Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/9 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 83

    Ðề tài: Phong thủy luận

      1. #21
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        SƠN HÌNH VÀ ĐỊA HÌNH
        Long mạch núi (sơn mạch) : Vốn là tên một con vật mang lại may mắn, theo truyền thuyết cổ đại Trung Quốc. Thuật Phong thủy mượn để chỉ mạch núi có sinh khí, nhấp nhô uyển chuyển như hình con rồng, nên gọi mạch núi, thế núi là Long. Âm dương nhị trạch toàn thư : "Sự vận hành nhấp nhô của mạch đất (địa mạch) gọi là Long". Sinh khí vận hành trong lòng đất, không thể trực tiếp nhìn thấy, mà chỗ sinh khí thịnh vượng biểu hiện là mạch núi. Cho nên, Long là sinh khí sớ tại, Long đi thì khí đi, Long dừng thì khí dừng. Đất là mẹ của khí, khí dày ắt núi cao, khí dài ắt Long dài. Khí là mẹ của thủy, Long đi ất thủy tùy theo, thủy ngăn lại ắt Long dừng. Long gắn liền với sinh khí , dòng nước, chẳng thể tách riêng. Long dừng khí tụ, ắt là đất lành, có thể làm nhà xây mộ. Do mạch núi thiên hình vạn trạng, nên Long có hàng loạt tên gọi. Các bộ phận của mạch núi cũng có sự phân biệt thành các bộ vị khác nhau trên thân Long. Mạch núi có đất, đá, cỏ cây, trong đó đất là thịt của Long, đá là xương của Long, cây cỏ là da lông của Long. Ở vùng đồng bằng không có núi, thì chỗ hơi nhô cao lên là Long. Ở vùng đất thấp trũng, thì thủy đạo (đường nước) là Long, gọi là Thủy Long. Để phân biệt với mạch núi, thế núi của mạch núi gọi là Sơn Long. Thẩm Long hình, biện Long mạch, định vị trí của nhà cửa và huyệt mộ, là nội dung quan trọng hàng đầu của thuật Phong thủy.
        Lấy mạch núi chỉ sinh khí, dùng cha Long cho thêm thần bí, là mặt hạn chế của thuật Phong thủy. Còn mượn cách tìm Long để lặn lội khảo sát hoàn cảnh địa hình thích hợp cho việc dựng nhà xây mộ, là mặt có giá trị của thuật Phong thủy.
        Địa mạch : Tức mạch khí dưới lòng đất, sự vận hành lên xuống của nó biểu hiện ở mạch núi trên
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      3. #22
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        mặt đất, cũng là "Long" trong thuật Phong thủy vậy.
        Long mạch Mạch núi. Nơi sinh khí vận hành. Thuật Phong thủy gọi mạch núi là Long. Long có mạch khí vận hành trong đó gọi là Long mạch.
        Tầm long : Còn gọi là "mịch Long". Tức là khảo sát toàn diện và thăm dò đo đạc hoạt động của chủ sơn (núi chính), là bước thứ nhất trong nội dung của thuật Phong thủy. Phương pháp tiến hành cụ thể là : trước hết, phải xem mạch núi bắt nguồn tử xa hay gần, tổ tông của nó cao to chừng nào, cha mẹ của nó ở đâu, tiến thoái rõ ràng hay không; hai bên mạch núi có các chi nhánh nhấp nhô như hộ vệ hay không, nếu có nhiều thì đại (rất) quí; thứ đến trung quí (quí vừa), tiểu quí; cuối mạch núi cần có thế thoải xuống, đằng trước cần có thủy lưu uốn quanh, hai bên có dãy núi hộ vệ, như vậy thì sinh khí mới dừng tụ, gọi là Chân Long. Long chia ra âm dương, đại thể mạch núi chạy sang bên trái (hướng đông) là dương, chạy sang bên phải (hướng tây) là âm. Lại coi mạch núi thuộc phương vị dương chạy đến là dương, mạch núi thuộc phương vị âm là âm. Khi tầm Long, phải chú ý điều hòa phương vị âm dương. Nguyên tắc chung của tầm Long là nó phải tụ, nghĩa là mạch chính rõ ràng, uyển chuyển tiến về phía trước, không nên phân tán thành nhiều mạch nhánh khó tìm. Ở chỗ Long dừng lại, tức chỗ cuối mạch núi, cần có thủy ôm ấp sinh khí tụ tập; nếu không, sinh khí sẽ thoát đi nơi khác, là đất hung. Phương vị của nơi mạch núi nhập thủ cũng có qui định phức tạp, đại thể nếu từ phương bắc nhập thủ là cát Tầm Long là nội dung trọng yếu của thuật phong thủy. Những tổng kết về mạch núi và một số nguyên tắc là kết tinh vốn kinh nghiệm lâu dài.
        Lai long : Tức núi chính (chủ sơn). Chỉ mạch núi chủ yếu ở giữa, cao lớn nhất. Lai Long đồng hành với mạch khí, là nơi sinh khí thịnh vượng, có thể dựng nhà xây mộ, tức là nhừ Lai Long mà đấc sinh khí. Bởi vậy, trước tiên phải khảo sát phương vị, hình dáng của Lai Long để định cát hung.
        Chủ sơn: Địa hình, tức Lai Long. Chỉ mạch núi hoặc ngọn núi chủ yếu ở phía sau huyệt mộ hoặc nhà ở, là nơi có mạch khí, sinh khí theo đó mà đến. Xem mục Lai Long.

        Tổ long : Mạch núi. Còn gọi là Sơn tổ. Chỉ nơi xuất phát của mọi mạch núi trong thiên hạ, tức núi Côn Luân. Côn Luân có hình thế cao lớn hùng vĩ, chúa tể thiên hạ. Tổ Long tách ra 2 đại hành Long là Nam Long và Bắc Long. Có thuyết nói chia ra 3 đại hành Long, nghĩa là có thêm Trung Long. Tổ Long và hành Long là nơi sinh khí tổng hội tụ, dựng nhà xây mộ tại đó thì đại cát.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      5. #23
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        HUYỆT MỘ, HUYỆT PHÁP VÀ TÁNG PHÁP
        Huyệt : Địa hình. Chỉ huyệt mộ hoặc mảnh đất sở tại, nơi tận cùng của Lai Long, sinh khí hội tụ, có hai sa tả hữu bảo vệ, có thủy ngăn lại phía trước. Huyệt quan hệ mật thiết với mạch khí, hơi xê dịch, tức là thoát sinh khí. Phép định huyệt vô cùng phúc tạp. Trước tiên phái xác định vị trí hai bên cao thấp, tiếp đó nhận đúng tọa hướng, thứ ba là phải phối hợp với hình thế bốn phía; bốn là xác định độ nông sâu thích đáng. Nguyên tắc chung là vừa có được sinh khí nuôi dưỡng, vừa tránh ba cái hại là bị gió thổi, nước xối và kiến đục. Có rất nhiều yêu cầu cụ thể, ví dụ, huyệt ắt phải có môi, tức Táng khẩu, phải có trán, tức Cầu thiềm; phải có hai thủy giao hợp, tức thủy Hà tu và thủy Hợp khâm. Do Lai Long, hai sa Long Hổ và ứng án phía trước có hình dạng khác nhau, huyệt cũng phải có vị trí biến đổi tương ứng, nên có khi huyệt ở đỉnh núi, ở sườn núi, ở chân núi, lại khác nhau như trực thụ, trắc thụ, nghịch thụ. Huyệt cao không nên chênh vênh, huyệt thấp không nên lặn mất; huyệt nổi rõ không nên vội vã; huyệt tĩnh không nên huyên náo. Huyệt của núi cao, ắt phải ở chỗ hơi lõm; huyệt tại vùng đồng bằng, nên ở chỗ hơi nhô cao. Hình của huyệt hoặc hiền như hoa, căng như nỏ, hoặc như bàn tay để ngửa, như miệng hổ, hoặc như vú xệ, như lỗ rốn... Trong một vài trường hợp cũng có thể dùng sức người cải tạo địa hình cho
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      7. #24
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        phù hợp với yêu cầu kết huyệt. Mục đích cuối cùng của hàng loạt hoạt động Phong thủy âm trạch là tìm cho được huyệt địa lý tương, phương pháp vô cùng phức tạp, gắn liền với cát hung họa phúc. Ngoài nội dung mê tín, một số phương pháp rất chú trọng việc báo vệ thi thể và môi trường tự nhiên.
        Thổ huyệt : Huyệt mộ trong đất. Còn có huyệt ở núi đất núi đá. Thổ huyệt trên núi đất, chọn chỗ chất đất mịn nhỏ, chắc chắn là cát (lành), nếu quá ẩm thấp, tơi tả thì hung; trên núi đá thì mở huyệt ở chỗ có đất màu hồng và màu vàng thì cát.
        Thạch huyệt : Huyệt mộ trong đá. Còn có sự khác nhau ở núi đất, núi đá. Thạch huyệt trên núi đá, chọn chỗ đá mềm, ấm, dễ đào khoét là cát; trên núi đất thì mở thạch huyệt ở chỗ đá có màu tím và màu trắng, chất đá mềm ấm là cát, nếu chất đá cứng khô là hung.
        Bối tù chi huyệt : Chỉ huyệt mộ đặt ở chỗ sườn núi u ám, ẩm thấp. Táng ở đó sẽ bị kiến đục và nước xối lở, không cát lành.
        Đằng lậu chi huyệt : Chỉ huyệt mộ đặt ở chỗ mạch núi xung quanh huyệt bảo vệ không chu đáo, hoặc trên sống núi có chỗ khuyết. Táng ở đó sẽ bị gió thổi, không cát lành.
        Bất cập chi huyệt : Chỉ huyệt mộ mà ở ngay phía trước không có án sơn, triều sơn, khiến Ao phong thổi thẳng vào, đời con cháu sẽ bị tuyệt tự, hung.
        Bất súc Chi huyệt : Chỉ huyệt mộ nằm ở chỗ không có mạch núi bảo vệ, gió cứ thổi thốc vào, khiến xương cốt mau bị hủy hoại, hung.
        Tứ trấn thập tọa: Huyệt pháp. Tức căn cứ hình thế của Lai Long để xác định chỗ đặt huyệt mộ. Trấn, nghĩa là trấn thủ; tọa, nghĩa là tọa lạc. Tứ trấn tức là trấn đầu Long, trấn gáy Long, trấn bụng Long, trấn chân Long (có khi nói là trấn lưng Long). Tức là căn cứ hình thế hướng đi của mạch núi mà lựa chọn bộ vị tọa lạc của huyệt mộ. Nói chung, Long chạy thẳng đến, trấn đầu Long, tức là huyệt ở chỗ tận cùng, còn gọi là Tông Long. Long nằm ngang, trấn gáy Long, tức là huyệt ở chỗ sống núi hơi nghiêng xuống, nên gọi là huyệt bám vào sống núi, hoặc Phán Long. Long cuộn khúc, trấn bụng Long, tức là huyệt ở chỗ đầu ngoảnh nhìn lại phía trong sườn núi, còn gọi là Ky Long. Long cao to bàng bạc, trấn chân Long, tức là huyệt ở chân núi, còn gọi là Thửa Long. Do "tứ trấn" mà sinh "thập tọa". Trấn đầu Long ắt tọa tai Long, mũi Long, trán Long, bờm Long; mà tránh đuôi Long, sừng Long, răng Long, mắt Long. Trấn gáy Long, ắt tọa vai Long, gáy Long; mà tránh lưng Long, cổ Long. Trấn bụng Long ắt tọa rốn Long, vú Long; mà tránh ngang lưng Long, sườn Long. Trấn chân Long ắt tọa cổ tay Long , mắt cá chân Long; mà tránh khuỷu chân Long, móng chân Long. Có nhiều tiêu chuẩn nói về tứ trấn thập tọa khác nhau đôi chút, lại có thuyết nói thập nhị tọa, thực ra đều biểu thị một cách hình tượng sự lựa chọn bộ vị tốt nhất để định huyệt.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      9. #25
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        Tông long : Huyệt pháp. Mạch núi từ xa chạy thẳng tới định huyệt ở chỗ tận cùng của mạch, thì gọi là Tông Long, hoặc trấn đầu Long. Hình của nó như nhụy hoa, trông ngay ngắn. Ky phía trước Lai Long không có dãy núi che chở, bị ác phong thổi thẳng vào làm tiêu tán sinh khí. Xem mục Tứ trấn thập tọa.
        Kỵ long : Huyệt pháp. Mạch núi quay đầu ngoảnh lại nhìn phía đuôi, trông như vòng tròn, định huyệt ở chỗ lõm núi mà đầu Long quay lại, lấy đuôi Long làm án sơn, thì gọi là Ky Long, hoặc trấn bụng Long. Hình của nó trông như gian chính của tòa nhà, phía trước huyệt có dãy núi chắn gió. Kỵ đối diện với sơn khẩu, gọi là "Kiềm lưu trực huyền", nghĩa là dãy núi hai bên dốc thẳng xuống, sinh khí theo đó mà thất thoát hung. Xem mục Tứ trấn thập tọa.
        Phán long : Huyệt pháp. Mạch núi chạy ngang, thẳng về phía trước, không quay đầu nhìn lại, định huyệt ở chỗ sống núi hơi nghiêng xuống, thì gọi là Phán Long, hoặc trấn gáy Long. Hình của nó giống như huyệt Kiên tỉnh lúc thân người đang nằm. Tối kỵ không có huyệt Kiên tỉnh và
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      11. #26
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        Hạ sa không ôm vòng, thủy Bát tự (thủy hình chữ "bát") không tụ lại, không có sinh khí, hung. Xem mục Tứ trấn thập tọa.
        Thừa long : Huyệt pháp. Mạch núi cao to bàng bạc, nhấp nhô tiến tới; định huyệt ở khoảng giữa chân núi và vùng đồng bằng, thì gọi là Thừa Long, hoặc trấn chân Long.
        Hình của nó như ánh mắt lờ đờ, ngụ ý thế núi đã hết, nhưng mạch khí vẫn còn, ở chỗ đất bằng tuy khó tìm dấu vết, song vẫn là đất lành. Ky mất thế mất mạch, cô đơn không chỗ dựa. Xem mục Tứ trấn thập tọa.
        Tam đình : Huyệt pháp. Vốn là thuật ngữ khoa xem tướng, chỉ 3 phần trên mặt người : phần trán là thượng đình, phần mũi là trung đình, phần miệng là hạ đình; hoặc chi 3 phần trên thân thể người : phần đầu là thượng đình; phần từ vai đến eo lưng là trung đình; phần tử eo lưng xuống chân là hạ đình. Lý luận Phong thủy cho rằng tướng núi giống như tướng người, nên lập huyệt Tam đình, gọi là Thiên đình, Trung đinh, Địa đình. Huyệt thiên đình nằm ở nơi cao nhất, đòi hỏi Lai Long lớn và xa, thế xuống như mây vờn, hai bên phía trước có hộ vệ nghiêm mật, Minh đường ở phía dưới . Huyệt trung đình thì mạch núi uốn lượn, trong vuông ngoài tròn, rất chú trọng hình thế bốn phía xung quanh, đòi hỏi Minh đường phải rộng rãi sáng sủa. Huyệt hạ đình nằm ở vùng đất bằng, nhưng không được tách khỏi mạch khí, đòi hỏi Thủy thành phải như hình cầu vồng ôm ấp kín đáo.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      13. #27
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        Thập nhị trượng pháp : Huyệt pháp. Còn gọi là Thập nhị đảo trượng, là phép Thừa Long định huyệt do Dương Quân Tùng đởi Đường sáng lập. Phương pháp này căn cứ thế đến khác nhau của mạch núi mà qui định cách định huyệt khác nhau, như thuận trượng, nghịch trượng thúc trượng, xuyết trượng, khai trượng, xuyên trượng, ly trượng, một trượng, đối trượng, phạm trượng, tiệt trượng, đốn trượng; tổng cộng 12 trượng. Ngoài 12 trượng, còn có hình thế núi đặc thù, tạo thành 17 phương pháp kết huyệt, như thuận trượng kiêm nghịch, thuận trượng kiêm thúc, nghịch trượng kiêm thuận, đại thể lấy thuận trượng và nghịch trượng làm phương pháp cơ bản, kiêm với phương pháp khác, rất cụ thể tường tận. Thập nhị trượng pháp có ánh hưởng rất lớn trong Phong thủy âm trạch, một số nguyên tắc trở thành tiêu chuẩn mà các Phong thủy sư đều tuân theo.
        Thuận trượng : Huyệt pháp. Chỉ sự định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) thuận theo mạch chính của Lai Long. Yêu cầu lực lượng của Lai Long phải hậu trọng, thế đến hơi hòa hoãn, hơi uốn lượn; định huyệt phải chính giữa mạch khí, dung 4 phép Cái huyệt, Chương huyệt, Thôn huyệt, Trầm huyệt. Huyệt loại này cực quí, chủ con cháu làm vương hầu, trạng nguyên.
        Nghịch trượng : Huyệt pháp. Chỉ sự định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) ngược với mạch chính của Lai Long. Yêu cầu Tổ sơn phải cao vút, nhấp nhô chạy thẳng đến trước mặt.
        Định huyệt thì lấy Tổ sơn làm Triều sơn, dùng 4 phép Niêm huyệt, Tịnh huyệt, Câu huyệt, Tà huyệt. Mạch núi phía trước không được chĩa thẳng vào huyệt, nên huyệt phải cách mạch khí vài thước, ngược đón mạch khí. Huyệt loại này phát phúc lâu dài.
        Thúc trượng: Huyệt pháp. Chỉ Lai Long dài mà kết thế ngắn, khí tụ ở trên đỉnh, định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) ở chỗ sống núi co lại. Yêu cầu chỗ tận cùng của đỉnh núi phải hơi nhô, sinh khí tụ tại đó giống như huyệt Bách hội trên đỉnh đầu con người; dùng 2 phép Cái huyệt và Thôn huyệt. Do huyệt ở chỗ khá cao, rất sợ gió thổi, nên bốn phía phải cao tương ứng, Minh đường viễn tụ. Thúc trượng nên cao, không nên thấp; nếu thấp sẽ bị núi bốn phía lấn át.
        Xuyết trượng: Huyệt pháp. Chỉ Lai Long có thế đến hùng vĩ mà lục lượng nhỏ nhẹ, đến thẳng mà xuống gấp, cần thoát mạch mà định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt). Mạch và huyệt lúc liền lúc rời, như thể dùng chỉ khâu áo, nên có tên như vậy (xuyết nghĩa là khâu). Yêu cầu huyệt phải ở cách mạch khí hoặc 1 - 2 thước, hoặc 3 -4 thước, không cao không thấp; thường dùng 2 phép Niêm huyệt và Trụy huyệt. Nếu huyệt cách mạch
        quá gần, khó tránh bị xung sát, nếu cách quá xa, sinh khí không được tiếp nối.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      15. #28
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        Khai trượng : Huyệt pháp. Chỉ Lai Long xộc thẳng đến như kẻ xung sát đáng sợ, cần né sang hai bên mạch mà định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) thành 2 huyệt; dùng 3 phép Ỷ huyệt, Ai huyệt và Tịnh huyệt, để huyệt mộ tránh bị xung sát mà tiếp nhận sinh khí từ bên cạnh. Yêu cầu phải quan sát xem Minh đường, sa thủy, Triều sơn và án sơn qui tụ tại phương nào. Huyệt cách mạch 2 - 3 thước, gọi là mượn mạch lập huyệt, chủ phát đạt mau chóng.
        Xuyên trượng : Huyệt pháp. Chỉ mạch núi đến ngang hoặc đến xéo, định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) tại chính diện, giống như dùng chỉ xỏ lỗ kim, tra cán búa, khí nhập vào eo lưng. Yêu cầu Lai Long từ xa đến thẳng, không tách thành các nhánh, tứ ứng đều tốt; dùng 3 phép Sáp huyệt, Chương huyệt, Cái huyệt. Mạch khí chỉ có thể đi vào từ eo lưng, không được xung não, sau khi mai táng chủ phát phúc lâu dài.
        Ly trượng : Huyệt pháp. Chỉ Lai Long có khí thế hùng vĩ, đang chạy đến thì bỗng nhiên sững lại, tụt xuống biến mất tại đồng bằng, cần tách khỏi mạch mà định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt). Long mạch đang nhấp nhô chạy về phía trước, đến chỗ kết huyệt bỗng dàn trải thoáng rộng, tựa như con rắn con ve lột xác, sinh khí không tụ, cách mạch 2 - 3 thước ở phía trước tất có chỗ lõm đột ngột, sinh khí tụ lại ở đó; định huyệt tại đây rất tốt.
        Dùng 3 phép Cái huyệt, Tịnh huyệt và Trụy huyệt. Huyệt không nén sâu.
        Một trượng : Huyệt pháp. Chỉ Lai Long uốn lượn xuống gấp mà chỗ tận cùng lõm hãm sinh khí đến đó thì hết; định huyệt (kết huyệt thụ huyệt) chỗ lõm, chìm vào mạch khí. Yêu cầu Lai Long phải có hình thế cao lớn, đến trước huyệt thì uốn lượn sang hai bên rồi vòng lại, kết thành lõm núi, xung quanh cao, huyệt mộ tàng ẩn ở sâu bên trong. Dùng 5 phép Chương huyệt, Sáp huyệt, Thôn huyệt, Trầm huyệt, Giá huyệt. Nếu chỗ lõm quá nhỏ, có thể dùng sức người đục đẽo để tạo huyệt.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      17. #29
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        Đối trượng: Huyệt pháp. Chỉ Lai Long cao thẳng to lớn, ở chỗ nhập thủ bỗng nhiên thấp xuống, trải ra bằng phẳng, không có chỗ lõm, chỗ kẹp, nên định huyệt ( kết huyệt, thụ huyệt) ở giữa mảnh đất đó, hoặc ở chỗ tiếp giáp giữa phần cao với phần thấp. Do mạch Đối trượng cao mà gấp, xung sát liên tục, nên nửa cát nửa hung, khó biết thành bại.
        Tiệt trùng : Huyệt pháp. Chỉ mạch khí của Lai Long không mạnh mẽ, chưa đến chỗ tận cùng thì dừng thâu mạch khí mà định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt). Yêu cầu chân núi của Lai Long phải khá dài, lập huyệt ở chỗ mạch khí chưa tận cùng; huyệt cao ắt bị gió thổi, huyệt thấp ắt bị băng đè, nên cần ngăn chặn mạch khí, làm cho sinh khí không bị tiết thoát, đó là điểm cốt yếu của Tiệt trượng.
        Phạm trượng: Huyệt pháp. Chỉ Lai Long ngắn nhỏ, hòa hoãn, nên định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) ở trên mạch; nếu lập huyệt ở chỗ tận cùng thì sinh khí quá yếu, kém tác dụng, cho nên phải phạm mạch tọa huyệt để lấy vượng khí; thường dùng 4 phép Chương huyệt, Thôn huyệt, Cái huyệt, Sáp huyệt; đồng thời yêu cầu Minh đường phải rộng, núi sông phải ở phía xa. Có thuyết nói mạch Phạm trượng nguy hiểm, lập huyệt kiều này rất hung.
        Đốn (đột) trượng: Huyệt pháp. Chi Lai Long cao lớn hùng vĩ, Tứ ứng đều thấp, nên đắp đất thành gò ở chỗ tận cùng mà định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt). Do sinh khí của Lai Long quá vượng, gặp thủy thì dừng mà cuồn cuộn bốc lên, bởi vậy phải đắp đất tạo huyệt để tiếp nhận sinh khí mà không bị xung. Nếu không đắp đất thành gò, huyệt mộ sẽ bị mạch khí bắn thẳng tới, mai táng ở đó con cháu sẽ tán gia bại sản.
        Oa kiềm nhũ đột: Địa hình. Thuật Phong thủy cho rằng lập huyệt mộ ở chỗ lõm tròn, là nơi sinh khí hội tụ. Nơi lõm tròn có hình dạng khác nhau, nên có tên gọi khác nhau, trên tròn dưới nhỏ là Oa kiềm, dưới tròn trên lớn là Nhũ, giữa tròn trên dưới nhỏ là Đột.
        Bào đột : Địa hình. Ở trong chỗ lõm tròn của huyệt mộ có điểm nhỏ nhô lên, trông như cái bong bóng nước (bào : bong bóng, đột : nhô lên); Nếu trong Oa kiềm có Bào đột, gọi là La văn, đại
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      19. #30
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        857
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 632 lần
        trong 425 bài viết

        Default

        TT
        quí.
        Phù thổ: Chỉ thổ nhưỡng của mặt đất ở chỗ có huyệt mộ. Bên dưới nó là Thực thổ.
        Thực thổ: Chỉ thổ nhưỡng ở sâu dưới mặt đất, chỗ có huyệt mộ. Bên trên nó là Phù thổ, bên dưới nó là Huyệt thổ.
        Huyệt thổ: Chỉ thổ nhưỡng ở rất sâu dưới mặt đất chỗ có huyệt mộ. Bên trên nó là Thực thổ, trên nữa là Phu thổ. Huyệt thổ ở dưới cùng, như hạt châu dưới vực, như ngọc trong đá; khi đào huyệt mộ tất phải đào tới Huyệt thổ, không được đào xuyên sâu hơn. Vì huyệt thổ tàng chứa sinh khí, nếu chưa đào tới đo thì chưa đắc khí, nếu đào xuyên qua ắt làm tổn thương Long cốt. Phân biệt Huyệt thổ thì căn cứ vào màu sắc va đường vân của đất. Mà sắc của huyệt thố thì trong và nhuận ẩm, đường vân của huyệt thổ thì có nhiều dạng, hoặc như đồ hình Thái cực, hoặc như vỏ ốc, hoặc như lỗ vuông của đồng tiền cổ, vừa vặn dung nạp quan quách; hoặc bao quanh tảng đá, gỡ bỏ tảng đá đi thì thành huyệt. Còn có cách, khi đào tơi huyệt thổ thì dùng ngón tay vê thử, nếu đất thành viên tròn, đó chính là chân thổ (đất thực sự). Sâu dần xuống, đất cứng lại, không thể vê thành viên nhỏ, tức là chân thổ đã hết, nên san lấp lại dày chừng 2 ~ 3 tấc, rồi hãy đưa quan tài xuống.
        Tam hại: Tức gió, nước, kiến. Phong thủy âm trạch cho rằng huyệt mộ bị gió thổi, nước xối, kiến đục là 3 cái hại, cho nên phải cẩn thận lựa chọn đất lành, tránh bị tam hại. Nếu chất đất tại huyệt mộ khô vụn, tơi, huyệt mộ không sâu, ắt khó tránh bị kiến đục. Nếu huyệt mộ ở chỗ đất ám ấm thấp, đào xuống quá sâu, thì khó tránh bị nước xói lở. Nếâu xung quanh huyệt mộ sông núi bao bọc không kín, ngay phía trước lõm khuyết, thì khó tránh bị gió thổi. Huyệt bị tam hại thì sinh khí không tụ, xương cốt khó được bảo tồøn nguyên vẹn, nguời chết không yên, người sống gặp họa, đại hung.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dinhquy" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (12-11-13)

      Trang 3/9 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Phong Thủy theo luận điểm khoa học
        By athienloc in forum Phong thủy II
        Trả lời: 158
        Bài mới: 15-03-16, 11:13
      2. Luận về khí trong phong thủy
        By annhien in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 12
        Bài mới: 14-10-13, 09:02
      3. Luận về PHONG THỦY và CAN-CHI-HÀNH-LỘC-MÃ
        By hausinh in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 13
        Bài mới: 13-07-13, 10:54
      4. Thông báo mở phòng thảo luận PHONG THỦY
        By administrator in forum Thông báo
        Trả lời: 0
        Bài mới: 14-09-12, 07:00
      5. Trả lời: 11
        Bài mới: 08-04-11, 21:47

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •