Bờ trái của các dòng sông OOlico, sông Pa-lu, Banwan của Ôt-strây-lia có rất nhiều thành phố, thị trấn. Bờ trái sông Sancani, Lin Bolo, Aolifan của Modambic, sông Luwuma ở gần biên giới Tandanya đều có rất nhiều thành phố, thôn trấn. Bờ trái của các sông Uragoay ở Nam Mỹ, Palana ở Paragoay đều có rất nhiều thành phố và thôn trấn.
        Nhưng những thành phố đó không được coi là thành phố lớn. Ở đây lại có những điều bí ẩn khác. Bởi vì Bắc bán cầu, tương đương với từ cực Bắc là dương, Nam bán cầu tương đương với từ cực Nam là âm, như trước đã nói: “Thuần âm thì hàng năm nhiều tật bệnh, thuần dương thì tài vượng mà vô tử tôn”. Xin đối chiếu lại xem, quả thật Nam bán cầu là âm, tương đối nghèo, thiên tai tật bệnh nhiều, mà số dân lại không ít (trừ Ôt-stray-lia ra, vì là do di dân của nước Anh đến lập nước, người là nhân tố tác dụng chủ đạo), trái lại Bắc bán cầu thuộc dương, có nhiều nước kinh tế phát triển, hơn nữa dân số tương đối ít (chẳng phải là do sử dụng biện pháp “sinh đẻ có kế hoạch” đưa lại).
        Quy luật Nam nghèo, Bắc giàu của trái đất lại rất trùng hợp với đặc điểm “thượng trí hạ ngu” của nhân thể (những “bộ phận mấu chốt” của cơ thể người đều ở phần trên của thân thể). Đó là một sự toàn tức. Từ những sự thực trên đây, chúng ta không thể không sung sướng thán phục tầm nhìn xa trông rộng, kiến thức cao sâu của các bậc hiền triết Trung Quốc xưa.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (22-09-17)

      3. #12
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        8- Thuật xem tướng đất thời xưa.
        Thời kỳ đầu của phong thủy học, cũng giống như thuật xem tướng mặt, thuật xem tướng tay, gọi là thuật xem tướng đất.
        Nói một cách nghiêm túc, phải gọi là thuật xem tướng thiên văn địa lý, bởi vì trái đất treo trong bầu trời vũ trụ, không có “đất” tuyệt đối nào. Nhưng nếu so với các thuật tướng trạch, địa lý, thanh nang, thuật thanh điểu v.v…thì tên gọi xem tướng dất tương đối phổ thông hơn.
        Nghĩa của xem tướng tức là xem xét, thẩm định. Xem tướng đất cùng một dòng phái với các thuật xem tướng mặt, tướng tay, tướng người truyền thống của Trung Quốc. Còn tên gọi là thuật thanh nang là có liên quan đến cuốn “Thanh nang trung thư” do Quách Phác, người đời Tấn viết ra. Thanh Điểu vốn là người chuyên xem tướng đất đời Hán, tương truyền ông đã viết 3 cuốn “Thanh điểu từ” (trong “Cựu đường thư kinh tịch chí” ), vì thế, đã trở thành tên gọi thay thế của thuật xem tướng đất.
        Thuật xem tướng đất cổ đại cho rằng: “Tướng đất mà được coi nhà cửa bình an, nhân đinh thịnh vượng, tử tôn đa phúc; tướng đất mà không được thì nhà có ma, lụn bại tiêu điều, hai lây đến con cháu”. Nguyên tắc của xem tướng đất là : “Rất chú ý đến hình thể của sông núi, tàng phong đắc thủy, còn phải kết hợp với âm dương ngũ hành để suy luận”.
        Thuật xem tướng đất khởi nguồn từ việc đóng lều trại của các bộ lạc thời đại nguyên thủy. Trong “Kinh Thi, Đại Nhã, Công Lưu” đã ghi chép rất cặn kẽ cảnh tượng xem tướng đất, di chuyển chỗ ở của người đời Chu: “Đốc Công Lưu, vu tế tư nguyên, kí thư kí phồng”, có nghĩa là Công Lưu quan sát những vùng đồng cỏ đất ở, người đông cỏ rậm, là nơi có trường khí tốt. “Đốc Công Lưu, thệ bỉ bách tuyền, chiêm bỉ bạc nguyên, nãi đẩu nam cương nãi quan vu kinh”. Đoạn này ghi chép: Công Lưu quan trắc nguồn nước, ngắm nghía bình nguyên, trèo lên dốc phía Nam, có thể nhìn thấy toàn bộ tướng đất kinh đô.
        Vậy thì, nơi ở mà thuật xem tướng đất chọn lựa, có phải là vùng đất quý của trường khí không? Tài liệu khảo cổ đã chứng thực điều này.
        Kinh thành Ân đời Thương, từ Chương Khâu, Hà Nam, dời đến Tiểu Truân, An Dương, Hà Nam. Cung vua đời Ân nằm ở bờ Nam sông Hằng (nay ở cạnh thôn Tiểu Truân), vùng này ngày nay sở dĩ nổi tiếng, vì ở nơi đây đã phát hiện giáp cốt văn quý báu. Xem xét từ sự di chuyển của dòng sông, ứng với định luật phong thủy “sơn hoàn thủy bão tất hữu khí”, có thể thấy thuật xem đất thời Ân- Thương đã rất là tuyệt vời.
        Đến nhà Chu, thuật xem đất càng được coi trọng, “Chu Thư- Triệu Hạo” đã ghi lại sự thực về Thành Vương sai Triệu Công xem đất ở nhà ở doanh trại, có nói: “Chỉ có Thái Bảo Tiên Chu Công xem được chỗ ở”. Có điều, hồi đó chưa có phương tiện la bàn mà chỉ dùng cách đo bóng nắng để xác định phương vị đúng như “phép Chưởng Thổ Khuê, lấy bóng mặt trời, lấy mặt đất để xem chỗ ở” theo “Chu Lễ- Hạ cung” đã ghi lại.
        Thời kỳ Tần – Hán, thuật xem đất gắn liền với thiên văn làm nảy sinh tư tưởng luật toàn tức “Thiên nhân tương ứng”, thể hiện ở việc sử dụng trong thuật xem đất chiếc la bàn có khắc thiên bàn nhị thập bát tú và có khắc địa bàn thiên can địa chi. Thời kỳ này còn xuất hiện những sách chuyên môn nổi tiếng như “Kham dư kim quỹ”, “Cung trạch định hình”, “Chu Công bốc trạch kinh”.
        Thời kỳ Ngụy- Tấn, thuật xem đất đi đến hoàn thiện. Thời kỳ này rất coi trọng về khí. “Táng kinh” của Quách Phác là tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này. Ông đã nói trong “Thiên Vọng khí” rằng: “Phàm những nơi khói sương bao quanh, mặt đất không nứt nẻ, óng mượt bóng mỡ, cây cỏ tốt tươi, dòng suối ngọt mát, đất màu mỡ, đá ẩm ướt, những nơi như vậy khí đang tụ không ngừng”, đó là sự miêu tả sinh động về miền đất tốt của trường khí.
        Người viết những dòng chữ này, trong khi khảo sát trường khí của Đông Lăng đời Thanh (Huyện Tân, tỉnh Hà Bắc), đã nhận thấy rằng cho đến nay, vùng đất này vẫn là sương khói bao quanh, nhìn từ xa giống như hơi trong lồng hấp, vẫn là dòng suối ngọt mát, đất màu mỡ, đá ẩm ướt, khí tụ không dừng. Gần đây, theo những tài liệu liên quan, được biết rằng nơi đó mới xây dựng một nghĩa trang, dành riêng cho Hoa Kiều ở nước ngoài, sau khi đã trăm tuổi lá rụng về cội.
        Tóm lại, phong thủy học nguồn gốc xa xưa, dòng chảy dài xa, xuyên suốt lịch sử văn hóa truyền thống Trung Quốc, có tác dụng lớn lao đầy quyền uy đối với sự sống còn và phát triển mạnh mẽ của con cháu Hoa Hạ.

        Hết.
        Nguồn: thegioihuyenkhong.com
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "annhien" về bài viết có ích này:

        hactientn (23-06-15),thucnguyen (22-09-17)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        PHONG THỦY LUẬN
        mến chào ACE diễn đàn nhận thấy các bài viết về phong thủy của anh DIENBATN rất có ít cho các bạn bước vào nghiên cứu phong thủy dinhquy xin đưa lên để ace cùng ngâm cứu.Xin cám ơn anh HÙNG
        PHONG THỦY LUẬN

        Thân gửi các bạn trên Diễn đàn Phong thủy.
        Từ trước tới nay,phần lý thuyết Phong thủy được viết rất nhiều,hằng hà sa số cuốn sách đã được in hoặc lưu truyền trong dân gian.Tuy viết rất nhiều,nhưng vấn đề lý thuyết của bộ môn Phong thủy,vì không được dựa trên một căn bản Lý thuyết thống nhất và triệt để nên tùy theo điều kiện cụ thể mà phát triển ra rất nhiều Môn phái Phong thủy,có lý luận và cách thực hiện nhiều khi trái ngược lẫn nhau,khiến người đời sau không làm sao hiểu được và tính chất Thần bí cứ dần dần xen vào và từ đó Thuật Phong thủy trở nên một cái gì đó Huyền bí,khó hiểu và được coi là Mê tín dị đoan.
        Việc tìm lại cội nguồn Lý thuyết của bộ môn Phong thủy nói riêng và Lý thuyết của Dịch lý Đông phương nói chung,là một vấn đề rất thiết yếu.Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian nghiên cứu,sưu tầm,nhận định ,tập hợp và sắp xếp lại.dienbatn không dám có tham vọng làm việc đó,chỉ xin làm viên đá nhỏ lót đường cho sự nghiên cứu của các bạn.Nếu thành công thì thành quả đó xin tặng lại các bạn ,hoặc nếu chẳng đi đến đâu cả thì âu cũng là số Trời,và những gì có được xin các bạn cứ dùng làm tư liệu để tiếp tục những bước sau này.Mọi việc đều phải có sự khởi đầu và như người xưa nói :"VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN ".Trong bài viết này dienbatn xin được công bố,những bài viết,những ý tưởng của một số Cao nhân ẩn danh,không muốn xuất hiện. Đúng hay sai còn phụ thuộc nhiều yếu tố, song dienbatn xin kính cẩn cảm ơn các vị Tiền bối đã chỉ giáo. dienbatn chỉ là người trích dẫn,sắp xếp lại cho thứ tự và mạch lạc hơn,ngoài ra do sự kém cỏi thô lậu, không có ý tưởng gì hay nên xin các bạn cũng đừng chấp.Nào ,bây giờ chúng ta bắt đầu khởi hành.
        1/LỜI NÓI ĐẦU :

        Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
        THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
        ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
        NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
        Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.
        THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
        ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
        NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.
        Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
        Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà Lạc.
        NHÂN THỂ LÀ MỘT TIỂU VŨ TRỤ.
        Trước khi Tầm Long,trích Huyệt thì Phong thủy sư phải học hỏi để hiểu biết nhân thân là một TIỂU VŨ TRỤ.Trong thân thể con người có 365 đại huyệt và gần 1.000 huyệt nhỏ khác,cũng có Khí,có Thủy,có Hỏa,kinh lạc như Đại Vũ trụ bên ngoài.Phải biết kết nối các mạch cùng vận hành thuận hòa trong bản thể,tức là phần tu luyện Pháp Đạo,Đạo Thuật để đạt được đức Nhân.Có Đức Nhân rồi mới tìm hiểu biết về Đại Vũ trụ,tầm Long,tróc mạch những nơi "Tàng Phong tụ Thủy ",là những nơi có Huyền lực của Thiên Địa làm ảnh hưởng thăng hoa vật chất và nhân thể.
        Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng đến tính mạng,còn điểm Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng tộc ,con cháu nhiều đời.Do vậy,các Phong thủy sư phải rèn luyện Đạo thuật,nhằm khai mở Tâm năng,khiếu Cảm xạ,Thấu thị là chính yếu,còn tri thức kinh nghiệm của các bậc Tiền nhân là căn bản cho sự nhận định và luận chứng Huyệt mạch Phong thủy mà thôi,chứ việc Tầm Long ,trích Huyệt rất phức tạp và đa dạng.
        Tâm năng của con người gần như bất tận nếu biết rèn luyện,khai thác đúng mức những khả năng để khám phá Đại Vũ trụ như:
        -Cảm xạ các giao động mạch Khí.Tìm nguồn nước.
        -Thần giao cách cảm.Tương tác giữa người này và người kia.
        -Sử dụng tâm năng Tiên đoán,thấu thị.
        -Hóa giải theo ý muốn.
        -Biết được Thiên vận,Địa thế,Nhân cơ,các nguồn thông tin,dữ liệu từ Vũ trụ.
        -Sử dụng Tâm năng trong Y học trị liệu,giải phẫu...
        -Trị liệu bằng Trường Sinh học.
        Ngày xưa ở Trung quốc,Việt nam và các nước Chấu Á đều có Kỹ thuật xây dựng,kiến trúc theo Phong thủy căn cứ vào 4 yếu tố :HÌNH -LÝ-KHÍ- SỐ.
        1/KHÍ :là Năng lượng Vũ trụ hàm tàng trong Vũ trụ,vật thể,Đất,Nước,con người..
        2/LÝ :Là quy luật vận động,vận chuyển ,tạo tác của Khí Thủy -Phong -Hỏa.Gồm ba nguyên tắc :
        a/Trời chưởng quản Địa,Nhân.
        b/Trời,Đất đều tác động đến Vật chất và con người,nên phải biết vận dụng ảnh hưởng này nhằm tạo yên vui cho cuộc sống.
        c/Vận mạng ,hạnh phúc của người sống tùy thuộc ảnh hưởng của người chết,tức là Âm trạch.Do vậy người xưa có câu :"Người sống thì xem cái nhà ,người chết thì xem cái mồ ".
        3/SỐ :Là những tượng số của Dịch lý(Nghi,Tượng,Quái,Hào).
        4/HÌNH :Là hình thể vùng đất,dòng nước,cấu trúc các công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt đến mạch khí.
        Ngoài 5 thành tố Kim-Mộc-Thủy -Hỏa-Thổ sinh và khắc chế ngự lẫn nhau.Yếu tố được xem là thuận lợi khi nào năng lực của Vũ trụ hòa hợp cùng năng lực của Đất hay còn gọi là sóng điện từ.Chính hai lực này chi phối,ảnh hưởng đến hoạt động của Trường Sinh học con người,nếu hai lực này tương phản thì đem lại kết quả xấu cho con người trong cuộc đất này hay Dương trạch họ đang ở,hoặc Âm trạch táng tử thi.Nếu hai lực kết hợp tốt thì Vận mạng của con người sẽ tốt,sức khỏe dồi dào,kinh tế phát triển lên mãi.
        Do vậy,Phong thủy là một bộ môn học thuật dựa trên Minh triết của Âm -Dương-Ngũ hành -Bát quái,là một Huyền môn Khoa học cổ xưa đã có quá trình trải nghiệm trên 5.000 năm.Phong thủy không mê tín mà là một học thuật tối cổ căn cứ vào HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ mà luận đoán theo một quy luật nhất định.
        PHONG THỦY.
        Phong : Là Gió.
        Thủy :Là nước.
        Hỏa :Là Lửa.
        Là tinh túy của Đất,sự lưu chuyển của ba thành phần này nhờ vào Khí.Địa vận có sự dịch chuyển để sinh hóa thì Thiên vận tùy theo nó.Thiên vận có sự biến đổi thì Địa khí tương ứng với nó.Thiên khí vận động ở trên thì Nhân khí tương ứng với nó;Nhân vận động ở dưới thì ở trên Thiên khí sẽ ứng theo.Như vậy chúng ta thấy rằng Tam tài THIÊN ĐỊA NHÂN đều có liên quan lẫn nhau.Hoàng Thạch Công nói :Một Âm,một Dương là Đạo (Nhất âm nhất dương chi vi Đạo ).Một tĩnh ,một động là Khí,một Vãng một Lai là Vận.Hà đồ -Lạc thư hợp thành số lẻ;"Cơ "là Tịnh Dương hay thuần Dương,số chẵn là Ngẫu thì Tịnh Âm hay Thuần âm.
        Sách "CHÍNH QUYẾT CHƯƠNG HÌNH KHÍ "của Tiên sinh Tử Linh Thành viết :"Vào thời Phục Hy,Thần nông,Hoàng đế;sông Hoàng hà dịch chuyển từ Long môn đến Lã Lương Sơn,Từ Lã Lương Sơn hướng về Thái hành sơn chảy qua Kiệt Thạch sơn vào biển lớn.Sông Hoàng hà chẩy từ phương Tây chẩy qua phương Nam,rồi từ Nam chuyển hướng lên Đông bắc,Dự châu đóng ở giữa.Hoàng hà chính là dải đai các núi Nhũ nhạc triều bái,thì nơi đây chính là Phong thủy Bảo địa.Cũng là nơi xuất hiện ra các bậc Thánh nhân như vua Ngiêu,Thuấn,Khổng tử.Phía Bắc Hoàng hà ,còn phương Nam là Trường giang,Thái sơn (Tỉnh An huy ) kẹp giữa ;như vậy Thái sơn chính là Can Long từ dải Hoa sơn trở xuống (Vùng đất này ngày xưa là của Việt tộc ).Nhưng rồi Thiên vận hướng Can Long xuôi theo về hướng cực Nam để rồi kết thành một vùng Bảo địa hay Linh địa.Có Linh Tú khí.Quách Đại Quân viết rằng :"Ta xem núi non ở Giao châu phần lớn Long mạch đều xuất phát từ Quý châu,mà Quý châu là phần dư thừa các con sông từ đất Ba Thục;Long mạch chảy qua cuồn cuộn không dừng thẳng đến đất Giao châu,nên nước ấy có Can Long kết thành Linh bảo địa".
        Nền Phong thủy của Việt nam chúng ta dựa trên học thuật của Tổ tiên,ông cha truyền khẩu,bao nhiêu sách vở từ xưa đã bị tiêu hủy trong thời chiến tranh bị đô hộ Bắc thuộc.

        :
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (22-09-17)

      Trang 2/2 đầuđầu 12

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 19-02-16, 15:37
      2. nhờ các anh chị trong diễn đàn luận giúp mình
        By đẳng sâm in forum Dịch số
        Trả lời: 5
        Bài mới: 22-09-13, 13:28
      3. Kính nhờ ACE trong diễn đàn luận quẻ gấp !!!
        By HVQ in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 14
        Bài mới: 16-06-12, 13:17
      4. cách dùng HỒ LÔ đồng trong phong thủy!!!!!!!!
        By levandungforex in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 7
        Bài mới: 03-06-11, 22:31
      5. Các vật khí hoá sát- cát tường trong phong thuỷ
        By nguyen kim yen in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 10
        Bài mới: 07-06-10, 00:30

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •