Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 10
      1. #1
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        49
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 33 bài viết

        Ico167R (158) để học tốt phong thuỷ

        Chào ACE .
        Qua quan sát trên các diễn đàn phong thuỷ. Tôi thấy nhiều bạn rất đam mê và muốn học phong thuỷ. Có nhiều câu hỏi ‘để học phong thuỷ phải bắt đầu từ đâu?’. Trên các diễn đàn có rất nhiều tư liệu để tham khảo. Tuy nhiên, với một người thuộc chuyên ngành khác không liên quan đến Hệ triết học phương đông, thì rất khó tiếp cận và hệ thống hoá kiến thức được(kiến thức lượm nhặt miên man, không có hệ thống ‘nói chung là biết nhiều mà không hiểu hoặc hiểu lơ mơ’). Muốn học tốt Phong thuỷ nói riêng và các môn khác như (tử vi, tướng số, đông y…) nói chung =>Trước hết phải học Dịch lý, dịch lý là cái gốc hình thành nên Hệ triết học phương đông, có hiểu dịch lý thì mới nắm bắt được các kiến thức khác “Bất học dịch bất khả tri lý”. Ở trên diễn đàn cũng đã có nhiều tài liệu về dịch lý, tuy nhiên bê cả cuốn sách lên thì nhiều khi cũng khó hiểu. Bởi vì người viết sách nhiều khi diễn giải cũng miên man, không trọng tâm cho nên rất khó tiếp cận đối với người mới bắt đầu. Là người đã từng học Triết học phương đông, tôi sẽ lần lượt trình bày ngắn gọn súc tích dể hiểu bằng ngôn ngữ phổ thông bao gồm:
        Dịch lý căn bản( Lịch sử hình thành dịch=>Thái cực=>lưỡng nghi=>tứ tượng=>bát quái=>Lục thập tứ quái(64 quái)=> Âm dương=>Ngũ hành=> Và các quy luật căn bản=>Dịch lý trong Hệ Can chi=>Dịch lý trong thuyết Vận khí).
        => Sau khi nắm được Dịch lý căn bản, các bạn có thể chọn một trường phái phong thuỷ nào đấy để nghiên cứu vận dụng (Trường phái phong thuỷ nào cũng vận dụng từ dịch lý, mỗi trường phái đều có thế mạnh riêng, và đã được lịch sử chứng minh cho nên mới tồn tại và phát triển cho đến bây giờ. Tôi thấy có vài ý kiến cho rằng phái này đúng phái kia sai là không chính xác. Mà chỉ có người thực hành phong thuỷ hiểu sai, vận dụng sai cho nên mới không hiệu quả, lại đỗ lỗi cho cổ nhân là nguỵ tạo). Khi có thời gian tôi sẽ viết tiếp.
        thay đổi nội dung bởi: landpro545, 20-12-13 lúc 11:09
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "landpro545" về bài viết có ích này:

        BKS (22-12-13),kyniemthoigian_tht (17-11-14),Lê Điền (20-12-13),minhman1970 (22-12-13),Ngoccnna (21-12-13),phuongmai2013 (20-12-13),Thuandd (20-12-13),vanphung51 (09-02-14),VietLong-HKLS (20-12-13)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Dec 2013
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        113
        Được cảm ơn: 51 lần
        trong 13 bài viết

        Default

        Xí bàn đầu ngồi nghe cho rõ. hehe
        Vỡ lòng ABC

      4. #3
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        49
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        I. Lược khảo về Kinh dịch.
        1. Đại cương: Kinh dịch là bộ sách mang tính chất Triết học cổ đại, là cơ sở lý luận về nhân sinh quan, vũ trụ quan của người phương đông. Kinh dịch là bộ sách vừa thấu đáo lẽ biến hoá trong trời đất vừa thích dụng hành động của con người.
        2. Định nghĩa chữ “Dịch” : Chữ dịch vừa có nghĩa là bất dịch, vừa có nghĩa là giao dịch, vừa có nghĩa là biến dịch.
        - Bất dịch: Có nghĩa là nhất định là cái đó : Như Càn – Khôn (trong chân lý của trời đất cũng có bất dịch)
        - Giao dịch : Là trao đổi với nhau. Trong vạn thể, bất dịch là nguyên thể, giao dịch là ứng dụng
        Ví dụ : Càn giao dịch với Khôn sinh ra Chấn, Khảm, Cấn. Khôn giao dịch với Càn sinh ra Tốn, Ly, Đoài.
        - Biến dịch : Là kết của bất dịch khi đã có sự giao dịch
        3. Lược khảo về Kinh dịch:
        Tương truyền kinh dịch khởi thuỷ do vua Phục hy(4477-4363 trước CN). Nhân khi vua trông thấy những vết điểm ở lưng con Long mã nổi trên song Hoàng hà, liền lập ra Hà đồ, vạch ra Tiên thiên bát quái gồm 8 quẻ, mỗi quẻ có 3 vạch(vạch liền biểu thị cho dương, vạch đứt biểu thị cho âm). Rồi lại trùng quái bằng cách chồng 8 qủe lên nhau tạo thành 64 quẻ kép(quẻ trùng quái), mỗi quẻ có 6 vạch, mỗi vạch là 1 hào.
        Đến đời nhà Hạ (2205-1766 trước CN) vua Hạ vũ, tương truyền khi chơi sông Lạc, nhà vua nhìn thấy 1 con rùa vàng có những chấm và vạch bố trí như biểu đồ gọi là Lạc thư mà đặt ra Cửu trù hồng phạm(nói về các vấn đề liên quan đến luân thường đạo lý trong trời đất, bao quát cả vũ trụ lẫn con người).
        Hơn 1000 năm sau Chu Văn Vương(1144-1142) đã thay đổi các quẻ dịch của Phục Hy và diễn giải them mà đặt thành Hậu thiên bát quái. Sau đó Chu Công Đán là con của Chu Văn Vương đã đặt ra hào từ hay tượng từ, ông cắt nghĩa tiếng Hào trong 64 quẻ cho mỗi hào 1 ý nghĩa ngắn gọn, gắn sự Cát-Hung cho từng hào trong 1 quẻ. Sau đấy Khổng tử (551-479 trước CN) đã hoàn thiện Kinh dịch và viết Thập dực(chia ra thượng kinh 30 quẻ, hạ kinh 34 quẻ)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "landpro545" về bài viết có ích này:

        BKS (22-12-13)

      6. #4
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        49
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        4. Bố cục của Kinh dịch(theo lẽ Thiên-Địa-Nhân): Trong nhận thức về sự vận hành, biến hoá của vũ trụ, 64 quẻ được chia làm 3 giai đoạn
        4.1. Giai đoạn của 2 chữ Càn – Khôn : Từ lúc Thái cực tách thành động tĩnh, thành lưỡng nghi thì 2 quẻ Càn-Khôn tượng trưng cho sự bắt đầu biến hoá để sinh ra vạn vật(trời đất là cha mẹ của vạn vật trong đó có cả con người).
        4.2. Giai đoạn của 2 khí Hàm-Hằng : Giai đoạn này con người mà tượng trưng là trai-gái giao hợp nhau để sinh hoá. Nhờ Hàm mà”Thiên địa cảm nhi vạn vật biến hoá”, nhờ Hằng mà “Tứ thời biến hoá nhi năng cửu thành”.
        4.3. Giai đoạn của 2 khí Ký tế-Vị tế : Tế có nghĩa Thuỷ có nhiệm vụ đến với Hoả theo chiều vận hành thuận để ‘giúp đỡ’ và ‘điều hoà’ cho hoả.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "landpro545" về bài viết có ích này:

        BKS (22-12-13),TanLen73 (22-12-13)

      8. #5
        Tham gia ngày
        Sep 2011
        Bài gửi
        345
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 119 lần
        trong 98 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi landpro545 Xem bài gởi
        Chào ACE .
        Qua quan sát trên các diễn đàn phong thuỷ. Tôi thấy nhiều bạn rất đam mê và muốn học phong thuỷ. Có nhiều câu hỏi ‘để học phong thuỷ phải bắt đầu từ đâu?’. Trên các diễn đàn có rất nhiều tư liệu để tham khảo. Tuy nhiên, với một người thuộc chuyên ngành khác không liên quan đến Hệ triết học phương đông, thì rất khó tiếp cận và hệ thống hoá kiến thức được(kiến thức lượm nhặt miên man, không có hệ thống ‘nói chung là biết nhiều mà không hiểu hoặc hiểu lơ mơ’). Muốn học tốt Phong thuỷ nói riêng và các môn khác như (tử vi, tướng số, đông y…) nói chung =>Trước hết phải học Dịch lý, dịch lý là cái gốc hình thành nên Hệ triết học phương đông, có hiểu dịch lý thì mới nắm bắt được các kiến thức khác “Bất học dịch bất khả tri lý”. Ở trên diễn đàn cũng đã có nhiều tài liệu về dịch lý, tuy nhiên bê cả cuốn sách lên thì nhiều khi cũng khó hiểu. Bởi vì người viết sách nhiều khi diễn giải cũng miên man, không trọng tâm cho nên rất khó tiếp cận đối với người mới bắt đầu. Là người đã từng học Triết học phương đông, tôi sẽ lần lượt trình bày ngắn gọn súc tích dể hiểu bằng ngôn ngữ phổ thông bao gồm:
        Dịch lý căn bản( Lịch sử hình thành dịch=>Thái cực=>lưỡng nghi=>tứ tượng=>bát quái=>Lục thập tứ quái(64 quái)=> Âm dương=>Ngũ hành=> Và các quy luật căn bản=>Dịch lý trong Hệ Can chi=>Dịch lý trong thuyết Vận khí).=> Sau khi nắm được Dịch lý căn bản, các bạn có thể chọn một trường phái phong thuỷ nào đấy để nghiên cứu vận dụng (Trường phái phong thuỷ nào cũng vận dụng từ dịch lý, mỗi trường phái đều có thế mạnh riêng, và đã được lịch sử chứng minh cho nên mới tồn tại và phát triển cho đến bây giờ. Tôi thấy có vài ý kiến cho rằng phái này đúng phái kia sai là không chính xác. Mà chỉ có người thực hành phong thuỷ hiểu sai, vận dụng sai cho nên mới không hiệu quả, lại đỗ lỗi cho cổ nhân là nguỵ tạo). Khi có thời gian tôi sẽ viết tiếp.
        Nói như vậy chẳng khác nào học theo lão Họ Âu đó thôi....
        "Dịch" là thiên tượng theo thời gian dịch chuyển theo cái lý của tự nhiên mà có vậy. Nên gọi là Dịch Lý
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "haidang" về bài viết có ích này:

        BKS (22-12-13),minhman1970 (22-12-13)

      10. #6
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        49
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        QUAN NIỆM TỔNG QUÁT VỀ VŨ TRỤ

        1. THÁI CỰC: Người xưa dùng chữ ‘Đạo’ đễ diễn tả quá trình sinh hoá toàn diện, đi từ hình nhi thượng vô cực đến hình nhi hạ thái cực, rồi đến vạn vật hữu hình. Hai chữ Khí và Đạo diễn tả cái bắt đầu và chấm dứt của 1 chu kỳ sinh hoá của vạn vật, của con người trong một cái vòng không có bắt đầu cũng không có chấm dứt ‘chu nhi phục thỉ như hoàn vô đoan’.
        Lão Tử nói “Có một vật do sự hỗn hợp mà thành, nó sinh ra trước trời đất: vừa trống không, vừa yên lặng, đứng yên, một mình mà không biến cải, trôi đi khắp mọi nơi mà không thôi. Có thể làm mẹ đẻ của thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, phải đặt tên chữ cho nó là ‘Đạo’ gượng gọi nó là lớn”. Chỉ có biến động là thuộc tính của nó. Trong lòng Đạo có tàng trữ 2 mặt đối kháng là Âm và Dương. Đó là giường mối của trời đất và muôn vật.
        Khổng Tử thì không dùng chữ “Đạo” mà dùng từ “Thái cực” để chỉ cái khởi thuỷ của vũ trụ. Ông viết : “Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”.
        - Thái cực động sinh ra dương : Khí nhất dương.
        - Thái cực tĩnh sinh ra âm : Khí nhất âm.
        Động cực sinh tĩnh, tĩnh cực sinh động, cứ thế âm dương vận động biến hoá không ngừng. Chính sự xung đột ấy là lý do tồn tại của âm dương.

        2. LƯỠNG NGHI: Thái cực bắt nguồn từ Vô cực, khí dương động bốc lên, âm tĩnh lắng xuống dưới thì ‘trời thành-đất sinh’ là ‘Lưỡng nghi’
        Phần dương thì động, nóng, sang, trong, nhẹ nổi trên, sinh ra khí dương và nơi tích luỹ nhiều khí dương là Trời.
        - Dương sinh ở phương bắc và bên trái chủ Dương. Dương được biểu tượng bằng 1 vạch liền (nét cơ).
        - Phần Âm thì tĩnh, lạnh, tối, đục, nặng chìm xuống dưới, sinh ra khí Âm và nơi tích luỹ nhiều khí âm là Đất. Âm được biểu tượng bằng 1 nét đứt (nét ngẫu).
        Dương cực biến sinh âm, âm cực biến sinh dương. Dương sinh ở Tý mà cực ở Tỵ, âm sinh ở Ngọ mà cực ở Hợi. Trong nhẹ lơ lững ở trên không trung lập thành Trời(dương). Đục nặng lắng xuống hợp thành Đất(âm). Biến từ trang thái Vô hình sang Hữu hình.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "landpro545" về bài viết có ích này:

        BKS (22-12-13),minhman1970 (22-12-13)

      12. #7
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        49
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        3. TỨ TƯỢNG : Nơi phần Dương, dương khí dày đặc trong sang gọi là Thái dương, Nơi phần Âm, khí âm dày đặc đen và tối gọi là Thái âm. Vì lẽ Âm-Dương biến hoá nên trong phần dương ‘cực thịnh’(Thái dương) mà phát sinh ra khí Âm(thiếu âm) đó là “Dương cực nhất Âm sinh”, trong phần Âm ‘cực thịnh’(Thái âm) sẽ phát sinh ra khí Dương(thiếu dương) đó là “Âm cực nhất Dương sinh”. Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm=> gọi là Tứ Tượng.
        - Một vạch là Nghi
        - Hai vạch là Tượng
        Thái cực sinh 1 chẵn , 1 lẻ thành Lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh Tứ tượng.
        - Trên vạch lẻ thêm 1 vạch lẻ là Dương trong Dương(Tháidương)

        - Trên vạch lẻ thêm 1 vạch chẵn là Âm ở trong Dương(Thiếu âm)

        - Trên vạch chẵn thêm 1 vạch lẻ là Dương trong Âm(Thiếu dương)

        - Trên vạch chẵn thêm 1 vạch chẵn là Âm ở trong Âm(Thái âm)

        Vậy : Thái cực sinh Lưỡng nghi tức Âm-Dương, rồi Âm và Dương sinh ra Tứ tượng.

        Quá trình tiến triển của vũ trụ từ Vô hình đến Hữu hình, từ Vô cực sang Thái cực, từ Thái cực sang Lưỡng nghi, từ Lưỡng nghi sang Tứ tượng, từ Tứ tượng sang Bát quái, vạn vật đều biến hoá theo lẽ tuần hoàn của ‘Tiểu vũ trụ’ mà theo Nội kinh gọi là “chiếc vòng ngọc không đầu nối”.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "landpro545" về bài viết có ích này:

        BKS (22-12-13),minhman1970 (22-12-13)

      14. #8
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        49
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        4. NGŨ HÀNH :
        Đời Tống, Chu Liên Khê nói : “Vô cực là thái cực, Thái cực động mà sinh ra Dương, động cực thì tĩnh, tĩnh sẽ sinh Âm, tĩnh cực thì động trở lại. Một động, một tĩnh làm căn bản và giúp đỡ lẫn nhau, phân ra làm Âm, phân ra làm Dương, Lưỡng nghi lập thành. Dương biến âm hợp mà sinh ra thuỷ, hoả, mộc, kim, thổ. Ngũ khí mà toả rộng ra cho 4 mùa. Vận hành. Trong ngũ hành, mỗi hành đều có chứa âm dương. Trong âm dương đều có 1 Thái cực. Thái cực lấy gốc ở Vô cực, Ngũ hành sinh ra mỗi hành đều có 1 tính. Cái ‘chân’ của Vô cực, cái ‘tinh’ của Nhị khí và ngũ hành, hợp nhau lại một cách kỳ diệu để rồi ngưng trệ lại: Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ. Hai khí giao cảm nhau để hoá sinh ra vạn vật. Vạn vật được sinh sinh để rồi biến hoá đến vô cùng”.
        Chu Liên Khê gọi âm dương là ‘Nhị khí’. Khí âm dương luân chuyển biến hoá mà tạo ra Ngũ hành. Năm hình của ngũ hành không phải đều sinh trong một lần, có hình sinh trước, có hình sinh sau và Ngũ hành được hình thành qua 2 giai đoạn :
        4.1. Giai đoạn sinh:
        - Nếu nói về số thì : Thiên nhất sinh thuỷ, địa nhị sinh hoả, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ. Tức là : Trời 1 sinh thuỷ, đất 2 sinh hoả, trời 3 sinh mộc, đất 4 sinh kim, trời 5 sinh thổ. Vậy số 1, 2, 3, 4, 5 là số sinh của ngũ hành.
        - Nếu diễn tả thứ tự của sự sinh ra ngũ hành đầu tiên là Thuỷ hợp với số 1, tiếp đến là Hoả thứ hai hợp với số 2. Có nước, có lửa mới có cây cối tức là sinh vật hợp với số 3 là Mộc. Các chất nặng lắng xuống đọng lại là kim loại mang tính chất thuần âm, nếu gặp lửa thường chảy ra như nước và có thể dùng để làm dụng cụ hợp với số 4 là Kim. Cuối cùng Thổ sinh ra để bao dung 4 hành trên, các sinh vật và yếu tố trên đều trở về đất hợp với số 5.
        Đó là những nguyên lý cơ bản của Ngũ hành, từ đó diễn biến ra muôn vàn, muôn vẻ trong vũ trụ và trong thế giới Vô cơ và Hữu cơ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "landpro545" về bài viết có ích này:

        BKS (22-12-13),thanhtien (22-12-13)

      16. #9
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        49
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        4.2. Giai đoạn thành:
        Ở trên là lẽ sinh của Ngũ hành, nhưng đã có sinh thì phải có thành. Sinh bắt đầu bởi Dương khí, thành bắt đầu bởi Âm khí, âm-dương phối hợp với nhau mà có công dụng Sinh-Thành.
        “Thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi; Địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi; Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi; Địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi; Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi”.
        Nếu nói về số thì : “Trời 1 sinh thuỷ, địa 6 thành thuỷ; Đất 2 sinh hoả, thiên 7 thành hoả; Trời 3 sinh mộc, đất 8 thành mộc; Đất 4 sinh kim, trời 9 thành kim; Trời 5 sinh thổ, đất 10 thành thổ”.
        5 số cơ bản tương ứng với ngũ hành đó gọi là sinh số hợp với số diễn mẫu(cơ số) để tạo thành 5 số nữa của 10 số tự nhiên gọi là Thành số như sau:
        Sinh số Thành số
        Thuỷ số 1 1+5 6
        Hoả 2 2+5 7
        Mộc 3 3+5 8
        Kim 4 4+5 9
        Thổ 5 5+5 10
        Vậy ngũ hành có 5 cặp số co tính chất chẵn-lẻ âm-dương đối xứng nhau:
        Thuỷ 1-6
        Hoả 2-7
        Mộc 3-8
        Kim 4-9
        Thổ 5-10
        Tóm lại, thứ tự sinh thành của ngũ hành là : Dương khí lần thứ nhất sinh thuỷ thì âm khí lần thứ 6 thành thuỷ, âm khí lần thứ 2 sinh hoả thì dương khí lần thứ 7 thành hoả, dương khí lần thứ 3 sinh mộc thì âm khí lần thứ 8 thành mộc, âm khí lần thứ 4 sinh kim thì dương khí lần thứ 9 thành kim, dương khí lần thứ 5 sinh thổ thì âm khí lần thứ 10 thành thổ.
        *Số 1, 2, 3, 4, 5 là số sinh của ngũ hành và 6, 7, 8, 9, 10 là số thành của ngũ hành.
        - Số 1, 3, 5, 7, 9 là số lẻ thuộc dương và là Thiên số, nên những lần đó gọi là Trời sinh hay trời thành.
        - Số 2, 4, 6, 8, 10 là số chẵn thuộc âm và là Địa số, nên những lần đó gọi là đất sinh hay đất thành.
        Trong đó số 5 là số sinh của Thổ là một số đặc biệt(còn gọi là số diễn mẫu).
        Sinh bởi dương số thì thành bởi âm số, ngược lại sinh bởi âm số thì thành bởi dương số, nói lên âm-dương phối hợp có công dụng sinh thành.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "landpro545" về bài viết có ích này:

        BKS (25-12-13)

      18. #10
        Tham gia ngày
        Aug 2012
        Bài gửi
        49
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        5. Các quy luật của ngũ hành:
        5.1. Quy luật tương sinh : Kim sinh thuỷ, Thuỷ sinh mộc, Mộc sinh hoả, Hoả sinh thổ.
        5.2. Quy luật tương khắc : Kim khắc mộc, Mộc khắc thổ, Thổ khắc thuỷ, Thuỷ khắc hoả, Hoả khắc kim.
        5.3. Quy luật tương thừa : Hành này khắc hành kia quá mạnh(Thiên thắng)
        5.4. Quy luật tương vũ : Hành này quá yếu không khắc chế nổi hành kia(Thiên suy).
        • Ý nghĩa : Vạn vật trong vũ trụ vận động và biến hoá không ngừng, sự sinh khắc của ngũ hành là nguồn gốc của sự chế hoá trong vũ trụ. Hợp với nhau là sinh, mà sinh ra thì tiếp tục biến hoá, và trái với nhau là khắc làm cho sự sinh sôi và biến hoá bị hạn chế lại. Sinh khắc mục đích giữ cân bằng cho sự sinh hoá của vạn vật, Âm dương có hoá, ngũ hành có bình thì trời đất mới yên và muôn loài phát triển.
        6. Âm dương giao cảm để định vị thành hình.
        Hệ từ thượng truyện viết : “Thiên ở tôn, địa ở ty thế là càn-khôn đã được định rồi. Thấp và cao đã rõ, sự sang hèn đã được định rồi. Sự động và tĩnh có lẽ thường, cương và nhu đã được quyết đoán. Các loại đã tụ thành phương, vật được phân ra thành đàn, sự cát hung đã sinh ra rồi. Ở trên trời thành tượng, ở dưới đất thành hình, sự biến hoá hiện ra”.
        Tất cả những nét đại cương vẽ nên hình và tượng của vạn vật như trên cho ta thấy Thiên-địa, cao-ty, quý-tiện, động-tĩnh, cương-nhu, cát-hung, hình-tượng… chính là những vật đã được định hình và và định vị để tạo nên vũ trụ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      19. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "landpro545" về bài viết có ích này:

        BKS (25-12-13)

      Đề tài tương tự

      1. Phong Thuỷ Là Môn Học Cổ Có Giá Trị
        By ASVN in forum Phong thủy II
        Trả lời: 2488
        Bài mới: 17-02-23, 09:23
      2. Hỏi về học Phong thuỷ
        By Vô Cực in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 4
        Bài mới: 17-05-11, 11:15
      3. Nhờ tư vấn phong thuỷ
        By lesinh1 in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 33
        Bài mới: 10-06-10, 19:28
      4. Các vật khí hoá sát- cát tường trong phong thuỷ
        By nguyen kim yen in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 10
        Bài mới: 07-06-10, 00:30
      5. Bố trí phong thuỷ
        By thanh long in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 32
        Bài mới: 15-12-09, 12:27

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •