Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 7/13 đầuđầu ... 56789 ... cuốicuối
    kết quả từ 61 tới 70 trên 130
      1. #61
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Nguyên văn:
        Trường hợp Tài đới Thương Quan, gặp Tài vận thì hanh thông, Sát vận bất lợi, vận hành Quan Ấn không được tốt.

        Từ chú thích:
        Tài kèm Thương Quan lại bội Ấn, có hóa Kiếp, thân cường lấy Thương Quan sinh Tài làm dụng, thân nhược lấy giúp thân là tốt. Cần phải phối hợp tứ trụ, không thể coi như nhau.

        Như:
        Giáp Tý / Tân Mùi / Tân Dậu / Nhâm Thìn
        Nhâm Thân - Quý Dậu - Giáp Tuất - Ất Hợi - Bính Tý - Đinh Sửu

        Đây là mệnh Uông Học sĩ ở chương luận Tài, vốn lấy Thương hóa Kiếp làm dụng. Vì thìn dậu hợp kim, sinh ở tháng sáu, thổ khô nứt nẻ kim giòn dễ gãy. Tý tuy tương hại Mùi nhưng dùng nó để nhuận thổ sinh kim, chưa chắc không đẹp, và kiêm luôn sinh Tài, nên mệnh này dụng Thương Quan, Thực thần kiêm công dụng điều hậu thông quan. Tài vận là vận tốt nhất, Thực Thương vận cũng đẹp, Tỷ Kiếp vận cũng có thể dùng. Đinh hỏa vận Thất Sát, hợp khử Nhâm Thương nên rất kị. Vận quan tinh Bính hỏa hợp Tân, hoặc Ấn vận chế Thương, đều là phá dụng không thích hợp.

        Nguyên văn:
        Trường hợp Tài đới Thất Sát. Bất luận hợp Sát chế Sát, vận đều hỷ đi về phương Thực Thương thân vượng.

        Từ chú thích:
        Tài đới Thất Sát, nếu như Sát không bị hợp khử, hoặc không bị chế khử, thì ứng với lấy Sát làm trọng yếu, không thích hợp luận Tài nữa.

        Như mệnh Mao Trạng nguyên ở chương luận Tài, vốn gọi là hợp Sát tồn Tài.

        Ất Dậu / Canh Thìn / Giáp Ngọ / Mậu Thìn
        Kỷ Mão - Mậu Dần - Đinh Sửu - Bính Tý - Ất Hợi - Giáp Tuất

        Thiên can Ất theo Canh để hóa, địa chi thìn hợp dậu, Tài sinh Sát vượng cần phải lấy Đinh hỏa trong ngọ chế Sát làm dụng, Tài hùa theo bè đảng Sát công thân, sao có thể là dụng được? Mừng sinh ở tháng thìn, thêm được giờ thìn, nên vẫn còn Giáp mộc dư khí, nhưng e rằng thân nhược. Vận hành dần mão là đất thân vượng, cũng gặp phương Bính Đinh chế Sát, cho nên quý hiển. Ba vận Ất, hợi, giáp cũng trợ thân giúp vượng lên, duy tý vận xung ngọ e có nạn sinh tử, tuy tý thìn tương hội sợ rằng không dễ hóa giải. Thân nhược thích hợp với Ấn, còn cách chế Sát không hợp Ấn vận do sợ Ấn sẽ chế Thương đoạt Thực.

        Xem lại mệnh Lý Ngự sử ở chương luận Tài, vốn gọi là chế Sát tồn Tài:

        Canh Thìn / Mậu Tý / Mậu Dần / Giáp Dần
        Kỷ Sửu - Canh Dần - Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tị - Giáp Ngọ

        Trụ ngày Mậu dần, nhật tọa ngay ngôi vị trường sinh, can hưởng được sự trợ giúp này, thân vượng lấy Thực thần chế Sát làm dụng, còn Tài tiết Thực thần và sinh Sát nên không thể làm dụng. Tý thìn tương hội, thổ kim thủy mộc lưu thông thẳng đường, đích thực là dấu hiệu quý hiển. Hành vận Thực Thương, thân vượng cho nên tốt đẹp; Ấn vận cũng tốt, nhưng dùng được chi mà không dùng được can vì gặp Bính hỏa, khó tránh khắc khử Canh kim làm tổn hại dụng thần.

        Nguyên văn:
        Trường hợp Tài dụng Sát Ấn, vận Ấn vượng là thích hợp nhất, gặp vận Tài ắt hẳn thành kị. Hướng về vận Thương Thực thì cũng tùy.

        Từ chú thích:
        Nguyệt lệnh Tài tinh mà thấu Sát Ấn, lấy Ấn hóa Sát làm dụng; Tài sinh Sát vượng, chỉ luận Sát không luận Tài. Ấn là dụng nên rất hợp vận gặp Ấn vượng, còn gặp vận Tài phá Ấn nhất định kị. Còn vận Thực thần Thương quan là hợp hay kị thì cần phải xem phối hợp tứ trụ để quyết định.

        Ất Sửu / Đinh Hợi / Kỷ Hợi / Ất Hợi
        Bính Tuất - Ất Dậu - Giáp Thân - Quý Mùi - Nhâm Ngọ - Tân Tị

        Xem lại mệnh Triệu Thị lang tại chương luận Tài. Mừng Tài tàng ở chi và không thấu, thiên can Sát Ấn tương sinh, dùng Ấn hóa Sát làm dụng. Vận Giáp Ất thì Quan Sát sinh Ấn rất tốt đẹp; vận thân dậu tuy Thực Thương sinh Tài bè đảng cùng Sát, song trong nguyên cục thì Sát có Ấn hóa, tuy không phải là cát vận nhưng cũng không lo. Quý mùi là một đại vận cát; Nhâm vận hợp Đinh hóa thành Sát phá dụng thần, cho nên mới nói là gặp Tài nhất định kị.

        Bính Dần / Quý Tị / Quý Mùi / Nhâm Tuất
        Giáp Ngọ - Ất Mùi - Bính Thân - Đinh Dậu - Mậu Tuất - Kỷ Hợi

        Đây là mệnh Lâm Thượng thư ở chương luận Tài. Dần ngọ tuất là hỏa cục, ngọ dễ theo tị, tuy không thành cục, nhưng có ý hội hợp ( tị ngọ mùi / dần ngọ tuất ), mùi vừa ám hợp ngọ hỏa, địa chi Tài vượng lại thấu Bính, nên phải lấy Tài làm dụng. Nhưng Tài vượng thân nhược, vận thích hợp với phương Kiếp Ấn giúp cho thân vượng lên. Thuở thiếu niên Giáp ngọ Ất mùi, nhất định khốn khổ; sau đến vận Bính thân, khí chuyển phương tây bắc làm hỏa (Tài) không thông căn, còn Ấn thụ đắc địa, đương nhiên quý hiển.

        Bính Thìn / Quý Tị / Nhâm Tuất / Nhâm Dần
        Giáp Ngọ - Ất Mùi - Bính Thân - Đinh Dậu - Mậu Tuất - Kỷ Hợi

        Đây là mệnh Vương Thái phó ở chương luận Tài. Tương tự mệnh họ Lâm, tuy thìn là thủy khố, cuối cùng ngại gốc nhẹ thân nhược. Vận tới thân dậu phát tài, mệnh hai người tương tự nhau.

        Bính Thìn / Bính Thân / Bính Ngọ / Nhâm Thìn
        Đinh Dậu - Mậu Tuất - Kỷ Hợi - Canh Tý - Tân Sửu - Nhâm Dần

        Bính tọa ngọ Nhận, thân thìn củng hợp (về tý thủy) và thấu Nhâm, nên bỏ Tài mà dụng Sát. Nhưng chỗ tốt ở đây đều do ngọ Nhận, bởi vì nó làm thân cường vượng thì mới có thể địch Sát. Nhâm thủy trường sinh ở thân là thu thủy thông nguồn, dụng thần tiến khí, do đó vận hành đất kim thủy Kỷ hợi, Canh tý, Tân sửu, Nhâm dần, đều là dụng thần Sát cho nên quý hiển. Đây là mệnh một quan Thượng thư ở chương luận Tài. Tứ trụ này thích hợp đưa về Thiên Quan cách hoặc Sát Nhận cách để luận nhưng do nguyệt lệnh thân kim là Tài, nên đưa vào chương luận Tài.

        Kimtubinh.net
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        kimlong (06-04-14),Thientam (07-04-14)

      3. #62
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Chương 35. Luận Ấn thụ


        Nguyên văn:

        Ấn thụ cách hỷ sinh thân, chính Ấn cách hay thiên Ấn cách đều là mỹ cách, cho nên hai cách Tài và Ấn không phân thiên chính, đều gom thành một mà bàn. Ấn thụ cách cục cũng không đồng nhất, trường hợp Ấn mà thấu Quan, Chính quan không độc thủ sinh Ấn, tức có thể làm dụng, cũng khác trường hợp dụng Sát. Cho nên Thân vượng Ấn cường, không phải băn khoăn quá mức, miễn là Quan tinh thanh thuần, như mệnh Trương Tham chính: Bính Dần / Mậu Tuất / Tân Dậu / Mậu Tý, thuộc trường hợp này.

        Từ chú thích:
        Quan và Ấn, tương tự như Tài và Quan, hoặc Tài và Thực thần, đều tương hỗ làm dụng, trường hợp dùng duy nhất một trong thập thần rất hiếm gặp, chỉ khác ở hành vận hỷ hay kị mà thôi. Trường hợp Ấn thấu Quan, Thân cường dụng Quan, hỷ Tài sinh Quan, Thân vượng Ấn cường, không lo Quan tinh thái quá, vì lý do đó mới hỷ Quan vượng. Chỉ cần Quan tinh thanh thuần tức là một bát tự tốt. Dẫn chứng từ mệnh Trương Tham chính, dường như không theo thói thường: Bính Dần / Mậu Tuất / Tân Dậu, hỏa vượng thổ khô kim giòn, nên hỷ gặp giờ Mậu Tý để nhuận thổ sinh kim, mà còn để tiết tú khí của kim, cho nên vận hành đông bắc kim thủy thổ liền phấn phát. Nếu không dụng Quan tinh, cũng không dụng Ấn thì phải chú trọng Thực thần, tức là con có thể cứu mẹ. Vì nguyệt lệnh Ấn thụ, cho nên đưa về luận Ấn mà thôi.

        Nguyên văn:
        Nhưng mà cũng có khi kèm theo Thương Thực mà quý hiển. Như mệnh Chu Thượng thư: Bính Tuất / Mậu Tuất / Tân Mùi / Nhâm Thìn. Nhâm bị Mậu chế không tổn hại Quan. Hoặc như mệnh Lâm Hoài Hầu: Ất Hợi / Kỷ Mão / Đinh Dậu / Nhâm Dần, do Kỷ bị Ất chế nên không đụng đến Quan.

        Từ chú thích:
        Mệnh Chu Thượng thư:
        Bính Tuất / Mậu Tuất / Tân Mùi / Nhâm Thìn

        Nhâm bị Mậu chế đúng ra không hại Quan tinh, nhưng tứ trụ trùng điệp 5 can chi thổ Ấn, địa chi tàng hỏa còn thiên can thấu Bính, nếu lại hành vận hỏa thổ lẽ nào gặp điềm may mắn? Tứ trụ này vi diệu ở can hỏa thổ kim thủy thuận chiều sinh nhau, cho nên thổ không chôn kim, Thìn thổ kiềm hãm táo khí (khí hanh khô), Nhâm thủy tiết tú khí của kim, trong Thìn Mùi đều tàng Ất mộc Tài tinh ám tổn Ấn thụ, ví như bệnh nặng mà được thuốc. Vận trình Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn là đất kim thủy mộc, thể dụng hòa hợp, cho nên quý hiển.

        Lâm hoài hầu tạo:
        Ất Hợi / Kỷ Mão / Đinh Dậu / Nhâm Dần

        Dần Hợi Mão Ấn vượng, nắm lệnh và thấu Ất mộc, dụng thần đủ cả ở Dậu kim, tổn Ấn để sinh Quan, Kỷ thổ bị chế, không ngăn trở Quan tinh, trường hợp này là muốn khử bệnh thì chọn cái thanh thuần, không thể lấy Kiêu Ấn đoạt Thực làm dụng được.


        Nguyên văn:
        Trường hợp Ấn mà dụng Thương Thực, Thân cường Ấn vượng, e rằng thái quá, liền cho là tiết Thân để tạo thành tú khí. Như: Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Kỷ Hợi, đây là mệnh Lý Trạng nguyên, nếu như Ấn thiển thân khinh, mà dụng Thương Thực tầng tầng lớp lớp là cách cục bần hàn.

        Từ chú thích:
        Thân cường Ấn vượng, dùng Kỷ thổ để tiết tú khí, tương tự như mệnh Trương Tham chính ( Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tý ), Kỷ thổ lộ ra, Quan tinh không thấy, dụng thần tương đối rõ ràng. Nếu Ấn thiển thân khinh mà Thương Thực trọng, thì cần lấy Ấn làm dụng, vận hành Ấn Tỉ cũng có thể bổ cứu cho mệnh, chỉ không phải cục quý hiển.

        (con tiep)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        kimlong (06-04-14),Thientam (07-04-14)

      5. #63
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Nguyên văn:

        Trường hợp (Ấn) dụng Thiên quan, Thiên quan vốn không không phải vật tốt lành, do mượn nó để sinh Ấn, bất đắc dĩ mà dùng. Cho nên tất Thân trọng Ấn khinh, hoặc Thân khinh Ấn trọng, vốn lực không đủ, mới thuộc trường hợp này. Như mệnh Mao Trạng nguyên: Kỷ Tị / Quý Dậu / Quý Mùi / Canh Thân, vốn là thân khinh Ấn trọng. Mệnh Mã Tham chính, Nhâm Dần / Mậu Thân / Nhâm Thìn / Nhâm Dần, thân trọng Ấn khinh. Nếu Thân Ấn cùng mạnh mà dụng Thất sát thì không cô đơn cũng nghèo khổ.

        Từ chú thích:

        Mệnh Mao Trạng nguyên, Kỷ thổ Thất sát tiết khí cho kim, Ấn thụ thái vượng, mà Tứ trụ vô Tài để phá Ấn, tức phản cục mà Trích Thiên Tủy gọi là mẫu từ diệt tử (mẹ hiền giết con). Chỉ có thể thuận theo mẫu tính, trái lại lấy kim thủy làm tốt, ngược với mệnh Lâm Hoài Hầu, bởi một mệnh thì có Tài còn một mệnh thì không có Tài. Mệnh Mã Tham chính, Nhâm thủy tuy thông nguồn, nhưng lưỡng Dần tiết khí, lấy Sát sinh Ấn làm dụng thần, quan trọng ở chổ Ấn, không thể kiến Tài, kiến Tài thì phá cách. Nếu Thân Ấn tịnh trọng mà kiến Thất sát thì lại không thể không có Tài. Dụng Tài phá Ấn sinh Sát, hoàn toàn không giống với dụng Sát sinh Ấn, bởi do Tài là gốc của Quan Sát, Quan Sát lại là gốc của Ấn, tiếp ứng cho nhau và cũng khắc chế lẫn nhau.


        Nguyên văn:

        Trường hợp dụng Sát kiêm đới Thương Thực, thì dụng Sát để khắc chế, sinh thân mà tiết tú, bất luận Thân vượng Ấn trọng, đều là quý cách.

        Từ chú thích:

        Dụng Sát kiêm đới Thương Thực chính là lấy Thực Thương tiết tú làm dụng, không phải chế Sát làm dụng. Khắc và tiết không thể tịnh dụng (cùng dùng). Thân cường Sát vượng, là mệnh chế Sát vi quyền, khi hỷ chế thì không nên lại hành vận Tài Sát; mệnh chế Sát thái quá, hỷ Tài Sát, không nên lại hành vận Thực Thương, điều này là lẽ bất di bất dịch. Như mệnh Tôn Bố Chính, khắc tiết tịnh kiến, chính là lấy Ấn thông quan làm dụng. Trường hợp này là mệnh mất căn bằng, lại ứng với một cách luận khác, xem ở chương luận vận tiếp theo sau thì rõ hơn.


        Nguyên văn:

        Trường hợp Ấn đa mà dụng Tài, Ấn trọng Thân cường, thấu Tài để ức cái thái quá, tùy cơ cân nhắc mà dùng, chỉ cần căn thâm, không cần phòng Tài phá. Như mệnh Uông Thị lang, Tân Dậu / Bính Thân / Nhâm Thân / Tân Hợi thuộc trường hợp này. Nếu Ấn khinh Tài trọng, lại vô Kiếp Tài để cứu ứng thành "tham Tài phá Ấn", một cách cục bần tiện.

        Từ chú thích:

        Thân cường Ấn vượng, dụng Tài tổn Ấn, "căn thâm" tức nói đến gốc sâu của Ấn, "Tài phá" tức là ức Ấn thái quá này. Ấn là mẹ sinh ta, như mộc nhờ thủy sinh, song thủy vượng mộc trôi; hỏa nhờ mộc sinh, nhưng mộc thịnh hỏa bế tắc; thổ nhờ hỏa sinh, hỏa vượng thổ khét; kim nhờ thổ sinh, thổ trọng chôn kim; thủy nhờ kim sinh, kim đa thủy đục. Khử đi những cái thái quá này thì đắc trung hòa, tức là điều mà "Trích Thiên Tủy" nói: "quân lại thần sinh" (vua nhờ bề tôi), nhưng mệnh Uông Thị lang, Bính Tân hợp thành bệnh, may mắn vận trình đông nam mộc hỏa, khiến hợp này không hóa, mới có thể tổn Ấn hiệu quả. Nếu Ấn khinh Tài trọng mà Thân nhược, thì Tài là bệnh thần, tất cần dụng Tỉ Kiếp để lấy Kiếp khử Tài này, bằng không là tham Tài hoại Ấn.

        Như mệnh một phú ông ở Chiết Tây:

        Canh Thân / Mậu Dần / Bính Thân / Ất Mùi

        Ất Canh viễn hợp, hóa Ấn thành Tài, Tài lại hội Lộc ở Thân, lưỡng Thân xung Dần, nhật nguyên Bính hỏa thân nhược, nhờ Ấn để tư trợ, nhưng mà Ấn bị Tài phá, lại không có Tỉ Kiếp chế Tài, đây chính là "tham Tài hoại Ấn".


        Nguyên văn:

        Hoặc ngay như Ấn trọng Tài khinh mà kiêm lộ Thương Thực, Tài và Thực tương sinh, thành ra Tài khinh mà không khinh, tức có thể giàu nhưng không quý hiển. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ đới (kèm theo) Thực mà quý hiển, tại sao vậy?

        Như mệnh Ngưu Giám Bạc: Canh Dần / Ất Dậu / Quý Hợi / Bính Thìn. Ất hợp Canh không sinh cho Quý, vì lẽ đó mới quý hiển, bằng như hợp Tài tồn Thực thì có thể suy rộng ra.

        Như một mệnh hợp Tài tồn Thực mà quý hiển: Kỷ Mùi / Giáp Tuất / Tân Mùi / Quý Tị.


        Từ chú thích:

        Nói chung thì hai chữ phú quý phân biệt thật là khó, thời xưa có người quý mà không phú, có người giàu có mà không quý hiển, còn người nay thì kẻ phú chưa chắc không quý hiển, kẻ quý hiển chưa chắc không giàu có. Sao phân biệt được? Phân biệt phú quý, cần lấy lời trong Trích Thiên Tủy là đầy đủ nhất: "Làm sao biết người đó giàu, tài khí thông môn hộ; làm sao biết người đó quý, Quan tinh hữu lý hội", chỉ vài chữ nhưng hết sức đầy đủ. Tài và Thực tương sinh, nên khinh mà không khinh tức là Tài khí thông môn hộ (môn hộ là nguyệt lệnh). Nhưng mà mệnh Ngưu Giám Bạc vẫn cần phải chọn Thực thần sinh Tài làm dụng, lấy Ất Canh hợp không sinh Quý làm dấu hiệu quý hiển thì dường như chưa thật chính xác, bởi vì Ấn chưa hề bị hợp mất. Bính hỏa thông căn ở Dần, thân vượng Tài Ấn đều có gốc, có lẽ hợp với phú và kiêm cả quý hiển. Mệnh tuổi Kỷ Mùi, chế Ấn tồn Thực, còn Tị và Mùi lại củng Quan quý, đều là dấu hiệu quý hiển cả, còn Dụng thần thì ở Thực thần.



        Nguyên văn:

        Lại có khi Ấn mà kiêm thấu Quan Sát, hoặc hợp Sát, hoặc hữu chế, đều là quý cách. Như: Tân Hợi / Canh Tý / Giáp Thìn / Ất Hợi, mệnh này hợp Sát lưu Quan; Nhâm Tý / Quý Mão / Bính Tý / Kỷ Hợi, mệnh này Quan Sát hữu chế.


        Từ chú thích:

        Hợp Sát lưu Quan, hoặc chế Quan tồn Sát, cách cục nhân đó thanh thuần. Song hai mệnh trên, e rằng chưa thấy hết chổ vi diệu; mệnh sinh năm Tân Hợi, Sát Ấn cùng vượng và không có Thực Thương; còn mệnh Nhâm Tý, mộc ướt không có lửa, lực của Kỷ thổ e rằng bạc nhược, bảo là quý cách thì rất khó giải thích.



        Nguyên văn:

        Về trường hợp hóa Ấn làm Kiếp; bỏ theo Tài Quan, như mệnh Triệu Tri phủ, Bính Ngọ / Canh Dần / Bính Ngọ / Quý Tị, thì đã biến lại biến nữa.


        Từ chú thích:

        Dần Ngọ hóa Ấn thành Kiếp, Tài Quan Canh Quý có thể dụng, chỉ tiếc Tài Quan vô căn mà thôi. Nếu giờ Quý Tị đổi thành Quý Dậu hoặc Quý Hợi, vận hành đến đất Tài Quan tiền đồ càng lớn hơn nữa.

        Chú thích bổ sung (đọc thêm tham khảo): Tứ trụ này Tài Quan vô căn, Tài lại bị Kiếp đoạt, cần phải luận theo Tòng vượng cách, Quý thủy là Bệnh, đại vận Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, thẳng đường phối hợp ăn khớp tứ trụ, cho nên quý hiển làm đến chức Tri phủ. Nếu dụng Tài Quan, phối với mộc hỏa vận trình, tất bần tiện không cần nghi ngờ.



        Nguyên văn:

        Lại có khi Ấn thấu Thất sát, còn có Kiếp tài để bảo tồn Sát Ấn, cũng là một trường hợp quý cách, như một mệnh Canh Tuất / Mậu Tý / Giáp Tuất / Ất Hợi, ứng với trường hợp này. Song cách này dù sao cũng khó xem, cần kỹ càng xem xét.


        Từ chú thích:

        Tứ trụ này can chi thổ Mậu, Tuất bao vây Tý Ấn, chọn Ất mộc khắc chế Mậu thổ để bảo tồn Sát Ấn, mà trong Tuất lại tàng Đinh hỏa Thực thần không bị Tý Ấn đoạt. Ất mộc càng làm tăng vẻ đẹp của hỏa, cát thần đều ám tàng ví như có bệnh mà có cứu, vì điều này nên mới quý hiển.

        Kimtubinh.net
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        kimlong (06-04-14)

      7. #64
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Chương 36. Luận Ấn thụ thủ vận



        Nguyên văn:

        Ấn cách thủ vận, tức lấy Ấn cách đã thành cục, phân ra các trường hợp mà phối hợp với nó. Trường hợp Kỳ Ấn thụ dụng Quan, Quan lộ Ấn trọng, Tài vận phản cát, hành vận theo phương Thương Thực cũng cát lợi nhất.


        Từ chú thích:

        Nguyệt lệnh Ấn thụ, trừ khi Thân nhược bị khắc tiết trầm trọng dụng Ấn tư trợ nhật nguyên ra thì phần lớn cũng không thể lấy Ấn làm dụng. Như Quan lộ Ấn trọng, hóa khắc thành sinh, Quan Ấn đều không thể dùng, cần chọn Dụng thần khác.

        Mệnh của Trương Tham chính ở chương này:

        Bính Dần / Mậu Tuất / Tân Dậu / Mậu Tý

        Kỷ Hợi - Canh Tý - Tân Sửu - Nhâm Dần - Quý Mão - Giáp Thìn

        Quan lộ Ấn trọng, khí Quan tận tiết cho Ấn, Thân vượng Ấn cường, điểm đẹp tất cả ở giờ lộ ra Tý thủy, tiết tú khí kim cần lấy ngay kim thủy Thương quan thủ dụng, và kim thủy Thương quan này đều phải không gặp Quan tinh, do sinh vào tháng chín chưa đến thời điểm kim hàn thủy lạnh, và nguyên cục đã có Bính hỏa sưởi ấm, không cần lại hành vận hỏa nữa. Đã lấy kim thủy Thương quan làm dụng thì hiển nhiên hành Tài cùng Thực Thương vận là tối lợi, Tỉ Kiếp vận cũng khả thi. Tứ trụ này trải qua 55 năm từ Hợi đến Thìn thẳng tắp một đường kim thủy mộc vận, thực sự không dễ biến đổi được.



        Nguyên văn:

        Nếu dụng Quan mà kèm theo Thương Thực, vận hỷ Quan vượng Ấn thụ, còn Thương Thực làm hại, gặp Sát không kị.


        Từ chú thích:

        Nguyệt lệnh Ấn thụ, can thấu Quan Ấn, kiêm thấu Thương Thực, cần lấy Ấn thụ chế Thương hộ Quan làm dụng. Như mệnh Chu Thượng thư tương tự mệnh Trương Tham chính, còn thủ dụng khác nhau căn bản. Cho nên bát tự biến hóa đa dạng không thể chấp nhất.

        Mệnh Chu Thượng thư:

        Bính Tuất / Mậu Tuất / Tân Mùi / Nhâm Thìn

        Kỷ Hợi - Canh Tý - Tân Sửu - Nhâm Dần - Quý Mão - Giáp Thìn

        Tứ trụ này và tứ trụ họ Trương có điểm khác nhau, mệnh họ Trương tý thủy tại chi, dậu kim sinh bên dưới, Mậu không thể khắc, tứ trụ này Thương quan thấu can bị Ấn chế, nên không thể lấy Nhâm tiết tú làm dụng. Quan Thương tịnh thấu, lấy Ấn chế Thương, kiêm nhiệm hộ Quan. Dụng thần tuy tại Ấn, vẫn sợ thổ trọng chôn kim, cho nên gặp Tài vận Dần Mão Giáp, chế Ấn tiết Thương sinh Quan thành tốt đẹp. Nếu Ấn mỏng thì kị Tài vận phá Ấn.

        Ất Hợi / Kỷ Mão / Đinh Dậu / Nhâm Dần

        Mậu Dần - Đinh Sửu - Bính Tý - Ất Hợi - Giáp Tuất - Quý Dậu

        Là mệnh của Lâm Hoài Hầu đã bàn, cũng dụng Ấn chế Thực hộ Quan, và giống như mệnh chế Thương bên trên. Điểm khác là kị vận Thực Thương. Mệnh họ Chu hành Thực Thương vận, bị Ấn hồi khắc, còn tứ trụ này thì Ất Ấn đóng sẳn ở trụ năm cứu hộ có điều không đủ. Sửu vận tuy hội Dậu hóa kim, mà chẳng lo phòng trở ngại, bởi do Quan tinh không vượng mà còn cách ly với Ấn, Tài tuy vượng mà không phá Ấn, song song đó Sửu vận còn giải được cái xung của Dậu với Mão thành tốt đẹp. Tý Hợi là đất Quan, Giáp Ất là Ấn địa, đều là mỹ vận.

        (còn tiep)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        kimlong (06-04-14)

      9. #65
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Chương 36. Luận Ấn thụ thủ vận



        Nguyên văn:

        Ấn cách thủ vận, tức lấy Ấn cách đã thành cục, phân ra các trường hợp mà phối hợp với nó. Trường hợp Kỳ Ấn thụ dụng Quan, Quan lộ Ấn trọng, Tài vận phản cát, hành vận theo phương Thương Thực cũng cát lợi nhất.


        Từ chú thích:

        Nguyệt lệnh Ấn thụ, trừ khi Thân nhược bị khắc tiết trầm trọng dụng Ấn tư trợ nhật nguyên ra thì phần lớn cũng không thể lấy Ấn làm dụng. Như Quan lộ Ấn trọng, hóa khắc thành sinh, Quan Ấn đều không thể dùng, cần chọn Dụng thần khác.

        Mệnh của Trương Tham chính ở chương này:

        Bính Dần / Mậu Tuất / Tân Dậu / Mậu Tý

        Kỷ Hợi - Canh Tý - Tân Sửu - Nhâm Dần - Quý Mão - Giáp Thìn

        Quan lộ Ấn trọng, khí Quan tận tiết cho Ấn, Thân vượng Ấn cường, điểm đẹp tất cả ở giờ lộ ra Tý thủy, tiết tú khí kim cần lấy ngay kim thủy Thương quan thủ dụng, và kim thủy Thương quan này đều phải không gặp Quan tinh, do sinh vào tháng chín chưa đến thời điểm kim hàn thủy lạnh, và nguyên cục đã có Bính hỏa sưởi ấm, không cần lại hành vận hỏa nữa. Đã lấy kim thủy Thương quan làm dụng thì hiển nhiên hành Tài cùng Thực Thương vận là tối lợi, Tỉ Kiếp vận cũng khả thi. Tứ trụ này trải qua 55 năm từ Hợi đến Thìn thẳng tắp một đường kim thủy mộc vận, thực sự không dễ biến đổi được.



        Nguyên văn:

        Nếu dụng Quan mà kèm theo Thương Thực, vận hỷ Quan vượng Ấn thụ, còn Thương Thực làm hại, gặp Sát không kị.


        Từ chú thích:

        Nguyệt lệnh Ấn thụ, can thấu Quan Ấn, kiêm thấu Thương Thực, cần lấy Ấn thụ chế Thương hộ Quan làm dụng. Như mệnh Chu Thượng thư tương tự mệnh Trương Tham chính, còn thủ dụng khác nhau căn bản. Cho nên bát tự biến hóa đa dạng không thể chấp nhất.

        Mệnh Chu Thượng thư:

        Bính Tuất / Mậu Tuất / Tân Mùi / Nhâm Thìn

        Kỷ Hợi - Canh Tý - Tân Sửu - Nhâm Dần - Quý Mão - Giáp Thìn

        Tứ trụ này và tứ trụ họ Trương có điểm khác nhau, mệnh họ Trương tý thủy tại chi, dậu kim sinh bên dưới, Mậu không thể khắc, tứ trụ này Thương quan thấu can bị Ấn chế, nên không thể lấy Nhâm tiết tú làm dụng. Quan Thương tịnh thấu, lấy Ấn chế Thương, kiêm nhiệm hộ Quan. Dụng thần tuy tại Ấn, vẫn sợ thổ trọng chôn kim, cho nên gặp Tài vận Dần Mão Giáp, chế Ấn tiết Thương sinh Quan thành tốt đẹp. Nếu Ấn mỏng thì kị Tài vận phá Ấn.

        Ất Hợi / Kỷ Mão / Đinh Dậu / Nhâm Dần

        Mậu Dần - Đinh Sửu - Bính Tý - Ất Hợi - Giáp Tuất - Quý Dậu

        Là mệnh của Lâm Hoài Hầu đã bàn, cũng dụng Ấn chế Thực hộ Quan, và giống như mệnh chế Thương bên trên. Điểm khác là kị vận Thực Thương. Mệnh họ Chu hành Thực Thương vận, bị Ấn hồi khắc, còn tứ trụ này thì Ất Ấn đóng sẳn ở trụ năm cứu hộ có điều không đủ. Sửu vận tuy hội Dậu hóa kim, mà chẳng lo phòng trở ngại, bởi do Quan tinh không vượng mà còn cách ly với Ấn, Tài tuy vượng mà không phá Ấn, song song đó Sửu vận còn giải được cái xung của Dậu với Mão thành tốt đẹp. Tý Hợi là đất Quan, Giáp Ất là Ấn địa, đều là mỹ vận.

        (còn tiep)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        kimlong (06-04-14)

      11. #66
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Chương 37. Luận Thực Thần

        tam thập thất 、 luận thực thần (nguời dịch: Đăng)

        Nguyên văn:
        Thực Thần vốn thuộc thần hao tiết khí, có khả năng sinh Chính tài nên là hỷ. Vì thế Thực thần sinh tài là mỹ cách (cách tốt), Tài cần phải có gốc, không cần Thiên (tài) Chính (tài) cùng thấu. Như thân cường Thực vượng và thấu Tài là cách đại quý , như mệnh Lương thừa tướng :

        Đinh Mùi / Quý Mão / Quý Hợi / Quý Sửu;

        hoặc mệnh Tạ Các Lão:

        Kỷ Mùi, Nhâm Thân, Mậu Tý, Canh Thân đều thuộc trường hợp này.

        Từ bình chú:
        Thực thần là gốc của Tài, nhật nguyên khi vượng thịnh, khí thế này cần được an định; cái tinh anh cần phải được biểu lộ ra, nếu thân vượng không được tiết dẫn đến ngưng trệ thì không phải là mệnh tốt. Mệnh Lương thừa tướng, nhật chủ Quý thủy vượng, hợi mão mùi hợp mộc cục Thực thần, thấu Đinh hỏa là Tài. Mệnh Tạ Các Lão: Canh kim thực thần nắm lệnh, Tý Thân hợp Tài tinh hợp cục. Hai mệnh đều hết sức thanh thuần, ứng với dấu hiệu đại quý, mệnh phúc thọ đầy đủ.


        Nguyên văn:
        Thực tàng lộ Thương, chủ tính cách cứng rắn, như mệnh Thẩm Lộ Phân: Đinh Hợi / Quý Mão / Quý Mão / Giáp Dần. Thiên Chính (tài) cùng thấu xuất, phú quý không lớn, như mệnh Tri huyện họ Cung: Giáp Ngọ/ Đinh Mão/ Quý Sửu/ Bính Thìn.
        Từ chú thích:
        Ngũ hành can chi dùng âm dương phối hợp hành sự, như trường hợp Tài Quan Ấn. Ta sinh thì lấy cùng loại là thuận, tức là Thực thần, mà thuận thì hữu tình, nghịch thì lực tất mạnh mẽ. Còn về tính tình con người cương hay nhu cần coi phối hợp của tứ trụ, không phải tàng hay lộ mà phân biệt được (xem thêm chương luận tính tình của Trích Thiên Tủy). Như trụ của họ Thẩm, Quý thủy tuy thông căn và địa chi dần hợi lưỡng hợp, Thương Quan thái cường, tựa như phát tiết quá mức; mệnh Cung tri huyện, Quý thủy tuy thông căn tại thìn sửu, rốt cuộc e rằng khó thể vượng lên được, dù phát phúc cũng không thể to lớn, đại để Thực Thương là dụng thần, chủ nhân tính thông minh, tinh hoa phát tiết, tú khí hiển lộ, tự nhiên có chứng nghiệm. Còn tứ trụ toàn dương, chủ nhân tính cứng rắn, nóng nảy; trụ toàn âm thì tính thâm trầm chậm rãi, cũng là xu thế tự nhiên, càng thử càng ứng nghiệm.


        Nguyên văn:
        Mộc sinh mùa hạ dụng tài, hỏa nóng thổ khô, quý hơn khi theo võ nghiệp. Như mệnh Hoàng đô đốc: Kỷ Mùi / Kỷ Tị / Giáp Dần / Bính Dần thuộc trường hợp này.
        Từ chú thích:
        Mộc sinh tháng hạ dụng Tài, hỏa nóng thổ khô, tất cần gặp Ấn thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu, là thứ không thể thiếu được. Mệnh Hoàng đô đốc may có Giáp Dần tọa lộc thông căn thành thế che trời, tuy nhiên vẫn e rằng thiên khô, không phải là đạo trung hòa, cho nên quý hiển đường vũ chức.


        Nguyên văn:
        Còn nếu không dùng Tài mà dùng Sát Ấn thì đạt đến uy quyền hiển hách nhất. Như mệnh Thường Quốc Công: Tân Mão/ Tân Mão/ Quý Dậu/ Kỷ Mùi. Nhược bằng không Ấn mà đơn lộ Thiên Quan, chỉ cần vô Tài vẫn là quý cách, như mệnh Hồ Hội Nguyên: Mậu Tuất/ Nhâm Tuất/ Bính Tý/ Mậu Tuất.
        Từ chú thích:
        Đã có sự nhầm lẫn câu văn, "không dùng Tài" thực ra là "không dùng Thực". Mệnh Thường Quốc Công có Ất mộc tuy tại nguyệt lệnh, nhưng hai mão bị hai Tân chế, Thực bị Kiêu đoạt không thể dùng được. Dùng Ấn hóa Sát làm dụng, Sát chủ uy quyền và cách cục thanh thuần cho nên chủ hiển hách. Mệnh Hồ Hội Nguyên, không thấy đẹp lắm, nhật chủ tuy thông căn tại tuất nhưng không vượng được, Mậu thổ quá cường chế Sát thái quá. Cần nhất là Ấn để khử Mậu thổ thái quá, tiết Nhâm thủy để sinh Bính hỏa. Tứ trụ thiếu cái cần thiết (mộc) sao có thể quý hiển? Tài vốn có khả năng tiết khí thổ, mà nhật nguyên không vượng, e Tài hùa theo Sát, vì vậy quyết không nên thấy Tài, may mắn ở vận trung niên gặp được Bính dần Đinh mão, vận mộc hỏa Ấn Tỷ liên tiếp, tu bổ cái khiếm khuyết của bát tự, bằng không thì sao có thể phát đạt được? Cho nên, cách đẹp không bằng vận đẹp.


        Nguyên văn:
        Nếu kim thủy Thực thần mà dụng Sát, đã quý cách mà còn đẹp nữa, như mệnh Thư Thượng thư:
        Đinh Hợi / Nhâm Tý / Tân Tị / Đinh Dậu. Còn Thực thần kị Ấn, hỏa mùa hè quá nóng làm mộc cháy, thấu Ấn lại không sao cả, như mệnh Tiền Tham chính: Bính Ngọ/ Quý Tị/ Giáp Tý/ Bính Dần, thực thần kỵ ấn, mùa hạ hỏa thái vượng, mộc tiêu trừ, lộ ấn không ngại. Thực thần kị Quan, kim thủy thì không kị, tức là "kim thủy Thương quan khả kiến Quan" (kim sinh tháng thủy là kim thủy gặp Thương quan, rất cần gặp Quan tức hỏa để điều hậu).
        Từ chú thích:
        Phép chọn dụng thần, dùng phù ức làm chính, cho nên hễ nhược thì phù trợ, cường thì ức chế. Ngoài phù ức ra thì điều hòa khí hậu cũng là một phương pháp quan trọng (xem chương luận dụng thần). Bởi vậy mộc sinh mùa hạ, hỏa quá nóng, mộc bị thiêu rụi; kim sinh mùa đông, thủy lạnh kim hàn rét, tất cần dùng điều hòa, tức lấy thần khí điều hòa làm dụng.Như mệnh Thư thượng thư, kim thủy thương quan, hỉ gặp Quan Sát; mệnh Tiền tham chính, mộc hỏa Thương quan, hỉ gặp Ấn thụ, đều là phép điều hậu.


        Nguyên văn:
        Về phần dụng mỗi thực thần, thực thần cần hữu khí, hành được Tài vận đạt phú, không xuất hiện Tài vận thì nghèo.
        Từ chú thích:
        Dụng một mình thực thần, cũng cần xét kĩ vượng nhược của nhật nguyên và dụng thần, cũng như sự thanh thuần, hỗn tạp của tứ trụ. Như mệnh một người tiếng tăm: Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tuất/ Tân Dậu, hai thần thành tượng, thân vượng lại thanh thuần, hành Tài vận sao lại không phú quý?


        Nguyên văn:
        Có khi Ân đến đoạt Thực, Tài lộ khả dĩ giải được, nên vẫn phú quý, song cần dựa vào toàn cục để đoán. Về phần Thực thần lại có Quan Sát tranh xuất ra, cũng có thể thành cục nhưng không thể quá quý hiển được.
        Từ chú thích:
        Đây là phép chọn dụng thần theo phương pháp bệnh dược, nhật nguyên vượng hỉ Thực Thương tiết tú, mà Ấn đến đoạt Thực thì Ấn chính là bệnh. Dùng tài chế Ấn để giải thì Tài chính là thuốc; có phú quý hay không cần xem Tài tinh có năng lực giải cứu hay không.

        Như: Kỷ Hợi/ Bính Dần/ Giáp Dần/ Nhâm Thân

        Giáp mộc tọa lộc, Bính hỏa Thực thần thấu xuất là hỷ, nhưng Nhâm Ấn đoạt Thực là bệnh, Kỷ thổ Tài tinh vô căn, không lực chế Ấn là bệnh nặng thuốc nhẹ. Hành vận tây bắc kim thủy, trợ giúp bệnh thần, hao phá không ngừng, âu cũng không thể tránh được. Nhưng có khi Ấn Thực không ngại nhau là khi có Tỉ Kiếp bảo vệ, Tài không thể chế Ấn, cần nhìn toàn cục xem phối hợp như thế nào.

        Như: Kỷ Sửu/ Bính Dần/ Giáp Tý/ Mậu Thìn. Thấu Thực, mà Tài Ấn không ngại nhau là mệnh phú quý.

        Về phần Thực thần cạnh tranh với Quan Sát thấu lộ ra, chỉ cần không ảnh hưởng đến toàn cục thì cùng là mệnh phú quý.

        Như: Tân Mão/ Canh Dần/ Giáp Thìn/ Bính Dần, đông phương nhất khí, thực thần tú khí nở hoa. Canh tân Quan Sát thấu ra cạnh tranh là bệnh, mừng vì chúng vô căn, cách cục không đáng ngại. Hành vận thổ kim, khó tránh cảnh hao phá. Nếu như hành vận mộc hỏa, tất danh lợi song toàn.


        Nguyên văn:
        Thực thần hợp Sát giữ lại Tài, là cách cực quý.
        Từ chú thích:
        "Thực thần hợp Sát giữ lại Tài", Thực thần ở đây nhầm lẫn với Thương quan. Bởi vì cũng là Thực Thương, nhưng Thực thần hợp Quan, Thương quan hợp Sát. Như Ất gặp Bính là Thương quan, gặp Tân là Sát; Bính tân hợp để Sát không thể khắc thân, sở dĩ mới quý. Cũng có khi cùng thấu nhưng không ngại nhau, đây là vị trí phối hợp thích hợp.

        Như: Kỷ Hợi/ Giáp Tuất/ Quý Hợi/ Bính Thìn, là trường hợp hợp Sát tồn Tài.

        Hoặc như mệnh quan trung thừa Dư Thọ Bình: Bính Thìn/ Canh Tý/ Tân Mão/ Ất Mùi, nguyệt lệnh Thực thần dụng Quan tinh, Thực sinh Tài, Tài sinh Quan, địa vị phối trí phù hợp, quý cách.


        Nguyên văn:
        Còn phần Thực thần thấu Sát, cách cục vốn kị gặp Tài, mà Tài trước Sát sau, Thực đứng giữa, thì Tài không hùa theo Sát, tóm lại vẫn quý. Như mệnh quan đề đài họ Lưu: Quý Dậu/ Tân Dậu/ Kỷ Mão/ Ất Hợi. Các biến hóa còn lại không thể nói hết, cứ tương tự mà suy luận ra.
        Từ chú thích:
        Thực Thương thấu Sát, tại sao sợ gặp Tài tinh. Sát vốn kị là do khắc thân, cho nên cần dụng Thực chế Sát. Nếu gặp Tài tất Thực thần sinh Tài, Tài sinh sát, chẳng những không chế mà còn chuyển thành sinh thêm cho Sát, dĩ nhiên là kị rồi. Song, mệnh Lưu đề đài, nhật nguyên quá nhược, kim mộc khắc chiến nhau, tuy Tài không hùa theo Sát, cũng chẳng được xem là mệnh đẹp. Vận trình trung niên 15 năm Đinh Tị Bính, hóa Sát chế Thực thành đẹp, cho nên quý làm đến chức quan đề đài mà thôi. Vận đầu đời Canh thân, thời thơ ấu tất phải gian khổ rồi.
        Kimtubinh.net
        thay đổi nội dung bởi: quangvinhn, 06-04-14 lúc 18:42
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        kimlong (06-04-14)

      13. #67
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Em da up tiep tu chuong 26-37
        Phan con lai nho Anh Vulong viet tiep
        thay đổi nội dung bởi: quangvinhn, 06-04-14 lúc 18:43
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        kimlong (06-04-14)

      15. #68
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi quangvinhn Xem bài gởi
        Em da up tiep tu chuong 26-37
        Phan con lai nho Anh Vulong viet tiep
        Quanhvinhn giúp tôi úp tiếp các chương còn lại đi, vì bên đó có đủ cả cuốn mà (tôi lúc này đang rất bận).

        Xin cám ơn quangvinhn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. #69
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chương 38. Luận Thực thần thủ vận

        Nguyên văn: Thực thần thủ vận, tức lấy Thực thần ở chỗ thành cục, phân ra mà phối hợp. Thực thần sinh Tài, Tài Thực khinh, thì hành Tài Thực, Tài Thực trọng thì hỉ bang thân. Phương Quan Sát đều là không tốt.

        Từ chú: Cục Thực thần sinh Tài. Dựa vào thân trọng, khinh mà không giống nhau. Thân trọng hỉ hành Tài Thực, Thân khinh hỉ bang thân. Nếu Thực thần thấu can, Tỉ Kiếp vận đều không kỵ, Quan Sát vận đều kỵ. Thân trọng như mệnh của Lương Thừa tướng:

        T. Tài Tỉ Nhật chủ Tỉ
        Đinh Mùi Quý Mão Quý Hợi Quý Sửu
        Kỷ,Đinh,Ất Ất Nhâm,Giáp Kỷ,Quý,Tân
        Sát,T.Tài,Thực Thực Kiếp,Thương Sát,Tỉ,Kiêu
        Mộ Trường sinh Đế vượng Quan Đái

        Đại vận: Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý/Kỉ Hợi/Mậu Tuất/Đinh Dậu
        Mệnh này hay là ở Hợi Mão Mùi tam hợp mộc cục, thấu xuất Đinh hỏa, thân cường, Thực vượng mà thấu Tài tinh. Mộc hỏa vận cho nên tốt, kim thủy vận cũng đẹp, vận Mậu Tuất 10 năm tất có ngăn trở vậy. Mệnh này nhược, nguyên cục thấu một chữ Nhâm hợp Đinh, không thể chiếu theo phương pháp này. Hỉ kim thủy mộc mà không hỉ hỏa thổ vậy ( Xem lại Tiết luận Thập can phối hợp tính tình).

        Kiếp T.Tài Nhật chủ Thực
        Kỷ Mùi Nhâm Thân Mậu Tý Canh Thân
        Kỷ, Đinh,Ất Canh,Mậu,Nhâm Quý Canh,Mậu,Nhâm
        Kiếp,Ấn,Quan Thực,Tỉ,T.Tài Tài Thực,Tỉ,T.Tài
        Suy Bệnh Thai Bệnh

        Đại vận: Tân Mùi/Canh Ngọ/Kỷ Tị/Mậu Thìn/Đinh Mão/Bính Dần
        Thổ gửi ở tứ ngung ( bốn góc trong Đồ Hậu thiên bát quái), Thân cũng là đất trường sinh ( xem lại Tiết âm dương sinh tử) . Trụ năm gặp Kỷ Mùi, nhật nguyên nhược mà không nhược; trụ giờ thượng Canh Thân, Thực thần chuyên Lộc, Nhâm thủy sinh ở Thân, Tý Thân hợp cục, thân cường Tài Thực cùng vượng. Canh kim thấu lộ, Kỷ Tị, Mậu Thìn, vận trợ thân là vận tốt, Ấn vận cũng cát. Chỗ này tục gọi là Chuyên Lộc cách vậy ( Xem tiết Cách cục câu nệ thuyết).

        ( Lâm chú: Tạo này không có hỏa, thổ không có nguyên thần, phải biết vốn là thân nhược Tài Thực cùng vượng, mà không phải thân cường, nếu như là thân cường, cần lấy kim thủy là Tài Thực là hỉ dụng, sao lại hợp lấy Ấn Tỉ là hỉ dụng thế ?)

        còn tiếp...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. #70
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        (Hỉ Kị thiên) nói: "Canh thân thì phùng mậu nhật, danh thực thần chuyên vượng chi phương, tuế nguyệt phạm giáp bính mão dần, thử nãi ngộ nhi bất ngộ" (tức là: giờ Canh Thân gặp ngày Mậu, gọi là phương Thực thần chuyên vượng, năm tháng phạm Giáp Bính Mão Dần, chính là gặp mà không gặp vậy), đúng là hợp với cách này. Chỗ này là mệnh của Tạ Các lão, cũng là mệnh thân trọng, Thực vượng vậy.
        Về phần thân khinh Thực vượng, như mệnh của Thẩm Lộ Phân:

        T.Tài Tỉ Nhật chủ Thương
        Đinh Hợi Quý Mão Quý Mão Giáp Dần
        Nhâm, Giáp Ất Ất Giáp,Bính,Mậu
        Kiếp,Thương Thực Thực Thương,Tài,Sát
        Đế vượng Trường sinh Trường sinh Mộc dục

        Đại vận: Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý/Kỷ Hợi/Mậu Tuất/Đinh Dậu.
        Quý thủy tuy thông căn ở Hợi, mà Hợi Mão hợp cục, ngày giờ là Dần Mão mà thấu Giáp, Thực Thương vượng mà sinh Tài, là thân khinh mà tiết khí quá nặng, hành gặp đất Ấn thụ là tốt nhất, Tỉ Kiếp bang thân cũng tốt, can không cần mà cần, gặp Nhâm thì hợp khứ Đinh Tài, gặp Quý cũng sợ không thể khỏi tranh Tài. Hợi Tý Sửu Bắc phương là Kiếp địa, thì quá đẹp vậy. Lại xem mệnh của Cung Tri huyện:

        Thương T.Tài Nhật chủ Tài
        Giáp Ngọ Đinh Mão Quý Sửu Bính Thìn
        Đinh,Kỷ Ất Kỷ,Quý,Tân Mậu,Ất,Quý
        T.Tài,Sát Thực Sát,Tỉ,Kiêu Quan,Thực,Tỉ
        Tuyệt Trường sinh Quan đái Dưỡng

        Đại vận: Mậu Thìn/Kỷ Tị/Canh Ngọ/Tân Mùi/Nhâm Thân/Quý Dậu.
        Cũng là thân khinh mà mệnh trên là Thực trọng Tài khinh, còn mệnh này thì Thực khinh Tài trọng, mà thân nhược thì số một vậy. Cho nên đều lấy vận trợ thân là hỉ. Được trợ thân, Thực trọng hỉ Ấn, Tài trọng hỉ Kiếp. Mệnh này, nhất định đắc ý ở Nhâm Thân, Quý Dậu vận. Nếu so sánh hai tạo này thì mệnh họ Thẩm cách cục thanh, mệnh này cách cục hỗn tạp rõ ràng, phân ra sang hèn, cao thấp, hoàn toàn là ở thanh trọc thuần tạp mà ra. Lấy kỳ cách cục Giáp tạp, tuy ở vận tốt, bất quá cũng chỉ trăm dặm hướng tới mà thôi.

        còn tiếp..
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 7/13 đầuđầu ... 56789 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 3
        Bài mới: 10-08-12, 09:09
      2. Tử bình chân thuyên
        By Ducminh in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 8
        Bài mới: 15-10-10, 20:58

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •