Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/9 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 83

    Ðề tài: Phong thủy luận

      1. #11
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        sinh khí không bị gió thổi tứ tán. Tác dụng của sinh khí là phát tán mà nuôi dưỡng vạn vật. Loài người được nó nuôi dưỡng thì cát, mất sự nuôi dưỡng của nó thì hung. Sự sống của loài người là kết quả hội tụ sinh khí , sinh khí ngưng kết thành cốt cách của con người. Người ta chết đi, máu thịt rứa nát, xương cốt vẫn còn; nếu đem thi thể của tổ tiên cha mẹ mai táng ở nơi sinh khí hội tụ, thì sinh khí sẽ nhập vào xương cốt mà trở thành nuôi dưỡng con cháu của họ, cho nên nói : "Mai táng phải thừa sinh khí vậy" (Táng thư). Đây là cơ sở lý luận của Phong thủy âm trạch. Còn về Phong thủy dương trạch mà nói , vì sinh mệnh của con người do sinh khí hội tụ tạo nên, bởi vậy cũng cần phải tìm được mảnh đất có sinh khí thịnh vượng mà xây dựng nhà ở, để chủ nhà được sinh khí nuôi dưỡng. Nhưng sinh khí dưới lòng đất nuôi dưỡng người từ bên dưới, lực lượng ở sâu mà công hiệu chậm, cho nên khác với âm trạch, dương trạch còn phải có được "thiên hạ" (khí trời). Khí trời trực tiếp sưởi ấm thân thể con người lực lượng ở bên trên mà công hiệu nhanh , cho nên "Dương trạch dưới thì tiếp nhận cát khí của đất, trên thì muốn có vượng khí của trời" (Tướng trạch kinh soạn . quyển 4), bởi vậy khi xây dựng nhà ở phải chú ý hướng mở cổng, cửa, hình dạng ngôi nhà, lựa chọn phương vị, để tiếp nhận vượng khí , loại trừ tà khí.
        2) Phương vị. Chỉ khi xây dựng hoặc tu sửa nhà ở, một phương vị cố định nào đó đối lập với "tử khí". Nếu tiến hành xây dựng, tu sửa ở phương vị sinh khí này, ắt sẽ thu được hồng phúc lớn lao. Phương vị có sinh khí không giống nhau trong một năm: tháng giêng ở Tý, Quý (tức chính bắc và phương bắc dịch sang đông 15 độ, Xem mục nhị thập tứ sơn); tháng 2 ở Sửu, Cấn; tháng 3 ở Dần, tháng 4 ở Mão, ất; tháng 5 ở Thìn, Tốn; tháng 6 ở Tỵ, Bính; tháng 7 thân, Canh; tháng 8 Mùi, Khôn; tháng 9 ở Thân, Canh; tháng 10 ở Dậu, Tân; tháng 11 ở Tuất, Khôn; tháng 12 ở Hợi, Nhâm. Trong 1 năm, bắt đầu từ phương chính bắc, thuận theo chiều kim đồng hồ mà xoay 1 vòng.
        3) Tức sao Sinh khí. Xem mục Sinh khí tinh.
        4) Chữ "khí" ở đây theo quan niệm của cổ nhân khác với "không khí", nó là một chất đặc biệt trong vũ trụ hoặc trong cơ thể người.
        Ngoại khí : Khái niệm Phong thủy. Chỉ dòng nước chảy trên mặt đất. Nước chảy trên mặt đất gọi là Ngoại khí. Thứ khí này mềm. Ngoại khí chuyển tải, chỉ nội khí mới có thể tụ lại, nên Long vận hành mà sinh khí tùy theo, thủy (nước ) ngăn lại mà nội khí tụ.
        Nội khí : Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí trong đất. Sinh khí vận hành trong lòng đất, nên gọi là nội khí. Thứ khí này cứng.
        Long thần: Tức sinh khí. Thuật Phong thủy cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất, biểu hiện là long mạch, thần diệu khó đoán, chủ mọi cát hung, nén dùng hai chữ "Long thần" để biểu thị sự kỳ diệu của nó.
        Thiên khí:
        1) Khái niệm Phong thủy. Hai khí âm dương tràn ngập trong trời đất; ẩn tàng mà vận hành dưới lòng đất thì gọi là "sinh khí", phát tán trôi nổi trong không trung thì gọi là "thiên khí". Hoặc nói là khí chia ra âm dương, khí dương gặp gió thì vận hành, sưởi ấm thân thể, người, tức khí trời, thực ra là sinh khí trong không trung. Phong thủy dương trạch coi việc tiếp nhận thiên khí là điều cốt yếu.
        2) Phương vị. Trong 24 sơn, sinh khí ở phương vị 8 thiên can Giáp, Canh, Bính, Nhâm, ất, Tân, Đinh, Quý, là thiên khí.
        Địa khí: Khái niệm Phong thủy. Sinh khí vận hành trong đất, phát ra mà sinh thành vạn vật, nên gọi là địa khí. Đối xứng với nó ắt là thiên khí. Xem mục Sinh khí, Thiên khí.
        Cát khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí thịnh vượng. Thuộc dương. Thi thể người chết sau khi mai táng nếu được cát khí nuôi dưỡng, thì vong hồn sẽ bay lên phù hộ cho con cháu hưởng phú quí. Sinh khí cũng được gọi là cát khí.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        Sát khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ gió độc thổi đến từ khe núi, hẻm núi hoặc chỗ lõm trong núi. Cổng nhà ở nếu bị sát khí thổi vào thì hung, cản thay đổi hướng cổng, cửa.
        Thực khí: Khái niệm Phong thủy. Thuật Phong thủy coi sơn (núi) là Thực khí, đất càng cao thì khí càng dày, đất càng thấp thì khí càng mỏng, cho nên núi càng phải lớn mới là cát. Nhưng Thực khí không thể tự nó khai phá, muốn làm cho Minh đường rộng rãi, thoáng khí, còn phải dựa vào tác dụng của thủy lưu. Xem mục Hư khí.
        Hư khí: Khái niệm Phong thủy. Thuật Phong thủy coi thủy (nước) là Hư khí. Nước càng sâu khí càng mạnh, nước càng nông khí càng yếu, cho nên nước phải sâu và chảy xa mới là cát. Nhưng Hư khí không thể tự nó trở thành nông sâu, núi cao thì nước mới cô thể dài xa, nên Hư khí còn cần phối hợp với Thực khí. Xem mục Thực khí.
        Hung khí : Khái niệm Phong thủy. Chỉ thứ khí không tốt trong lòng đất. Thuộc âm. Nếu thi thể người chết sau khi mai táng bị hung khí tấn công, thì vong hồn sẽ bị hung khí dìm xuống, ảnh hưởng xấu đến con cháu, khiến con cháu trở nên nghèo hèn, hiếm muộn, tai họa.
        Lậu khí : Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí bị tiết thoát. Trong thuật Phong thủy, Long đến hình dừng, nhưng thủy lưu không ôm lấy, tạo thành chỗ khuyết, sinh khí từ chỗ khuyết ấy tiết thoát ra, gọi là Lậu khí. Không lành.
        Phong thủy dương trạch cho rằng, nếu cửa sau đối diện với cửa trước, thì sinh khí vào nhà sẽ theo cửa sau mà tiết thoát đi, là Lậu khí. Nếu hai bên phòng ở không có hành lang mà thông thẳng ra ngõ hẻm, là nhà bị Lậu khí không lành.
        Cốt trùng: Là loại sinh vật hư cấu (không có thật). Thuật phong thủy cho rằng loài người tiếp nhận sinh khí mà hình thành, sinh khí ngưng kết thành xương cốt. Người ta chết đi, máu thịt sẽ rữa nát, duy xương cốt vẫn còn. Sau khi mai táng, sinh khí thấm vào xương cốt, có ảnh hưởng tốt con cháu người đã khuất. Thời Trung Hoa Dân quốc, Viên Cao phát triển thuyết này, cho rằng xương cốt loài người giống như san hô, do các cốt trùng nhỏ xíu ngưng làm thành. Người ta chết đi, cốt trùng vẫn còn, cảm với sinh khí mà ảnh hưởng tới con cháu (xem Thuật bốc phệ tinh tướng học, quyển 3). Thực chất đây là dùng học cận đại phụ họa thuật Phong thủy, hoàn toàn vô căn cứ.
        Địa lý ngũ quyết: Năm nội dung lớn, có tính chất khái quát lý luận Hình pháp trong thuật Phong thủy, là Long (tầm long), Huyệt (định huyệt), Sa (sát sa), Thủy (quan thủy), Hướng (lập hướng). Sự tổng kết khái quát 5 yếu tố lớn đó có ảnh hưởng khá mạnh tới lý luận Hình pháp.
        Tam cương ngũ thường: Tổng kết lý luận mà thuật phong thủy đưa ra cho phù hợp với quan niệm đạo đức của xã hội phong kiến. Tam cương là : " Một, Khí mạch, là cương phú bần tiện; hai, Minh đường, là cương sa, thủy đẹp xấu; ba, Thủy khẩu, là cương sinh vượng tử tuyệt" . Ngũ thường là : "Một, Long, long phải chân (thật); hai, Huyệt, huyệt phải đích (đúng); ba, Sa, sa phái tú (đẹp); bốn, Thủy, thủy phải bao (ôm); năm, Hướng, hướng phải cát (lành).
        Ngũ tính : Đem họ (họ tên) của người phối với ngũ âm, ngũ hành, rồi căn cứ vào đó mà dự đoán cát hung của nhà ở, phần mộ. Thuyết này rất thịnh hành vào giữa thời Hán và Đường, mai một dần từ thời Tống, Nguyên. Cách thức cụ thể như sau : trước tiên, phối họ với ngũ âm. Ngũ âm gồm: cung, thương, giốc, chủy, vũ. Phát âm họ của một người , nếu âm ở trong cổ họng là cung, ở chân răng 1à thương, ở kẽ răng là giốc, ở lưỡi là chuỳ, ở môi là vũ. Ngũ hành gồm: thổ, kim, mộc, hỏa, thủy. Ví dụ các họ Trương, Vương, là thương; họ Vũ, Dữu là vũ; họ Liễu là cung; họ Triệu là giốc. Người không am hiểu âm vận, có thể tra cứu trước tác Phong thủy có liên quan để biết họ của mình thuộc âm nào. Định được ngũ âm rồi, thì biết được ngũ hành. Sau đó căn cứ nguyên lý ngũ hành sinh khắc mà xây nhà đặt cửa. Ví dụ, họ Trương là âm thương, thì cổng, cử chính không được đặt ở hướng nam, vì thương thuộc kim, mà phương nam là hỏa, hỏa khấc kim, không lành. Lại như họ Đồ là âm chủy, cổng nhà không được mở ra hướng bắc, vì chủy thuộc
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        hỏa, mà phương bắc thuộc thủy, thủy khắc hỏa, không lành. Ngũ tính có quan hệ với tọa hướng của phần mộ, có ca quyết đơn giản như sau : "Thương, giốc nhị tính, bính nhâm ất tân; cung, vũ, chủy tam tính, giáp canh đinh quý, đắc địa đắc cung, thứ sử vương công; đắc địa đắc cung, hữu thủy vô chung; thất địa đắc cung, tử tôn bất cung, thất địa thất cung, tuyệt tự vô tông (Hoàng đế trạch kinh).
        Ngũ phúc lục cực: Tình trạng cát hung. Ngũ phút gồm : thọ, phúc, khang ninh, hiếu đức, khảo chung mệnh; I ục cực gồm : yểu chiết (chết sớm), bệnh tật, lo buồn, nghèo khổ, độc ác, yếu ớt. Thuyết này gặp trong Thượng thư. Thuật Phong thủy cho rằng lục cực cứ bám riết, ngũ phúc chẳng tới là do ngũ hành mất cân bằng tạo nên. Cho nên chọn đất mai táng phải tìm nơi sinh khí thịnh vượng, thuận hợp ngũ hành, để trừ lục cực đón ngũ phúc.
        Ngũ hung Tình trạng hung họa. Gồm bệnh tật thương tích, sinh ly tứ biệt, tai nạn hình phạt, yểu chiết cô đơn, ngang ngược điên cuồng. Học thuyết Lí pháp trong thuật Phong thủy cho rằng mai táng phải có được âm long, âm huyệt, âm ứng, hoặc dương sơn, dương thủy, dương huyệt, dương ứng, là khí thuần nhất, thì có thể tránh được Ngũ hung. âm dương ở đây chỉ thuộc tính âm dương của phương vị Xem mục Nhị thập tứ sơn.
        Giang Tây phái : Trường phái Phong thủy. Thuật Phong thủy có hai trường phái lớn. Phái Giang Tây do Dương Quân Tùng đời Đường khởi xướng. Họ Dương về cuối đời sống ở Giang Tây, môn đệ của ông phần lớn là người Giang Tây, nên có tên như vậy Thuyết này lấy hình thế làm chính, tìm nơi khởi đầu và kết thúc của sơn mạch, thủy lưu; lặn lội phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, chú trọng quan sát hình dạng sơn loan thủy đạo, nhấn mạnh sự phối hợp long, huyệt, sa, thủy. Còn gọi là phái Loan đầu. Thuyết này về sau hình thành nên lý luận Hình pháp. Phái Giang Tây với Dương Quân Tùng là tổ sư, lần lượt truyền cho Tăng Văn Sán, Lại Văn Tuấn, Ngô Cảnh Loan, Mục Vũ. Trước tác của phái này hiện còn rất nhiều, tiêu biểu là Hám long kinh, Nghi long kinh, Thập nhị trượng pháp của Dương Quân Tùng, Táng thư người đời Tống mượn danh Quách Phác, Thôi quan thiên của Lại Văn Tuấn. Lý luận của phái Giang Tây chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết qui nạp rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lý. Thuyết này lấy âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các thuyết của âm trạch song vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức trong không gian. Phái Giang Tây từ đời Đường Tống trở đi, lưu truyền khá rộng, đời Mình, Thanh có sút giảm, nhưng vẫn được xã hội tiếp thu rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu rộng.
        Hình pháp : 1) Học thuyết Phong thủy. Tức hệ thống lý luận Phong thủy do trường phái Giang Tây đưa ra. Thuyết này lấy hình thế làm chính, cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất, hóa thành hình mà lộ ra bên ngoài, khí vượng mà cát, ắt hình sẽ đẹp đẽ uyển chuyển; khí suy mà hung, ắt hình sẽ thô, xấu. Bởi vậy, có thể căn cứ vào hình mà biết khí, qua đó dự đoán cát hung họa phúc, tìm ra đất tốt. Theo thuyết này, lý luận âm trạch bao gồm 5 yếu tố lớn là tầm long, định huyệt, sát sa, quan thủy, lập hướng, tết cả đều xuất phát từ hoàn cảnh địa hình tự nhiên mà xác định cát hung. Trên cơ sở đó, tổng kết thành rất nhiều dạng địa hình tự nhiên, là kết tinh vốn kinh nghiệm quí báu của Trung Quốc cổ đại trong việc nhận thức quan sát thế giới tự nhiên. Lý luận dương trạch cũng chú trọng hình dáng và sự phối hợp hình thức của nhà ở, đưa ra rất nhiều hình vẽ và cách thức cố định. Phần lớn khái niệm cơ bản và cơ sở lý luận trong thuật Phong thủy, đều do Hình pháp, đặc biệt do trường phái tiên phong Giang Tây đề xuất và định nghĩa, mà được hậu thế nhất trí thừa nhận.
        Thuyết Hình pháp chú trọng lặn lội khảo sát thực địa, miêu tả giới tự nhiên chân thực và sinh động, đầy đủ sắc thái, chứa đựng nhiều nhân tố hợp lý, lại tương đối dễ hiểu, nên được lưu truyền rộng rãi trong xã hội, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Trước tác tiêu biểu của thuyết
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      7. #14
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        này là : Táng thư, Hám long kinh, Nghi long inh, Thập nhị trượng pháp, Thanh nang áo ngữ, Cửu tinh huyệt pháp , Ngọc xích kinh, Thôi quan thiên, Thủy long kinh, Dương trạch thập thư.
        2) Một học thuyết về thuật số cổ đại. Nội dung bao gồm : xác định hình thế sông núi, để xây dựng thành quách, nhà cửa, tức tướng địa, tướng trạch, tướng người, tướng lục súc tướng vật thể mà định cát hung. Đời sau bèn dùng hai chữ Hình pháp như chữ Phong thủy.
        Loan đầu phái : Tức phái Giang Tây. Vì học thuyết này chú trọng hình dạng của núi sông, nên có tên như vậy.
        Phúc hiến phái : Trường phái Phong thủy. Một trong 2 trường phái lớn của thuật Phong thủy. Thuyết này khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung (Phúc Kiến), nên có tên gọi như vậy. Đến Vương Cấp thời Nam Tống thì rất thịnh hành. Trường phái này chủ yếu căn cứ vào cái lý của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, Hà Lạc mà tính toán. Nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng, để xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung. Do phái này chú trọng tìm hiểu nguyên lý trạch pháp, dương trạch chia ra 24 lộ, phân biệt âm dương, xác định hưu cữu (cát hung) âm trạch cũng thường luận về cát hung của tọa hướng, chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, chứ không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi, cho nên còn gọi là ốc trạch pháp. Thuyết này về sau phát triển thành học thuyết Lý pháp. Phái Phúc Kiến ít nhân tài, trước tác cũng không nhiều, có chăng thường là mượn tên của người đời trước, khó biết đích xác là của ai. Từ đời Minh Thanh trở đi, phái này suy dần, chỉ lưu truyền rộng rãi ở vùng Chiết Trung, ảnh hưởng kém hơn hẳn phần Giang Tây.
        Lý pháp : Học thuyết Phong thủy. Còn gọi là Lý khí, tức hệ thống lý luận Phong thủy do phái Phúc Kiến nêu ra. Nó lấy La bàn làm công cụ chính, chú trọng các nguyên lý thuật số như : âm dương, bát quái, can chi, ngũ hành, cửu tinh, Hà Lạc để tổng hợp và phán đoán cát hung, nhân mạnh phương vị tọa hướng. Ví dụ thuyết Bát trạch trong lý luận dương trạch, phép Đại du niên biến hào, phép Tử nguyên phi bạch, phép Tam hợp trạch, Song sơn ngũ hành, phân lớn đều lấy số mệnh của người phối hợp với bát quái, cửu tinh, can chi, ngũ hành mà có được. Trong âm trạch, Tam ban đại quái, Nhị thập tứ sơn, Ngũ hành thủy pháp cũng dùng các loại nguyên lý thuật số căn cứ vào phương vị sông núi mà tính toán. Dù là âm trạch hay dương trạch, hầu như không hề đề cập đến yếu tố địa hình. Phương thức và quá trình suy lý rất trừu tượng, phức tạp, rắc rối. huyền bí, đầu tính tư biện. Trước tác về lý luận gồm Bát trạch minh kinh, Thanh nang hải giác kinh. Hệ thống lý luận chặt chẽ, kết quả suy lý gắn liền với mức độ tích lũy kinh nghiệm lâu dài. nhiều ít. Lý pháp thịnh hành thời Minh Thanh, nhưng vì tính trừu tượng, huyền bí nên nó không được tầng lớp dưới trong xã hội tiếp nhận.
        Ốc trạch pháp : Tức phái Phúc Kiến. Vì lý luận về dương trạch hết sức chú trọng nguyên lý thuật số, biện luận phức tạp, độc đáo, rút ra từ Hoàng đế trạch kinh nên có tên như vậy.
        Đồ trạch thuật : Một lý luận Phong thủy thịnh hành giữa thời Hán Đường, phép này lấy họ tên của người phối hợp với ngũ âm, đem nhà ở, mộ phần cũng phối hợp với ngũ âm, rồi phối hợp với nguyên lý ngũ hành sinh khắc, để xác định cát hung về nhà ở và mộ phần của những người có họ khác nhau. Chương "Khiết thuật thiên" trong Luận hoành của Vương Sung đời Đông Hán, chuyên luận về Đỗ trạch thuật. Xem mục Ngũ tính.
        Hình gia Tức Phong thủy tiên sinh (thày địa lý). Thời Hán có Hình pháp gia, là người xác định cung độ của nhà cửa mà định cát hung. Về sau những người hoạt động Phong thủy đều tự xưng hoặc được gọi là Hình gia.
        Kham du gia : Lúc đầu là Chiêm gia, về sau là Phong thủy tiên sinh. Đời Hán có các nhà Kham dư. Sử ký. Nhật giả liệt truyện : "Thời Hiếu Võ đế, ông mời các thày bói đến hỏi : vào ngày nọ có thể cưới vợ được không? nhà ngũ hành bảo được, các nhà Kham dư nói không được". Các nhà Kham dư đoán cát hung dựa vào 12 thần, tương ứng với khu vực, bao gồm hoạt động xây
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      9. #15
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        dựng hữu quan, có quan hệ nhất định với Phong thủy. Nên đời sau dùng Kham dư để gọi thay cho Phong thủy, còn nhà Kham Dư tức là Phong thủy tiên sinh. Hằng ngôn lục của Tiền Đại Hân đời Thanh viết: "Nhà Kham dư đời xưa, tức là người xem nhà cửa, mộ phần đời nay". Xem mục Kham dư.
        Âm dương gia : Một trong "Cửu lưu" (9 trường phái) thời Xuân Thu, thời Hán cũng có âm dương gia, bao gồm nội dung : can chi âm dương, ngũ hành sinh khắc, ngũ đức chung thủy. Trước tác có Kham dư kim quí, cũng chứa đựng nội dung Phong thủy, nên đời sau gọi Phong thủy tiên sinh là âm dương gia hoặc âm dương tiên sinh.
        Âm dương tiên sinh : Tên thông tục thời xưa gọi những người chuyên hoạt động Phong thủy , vốn xuất phát từ tên gọi âm dương gia thời Tiên Tần. Hai chữ tiên sinh biểu thị sự tôn kính.
        Mông nhân : Chức quan thời Chu, chuyên trách quản lý phần mộ chung, phân biệt địa hình, vẽ đồ hình trình lên thượng cấp.
        Mộ đại phu : Chức quan thời nhà Chu , chuyên trách quản lý phần mộ trong nước, vẽ địa hình bốn phương và phần mộ trình thượng cấp .
        Lư trạch đãi chiếu : Chức quan đời Hán. Trung Quốc cổ đại phần nhiều dùng hệ thống quan lại "Thái sử lệnh" quản lý bốc phệ chiêm tinh, tướng trạch, tướng mộ; thời Hán thiết chế "Đãi chiếu" 37 người dưới chức Thái sử, trong đó có 4 người là Lư trạch đãi chiếu, chuyên trách về tướng trạch.
        Tư thiên đài học sĩ : Chức quan thời Kim. Các triều Trung Quốc thời xưa dùng hệ thống cơ cấu quan lại Tư thiên đài để quan sát tượng trời, định lịch pháp. Thời Kim quy định chức Học sĩ trong phạm vi toàn quốc phải trải 1 hi tuyển mới được bổ vào chức đó. Khoa mục thi tuyển thiên văn, lịch pháp, chiêm bốc, thuật Phong thủy (Địa lý tân thư) và thuật hợp hôn an táng. Một khi đã trúng tuyển trở thành Thiên đài học sĩ, phải đồng thời tham gia sự hoạt động Phong thủy.
        Âm dương nhân : chức quan đời Nguyên. Đời Nguyên quy định Tư thiên giám tuyển chọn âm dương nhân qua thi cử. Khoa mục thi tuyển gồm : chiêm toán, tam mệnh, Chu dịch, Lục nhâm, Phong thủy dương trạch (thi theo "Chu thư bí áo", "Bát trạch thông chân luận"), Phong thủy âm trạch (thi theo "Địa lý tân thư", "Doanh nguyên tổng luận", "Địa lý minh chân luận"). Trúng tuyển sẽ trở thành âm dương nhân thuộc Tư thiên giám, tham gia tòng sự hoạt động phong thủy. Về sau , đời Minh cũng có thiết chế âm dương nhân thuộc Khâm thiên giám, tòng sự hoạt động Phong thủy. âm dương sinh Thời Nguyên, Tư thiên giám thiết lập khoa âm dương học, học sinh theo học khoa ấy gọi là âm dương sinh, chuyên về thuật số, lấy Chu dịch làm đầu, thứ đến thiên văn, tinh mệnh, chiêm bốc, tướng trạch, tướng mộ. Tư thiên giám lo bồi dưỡng nhân tài, học sinh do các địa phương trong cả nước tiến cử, qua thi tuyển, nếu đỗ sẽ được nhập học. Đời Minh, Khâm thiên giám cũng có thiết lập khoa Địa lý, dạy phương pháp lý luận Phong thủy; có chức quan nào khuyết, sẽ được bổ nhiệm.
        Phong thủy tiên sinh : Tên thông tục thời xưa gọi những người chuyên hoạt động Phong thủy. Từ đời Đường bắt đầu có tên gọi.này, nó trở nên phổ biến khắp nơi trong nước cũng có khi gọi là Phong thủy sư.
        Phong thủy sư : Tên gọi nhung người chuyên hoạt động Phong thủy. Xem mục Phong thủy tiên sinh.
        Địa lý gia : Tức Phong thủy tiên sinh, vì Phong thủy còn gọi là địa lý, cho nên người chuyên hoạt động Phong thủy còn gọi là địa lý gia. Vân lộc mạn chung, quyển 4, của Triệu Nhan Vệ đời Tống, viết : "Nhà địa lý không rõ có từ thời nào . Từ khi Hoàng đế ra lệnh thay đổi Giáp tí, phối hợp can chi mà phân ngũ hành, nay nhà địa lý tất có thuyết đại ngũ hành, chẳng hạn Nhâm thuộc thủy, nhà địa lý báo bảo Nhâm thuộc Hỏa". Dung am bút ký. Dật văn của Tích Phúc Thành đời Thanh: "Người đời rất tin vào lời nói của nhà địa lý, họ bảo mai táng người thân ở chỗ đất lành, thì con cháu sẽ được giàu sang phú quí, trái lại sẽ nghèo hèn suy tuyệt"
        Địa lý tiên sinh : Người lấy thuật Phong thủy làm chức nghiệp, tức Phong thủy tiên sinh. Vì Phong thủy còn gọi là địa lý, nên có tên gọi đó. Sơ khắc phách án kinh kỳ, quyển 16: "Lại cách 2 tháng nữa, mời một địa lý tiên sinh đến chọn đất hoàn tất việc mai táng Vương thị, từ đó dần dần có người tới cầu thân".
        Địa lý sư : Tức địa lý tiên sinh. Sơ đàm tập . Sư hữu. Học đạo của Lý Chí đời Minh : "ở đây Cưu Thắng là địa lý sư (thầy địa lý). Kiên Hồ tứ tập. phong thủy của Chử Nhân Hoạch đời Thanh : "Thân phụ của Hồ Sơn Khiêm nói với thầy địa lý rằng, người đời biết tường tận về huyệt mộ trong núi, há biết đến huyệt mộ trong lòng người".
        Táng sư : Người tòng sự hoạt động Phong thủy âm trạch . Phong thủy chia ra âm trạch và dương trạch. Âm trạch chuyên nói về việc chọn đất mai táng, nên người ta gọi người chuyên về hoạt động này là táng sư.
        Địa sư : Người tòng sự hoạt động Phong thủy. Phong thủy có tướng địa, bốc địa, lại còn gọi là địa lý, địa học, nên người ta gọi người chuyên tòng sự hoạt động Phong thủy là địa sư.
        Bốc công : Người tòng sự chiêm bốc. Luận hoành. Cát nghiệm của Vương Sung đời Hán: "Ban đêm không trăng mà trong phòng tự bừng sáng, vua lấy làm lạ, bèn triệu Công tào sứ Sung Lan đến để đi hỏi bốc công". Còn chỉ người tòng sự hoạt động Phong thủy, tức Phong thủy tiên sinh. Hậu Hán thu. Đống Tuyên truyện : "Công Tôn Đan làm nhà ở, mà bốc công cho rằng nhà này sẽ có người chết". Thái Bình quảng ký, quyển 137, dẫn sách U minh lục của Lưu Nghĩa Khánh thời Nam triều : "Phụ thân của Viên An chết, bà mẹ sai An mang gà rượu đến biếu bốc công, nhờ chọn đất chôn cất".
        Đạo sĩ : Chỉ Phong thủy tiên sinh. Vốn chỉ người theo đạo phương sĩ, tăng lữ, tín đồ Đạo giáo, trong đó phổ biến chỉ tín đồ Đạo giáo. Vì các phép vu thuật, phù chú của Đạo giáo cũng giống như các phương pháp tương tự trong thuật Phong thủy, nên vào một số thời kỳ, ở một số nơi các đạo sĩ cũng tham gia hoạt động Phong thủy, đồng thời các Phong thủy tiên sinh chân chính cũng được người ta gọi là đạo sĩ.
        La bàn : Còn gọi là La kinh. Công cụ quan trọng nhất trong thuật Phong thủy. Do Tư nam bàn, Lục nhâm bàn diễn hóa mà thành , xuất hiện như một công cụ định hình chuyên dùng trong thuật Phong thủy vào khoảng cuối đời Đường Năm 1985 đào được một chiếc la bàn bằng gỗ trong tay bức tượng "Trương Tiên. Nhân" thời Nam Tống bằng đất nung. Đến đời Minh, Thanh, la bàn được chế tạo khá lớn, chứa dựng nội dung cũng ngày thêm phức tạp; chiếc la bàn lớn nhất đạt tới hơn 40 lớp, bao gồm vạn tượng kinh vĩ trời đất, tập hợp cái lý của hai khí âm dương, cái chỉ của bát quái ngũ hành, cái số của Hà đồ Lạc thư, cái tượng của thiên văn tinh tú, trình tự của tiết khí bốn mùa, dùng để xác định phương vị, quan sát thiên văn, tính toán ngày lành, dự đoán họa phúc, trở thành công cụ không thể thiếu trong hoạt động Phong thủy, biểu hiện nhận thức và hiệu chỉnh góc lệch địa bàn, đồng thời gợi mở vô số khái niệm mang tính suy lý tổng hợp và liên tưởng triết học. Nhất là khi ứng dụng cho học thuyết Lý pháp thì nó càng thêm huyền bí khó hiểu.
        La kinh: Tức La bàn. Thuật Phong thủy dùng nó để thâu tóm vạn tượng, kể cả kinh vĩ trời đất, huyền diệu khó đoán. Xem mục La bàn.
        La bàn bát kỳ : Chỉ 8 trạng thái của chiếc kim trên la bàn trong những tình huống khác nhau, đó là : đường, đoái khi, thám, trầm, nghịch, trắc, chính. Đường, chỉ chiếc kim la bàn run rẩy bất định, không trở lại trung tuyến, chứng tỏ dưới đất có đồ cổ. Đoái, nghĩa là đột khởi, chỉ chiếc kim cứ nằm ngang la bàn, không trở về trung tuyến, chứng tỏ dưới lòng đất có khoáng sản hoặc vật bằng sắt. Khi nghĩa là dối trá, chỉ việc dùng sắt nhiễm tử dẫn kim, khiến nó di chuyển không ổn định. Thám, nghĩa là chúi xuống, chỉ chiếc kim nửa nổi nửa chìm, hoặc một đầu nổi, đầu kia
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dinhquy" về bài viết có ích này:

        huyruan (20-10-13),tranduyquang (12-11-13)

      11. #16
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        chìm. Trầm, nghĩa là chìm, chứng tỏ dưới đất có đồ đồng. Nghịch, nghĩa là không thuận, chỉ kim nổi mà không có trật tự. Trắc, nghĩa là không thẳng, chỉ kim cứ dao động sang hai bên, không trở về trung tuyến. Chính, nghĩa là không tà, chỉ kim ổn định, luôn chỉ hướng Tí Ngọ. Trong bát kỳ, chỉ có Chính là cát; còn 7 trạng thái kia chứng tỏ đất chỗ ấy không lành, không nén làm nhà, xây mộ.
        Thiên trì : Trung tâm la bàn, tức lớp thứ nhất. Nói chung, đường kính là 1 thốn 2 phân, tượng trưng 12 tháng trong 1 năm; sâu 3 phân, ví với 1 tháng có 30 ngày. Thiên trì trên la bàn dùng để bố trí kim la bàn chỉ hai hướng nam bắc, cũng có loại vẽ đồ hình Thái cực mà không bố trí kim la bàn.
        Phân kim : Phương vị. Tức lấy 60 Giáp Tí phối thuộc ngũ hành, như Giáp Tí, ất Sửu là kim, bính dần, đinh mão là hỏa, mậu thìn, kỷ ty là mộc, canh ngọ, tân mùi là thổ, bính tý, đinh sửu là thủy. Vì ngũ hành lấy kim làm đầu, nên gọi là phân kim. Còn gọi là 60 long, trên la bàn biểu thị phương vị, đồng thời có thể dựa vào đó mà phán đoán sinh khắc cát hung.
        Chính châm : Trên la bàn lấy phương vị nam bắc mà kim nam châm chỉ hướng làm Chính châm, thực tế là cực nam châm Tí Ngọ. Thuật Phong thủy dùng các lớp sở thuộc Chính châm để xác định tọa hướng của nhà cửa, phần mộ. Có thuyết nói Chính châm dùng để định ô vuông của Lai long.
        Địa bàn: Các lớp sở thuộc Chính châm trên la bàn gọi là Địa bàn, thống nhất ở dưới Chính châm, dùng để xác định tọa hướng. Có thuyết nói vừa để định ô vuông của Lai vừa để định hướng. Xem mục Chính châm.
        Trung châm : Trên la bàn lấy 24 sơn sở thuộc Chính châm, ngược chiều kim đồng hồ (hướng sang bên phải) thác khai bán cách (nửa ô vuông) làm Trung châm, thực tế là cực nam châm Tí Ngọ. Nó có tác dụng hiệu chỉnh góc lệch địa bàn , có tính chất khoa học, song thuật Phong thủy giải thích là do tác dụng cảm ứng của khí ngũ hành hoặc hai khí âm dương. Trung châm trên la bàn dùng để định ô vuông Lai long. Vì Lai long là từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, nên trước tiên phải xác định tọa hướng của chúng. Có thuyết nói Trung châm dùng để nạp thủy.
        Thiên bàn : Các lớp sở thuộc Trung châm trên la bàn gọi là Thiên bàn, thống nhất ở dưới Trung châm. Tác dụng của Thiên bàn là định ô vuông Lai long. Vì long thuộc dương, thiên (trời) cũng thuộc dương, nên gọi là Thiên bàn. Lại vì trời thuộc dương, mà đất thuộc âm, dương động trước mà âm động sau, nên Thiên bàn vận hành trước nửa bước so với Địa bàn. Có thuyết nói Thiên bàn dùng để nạp thủy. Xem mục Trung châm.
        Phùng châm: Trên la bàn lấy 24 sơn sở thuộc Chính châm, thuận chiều kim đồng hổ (hướng sang bên phải) thác khai bán cách (nửa ô vuông) làm Phùng châm, thực tế là cột bóng Tí Ngọ, tức là dùng cột bóng để đo bóng nắng mà biết được phương vị nam bắc. Thuật Phong thủy dùng các lớp sở thuộc Phùng châm để thu nạp sa, thủy. Vì sa thủy là tử gần ra xa, tử trong ra ngoài, nên cần vận hành nửa bước mà thu nạp. Có thuyết nói Phùng châm chuyên để tiêu sa.
        Nhân bàn : Các lớp sở thuộc Phùng châm trên la bàn gọi là Nhân bàn, thống nhất ở dưới phùng châm, dùng để tiêu sa nạp thủy. Vì sa thủy là từ gần ra xa, từ trong ngoài, nên Nhân bàn vận hành sau nứa bước so với Địa bàn. Có thuyết nói Nhân bàn dùng để tiêu sa. Xem mục Phùng châm.
        Môn xích : Một trong những công cụ chuyên dùng trong thuật Phong thủy. Làm bằng gỗ, trên cán chia thành từng nấc đều nhau, với các ký tự phân biệt cát hung, để đo đạc kích thước cổng, cửa và đồ dùng trong nhà. Nếu khớp vào ký tự cát tường thì là cát (tốt lành), khớp vào ký tự hung thì là hung. Môn xích gồm các loại như Lỗ Ban xích (thước lỗ ban), môn quang xích.
        Lỗ Ban xích: Một loại môn xích (thước đo). Làm bằng gỗ. Mặt trước và mặt sau cùng chia thành 8 phần đều nhau, mỗi phần lại chia thành 5 phần nhỏ hơn, với những chữ khắc ở từng phần lớn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dinhquy" về bài viết có ích này:

        huyruan (20-10-13),tranduyquang (12-11-13)

      13. #17
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        nhỏ. Dùng để đo kích thước cổng, cửa đi, cửa sổ, phòng khách, bếp, các vật dụng trong nhà . Lấy chiều ngang, chiều dọc, hoặc 3 chiều dài, rộng, cao, nếu rơi vào chữ cát tường là cát, rơi vào chữ hung là hung. Còn tính chi li hơn, như cổng, cửa chính phòng khách nếu rơi vào các chữ "quyền lộc", "cát khánh" , "quan lộc"

        ________________________________________
        " thiên lộc" là đại cát; cửa đi và cửa sổ từng phòng trong nhà rơi vào các chữ " tử tôn" , "hoạnh tài" , "tuấn nhã" , " yên ổn" là đại cát; cửa bếp, bệ bếp nếu rơi vào các chu " thanh quí" , "mỹ vị" là đại cát; cửa đi, cửa sổ thư phòng nếu rơi vào các chữ "trí tuệ", "thông minh" là đại cát. Do độ dài của thước thời xưa và thời nay khác nhau, cho nên khó xác định độ dài tổng cộng của thước Lỗ Ban là bao nhiêu. Theo Hà Hiểu Hân trong sách Phong thủy thám nguyên, thì con số ấy là 29,7 cm.
        Môn Quang xích: Một loại môn xích (thước đo). Làm bằng gỗ. Trên mặt chia thành 8 phần đều nhau, mỗi phần lại chia thành 4 phần nhỏ hơn, với những chữ khắc ở từng phần lớn nhỏ. (Xem hình vẽ ở trang 347 nguyên tác). Dùng để đo kích thước nhà cửa. Lấy chiều ngang, chiều dọc, nếu rơi vào chứ cát tường (tài, nghĩa, quan, bản) là cát, rơi vào chữ hung là hung. Theo Hà Hiểu Hân trong sách Phong thủy thám nguyên, thì độ dài tổng cộng của thước Môn quang là 42, 76 cm.
        Sơn tổ : Tổ tiên của các mạch núi. Còn gọi là Tổ Long, tức núi Côn
        Nam long : Một trong 2 đại hành Long, mạch núi chính ở miền nam Trung Quốc, xuất phát từ núi Côn Luân, qua núi Tam Nguy, núi Tích Thạch, vượt Hoàng Hà, đến núi Chung Nam thì tách khỏi Bắc Long mà chạy xuống phía nam, đến Thượng Lạc (nay là huyện Thường, tỉnh Thiểm Tây), vượt Hán Thủy, đến núi Kinh, men mạch núi Đại Ba chạy xuống phía đông nam, lại vượt Trường Giang, đến Hoành sơn, men phía đông Nam Lĩnh, tới Phúc Kiến, Chiết Giang mà ra biển. Thuật Phong thủy cho rằng mạch núi Nam Long phần nhiều kỳ vĩ, ở Kim Lăng (nay là thành phố Nam Kinh) tạo thành địa thế hiểm trở, là đất đế vương phát tích.
        Bắc long : Một trong 2 đại hành Long, mạch núi chính ở miền bắc Trung Quốc, xuất phát từ núi Côn Luân, qua núi Tam Nguy, núi Tích Thạch, vượt Hoàng Hà, đến núi Chung Nam, Hoa sơn, lại vượt Hoàng Hà mà quành lên phía bắc, qua núi Vương ốc, núi Thái Hành, chạy sang phía đông, đến Liêu Đông thì dừng. Thuật Phong thủy cho rằng Bắc Long là đất kết tuyệt vời, với các đỉnh núi cao ngất trời, được Hoàng Hà và sông áp Lục ôm ấp trước sau, cùng với mạch núi Yên sơn tạo nên cơ nghiệp đế vương ngàn năm.
        Trung long : Một trong 3 đại hành Long, chỉ mạch núi nằm ở khoảng giữa Nam Long và Bắc Long. Phần đầu nó đồng hành với Nam Long, đến Tần Lĩnh thì hướng sang phía đông, qua mạch núi Đại Biệt mà ra biển. Mạch núi này không có thế liên tục rõ rệt, chỉ là do vua cha của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương được an táng tại Phụng Dương, tỉnh An Huy, nên người đời Minh thần bí hóa Trung Long một cách khiên cưỡng.
        Khiếu lĩnh : Mạch núi. Thuật Phong thủy dùng để đặc chỉ mạch núi ở miền tây nam, thuộc Nam Long. .
        Tái viên : Thời xưa gọi vùng biên giới phía bắc là Tái viên. Thuật Phong thủy dùng để chỉ mạch núi miền đông bắc, thuộc Bắc Long.
        Toàn khu : Hình thế núi. Chỉ mạch núi khởi từ đường chân trời, có đầu có đuôi. Thái tổ ở nơi xuất phát cao lớn hùng vĩ, đoạn giữa liên tục, nhấp nhô, phần cuối kết huyệt có tình, triều sơn và án sơn phía đối diện ngay ngắn đoan chính. Chỉnh thể trông như toàn bộ thân mình đầy đủ của một con rồng, như vậy thì sinh khí tự nhiên thỉnh vượng, an táng sẽ đại cát.
        Phân chi : Hình thế núi. Chỉ mạch núi chính tách ra mấy mạch nhánh, các ngọn núi nhô cao, xếp
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dinhquy" về bài viết có ích này:

        huyruan (20-10-13),tranduyquang (12-11-13)

      15. #18
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        đặt có thứ tự lớp lang. Chỉ cần Tổ sơn cao lớn hùng tráng, thì sinh khí của các mạch nhánh cũng sẽ thịnh vượng, an táng sẽ đại cát.
        Ẩn phục : Hình thế núi. Chỉ mạch núi ở nơi xuất phát tuy có ngọn núi không cao to lắm, nhưng nhấp nhô chạy đến, liên tục không đứt, lúc ẩn lúc hiện, đến ngay trước mắt. Long ẩn phục có sức mạnh lâu dài, an táng sẽ cát. Thực tế tương đương ẩn Long. Xem mục ẩn Long.
        Lĩnh quần long : Hình thế núi. Chỉ mạch núi ở giữa, được các ngọn núi xung quanh tiền hô hậu ủng, nghiễm nhiên nó trở thành thủ lĩnh, an táng sẽ cát.
        Sinh long : Hình thế núi. Chỉ mạch núi cao đẹp, nhấp nhô lên xuống, uyển chuyển chạy đến một cách sinh động, đồng thời có khá nhiều mạch nhánh, giống như cành lá phân bố đồng đều, như con rết lắm chân, hoặc không có mạch nhánh, nhưng giống như chuỗi ngọc đẹp. Sinh Long có tương ngũ hành thuộc hỏa, an táng sẽ cát.
        Phi long : Hình thế núi. Chỉ mạch núi sinh động khoáng đạt, có 2 mạch nhánh như hình chim nhạn giang cánh, phượng hoàng sải cánh ôm ấp huyệt mộ; an táng sẽ cát.
        Đằng long : Hình thế núi. Chỉ mạch núi ở nơi xuất phát tương đối thấp, nhưng dần dần đi cao lên, với các đỉnh núi đẹp, thân núi dày rộng. Phải chọn huyệt tại đỉnh núi, gọi là định Thiên huyệt; an táng sẽ cát.
        Giáng long : Hình thế núi. Chỉ mạch núi ở nơi xuất phát cao đẹp lạ thường, nhưng mỗi lúc đi một thấp dần, giống như con rồng từ trên trời mây đáp xuống biển xanh. Giáng Long có sinh khí cực vượng, an táng sẽ đại cát. Có câu ca rằng "Thế nhược giáng Long, thủy nhiễu vân tòng, tước lộc tam công" (Thế như rồng đáp, từ mây cuốn nước, tước lộc sánh ngang chức tam công) (theo sách Quản thị địa lý chỉ mông).
        Hồi long : Hình thế núi. Như Phiên Long. Chỉ mạch núi uốn lượn trở lại, đầu đuôi tương ứng, giống như con rồng cuộn mình lại. Hồi Long có tượng ngũ hành là mộc, là đệ nhất Long; an táng sẽ đại cát.
        Phiên long : Hình thế núi. Xem mục Hồi Long.
        Ngọa long : Hình thế núi. Chỉ mạch núi đường bệ sừng sững, dáng vững vàng, yên ổn, chân núi thu lại như con hổ dừng chân, con trâu nằm quì. Ngọa Long có sinh khí lâu bền; an táng sẽ cát, tuy phát tích hơi muộn.
        Thụy long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi du dương mà đến, thản nhiên bình dị, khí độ ung dung, tinh thần bình tĩnh, giống như mắt rồng nhắm lại, mạch khí ẩn phục, tương tự Ngọa Long, có tượng ngũ hành là thổ; an táng sẽ cát.
        Hoành long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi tràn ngang qua, tiến thẳng không vòng lại. Nói chung không nên định huyệt; nhưng nếu sa, thủy có tình, có tả hữu hộ vệ, thì cũng có thể an táng gần sống núi, gọi là Phán Long định huyệt. Xem mục Phán Long định huyệt.
        Xuất dương long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi tứ chỗ đất bằng đột nhiên cao vút lên, siêu quần xuất chúng một mình đẹp đẽ, uốn lượn như rắn bò, giống ngư mãnh thú ra cửa rừng. Xuất dương Long có sinh khí thịnh vượng, sức mạnh rộng lớn, chớ thấy nó đơn độc mà bỏ qua; về tượng ngũ hành, Xuất dương Long là kim, an táng sẽ cát.
        Ẩn long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi bàng bạc từ xa mà đến, mạch lạc không rõ, tông tích lừ mờ, như có như không, giống như rồng rắn ẩn hiện; thực ra nó uốn trườn liên tục, sinh khí không hề bị tiết thoát, cứ thế tiến đến thẳng huyệt vị. Ở chỗ tận cùng, địa thế tựa như bàn tay để ngửa; định huyệt ở nơi hai dòng nước hội tụ; an táng sẽ cát.
        Can long: Hình thế núi. Chỉ một mạch núi chính trong một số mạch núi, cao lớn hùng vĩ, có nguồn gốc từ xa, giống như thiên mã hành không (ngựa trời phi trên không trung), khí tượng tôn quí, có vô số núi hai bên hộ vệ. Can Long có sính khí cực vượng, nếu triều và án sơn có tình, thì an táng đại cát, chủ con cháu đời đời làm quan to.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dinhquy" về bài viết có ích này:

        huyruan (20-10-13),tranduyquang (12-11-13)

      17. #19
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        Chi long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi tương đối nhỏ tách ra từ mạch núi chính, thấp và ngắn hơn núi chủ. Sinh khí của Chi Long không vượng, nếu an táng ở đó, con cháu chỉ bình thường mà thôi.
        Bình nguyên long: Địa hình. Đồng bằng không có núi, lấy gò đống làm Long. Nếu không có cả gò đống, thì lấy chỗ đất hơi cao làm Long, như câu "Đất cao 1 tấc cũng là núi". Nhưng nếu dùng sức người đắp đất cao lên thành gò thì không Phải là Long. Hoặc lấy thủy đạo làm Long. Xem mục Thủy Long.
        Giáp phụ long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi nhỏ hơn ở hai bên mạch núi chính, như cành lá tách ra tứ thân cây hình thế thâm thúy; an táng sẽ cát.
        Ứng long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi đối diện với Lai Long; cần phải ngay ngắn có tình, hô ứng với Lai Long. Nếu Lai Long không có ứng, thì không phải là Chân Long; Ứng Long không có chủ thì cũng không phải là Chân ứng.
        Sát long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi có hình thế hung dữ, đá cứng sần sùi, nhọn sắc như lưỡi dao, mũi tên, hiểm ác dị thường; an táng ở đó con cháu sẽ gặp nhiều tai họa, hung hiểm.
        Kiếp long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi tán loạn, không phân chính phụ, sinh khí không tụ; an táng sẽ đại hung.
        Phúc long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi có nguồn ốc thâm hậu, hình thế tổ tông hoàn hảo, có các núi hai bên hộ tống. Phúc Long có sinh khí thịnh vượng; an táng được phúc. Dù tình huống nơi kết huyệt không thật như ý, cũng có thể căn cứ địa hình cụ thể mà chọn huyệt mộ.
        Bệnh long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi uể oải, lúc liền mạch lúc đứt quãng, sạt lở, nhiều hầm hố, do đó sinh khí bị thất thoát, không nên mai táng. Nếu miễn cưỡng kết huyệt, chủ con cháu cô hàn.
        Tiến long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi có nguồn gốc cao lớn, lần lượt thấp dần tổ tông cha mẹ phân minh, giống như ngựa trời phi xuống ráng mây. Nếu phần cuối mạch núi thấy các ngọn núi tựa hồ cao dần lên, an táng sẽ khiến con cháu làm quan to; tương tự Giáng Long.
        Thoái long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi sau khi xuất phát cứ từng bước cao dần. Nếu ở phần cuối mạch núi thấy các ngọn núi cứ tựa hồ thấp xuống, như lúi lại, thì an táng sẽ hung. Dù được huyệt đẹp, con cháu cũng chỉ phát phúc một đời, khó tránh khỏi bần cùng.
        Thuận long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi trập trùng chạy đến, các mạch nhánh hai bên đối xứng, phía trước có dãy núi bao bọc hộ vệ, bản thân nó nhấp nhô rõ ràng với nhiều mạch nhánh. An táng sẽ cát.
        Nghịch long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi chạy đến không thuận, chạy xéo đi không ngoảnh lại, các ngọn núi phía trước và hai bên huyệt quay đầu đi mỗi cái mốt hướng, như anh em chẳng buồn quan tâm đến nhau. Không nên mai táng.
        Cường long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi có hình thế hùng tráng, linh hoạt khí khái, mạch nhánh hai bên có lực. Nếu an táng ở chỗ cuối của mạch núi, con cháu sẽ lập tức trở nên phú quí.
        Nhược long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi trơ trọi đơn bạc, cỏ cây lơ thơ, tựa như con trâu gày trơ xương, ngã quỵ xuống đất, như con hạc gày không có gì ăn, rụng hết cả lông. Nhược Long quá ít sình khí, không nên mai táng.
        Tử long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi lở lói, hình thể lở loét, không thể gượng dậy nổi, không có mạch nhánh hộ vệ, như cá mắc cạn, như cây không cành lá, chẳng nên mai táng.
        Thái tổ: Hình thế núi. Còn gọi là Tổ sơn, Thái tổ sơn, phát tướng. Chỉ đỉnh núi ở nơi mạch núi xuất phát, đột nhiên nổi lên cao sừng sững, trấn giữ một phương, là đỉnh núi cao to nhất trong vùng. Từ đây có một hoặc nhiều mạch nhánh xuất phát mà trườn đi như rắn bò. Thái tổ phải cao chọc trời, hùng vĩ trang nghiêm, đường bệ đáng kính. Thuật Phong thủy lấy quan hệ gia tộc thời cổ đại để ví với địa mạo. Nơi mạch núi xuất phát là Thái tổ. Nơi mạch núi xuất phát là Thái tổ,
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dinhquy" về bài viết có ích này:

        huyruan (20-10-13),tranduyquang (12-11-13)

      19. #20
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        tiếp đến Thái tông, Thiếu tổ, Thiếu tông, Phụ mẫu (cha mẹ), Tử tôn (con cháu), trong đó con cháu chỉ triều và án sơn. Xem các mục bên dưới.
        Tổ sơn: Tức Thái tổ. Xem mục Thái tổ.
        Phát tướng: Hình thế núi. Tức Tổ sơn. Xem mục Tổ sơn
        Thái tông: Hình thế núi. Tức Thái tông sơn. Chỉ đỉnh núi tiếp sau chỗ xuất phát, thấp nhỏ hơn Tổ sơn một chút, là phần đầu của mạch núi.
        Thiếu tổ: Hình thế núi. Tức Thiếu tổ sơn. Chỉ dãy núi tiếp sau Thái tông trong mạch núi, là phần hệ trọng của Long. Nếu hai cánh mở ra, cao to đoan chính là cát; nếu thấp nhỏ cô đơn là ít sinh khí.
        Thiếu tông: Hình thế núi. Tức Thiếu tông sơn. Chỉ dãy núi tiếp sau thiếu tổ trong mạch núi, tiếp cận chỗ của mạch núi, nếu rõ ràng mạch lạc và liên tục là cát.
        Phụ mẫu: Hình thế núi. Chỉ nơi nhập thủ của mạch núi, mạch núi tới đó thì dừng. Phải nguy nga cao đẹp, lại lại có thế đi xuống. Ca quyết nói : "Vấn quân hà giả vi phụ mẫu, huyệt hậu nga nga tủng nhất sơn" (Xin hỏi thế nào là núi cha mẹ, là sau huyệt có một ngọn núi cao vút nguy nga). (Theo sách Kham dư mạn hưng).
        Tử tôn: Hình thế núi. Tức triều và án sơn. Chỉ dãy núi đối diện với Lai Long. Sau khi mạch núi đã tận cùng, cần có đất dung nạp huyệt mộ và sa ở hai bên tả hữu. Ngay phía trước huyệt mộ, phải có núi cao với diện mạo như chào đón, gọi là Tử tôn (con cháu) của Long.
        Giáng thể : Hình thế núi. Chỉ nơi Lai Long nhập thủ phải có hình thế từ cao trải xuống thấp dần, để địa thế dần dần trở lại bằng phẳng, tiện lợi cho việc dựng nhà xây mộ.
        Chẩm kháo: Hình thế núi. Chỉ đồi núi ở sau lưng nhà ở hoặc phần mộ, nói chung là nơi tận cùng của Lai Long, cũng chính là Huyền Vũ. Chẩm kháo có nghĩa là đối đầu dựa vào phía sau.
        Tam thoa: Hình thế núi . Tam là 3 , thoa là giao nhau. Chỉ mạch núi ở chỗ nhập thủ giao nhau như hình chữ "cá" (của tiếng Hán), nên còn gọi là "Cá tự" . Hai mạch nhánh chạy ở hai bên phía trước là Long, Hổ, huyệt vị nằm ở giữa chỗ giao nhau, hai bên có dòng nước kèm theo, ví như cái trán trên mặt người.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dinhquy" về bài viết có ích này:

        huyruan (20-10-13),tranduyquang (12-11-13)

      Trang 2/9 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Phong Thủy theo luận điểm khoa học
        By athienloc in forum Phong thủy II
        Trả lời: 158
        Bài mới: 15-03-16, 11:13
      2. Luận về khí trong phong thủy
        By annhien in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 12
        Bài mới: 14-10-13, 09:02
      3. Luận về PHONG THỦY và CAN-CHI-HÀNH-LỘC-MÃ
        By hausinh in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 13
        Bài mới: 13-07-13, 10:54
      4. Thông báo mở phòng thảo luận PHONG THỦY
        By administrator in forum Thông báo
        Trả lời: 0
        Bài mới: 14-09-12, 07:00
      5. Trả lời: 11
        Bài mới: 08-04-11, 21:47

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •