Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 15

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default Phản biện chủ đề: "Giải trừ câu bùa chú "Thân cường mới có thể đảm tài quan""

        Phản biện chủ đề: "Giải trừ câu bùa chú "Thân cường mới có thể đảm tài quan"" của Hoàng Đại Lục được dịch bởi Phuluc bên trang web "Nhân Trắc Học" ở mục "Kiến thức về Tử Bình, Tứ Trụ..."

        Ví dụ 7 và 8 của Hoàng Đại Lục đã luận như sau:

        “Ví dụ 7: Mệnh của Hàn Nghiễm: Bính Dần, Quý Tị, Bính Tuất, Tân Mão

        Ví dụ 8: Mệnh của 1 người họ Chu: Nhâm Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Kỷ Hợi

        Hai mệnh trên nếu so sánh với nhau đều cùng thuộc “Thân cường Sát thiển” (thân vượng, Sát yếu) không nghi ngờ. Cả 2 mệnh đều gặp vận Tài sinh Quan Sát, lẽ ra mệnh của Chu có Sát tinh được trọng căn (Nhâm ở Hợi), còn mệnh của Hàn (chỉ) có Tỉ Kiên nên (mệnh của Chu) lại càng dễ dàng gặp loại “Thân Sát lưỡng đình”. Thật ra vận mệnh tốt lại là ở Hàn, ông ta vừa vào vận Bính Thân, Đinh Dậu thuộc phương tây là trúng tuyển thi cử, quan chức liên thăng, trở thành học giả đại phú đại quý.

        Còn anh họ Chu trong vận Mậu Thân, Kỷ Dậu lại là nông dân bần khốn, lúc nào mặt cũng nhìn xuống đất lưng ngửa lên trời! Tại sao 2 người lại khác nhau một trời một vựa? Không phải họ đều là “Thân cường hỉ Tài Quan”, mà thêm cũng cùng gặp Tài Quan vận sao? Muốn nói “Thân Sát lưỡng đình”, không phải mệnh của Chu là càng đúng sao?

        Nếu như chúng ta cứ mê muội không chịu thay đổi, cứ nhất định tìm kiếm thăng bằng ở Thân cùng Sát, như vậy chúng ta sẽ vĩnh viễn bị hãm sâu ở trong vũng bùn "Thăng bằng dụng thần" mà không thể thoát ra được. Nếu chúng ta luận theo Cách Cục Tử Bình, vấn đề liền có thể dễ dàng đối phó.

        Mệnh của Hàn là cách “Nguyệt kiếp dụng Quan”, thiên can thấu Tài mà không thấu Ấn, cách thành không bị phá. Chỉ cần Quan tinh ở đại vận có thể đứng vững, tức là có thể vận dụng được công năng chế Kiếp, cho nên được đại quý.

        Còn mệnh của Chu thì nguyệt lệnh lộ ra Thương quan, vốn có thể cấu thành cách “Thực Thương chế Sát”, nhưng tiếc rằng nguyệt can có Ất mộc là Ấn tinh hóa Sát, khiến Kiếp tài trong nguyệt lệnh không có chế, trên cơ bản là không hình thành được cách cục gì, vận Mậu Thân Kỷ Dậu càng tăng thêm tệ hại vì Mậu Kỷ thổ cùng Ất mộc tranh chế Thất Sát, hình thành cách “chế hóa lưỡng lập” là cách phá mệnh, vì vậy mà mệnh Chu so với mệnh Hàn kém mười vạn tám ngàn dặm rồi!“


        Sau đây là bài phản biện của tôi:

        Sơ đồ mô tả sự áp dụng “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ để xác định sự vượng suy của ngũ hành trong Tứ Trụ như sau:

        Ví dụ 7:
        [img]http://farm6.staticflickr.com/5545/10599605056_49600372f6_o.png[/img]

        1 - Cái đầu tiên chúng ta thấy các can chi trong Tứ Trụ được biểu diễn theo sơ đồ trên là hợp lý, vì các Thiên Can được coi là ở trên trời nên đặt chúng ở trên còn các Địa Chi được đặt ở dưới vì chúng được xem là ở dưới mặt đất.
        2 - Số điểm ghi bên cạn các Địa Chi và Thiên Can tương ứng với các trạnh thái vượng hay nhược của chúng ở Lệnh Tháng (hay Nguyệt Lệnh), như Tị tại lệnh tháng Tị ở trạng thái Đế Vượng và có điểm cao nhất là 10, Bính tại Lệnh Tháng Tị ở trạng thái Quan Đới có 9 điểm… cuối cùng Tân trụ giờ tại Lệnh Tháng Tị ở trạng thái Tử có 3 điểm là thấp nhất. Các số điểm đặc trưng cho từng trạng thái này tôi đã tìm ra qua các ví dụ thực tế.
        Điều này có đúng là phản ánh các trạng thái vượng suy của các Can Chi trong Tứ Trụ theo “Tứ Thời“ hay không?
        3 – Quý trụ tháng khắc gần Bính trụ năm (tức Can khắc Can hay Chi khắc Chi ngay trụ bên cạnh) và khắc trực tiếp Tị cùng trụ (tức Can và Chi cùng trụ khắc nhau). 2 lực khắc này là mạnh nhất nên qua các ví dụ trong thực tế các Can hay Chi bị khắc trực tiếp hay gần thì chúng không có khả năng sinh hay nhận được sự sinh từ các can chi khác cũng như chúng không còn khả năng khắc các Can Chi khác.
        Điều này có đúng là đã sử dụng tính chất Khắc Ngũ Hành của Tử Bình hay không? Vậy thì từ Cổ tới Kim đã có các sách nào đã sử dụng chúng để xác định sự vượng suy giữa các hành trong Tứ Trụ với nhau như của ông Thiệu đã đưa ra trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ“?
        4 – Vì Tử Bình lấy Nhật Can (can trụ ngày) đại diện cho người có Tứ Trụ nên hiển nhiên chúng ta thấy sực tác động của các Can Chi ở các khoảng cách xa gần khác nhau trong Tứ Trụ tới Nhật Can phải khác nhau cho dù chúng có cùng một trạng thái của Lệnh Tháng. Do vậy muốn biết chính xác sự tác động của từng Can Chi này với Nhật Can thì chúng ta phải làm cách nào khử đi yếu tố xa gần này. Qua các ví dụ thực tế tôi đã xác định được tỉ lệ giảm đi của các Can Chi ở các vị trí xa hay gần sao cho chúng tác động tới Nhật Can không còn phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần nữa.
        Các điểm hạn và điểm vượng của từng hành trong Tứ Trụ được biểu diễn phía trên và phía dưới ngay hành của chúng (tôi gọi là “Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm“, vùng tâm là vùng mà các điểm vượng của các hành tác động tới Nhật Can là như nhau không còn phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của chúng với Nhật Can nữa).
        Điều này có đúng là áp dụng “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ vào Tứ Trụ hay không?
        5 - ……………………………..

        Đại khái là như vậy, nếu ai quan tâm thì xin vào đọc chủ đề “Lớp Học Tứ Trụ Sơ Cấp, Trung Cấp và Cao Cấp cho tất cả mọi người“ trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ… trên các trang web “Diễn Đàn Lý Học Đông Phương“ hay “Huyền Không Lý Số“.

        Ví dụ 8:

        [img]http://farm6.staticflickr.com/5481/10599908623_8b1d68cb76_o.png[/img]

        (còn tiếp)
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 02-11-13 lúc 06:57
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 28
        Bài mới: 09-09-15, 16:54
      2. Trả lời: 84
        Bài mới: 30-09-13, 23:00
      3. Trả lời: 31
        Bài mới: 02-08-12, 22:55
      4. Trả lời: 0
        Bài mới: 27-07-12, 07:51
      5. Trả lời: 0
        Bài mới: 10-04-11, 06:11

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •