Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/13 đầuđầu ... 23456 ... cuốicuối
    kết quả từ 31 tới 40 trên 130
      1. #31
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        98 - Quý Mùi / Tân Dậu / Ất Đậu / Đinh Hợi (Diêm Tích San)

        99 - Mậu Tý / Tân Dậu / Ất Mùi / Bính Tý (Thương Chấn)

        100 - Mậu Ngọ / Tân Dậu / Ất Mão / Bính Tuất (Lục Vinh Đình)

        Cả 3 trụ đều là Tân kim thấu, Đinh hỏa cường, thu mộc thịnh vậy. Nhưng nên chú ý, Tân kim tất nên thấu ra, vì có lực mới thành quý cách. Ất là nhu mộc, không sợ Sát vượng, Sát thấu ra mới quý, thêm Bính Đinh cùng thấu ra là đẹp. Như Hứa Thế Anh:

        101 - Quý Dậu / Tân Dậu / Ất Sửu / Tân Tị

        Hành vận: Canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ / đinh tị / bính thìn / ất mão / giáp dần

        Ất mộc quá nhược, tuy thấu Ấn thông căn, không thể luận tòng cách, Bính hỏa trong Tị muốn cứu thu mộc không thịnh, lại vướng phải tam hợp (Tị Dậu Sửu), vô lực chế Sát. Tuy cùng là quý cách, nhưng so 3 trụ trên, có phân ra cao thấp. Như Đinh hỏa thấu ra, mà Tân kim lại chẳng thấu, tất chế Sát thái quá, thành người ngu hèn vậy. Thu mộc mới luận thế.

        102 - Đinh Mùi / Kỷ Dậu / Ất Hợi / Quý Mùi

        Trụ này Đinh hỏa thấu, thu mộc thịnh, mà Tân kim không thấu nên chẳng thành cách.

        103 - Bính Tý / Tân Sửu / Ất Tị / Ất Dậu

        Trụ này Tân kim Bính hỏa đều thấu, chỉ vì đông mộc không phải thu mộc, chẳng luận như nhau.

        Bính sanh tháng Tý gặp Quý thủy thấu, là Chánh quan cách. Chi đóng ở Dần Ngọ là lộc nhận, Bính hỏa thân vượng. Canh kim lộ tất Quan được Tài sanh, Quan có Tài dẫn, Quan lấy Tài làm gốc. Vận hành Tài hương, tất nhiên đại quý, bởi nhật nguyên với Tài Quan đều có lực vậy. Ví dụ như sau:

        104 - Tân Dậu / Canh Tý / Bính Dần / Quý Tị

        Hành vận: Kỷ hợi / mậu tuất / đinh dậu / bính thân / ất mùi / giáp ngọ

        Trụ này Quý thủy thấu, Canh kim lộ. Hay ở chỗ ngày tọa trường sanh, giờ gặp quy lộc, thân vượng gánh nổi Tài Quan, mà Tài sanh nên Quan vượng vậy. Trụ này trích từ "Tích thiên tủy chinh nghĩa ".

        105 - Kỷ Mão / Bính Tý / Bính Dần / Bính Thân

        Hành vận: Ất hợi / giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi / canh ngọ / kỷ tị

        Trên đây là trụ của Hồ Hán Dân. Tiếc rằng Quý thủy không thấu, Canh kim chẳng lộ, mà Thân xung Dần, tổn thương gốc của Bính hỏa, tuy có hoài bảo lớn, danh cao thiên hạ, mà dụng thần không hiện, phụ trợ không có lực, chủ trì trung ương, mưa dầm xanh cỏ, chỉ còn đợi tuế vận phù trợ vậy. Quan gặp Tài Ấn, không bị hình xung, Quan cách thành, xung Quan tất là phá cách. Trụ này Tài Ấn xung nhau, tuy không phá cách, nhưng khiến phụ tá chịu tổn thất.

        Lại có khi có tình mà kiêm có lực, có lực mà kiêm có tình vậy. Như Giáp dùng Dậu Quan, Nhâm hợp Đinh làm thanh Quan, như Nhâm thủy căn thâm, là có tình mà kiêm có lực vậy. Ất dùng Dậu Sát, Tân gặp Đinh chế, mà Tân có lộc tức Đinh trường sanh, cùng gốc ở nguyệt lệnh, là có lực mà kiêm có tình vậy. Cách đẹp đến thế là cùng.

        Có tình có lực, trước chia sơ ra, định thêm cách kiêm, thay đổi mà tốt đẹp. Như cách Chánh quan bội Ấn, Giáp dùng Dậu Quan, Nhâm hợp Đinh hóa Thương hộ Quan là có tình, Nhâm thủy thông căn thân Hợi là có lực. Cách Thực thần chế Sát, Tân kim thấu ra, thông căn nguyệt lệnh, là Sát có lực, mà được lợi ở chỗ kị thần không có lực. Như Giáp dùng Dậu Quan, Nhâm là hỉ thần, Đinh là kị thần, nên lấy Nhâm thông căn là tốt đẹp. Như Đinh hỏa thông căn, tất hợp mà chẳng mất, là bệnh chẳng yên, trở thành vô tình. Ất dùng Dậu Sát, thấu Đinh hỏa chế Sát là hỉ thần, gặp Nhâm hợp Đinh là kị thần, như Nhâm thông căn, tất Ấn thâm đoạt Thực, rất là phá cách. Nên trong có tình có lực, trước nên xét kỹ là hỉ hay kị vậy.

        Như Giáp dùng Dậu Quan, thấu Đinh Thương quan gặp Quý Ấn, Quý khắc Đinh nhưng chẳng may bị Nhâm hợp, có tình chẳng bằng vô tình vậy. Ất gặp Dậu là Sát, thấu Đinh chế, như Sát cường mà Đinh yếu nhược, hoặc Đinh vượng mà Sát chẳng bằng, hay Tân Đinh đều vượng mà Ất căn chẳng sâu, tưởng có lực mà hoàn toàn không có lực, cách tuy cao mà xếp hạng thứ mà thôi.

        Từ chú: như thượng giáp dụng dậu quan, thấu đinh vi thương, nhâm quý tuy đồng vi khứ thương hộ quan, nhi quý bất tri nhâm. Cái nhâm hợp vi khứ chi vô hình, thả hữu hóa mộc bang thân chi ích, quý khắc bất quá cường nhi khứ chi nhi kỷ, bất như hóa kị vi hỉ vi tình chi chí. Ất phùng dậu sát, dĩ thân cường thực sát tịnh vượng vi hợp cách, nhược sảo hữu đê ngang, tức phi toàn mỹ, tất tu vận tuế bổ kỳ bất túc, phương năng phát đạt. Như sát cường đinh nhược, tu hành thực thương chế sát chi vận; đinh vượng sát nhược, tu hành sát vượng chi vận; tân đinh tịnh vượng nhi thân nhược giả, tất tu hành lộc vượng chi vận. Bất phùng giai vận, y nhiên oách khuất, sở dĩ vi cách chi thứ cao giả dã. Thí như thượng nghị thân cường sát vượng tiết, sở dẫn diêm thương lục tam tạo, bính hỏa thương quan chế sát, bất tri đinh hỏa thực thần chế sát vi hữu lực hà tắc ? Bính hỏa phùng tân phản khiếp, bất năng hiển kỳ lực. Thử thương lục lưỡng tạo, sở dĩ bất cập diêm tạo dã.

        Như ở trên Giáp dùng Dậu Quan, thấu Đinh là Thương quan, Nhâm Quý tuy cùng là khử Thương hộ Quan, mà Quý không bằng Nhâm. Vì Nhâm hợp mất Đinh, thêm hóa mộc giúp ích thân, dùng Quý khắc chẳng qua khử Thương để thân cường, không bằng hóa kị ra hỉ ấy mới là tình. Ất gặp Dậu Sát, lấy thân cường Thực Sát đều vượng là hợp cách, như cao thấp 1 chút, thì không toàn mỹ, tất nên đợi tuế vận bù chỗ thiếu, thì mới phát đạt. Như Sát cường Đinh nhược, nên hành vận Thực thương chế Sát; Đinh vượng Sát nhược, nên hành vận Sát vượng; Tân Đinh đều vượng mà thân nhược, tất nên hành vận lộc vượng. Chẳng gặp được vận tốt, phải chịu thua kém, vì thế là cách thứ cao vậy. Thí dụ như trên đã nói tiết thân cường Sát vượng, dẫn ra Diêm, Thương, Lục, 3 trụ, Bính hỏa Thương quan chế Sát, không bằng Đinh hỏa Thực thần chế Sát là có lực là sao? Bính hỏa gặp Tân phản pháo, lực không hiển hiện. Nên trụ của Thương và Lục đều không bằng Diêm vậy.

        Như Ấn dùng Thất sát, vốn là quý cách, nhưng thân cường Ấn vượng, thấu Sát là cô bần, thân vượng chẳng cần Ấn sanh, Ấn vượng cần chi thêm Sát trợ? Đã thiên lệch lại thêm thiên lệch, ấy là vô tình vậy. Thương quan bội Ấn, vốn là quý, nhưng thân chủ quá vượng mà Thương quan quá kém, Ấn lại quá nặng, chẳng quý chẳng đẹp, trợ thân tất thân cường, chế Thương tất Thương kém, thế thì làm sao dùng trọng Ấn được? Như thế cũng là vô tình vậy. Lại như Sát cường Thực vượng mà thân không có căn, thân cường Tỷ trọng mà Tài không có khí, hoặc yểu hoặc bần, là do không có lực vậy. Đều là cách thấp mà không có dụng vậy.

        Dụng thần phối hợp giúp đỡ, cốt yếu toàn ở hợp với ngày chủ hay không. Nên nếu dùng hợp, tất Thương quan có thể gặp Quan; không hợp thành dụng, tất Tài Quan đều là vật hại thân. Như Ấn dùng Thất sát, vốn lấy Ấn hóa Sát sanh thân làm dụng, như thân cường Ấn vượng, Sát Ấn đều mất tác dụng, vì quá vượng không có chỗ tiết, trở ngược lại thành hại ngày chủ, ấy là đã thiên lệch lại thêm thiên lệch. Thương quan mà dùng bội Ấn, tất do thân nhược Thương vượng, nên lấy Ấn tư thân chế Thương để mà được trung hòa, như thân với Thương quan đều vượng, tất yếu không lấy bội Ấn vậy. Như đã thế mà lại thêm Ấn trọng, Thương quan bị khắc tận, Ấn là phá cách nên là kị thần. Sát cường Ấn vượng tất thân nên cường, mới có thể chế Sát làm quyền, như thân không có căn, tất tiết chồng thêm, làm sao chịu nổi? Thân cường Tỷ Kiếp trọng mà dùng Tài tất nên có Thực thương để tiết Tỷ Kiếp, hoặc có Quan sát chế Tỷ kiếp để hộ Tài, như Tài phò lộ ra mà không có căn, tất bị Tỷ Kiếp tranh đoạt hết sạch. Thế là chỉ vượng mỗi thân mình, vợ con tiền bạc, chẳng có 1 phân, ấy là bần yểu không nghi ngờ gì nữa.

        Trong nguyên nhân phân ra cao thấp, biến hóa rất tinh vi, hoặc 1 chữ mà có lực mạnh như ngàn quân, hoặc nửa chữ mà toàn cục đẹp đẽ trở thành bại, tùy giờ mà xem xét lý, lấy cái khó mà bàn nghị, đại lược là thế.
        Cách cục biến hóa, không thể nói hết, thí dụ như:

        106 - Mậu Tuất / Tân Dậu / Mậu Tuất / Bính Thìn

        Hành vận: Nhâm tuất / quý hợi / giáp tý / ất sửu / bính dần / đinh mão

        Tân kim Thương quan làm dụng, Bính hợp Tân kim bị vướng buộc là bệnh.

        107 - Bính Ngọ / Tân Mão / Mậu Dần / Giáp Dần

        Hành vận: Nhâm thìn / quý tị / giáp ngọ / ất mùi / bính thân / đinh dậu
        Bính hỏa hóa Sát làm dụng, Tân kim hợp Bính bị vướng buộc là bệnh.

        2 trụ cùng lấy hợp làm bệnh. Trụ trên Bính Tân hợp cách ngôi, nên lực khắc chế nhược, trụ dưới Bính Tân kề cận mà Tân ở tháng can, lực chế quá mạnh; trụ trên Bính hỏa sanh Mậu nên Mậu tiết tú, trụ dưới Bính hỏa khắc mất Tân kim, mới có thể hóa Sát sanh thân. Cách cục cao thấp, vì thế dứt mà chưa hết, vì trong biến hóa, đã tinh vi lại thêm tinh vi, học giả nên minh mẫn tinh thần mà xét.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (26-01-14),diennien (26-01-14)

      3. #32
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 13 : Luận dụng thần thành - bại, bại - thành

        Trong bát tự có sự biến hóa không đồng nhất mới phân ra thành bại; mà ngay cả trong thành bại, lại biến hóa bất trắc, có khi đã thành lại bại, có khi bại lại trở nên thành.

        Bát tự trong thành có bại, tất là gặp kị; kị hóa ra hỉ, tất là bại mà trở nên thành. Trong bại có thành toàn nhờ cứu ứng, nếu cứu ứng hóa ra kị, tất thành mà bại. Biến hóa khởi ở hội hợp, nên xem kỹ hội hợp có thay đổi khí chất lúc đầu không, kế đến là coi cốt yếu có hợp nhật nguyên không, thì mới có thể phán là thành hay bại.

        Thế nên hóa Thương là Tài (Thương quan sinh Tài), cách đã thành, nhưng Tân sanh tháng Hợi, thấu Đinh Sát là dụng, có Mão Mùi bán hội Tài Mộc, vì thế theo Sát (Tài sinh Sát thành đảng phái), nhân thành mà bị bại. Ấn dụng Thất sát (Sát Ấn tương sinh), cách thành, nhưng Quý sanh tháng Thân, thu kim trùng trùng, lấy Tài Hỏa để tổn cái thái quá, gặp Sát tất Sát Ấn là kị của Tài, nhân thành mà bị bại. Các loại như thế, không thể kể ra hết, đều là ví dụ nhân thành mà bị bại vậy.

        Hóa Thương ra Tài là như tháng là Thương quan, nhân hội hợp mà Thương sinh Tài, cách đó trở nên thành; nhưng như Tân sanh tháng Hợi thấu Đinh, vốn là kim thủy Thương quan mừng gặp Quan sát, chi gặp phải Mão Mùi hội Tài, tất biến ra thành cục Tài a dua theo Sát vậy. Ấn dùng Thất sát là cách thân nhược, dùng Ấn để tiết khí Sát, gặp Tài tất phá Ấn a dua theo Sát, vốn là kị. Như Quý sanh tháng Thân, thu kim trùng trùng, gặp được Tài tất lấy Tài tổn Ấn là dụng, bớt cái thái quá, như gặp thêm Sát tất Tài bỏ theo sanh Sát, Sát sanh vượng Ấn, tức là nhân thành mà bị bại. Thế nên xem kỹ vị trí thế nào, không thể cứ theo quy lệ, tùy bộ hoán hình, thế mới có thể loại suy.

        Quan Ấn cách là lấy Quan sinh Ấn, nếu gặp Thương, cách bại. Nhưng Tân sanh tháng Mậu Tuất, năm Bính giờ Nhâm, Nhâm không thể vượt qua Mậu đi khắc Bính, mà có thể trở lại tiết tú thân (tân kim sinh nhâm thủy), ấy là từ bại mà thành. Sát Nhận cách là lấy Sát chế Nhận, nhưng nếu gặp Thực thì là cách bại. Nhưng Canh sanh tháng Dậu, năm Bính tháng Đinh, trên can giờ gặp Nhâm, tất Thực thần hợp Quan lưu Sát, nên Quan sát không tạp, Sát Nhận cục trở nên rõ ràng, vì Thực thần là kị thần lại phản theo mà thành hữu dụng, gọi là từ bại chuyển sang thành. Các loại như thế, cũng không thể kể ra hết, đều là ví dụ nhân bại đắc thành vậy.

        Quan Ấn cách lấy Quan sanh Ấn làm dụng, gặp Thương quan tất phá cách, nhưng Tân sanh tháng Mậu, năm Bính giờ Nhâm, tất can năm Bính hỏa, sanh can tháng Mậu thổ là Ấn, Ấn sanh nhật nguyên, nhật nguyên tiết tú ở Nhâm, thiên can một mạch tương sanh; Nhâm Bính cách nhau bởi Mậu thổ, Nhâm không khắc Bính hỏa, Mậu không khắc Nhâm thủy, Bính hỏa cũng không thể vượt Mậu mà đi hợp Tân kim, vì có tương sanh tiết tú làm đẹp, nên phản ngược lai nhờ Thương quan kị thần mà thành cách hĩ. Sát Nhận cách lấy Sát chế Nhận làm dụng, gặp Thực thần chế Sát tất phá cách, nhưng Canh sanh tháng Dậu, năm Bính tháng Đinh, trên can giờ gặp Nhâm, tất Nhâm thủy Thực thần, hợp Quan mà không chế Sát, Sát Nhận cục thanh, nên phản ngược lại nhờ thực thần kị thần mà thành cách. Ấy là ví dụ nhân bại đắc thành.

        Cái cách kì kì quái quái ấy, biến đổi vô cùng, chỉ nên lấy lý mà cân nhắc, tùy ở rõ lý, theo giờ vận hóa, do những kì quái ấy, tự chỉ có 1 loại rất đáng bất luận không đổi. Xem mệnh không có huyễn hoặc thì không có chủ, chấp thì không hóa vậy.

        Nhân thành mà bại, nhân bại đắc thành, quy lệ bất nhất, xin dẫn 2 trụ làm chứng như sau:

        108 - Quý Sửu / Mậu Ngọ / Kỷ Tị / Đinh Mão

        Hành vận: Đinh tị / bính thìn / ất mão / giáp dần / quý sửu / nhâm tý

        Trụ của Nam thông Trương Quý Trực. Hỏa viêm thổ táo, nhờ Quý thủy tư nhuận, nhưng Mậu Quý hợp, mất Tài là bại; thế mà lại nhân Mậu Quý hợp hóa, cách thành chuyên vượng, thế là nhân bại đắc thành vậy.

        109 - Bính Tý / Mậu Tuất / Nhâm Tý / Canh Tý

        Hành vận: Kỷ hợi / canh tý / tân sửu / nhâm dần / quý mão / giáp thìn

        Nguyệt lệnh Thất sát, địa chi trụ ngày là Nhận, Sát Nhận cách thành. Vì can thấu Canh, nên Thiên ấn hóa Sát, tiết khí Sát vốn là điều tốt, nhưng vì đã là Sát Nhận cách, cốt yếu lấy Thất sát ức chế Nhận, tất thiên lộ Ấn là phá cách, nhân thành mà bị bại.

        Chương 14 : Luận dụng thần phối khí hậu đắc nhất

        Luận mệnh chỉ lấy nguyệt lệnh dụng thần làm chủ, nhưng cũng nên xem phối khí hậu thế nào. Như anh hùng hào kiệt, gặp thời vận thì lập công lớn; nghịch thời vận thì tuy có kì tài cũng không dễ thành công.

        Dụng thần nên được giờ thừa khí, thí dụ như áo thun mặc mùa hạ, áo lông cừu mặc mùa đông, được giờ tất là quý. Nhưng lại có khi dụng thần tuy thừa vượng khí mà chẳng quý vì chịu ảnh hưởng của khí hậu. Nên dùng dụng thần, ngoài phò trợ hay ức chế, tất nên xem thêm có hợp khí hậu, tức là phép điều hậu vậy.

        Vì thế Ấn thụ gặp Quan, là Quan Ấn song toàn, không ai không quý. Nhưng mộc mùa đông gặp thủy, tuy thấu Quan tinh, cũng khó mà quý, vì đang rét mà thêm nước đá, nước đá không thể sanh mộc, lý là như thế. Thân Ấn đều vượng, thấu Thực thần tất quý, phàm Ấn cách đều thế. Nhưng dùng đông mộc vốn là tú khí, đông mộc gặp được hỏa, không chỉ có thể tiết thân, mà còn là điều hậu vậy.

        Mộc sanh đông lệnh (Giáp Ất sinh tiết Lập Đông, Tiểu Hàn), nguyệt lệnh là Ấn thụ, nhưng nước đá không thể sanh mộc; thấu Quan tinh (Canh Tân) tất kim theo thủy thế, càng thêm rét; thấu Tài tinh (Mậu Kỷ) tất thủy lạnh thổ bị đóng băng; không có chút sanh cơ thì Tài Quan đều vô dụng.

        Hàn mộc hướng dương, tức là nói gặp Bính Đinh Thực Thương tất quý. Như tứ trụ:

        110 - Canh Dần, Mậu Tý, Giáp Dần, Bính Dần

        Tài Quan đều là nhàn thần vô dụng; trên trụ giờ Bính hỏa thanh thuần nên lấy tiết thân điều hậu làm dụng, càng thêm tú khí. Đấy là trụ của một Thượng thư thời tiền Thanh.

        Thế nên hiểu rằng không chỉ có đông mộc, mà đông thổ cũng nên điều hậu, nên nói Thổ Kim Thương quan sanh ở đông lệnh, tất nên có Ấn vậy. Như trụ của Công Ngọc Lân:

        111 - Bính Tý, Tân Sửu, Mậu Tý, Quý Sửu

        Quý Tân trong Sửu thấu ra là quý, nhưng mùa đông thổ hàn, nếu không có Bính hỏa sưởi ấm, tất dụng thần chẳng có. Mừng được trụ năm Bính hỏa, hợp mà không hóa, vận hành nam phương, Bính hỏa đắc địa, nên Mậu thổ Tân Quý đều được hiển dụng, cũng là cấp thiết điều hòa khí hậu vậy (Trụ trên được Mệnh giám phê rằng rất dễ lầm với đảo xung cách; qua đó mà hiểu cách cục kì dị xưa nay phần nhiều như thế. Phân biệt thêm như thế để ghi nhận lỗi của ta).

        Thương quan gặp Quan, thường gọi là gặp trăm mối họa, duy Kim Thủy gặp được, trái lại trở thành tú khí. Có Quan nào mà không sợ Thương, nhưng điều hậu là cần kíp, phải tạm dùng vậy. Thương quan đới Sát, tùy giờ có thể dùng, như dùng đông kim, thì đẹp gấp bội.

        Ấy là nói Kim nhật chủ, Thủy là Thương quan. Nguyệt lệnh Thương quan, vốn lấy Quan sát làm kị, riêng có Kim Thủy Thương quan, sanh vào mùa đông, kim hàn thủy lạnh, lấy hỏa làm dụng, chẳng luận Quan sát vậy. Nếu có thêm thân Ấn đều vượng, Tài Quan thông căn, mới thành quý cách. Như tứ trụ:
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      5. #33
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        112 - Giáp Thân, Bính Tý, Canh Thìn, Giáp Thân

        Mộc hỏa không có căn, tuy là tiểu phú nhưng mà chẳng quý, tạm không dùng Tài Quan, thân vượng lấy Thương quan tiết tú làm dụng, riêng Bính hỏa điều hậu, giúp phối hợp không thể thiếu được, như không có (Hỏa) tất là trụ thanh hàn vậy.

        Có khi tuy được điều hậu mà thân nhược như:

        113 - Đinh Tị, Nhâm Tý, Tân Tị, Đinh Dậu

        Đinh hỏa tuy thông căn, nhưng nhật nguyên tiết khí quá, nên lấy Dậu kim phò thân là dụng, cũng là quý cách. Tùy nghi phối trí, đều không nhất định, riêng Kim Thủy sinh mùa đông, không thể thiếu hỏa, không định sẳn dụng thần là vậy.

        Thương quan bội Ấn cũng tùy giờ mà dùng, nếu dùng mộc mùa hạ, thì đẹp gấp bội, gọi là thủy hỏa tương tế vậy.

        Như thế cũng là có ý điều hậu vậy. Phàm bội Ấn tất nương theo thân nhược, nhưng Mộc Hỏa Thương quan, sanh mùa hạ thì Thủy là bội Ấn, nhuận Thổ sanh Mộc, được trung hòa là tốt đẹp. Như tứ trụ:

        114 - Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thìn, Đinh Mão

        Giáp mộc mùa hạ Đinh hỏa như hoa nở, ngày Thìn giờ Mão, thân không nhược, nên mừng gặp Nhâm thủy nhuận trạch, thêm được Canh kim sanh Ấn, 2 Thìn tiết cái táo của hỏa, sanh kim nuôi thủy, phối trí trung hòa, làm thanh Quan sát vậy.

        Nhưng nếu Giáp Dần tọa lộc (ngày sinh là Dần), giờ gặp Mão mộc, nhật nguyên lại quá vượng, không thể bội Ấn, nên chỉ quý ít, mà chẳng kể đến bội Ấn là cách đẹp. Nếu như ngày là Kim Thủy thì tất đã mừng gặp hỏa vậy.

        Thương quan dụng Tài vốn là quý cách, nhưng dụng Thủy mùa đông, tức là tiểu phú; như lại quá nhiều thủy thì trái ngược không quý, vì nước đá không thể sanh mộc.

        Tiếp đoạn trên nói về kim thủy Thương quan. Kim thủy Thương quan, lấy mộc làm Tài, Thương quan sanh Tài, vốn là cách tốt, nhưng mùa đông không có hỏa, thấy Tài cũng không có dụng, vì nước đá không thể sanh mộc vậy. Còn như thủy mộc Thương quan, gặp Tài rất tốt, vì Tài tức là hỏa vậy. Tóm lại lấy điều hậu làm cần kíp. Như Giáp Tý, Bính Tý, Quý Hợi, Ất Mão, thủy mộc là Thương quan dùng Tài, danh lợi đều toàn vẹn; lại như Kỷ Mùi, Ất Hợi, Quý Hợi, Bính Thìn, trụ của Uông Đại Phát, dùng Bính hỏa Tài, cũng là ý điều hậu vậy. Sách có câu, " duy có thủy mộc Thương quan cách, Tài Quan đều mừng gặp thủy ", kỳ thật thủy mộc hỉ Tài, kim thủy hỉ Quan. Nên xét phân biệt cho rõ.

        Thương quan dùng Tài, tức là tú khí, như dùng mộc mùa hạ, quý mà rất không đẹp, táo thổ rất không linh tú.

        Tiếp đoạn trên nói về mộc thủy Thương quan. Mộc mùa hạ dùng Tài, như Mậu Tuất, Đinh Tị, Giáp Dần, Kỷ Tị, hỏa vượng mộc thiêu, mà tứ trụ không có Ấn, bất đắc lấy lấy thổ tiết khí của hỏa, hành Ấn vận bị thổ hồi khắc, không chỉ chẳng quý, mà cũng khó giàu nổi.

        Mộc mùa xuân gặp hỏa, tất là mộc thông minh, nhưng mộc mùa hạ không thể luận như thế; kim mùa thu gặp thủy, tất là kim thủy tương hàm, nhưng kim mùa đông không thể luận như thế. Khí có suy vượng, nên chọn lấy dụng thần cũng khác nhau vậy. Xuân mộc gặp hỏa, mộc hỏa thông minh, gặp Quan bất lợi; nhưng kim mùa thu gặp thủy, kim thủy tương hàm, gặp Quan chẳng ngại. Giả như Canh sanh tháng tháng Thân, mà chi có Tý hoặc Thìn, hội thành thủy cục, thiên can thấu ra Đinh, lấy làm Quan tinh, cốt yếu Nhâm Quý không nên thấu lộ can đầu, mới thành quý cách, cùng luận thuyết như Thực thần Thương quan mừng gặp Quan, cũng là đạo điều hậu vậy.

        Xuân mộc gặp hỏa, mộc hỏa thông minh; mộc mùa hạ gặp hỏa, hỏa vượng mộc thiêu; kim mùa thu gặp thủy, kim thủy tương hàm; kim mùa đông gặp thủy, thủy ngập kim chìm. Ấy là vì khí hậu suy vượng khác nhau, không thể cứ luận theo 1 kiểu. Mộc mùa hạ kim mùa đông, là chân Thương quan, chẳng đẹp bằng giả Thương quan hĩ. Mộc mùa xuân gặp hỏa thấy Quan, như Giáp Thân, Bính Dần, Giáp Thân, Canh Ngọ, mộc non kim cứng, Canh kim thông căn ở Thân, tất nên lấy Bính hỏa chế Canh làm dụng, nhờ đó có thể cứu mẹ. Như Canh kim khinh mà lại không có căn, tất bỏ đi không thể dùng, như Mậu Dần, Giáp Dần, Giáp Dần, Canh Ngọ, trái lại thành quý. Canh sanh tháng Thân mà hợp thủy cục, là kim thủy Thương quan giả, mừng thấy Quan tinh, cũng giống như kim mùa đông là Thương quan thật vậy. Nhâm Quý thấu lộ tất Thương hại Quan tinh, bất luận thu đông, đều cùng là kị.

        Thực thần tuy gặp Chánh ấn, cũng là đoạt Thực, nhưng mộc mùa hạ hỏa thịnh, dùng ít thì tú nên quý, cũng luận giống như mộc hỏa Thương quan mừng gặp thủy, cũng cùng là điều hậu vậy.

        Thực thần Thương quan cùng loại, Chánh ấn thì đoạt Thực, Thiên ấn thì chế Thương. Cốt yếu can chi không xung đột nhau, tất đều đắc dụng, bát tự như thế sở lấy quý ở chỗ phối trí thích nghi. Như trụ này Giáp Dần, Canh Ngọ, Ất Mão, Bính Tý, Thực khinh bị Ấn xung, Quan khinh không gặp Tài, lại bị Bính khắc, là số mệnh ăn mày vậy.

        Những loại như thế nhiều lắm, không cần kể hết, học giả duỗi ra co vào, định thần tự nhiên sáng tỏ.

        Xem phép biến hóa ở trên, có thể biết dụng thần cho đến phụ tá, quan trọng 1 là ngày chủ có mong hợp không. Như có thể hợp, gặp Thương quan chẳng ngại; cốt yếu không hợp, Tài Quan đều là vật có hại. Như có 2 thần thành tượng, như thủy hỏa trì đối nhau, không thể không lấy mộc điều hòa, như tứ trụ không mộc, tất phải đợi vận mộc, đắp đầy chỗ khuyết, mới có thể phát tích. Lấy mộc là chủ yếu như vậy gọi là thông quan. Ấy là chọn dụng ở bên ngoài tứ trụ, rất là kì lạ.

        Phàm bát tự tất lấy trong hòa làm quý, thiên vượng 1 phương, như không có thần điều tể, tuy thành cách thành cục, cũng không tốt đẹp. Như

        115 - Mậu Tuất, Kỷ Mùi, Mậu Tuất, Bính Thìn

        là cách Giá sắc, tiếc là Thìn bị Tuất xung, hỏa thổ thiên táo, khí chẳng trung hòa, Tân kim trong Tuất không thể dẫn xuất, con cái khó khăn, khó mà phú quý nữa. Vận lấy đất kim làm tốt đẹp, vận tới đất Tài, nguyên cục không Thực thương được hóa, quần Kiếp tranh Tài, mất. Là trụ đứa cháu của tôi, cho thấy điều hậu rất đỗi trọng yếu vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      7. #34
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 15 : Luận tướng thần khẩn yếu (hỷ thân)

        Nguyệt lệnh đã có dụng thần, thì ở ngôi vị khác tất có tướng, như vua có tướng phò giúp vậy. Như Quan gặp Tài sanh, tất Quan là dụng, Tài là tướng; Tài vượng sanh Quan, tất Tài là dụng, Quan là tướng; Sát gặp Thực chế, tất Sát là dụng, Thực là tướng. Tuy phép nhất định mà thông biến kỳ diệu. Nói tóm lại, phàm cách toàn cục nhờ 1 chữ mà thành vậy, như vua nên có tướng vậy.

        Tướng thần còn gọi là hỉ thần. Tài Quan Thực Ấn, giúp đỡ qua lại là dụng, tất phải có chủ, chủ là dụng, giúp cho chủ là tướng. Trong "Tam mệnh thông hội" xem Chánh quan cách, gặp Quan xét Tài, lấy Tài làm dẫn lộ, nghĩa là lấy Tài làm tướng vậy; nếu lấy Ấn hộ vệ, tức lấy Ấn làm tướng vậy; Chánh tài cách nên gặp Tài đón Quan, lấy Thực làm dẫn, tức lấy Quan lẫn Thực làm tướng vậy. Không Tài và Ấn, không thể dùng Quan; không Quan hoặc Thực, không thể dùng Tài, toàn cục thành cách là thế. Suy ra, phàm lấy cứu ứng toàn cục để thành cách, đều nhờ tướng hỉ vậy.

        Tổn thương dụng thần tức là tổn thương thân, tổn thương tướng chính là tổn thương dụng thần. Như Giáp dùng Dậu Quan, thấu Đinh gặp Nhâm, tất hợp Thương giữ lại Quan để thành cách vậy, toàn là nhờ ở Nhâm giúp; Mậu dùng Tý Tài, thấu Giáp và Kỷ, tất hợp Sát giữ lại Tài để thành cách vậy, toàn là nhờ ở Kỷ giúp; Ất dùng Dậu Sát, năm Đinh tháng Quý, giờ gặp Mậu, tất hợp mất Ấn Quý khiến Đinh có thể chế Sát vậy, toàn là nhờ ở Mậu giúp.

        Tiết “Thành bại cứu ứng” viết: "Trong thành có bại, tất nhiên là kị; trong bại mà thành, toàn là nhờ cứu ứng ", thần cứu ứng tức là tướng thần vậy. Hợp mất kị thần là do tướng, chế hóa kị thần cũng là tướng. Như Giáp dùng Dậu Quan, gặp Đinh là Thương, thấu Nhâm hợp Đinh, thấu Quý chế Đinh, hợp Thương hay chế Thương, đều là trừ cái kị để thành cách, đều là tướng hỉ. Mậu dùng Tý Tài, như có Kỷ kiếp tranh Tài, can thấu Canh Tân Thực Thương hóa Kiếp để sanh Tài, đấy là công lao của tướng . Trên đây đã luận thiên can là tướng.

        Quý sanh tháng Hợi, thấu Bính là Tài, Tài gặp nguyệt kiếp (bản khí của Hợi là Nhâm), thêm Mão Mùi tới hội, tất hóa thủy ra mộc mà chuyển Kiếp để sanh Tài vậy, đấy là nhờ ở Mão Mùi là tướng hỉ thần. Canh sanh tháng Thân, thấu Quý tiết khí, không thông nguyệt lệnh nên kim khí chẳng ứng nghiệm, nếu có Tý Thìn hội cục, tất hóa kim ra thủy mà thành kim thủy tương hàm vậy, chính nhờ ở Tý Thìn là tướng. Các loại như thế, đều chủ yếu dùng tướng thần vậy.

        Như thế là cứu ứng bằng địa chi, tam hợp, lục hợp cùng 1 công dụng. Như Quý sanh tháng Hợi, không gặp Mão Mùi mà gặp Dần, tất Dần Hợi hóa mộc, chuyển ra sanh Tài, cũng là tướng vậy. Có khi lấy hội hợp giải xung làm cứu ứng, như Canh dùng Ngọ Quan, gặp Tý xung cách Sửu, tất Tý Sửu hợp mà giải xung, Quan cách thành, thế là dùng Sửu làm tướng. Gặp Dần Mão, tất thủy sanh mộc, mộc sanh Ngọ hỏa để giải xung, tất Dần Mão cũng là tướng vậy. Có khi Giáp dùng Dậu Quan, gặp Ngọ là Thương, được Tý xung mất Ngọ nên Quan cách thành, Tý là tướng. Thiên biến vạn hóa, cốt yếu tùy ở phối trí của cục. Đó là đã luận địa chi là tướng hỉ thần của bát tự.

        Tướng thần không gặp phá, quý cách thành công; tướng thần bị thương, cách bị bại ngay. Như Giáp dùng Dậu Quan, thấu Đinh gặp Quý Ấn, chế Thương để hộ Quan, như lại gặp Mậu, Quý hợp Mậu không thể chế Đinh, tướng thần Quý thủy bị thương; Đinh dùng Dậu Tài, thấu Quý gặp Kỷ, Thực chế Sát để sanh Tài, như lại thấu Giáp, Kỷ hợp Giáp nên không chế Quý, tướng là Kỷ thổ bị thương. Như thế đều là có tình mà hóa ra vô tình, cách hữu dụng mà biến thành vô dụng vậy.

        Phần trên đã nói cách thành mà trở nên bại, tất là đới kị, gặp kị mà lại không có thần cứu ứng, vậy là phá cách, hoặc thần cứu ứng bị thương, cũng là phá cách, gọi là tướng thần bị thương vậy. Giáp dùng Dậu Quan, thấu Đinh gặp Quý, Quý là ấn, chế Thương hộ Quan, làthần cứu ứng vậy, như lại gặp hợp Quý, tất thần cứu ứng bị thương. Không riêng thiên can như thế, địa chi cũng vậy. Như tiết trước Quý sanh tháng Hợi, thấu Bính là Tài, Tài gặp tháng Kiếp, gặp Mão tới hội, hoặc gặp Dần tới hợp, tất hóa Kiếp ra Tài mà thành cách; như Mão gặp Dậu xung, Dần gặp Thân xung, tất Dần Mão là hỷ thần bị thương thành ra phá cách. (Xem thêm tiết “Dụng thần biến hóa cùng thành bại cứu ứng”).

        Phàm khi an định bát tự, tất chỉ có 1 loại nghị luận, 1 loại tác dụng, 1 loại dụng khí, tùy địa thế mà thay hình, không nên nghĩ nông cạn, người học mệnh không nên sao nhãng.

        Phàm xem bát tự, tất xét toàn cục, cái nào là dụng, cái nào là tướng, chỉ có 1 loại lý luận, dụng thần tất cốt yếu nên hợp nhật nguyên hay không, tướng thần cốt yếu có nên hợp dụng thần hay không. Phân cho minh bạch, tự sẽ thấy lý nhất định bất dịch vậy. Thí dụ như sau:

        116 - Mậu Tuất / Giáp Tý / Kỷ Tị / Mậu Thìn

        Hành vận: Ất sửu / bính dần / đinh mão / mậu thìn / kỷ tị / canh ngọ / tân mùi

        Nguyệt lệnh Thiên tài, là Tài của ta, vốn đáng lấy Tài là dụng, tiếc là sanh tháng 11, thủy hàn thổ đóng băng, điều hậu là cấp yếu, lấy Bính hỏa trong Tị làm dụng thần vậy. Hiềm vì Tỷ kiếp trùng trùng, tranh Tài là bệnh, Giáp mộc Quan tinh chế trụ Tỷ kiếp, khiến quần Kiếp không thể tranh Tài, kiêm sanh Bính hỏa nên Giáp mộc là tướng thần vậy. Vận hành đất mộc hỏa, phú quý kiêm toàn. Xem thêm thiên “Tinh thần”.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      9. #35
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 16 : Luận tạp khí như hà thủ dụng

        Tứ mộ đều chứa tạp khí. Tại sao gọi là tạp khí? Ấy là vì tàng chứa nhiều, dụng thần bất nhất, nói là tạp khí vậy. Như Thìn vốn tàng Mậu, Thìn lại là thủy khố, Ất dư khí, cả 3 đều có, nên chọn dùng cái nào? Rất đơn giản, chọn cái thấu ra can trở thành thanh (rõ ràng) mà dùng, tạp mà chẳng tạp vậy.

        Kim mộc thủy hỏa, đều vượng 1 phương, thổ ở trung ương, không lúc nào không vượng, gửi ở 4 góc, 4 tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, đều vượng 18 ngày. Tại sao đều là tạp khí? 12 chi trừ Tý Ngọ Mão Dậu khí chuyên ra, Dần Thân Tị Hợi và Thìn Tuất Sửu Mùi đều tàng 3 can. Do tàng nhiều ít, vốn là tạp, riêng khí tàng trong Dần Thân Tị Hợi, chính là sanh khí và đương vượng khí, trường sanh lộc vượng, khí thế tương thông, so với tàng của Thìn Tuất Sửu Mùi thì không giống. Như Thìn tàng Mậu vốn là bản khí, trong 18 ngày đầu, Ất còn dư khí, thủy là mộ khố, ý nghĩa hiệu dụng khác biệt, nên nói là tạp. Phép chọn dụng thần, như can đầu thấu ra, chi Thìn hội thành cục, tất nhờ thấu ở can, hội thành cục là dụng, vì hễ thấu tất dụng rõ ràng, hội tất lực mạnh vậy. Không thấu chẳng hội, tất lấy thổ luận, vì vật tàng gửi mà không nắm lệnh, lực lượng nhược, không thể dùng vậy. Lại như Thìn Sửu là thấp thổ, Tuất Mùi là táo thổ, cách dùng khác biệt, cũng không thể dùng bao quát tóm tắt.

        Nguyên văn: Thấu can là sao? Như Giáp sanh tháng Thìn, thấu Mậu tất dụng Thiên tài, thấu Quý tất dụng Chánh ấn, thấu Ất tất dụng Nguyệt Kiếp là thế. Hội là sao? Như Giáp sanh tháng Thìn, gặp Thân Tý hội cục (tam hợp Thủy), tất dụng thủy Ấn vậy. Chỉ thấu 1 tất dụng 1, kiêm thấu tất kiêm dụng, thấu mà lại hội, tất thấu và hội đều dụng. Như hợp mà có tình là tốt, hợp mà vô tình tất xấu.Thấu can là thiên can trong các chi tàng lộ ra. Bát tự phàm tàng trong chi, tất nên thấu ra can; muốn dụng thiên can, tất nên thông căn. Tích thiên tủy viết: "Thiên toàn nhất khí, bất khả sử địa đức mạc chi tái; địa toàn tam vật, bất khả sử thiên đạo mạc chi dung." Tam vật tức là 3 can tàng trong chi vậy. Thấu ở can, tức là có thể dung thiên đạo (lộ diện); thiên can thông căn, tức là có thể tải địa đức vậy (lộ khí). Thí dụ như Thìn thổ thấu Mậu, là khí đương vượng, không cần phải nói, Ất Quý tuy lực lượng chẳng đủ, nhưng nếu thấu ra can, tác dụng sẽ hiển hiện. Hội chi là ví như chi Thìn hội với Tý Thân tất hóa thủy, hợp Dậu tất hóa kim. Hội hợp thành cục, khí thế cường thịnh, bất luận là hỉ hay kị, đã thấu can hội chi, tất không thể bỏ qua. Hỉ tất là có tình nên cát, kị tất là vô tình nên hung.

        Có tình là sao? Thuận mà thành cách rõ ràng vậy. Như Giáp sanh tháng Thìn, thấu Quý là Ấn, như lại hội Tý hội Thân để thành cục, cách Ấn thụ, thanh mà chẳng tạp, nhờ thấu can và hội chi, hợp nên có tình vậy. Lại như Bính sanh tháng Thìn, thấu Quý là Quan, như lại gặp Ất là Ấn, Quan Ấn tương sanh, mà Ấn lại có thể khử ám thổ trong Thìn trở thành "thanh quan" (quan thanh liêm) (đó là nói Ất khắc Mậu), nhờ cả 2 can đều thấu, hợp nên có tình vậy. Lại như Giáp sanh tháng Sửu, thấu Tân là Quan, hoặc hội Tị Dậu thành kim cục, như lại thấu Kỷ Tài sanh Quan, Tài Quan cả 2 can đều thấu, gặp hội hợp nên có tình vậy.

        Thế nên chuyên luận can chi thấu là có tình hay vô tình, không nói toàn cục là hỉ hay kị vậy. Như Giáp sanh tháng Thìn, nguyệt lệnh Thiên tài thấu Quý, như lại hội Tý hội Thân, tất Tài hóa ra Ấn, thành Ấn thụ cách. Thân cường Ấn vượng, hoặc lấy Thực thương (Bính Đinh) để tiết tú, hoặc lấy Tài tinh (Mậu Kỷ) để tổn Ấn (nhưng trên can giờ nếu có Tài tinh, Thìn thổ đã hội hợp hóa thủy cục, không thể lấy Tài để tổn Ấn). Thực thương với Tài, là tương thần ở trên, lại trở thành cách cục, không nhờ can thấu chi hội, làm sao dùng được như vậy. Bính sanh tháng Thìn, Quý Ất đều thấu, Quan Ấn tương sanh là có tình. Thân cường lấy Quan là dụng, riêng lấy Tài sanh Quan; thân nhược lấy Ấn là dụng, tức lấy Ấn hóa Quan, Giáp sanh tháng Sửu cũng thế. Tuy kiêm dụng, tất nên chú trọng, xem hỉ kị toàn cục, mới định được cốt yếu của nhật nguyên.

        Vô tình là sao? Là trái ngược lại. Như Nhâm sanh tháng Mùi, thấu Kỷ là Quan, như địa chi lại hội Hợi Mão trở thành Thương quan cục, thế là Quan thấu và chi hội, bị hợp mà trở nên vô tình vậy. Lại như Giáp sanh tháng Thìn, thấu Mậu là Tài, lại thấu Nhâm hoặc Quý là Ấn, thấu Quý tất Mậu Quý tác hợp, Tài Ấn đều mất, thấu Nhâm tất Tài Ấn đều bị thương, lại tham Tài hại Ấn, thế là 2 can đều thấu, hợp mà vô tình vậy. Lại như Giáp sanh tháng Tuất, thấu Tân là Quan, như lại thấu Đinh Thương quan, chi tháng lại hội Dần hội Ngọ trở thành Thương quan cục, thế là 2 can đều thấu, với chi hội hợp vô tình vậy.

        Hợp mà vô tình, tức là gặp kị, trong cục lại không có cứu ứng, tất là bại cách. Như Nhâm sanh tháng Mùi, can thấu Quan mà chi hội Thương, trụ có trọng Ấn, chế Thương để hộ Quan, hoặc thân vượng có Tài, hóa Thương để sanh Quan, đều gọi là cứu ứng vậy. Giáp sanh tháng Thìn, Nhâm Mậu là Tài Ấn đều thấu, như Tài Ấn chia ra ở năm giờ, cách bởi Quan, Quan hóa Tài sanh Ấn, cách bởi Kiếp, chế Tài hộ Ấn, hoặc cách bởi Đinh hỏa Thương quan, hợp mất Ấn để tựu Tài, đều gọi là cứu ứng vậy. Giáp sanh tháng Tuất cũng thế. Như không có cứu ứng, là bại cách, cục bần tiện vậy.

        Lại hữu tình mà rốt cuộc trở thành vô tình, là sao? Như Giáp sanh tháng Thìn, gặp Nhâm là Thiên Ấn, như lại gặp Bính, Ấn thụ vốn là hỉ, tiết thân là tú, tự thành cách hĩ, nhưng hỏa sanh thổ, lại tự giúp Mậu trong Thìn, Ấn cách chẳng thanh, như can Nhâm thấu mà chi lại hội Thân hội Tý, tất Bính thấu cũng không ngại. Lại như Giáp sanh tháng Thìn, thấu Nhâm là Ấn, tuy không lộ Bính nhưng chi gặp ngôi Tuất, Tuất với Thìn xung, tháng xung nên thổ động, can Nhâm khó thông nguyệt lệnh, Ấn cách chẳng thành, thế là đều có tình mà rốt cuộc vô tình, phú mà chẳng quý vậy.

        Có tình mà rốt cuộc vô tình, nên xem địa chi phối trí như thế nào. Như Giáp sanh tháng Thìn, mà năm Bính tháng Nhâm Thìn, tất Bính hỏa bị Nhâm thủy chế, không thể tiết Giáp mộc cho đẹp. Như là ngày Giáp giờ Bính Dần, Bính cùng với Thìn thổ cách nhau, tất Bính hỏa tiết tú mà không thể sanh Thìn thổ vậy. Hội Thân hội Tý, tất Ấn cách thanh, nhưng không thể dùng Bính tiết tú, nhưng nên xem kỹ ngôi vị, 1 ví dụ không kể hết vậy. Nhâm tự thấu Thìn, thủy phò lộ, không thể là dụng, thế là Ấn cách thành mà chẳng thành, phú mà chẳng quý vậy. Thế là trọc mà chẳng thanh, nếu không dùng Ấn tức khả lấy phú cách là vậy.

        Lại có khi vô tình mà kết cục trở thành hữu tình, là sao? Như Quý sanh tháng Thìn, thấu Mậu là Quan, lại hội Thân hội Tý trở thành thủy cục, can thấu với chi hội khắc nhau. Nhưng Kiếp bị khắc, ví như Nguyệt Kiếp dùng Quan, hà thương chi có? Lại như Bính sanh tháng Thìn, thấu Mậu là Thực, như lại thấu Nhâm là Sát, thế là 2 can đều thấu, mà tương khắc vậy. Nhưng khắc Thiên quan, ví như Thực thần đới Sát, Sát gặp Thực chế, cả 2 đều là cách tốt, cục như thế càng quý. Thế là đều vô tình mà kết cục trở thành có tình vậy.

        Vô tình mà kết cục trở thành có tình, chính nhờ tương khắc mà thành vậy. Nguyên văn rất rõ, chuyên dùng Quan thì Quan nên vượng; như dùng Tài để sinh Quan và nên thấu ra can, lại không nên bị Tỷ kiếp đoạt; hoặc nên có Thực để hóa Kiếp, cùng 1 kiểu với "Nguyệt kiếp dụng Quan". Bính sanh tháng Thìn, Mậu Nhâm đều thấu, tất Mậu cường mà Nhâm nhược vì Mậu là khí đang vượng. Nhâm Sát nên có Tài sanh, Ấn hóa mới có thể dùng (Sát), so với cách "Thực thần đới Sát, Sát gặp Thực chế" cùng loại. Như Từ Nhạc Ngô: Bính Tuất, Nhâm Thìn, Bính Thân, Bính Thân, Nhâm thủy trong Thìn thấu ra, lấy Ất mộc trong Thìn hóa Sát là dụng vậy (Sanh sau Thanh minh 1 ngày ất mộc nắm lệnh, nên khả dụng).

        Đại loại như thế, không thể kể hết, ví dụ là như thế, coi lấy để mà ngộ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      11. #36
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 17 : Luận mộ khố hình xung chi thuyết

        Thìn Tuất Sửu Mùi mừng gặp hình xung, Tài Quan nhập khố không xung chẳng phát, tuy rất nhiều tục thư theo thuyết ấy, nhưng tiên sanh Tử Bình lập mệnh không nói như vậy. Như tạp khí thấu can hội chi, chẳng phải tốt lắm sao? Cớ chi phải cần hình xung? Như Giáp sanh tháng Thìn, Mậu thổ thấu ra không phải Thiên tài sao? Thân Tý hội không phải Ấn thụ sao? Còn như Mậu thổ không thấu, mà Thìn Tuất xung nhau, Tài cách do thế mà chẳng được thanh vậy. Hoặc như thấu Nhâm là Ấn, có Thìn Tuất xung nhau, khiến Ấn bị lụy, sao lại có thể là xung khai Ấn khố?

        Thuyết Tài Quan nhập khố không xung không phát rất là sai lầm. Xung là khắc, khắc là khử bỏ mất. Nhưng Thìn Tuất Sửu Mùi đều thuộc thổ, hình xung cùng khí nên không ngại lắm. Ta còn ngờ rằng vì hình xung mà tổn cách phá dụng, như hội hợp mà thế cường, các chi đều như thế, tạp khí sao lại khác? Giáp sanh tháng Thìn, thấu Nhâm là Thiên Ấn, Thìn là gốc của Nhâm thủy, nếu bị Tuất xung tất bật gốc, không thể không có hại, sao có thể nhờ xung mà phát được? Rõ là tục thuyết không có căn cứ vậy.

        Huống hồ trong tứ khố, tuy ngũ hành đều có, nhưng rốt cuộc đều lấy thổ là chủ. Thổ xung tất ứng nghiệm, còn kim mộc thủy hỏa, sao nói lấy xung 4 khố để động? Có câu Tài Quan đều thuộc thổ, xung tất khố mở ra, như Giáp dùng Mậu Tài mà gặp Thìn Tuất xung, Nhâm dùng Kỷ Quan mà được Sửu Mùi xung đại loại như thế. Nhưng rốt cuộc lấy can Mậu Kỷ thấu ra rõ ràng là dụng, can đã thấu, tức không xung thì cũng đắc dụng rồi. Hoặc như Tài Quan là thủy, xung tất thành phiền não, như Kỷ sanh tháng Thìn, Nhâm thấu là Tài, Tuất xung tất Mậu Kiếp động, có ích chi chứ? Đinh sanh tháng Thìn, thấu Nhâm là Quan, Tuất xung tất Mậu Thương quan động, sao lại không hại? Như thế thì gặp xung mà Tài khố Quan khố của Nhâm thủy có mở ra đâu?

        Tài Quan thuộc thổ, xung tất khố mở ra, cũng là tục thuyết. Nên nhớ Giáp sanh tháng Thìn, chỉ có thủy là gặp khố (Nhâm dương thủy), Mậu thổ là bản khí, Ất mộc là dư khí, đều không phải khố. Như thổ là dụng, xung tất thổ động, sao có thể không sợ? Lấy Ất mộc là dụng, nếu xung tất Tân kim trong Tuất trổi dậy khắc mộc, cũng là chuyện chẳng tốt; như thủy mộc thấu can, tất gốc rễ bị tổn, không thấu tất vốn là không thể dùng, xung hay không có quan hệ chi?

        Người thời nay chẳng biết lý ấy, thậm chí lấy xuất khố cho là nhập khố. Như Đinh sanh tháng Thìn, Quan Nhâm thấu can, không kể là Nhâm trong khố, thấu ra can, mà lại nói ngược là Nhâm can gặp Thìn là nhập khố nên cầu mong Tuất để xung, há chẳng thấy là Quan sẽ bị thương ư? Thật là đáng cười, nếu nguyệt lệnh chẳng là tứ mộ, dụng thần khác biệt (ý nói khác biệt với lệnh tháng là Tứ Khố), trong năm tháng ngày giờ có 1 can gặp mộ, mới mong cầu hình xung; còn ngày lâm tứ khố lại không kể là thân đóng khố có gốc (rất quý), lại đi cho là thân chủ nhập khố và đi cầu xung để giải! Các loại lý luận ấy đều là sai lầm, chớ nên nghe theo.

        Thuyết đầu khố nhập khố đều do người thuật lại mà không chịu giảng rõ nguyên lý, nên nghe sai lại truyền đi sai vậy. Kỷ dùng Nhâm là Tài gặp Thìn tất thủy dừng lại không chảy nữa, gọi là Tài quy khố; Đinh dụng Nhâm là Quan, gặp Thìn là Quan đầu mộ. Cũng có khi lấy quy khố đầu mộ là cát, gặp xung phản là bất lợi, cho dù không phải là mộ khố, cũng đương cầu dẫn hóa ở phương (tam hội), không phải hình xung là có thể giải vậy. Thảng hoặc mộ khố tại chi năm ngày giờ, có hội hợp tất lấy ngũ hành của hội hợp để luận (như Thìn hội Tý lấy thủy mà luận, Tuất hội Ngọ lấy hỏa mà luận). Như khí hội đủ cả 1 phương, tất lấy ngũ hành của phương hội đó mà luận (như Thìn hội Dần Mão lấy mộc mà luận, Tuất hội Thân Dậu lấy kim mà luận). Không hội hợp liên tiếp, tất lấy thổ luận. Ngày lâm khố, như Nhâm Thìn, Bính Tuất đều có thân thông căn khố. Còn như Bính Thìn, Nhâm Tuất, tức chẳng là khố của thân vậy (vì Bính mộ Tuất, không phải ở Thìn; Nhâm mộ ở Thìn, không phải ở Tuất).

        Nhưng cũng có khi gặp xung mới phát, là sao? Như Quan tối kị xung, nhưng Quý sanh tháng Thìn, thấu Mậu là Quan, Thìn với Tuất xung nhau, không gặp phá cách, tứ khố mừng được xung, như thế cũng đủ dụng. Tý Ngọ Mão Dậu là cừu địch nhau, xung ấy là xung khắc, còn như tứ mộ thổ tự xung nhau, xung ấy là xung động, chẳng phải là xung khắc vậy. Như đã lấy thổ là Quan, có hại chi đâu?

        Quý sanh tháng Thìn, thấu Mậu thổ Quan tinh, gặp xung chẳng phá cách vậy, tức vì Thìn Tuất cùng 1 khí, nên nói chẳng ngại lắm, xung chẳng nên mừng là khi Dần Thân Tị Hợi xung nhau là tối kị, ấy vì là sanh địa của ngũ hành bị xung vậy. Tý Ngọ Mão Dậu xung nhau, có thành có bại, tất lấy cả 4 đều là bại địa, cũng là vượng địa. Kị bị xung mất là thành, hỉ gặp xung là bại, còn như xung mộ khố thì không đáng ngại lắm. Nhưng cũng nên chú ý, xem dùng nhân nguyên thế nào. Như Ất mộc trong Thìn, 10 ngày sau Thanh minh, do Ất mộc dư khí còn vượng, tất trước chọn Ất mộc là dụng, trường hợp này bị xung tất có không có quan hệ gì.

        Nguyên văn: Nên nói tứ mộ tuy chẳng kị hình xung, nhưng hình xung chưa chắc đã thành cách. Lý ấy rất rõ, nghe phải hiểu.

        Tứ mộ tuy chẳng kị hình xung, nhưng gặp hình xung chưa chắc đã thành cách. Chỉ có 12 chữ mà rất đổi tinh vi, người đọc nên chú ý.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      13. #37
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 18 : Luận tứ cát thần năng phá cách

        Tài Quan Ấn Thực, là 4 cát thần, nhưng cũng có khi không thể dùng, mà lại cũng có thể phá cách.
        Quan sát Tài Ấn Thực thương, chỉ là những đại danh từ dựa theo ngũ hành sanh khắc, chỉ là nói cho gọn, không ngoài ý nghĩa cương nhu tương phối, nên tên gọi tuy có thiên chánh, chẳng có gọi là cát hay hung vậy. Cốt yếu ở chỗ hợp với ta, tức là cát, không hợp, tức là hung. Thành cách phá cách, cho tới hỉ kị, không ngằm ở tên gọi vậy. Xem kỹ chương thành bại cứu ứng.
        Như Thực thần đới Sát, thấu Tài là hại, Tài có thể phá cách vậy; xuân mộc hỏa vượng, gặp Quan tất kị, Quan có thể phá cách vậy; Sát gặp Thực chế, thấu Ân không có công, Ấn có thể phá cách vậy; Tài vượng sanh Quan, lộ Thực tất tạp, Thực có thể phá cách vậy.
        Thực thần đới Sát, lấy Thực chế Sát là dụng. Gặp Tài tất Thực sanh Tài theo giúp Sát, là phá cách, như không đới Sát, tất Thực thần cách mừng gặp tài hĩ. Xuân mộc hỏa vượng, là mộc hỏa Thương quan, gặp Quan phá cách. Sát gặp Thực chế, gặp Ấn đoạt Thực, Tài vượng sanh Quan, gặp Thực tất thương khắc Quan tinh, thảy đều là phá cách.
        Cho nên nói Quan là dụng thì Thực là phá, Ấn là dụng thì Tài là phá. Ví như dùng thuốc, linh sâm vốn là thuốc bổ, dùng sai cũng có thể hại người. Quan kị Thực thương, Tài sợ Tỷ kiếp, Ấn sợ Tài phá, Thực sợ Ấn đoạt, tham hợp thác tống, đều rất kỳ diệu. Nhược thì lấy sanh phò là hỉ, cường gặp sanh phò trở thành hại; suy thì lấy Tài ức chế là kị, quá vượng thì Tài ức chế trở thành có ích. Cát hung hỉ kị, toàn coi ở hợp hay không, chứ không vì tên gọi có phân biệt vậy.

        Chương 19 : Luận tứ hung thần năng thành cách

        Sát Thương Kiêu Nhận, là 4 hung thần, nhưng có khi gặp được, cũng có thể thành cách. Như Ấn thụ căn khinh, thấu Sát là trợ, Sát có thể thành cách vậy. Tài gặp Tỷ kiếp, Thương quan có thể giải, Thương có thể thành cách vậy. Thực thần đới Sát, Kiêu thần đắc dụng, Kiêu có thể thành cách vậy. Tài gặp thất Sát, Nhận có thể giải ách, Nhận có thể thành cách vậy.

        4 hung thần có thể thành cách là, khi lấy Sát Thương Kiêu Nhận là tương thần vậy. Ấn khinh thấu Sát, lấy Sát sanh Ấn mà thành cách. Tài gặp Kiếp đoạt, lấy Thương hóa Kiếp mà thành cách. Thực thần đới Sát, lấy Kiêu chế Thực hóa Sát mà thành cách. Tài gặp Thất sát, lấy Nhận phân Tài chống đỡ sát mà thành cách. Cốt yếu hợp với ta, đều có thể lấy làm trợ giúp vậy.

        Cho nên nói Tài không sợ Thương, Quan không sợ Kiêu, Sát không sợ Nhận, như phép trị nước thì thương dài kích lớn, vốn không phải là dụng cụ tốt, nhưng khéo dùng dẹp yên loạn lạc.

        Tài nên có gốc sâu, rất nên gặp Thực thương tương sanh; Quan nên có Ấn hộ, Kiêu ấn cùng công; Kiếp nhận quá vượng thì gặp Quan sát đều tốt. Dùng thích hợp, đều là giúp cho ta, há vì cái tên gọi mà có phân biệt chứ !


        Chương 20 : Luận sanh khắc tiên hậu phân cát hung

        Nguyệt lệnh dụng thần, phối với tứ trụ, mỗi 1 chữ lấy sanh khắc mà chia ra cát hung, nhưng có khi cùng là sanh khắc, mà đóng ở trước hay sau cũng chia ra cát hung nữa, mệnh thật là áo diệu vậy.

        Địa vị trước hay sau, rất là khẩn yếu, có khi cùng 1 bát tự, mà ở chỗ này là cát, ở chỗ kia là hung, ở chỗ này có thể dùng, ở chỗ kia không thể dùng, nghèo giàu, sang hèn, thọ yểu tuyệt nhiên bất đồng. Biến hóa vô định, chẳng có công thức để mà thuyết minh. Toàn ở sanh khắc chế hóa, như nói Quan kị Thương, Ấn kị Tài, đều là áp dụng 1 cách ngu ngốc, cốt ở trình tự trước sau, tất theo hoạt pháp. Ngốc pháp nói được, mà hoạt pháp không có gì để nói, người còn thần minh, học giả lấy thực tập mà tự ngộ. Như trụ của tôi: Bính Tuất, Nhâm Thìn, Bính Thân, Bính Thân, sanh sau Thanh minh 1 ngày, Ất mộc dư khí còn dùng được, lấy Ấn hóa Sát (xem " mệnh giám "), năm nay đã tới tuổi tri mệnh, như sanh 20 ngày sau Thanh minh, thổ vượng thì không luận dụng thần như vậy. Em họ tôi, là Bính Tuất, Bính Thân, Bính Thân, Nhâm Thìn, bát tự hoàn toàn như nhau, nhưng sanh tháng 7, Ất mộc hưu tù, không thể là dụng, lấy Tài gánh sát công thân, thanh niên chết yểu. Ấy là 1 ví dụ.

        Như Chánh quan cùng gặp Tài Thương đều thấu, mà trước sau có khác nhau. Như Giáp dụng Dậu Quan, Đinh trước Mậu sau, tất lấy Tài hóa giải Thương, tức tuy không thể quý, nhưng hậu vận tất có kết cục. Nhược Mậu trước mà Đinh sau ở giờ thì, tất là Quan gặp Tài sanh, nhưng vì về sau bị thương phá, tức thuận theo vận trên thì, về sau chẳng có kết cục, con cháu khó khăn.

        Chánh quan cách gặp Thương, thấu Tài được giải. Nhưng cũng có khi không giải nổi, là vì trình tự trước sau có khác biệt vậy.

        117 - Đinh niên / Kỷ Dậu / Giáp nhật / Mậu Thìn

        Tài vượng sanh Quan, Thương quan tiết khí ở Tài, Quan tinh không hề tổn chút nào. Như thay đổi ngôi vị, như ví dụ sau:

        118 - Mậu niên / Tân Dậu / Giáp Thìn / Đinh Mão

        Tức là tài sanh Quan mà gặp phải thương phá vậy. Lại cũng có khi tuy là Đinh trước Mậu sau, mà cũng không giải nổi, như:

        119 - Tân niên / Đinh Dậu / Giáp Ngọ / Mậu Thìn

        Tân kim thấu xuất ở năm, Dậu kim trùm đầu Đinh hỏa, tuy có Mậu thổ ở giờ, cũng không giải nổi, vì hỏa kề cận vậy. Lại như:

        120 - Nhâm niên / Kỷ Dậu / Giáp Thìn / Đinh Mão

        Tuy đinh hỏa Thương quan tại giờ, lại chẳng hại Quan tinh, nhờ có được Kỷ thổ hóa Thương, Nhâm Ấn hợp Thương nên giải được. Năm Đinh giờ Nhâm cũng vậy.

        Lấy tài hóa Thương là như thế, so với lấy Ấn chế Thương hộ Quan, lý như nhau. Như:

        121 - Giáp niên / Quý Dậu / Giáp Thìn / Đinh Mão

        Đinh hỏa Thương quan, bị Quý Ấn chế, chẳng hại nổi Quan tinh. Như đổi lại là năm Kỷ, tất Ấn bị Tài phá, hỏa lại thành Thương quan hĩ. Lại như:

        122 - Quý niên / Tân Dậu / Giáp Thìn / Đinh Mão

        Tuy có Quý thủy Ấn, nhưng Đinh hỏa vẫn thương tổn Quan tinh, là vì ngăn cách vậy; Quan tinh gặp trước tiên phải bị thương, Ấn không đủ cứu hộ nổi hĩ.

        Ấn cách đều mong có cách khôi Ấn, nhưng trước sau có khác biệt. Như Giáp dụng Tý Ấn, Kỷ trước Quý sau, tức khiến cho không giàu, nhưng về già thuận hơn; nhược Quý trước mà Kỷ sau ở giờ, về già lại khốn khổ hĩ.

        Nguyệt lệnh Ấn thụ như gặp Tài tinh, phi tất bất cát, là vì tham Tài khôi Ấn, tất Ấn khinh mà Tài trọng. Nhật nguyên cốt yếu Ấn thụ tư sanh, Ấn bị Tài phá, lại không có Tỷ kiếp cứu ứng (xem phần luận Tài luận Ấn trong chương Tài Ấn tịnh dụng). Đều là khôi Ấn, mà trước sau có khác biệt, giờ là quy túc chi địa. Giờ gặp hỉ thần sanh vượng, về già tất tốt đẹp; giờ gặp kị thần sanh vượng, về già tất khốn khó. Nên nói Giáp dụng Tý Ấn, Kỷ trước Quý sau, thì tuy gặp Tài phá, nhưng được Ấn sanh. Như Quý trước mà Kỷ ở giờ, kết cục là Ấn, bị Tài phá vậy. Cũng nên xem kỹ tứ trụ phối hợp ra sao, như con của Mỗ phú ông ở Chiết Tây, Canh Thân, Mậu Dần, Bính Thân, Ất Mùi, Tài tinh khôi Ấn, tuy Ất Ấn ở giờ, Tài trước Ấn sau, nhưng Ất Canh hóa hợp, đắc khí ở Thân, có cứu ứng mà chẳng giải, như trung niên hậu vận tốt, còn có kết cục, lại hành Tài vận, tất vô thiện quả.

        Thực thần đồng thị Tài Kiêu tịnh thấu, nhi trước sau có khác. Như Nhâm dụng Giáp Thực, Canh trước Bính sau, về già tất hanh thông, cách cũng được phú mà không quý. Nhược Bính trước mà canh ở giờ, về già tất đạm bạc, phú quý đều không có hĩ.

        Thực thương sanh Tài, lấy Kiêu ấn đoạt Thực chế Thương là bệnh, nhược Ấn ở trước, mà Thực thương sanh Tài ở sau, tất Ấn tư sanh nhật nguyên, nhật nguyên vượng nên tiết tú, giống như Ấn vượng dụng Thực thương (xem chương luận Ấn dụng Thực thương), cách chủ phú quý. Thực thương mừng hành Tài địa, có Tài chế Ấn, Kiêu để hộ Thực thương vậy. Nhược không có Bính Tài, tất là bị bệnh mà chẳng có thuốc vậy. Như Canh Thân, Mậu Dần, Nhâm Tý, Giáp Thìn, Canh kiêu đoạt Thực mà không có Tài để cứu ứng, vận hành Tài địa, tuy tạm bổ cứu 1 chút, hiềm vì nguyên cục không có Tài sanh, tới Thân vận, Canh kim đắc địa, tức khó lòng cứu vãn (xem "Tích thiên tủy" quyển 4 chương chân giả), ấy bởi vì không có Tài nên bệnh vậy. Như Bính trước mà Canh ở giờ, tất thủy tú phát, sau bị Tài đoạt, phú quý đều không, thế lực cùng cực vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      15. #38
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Như trụ nữ sau:

        123 - Đinh Mùi / Nhâm Dần / Ất Mão / Kỷ Mão

        Hành vận: Quý mão / giáp thìn / ất tị / bính ngọ / đinh mùi / mậu thân

        Ất mộc thân vượng, đinh hỏa tiết tú, lấy Đinh là dụng thần, Nhâm thủy là bệnh, Kỷ thổ chế Nhâm thủy là dược. Tiếc là Đinh Nhâm hợp hóa mộc, khử thủy tuy là tốt, nhưng chẳng nên khử luôn hỏa. Dụng thần tại năm bị tổn, nên nói xuất thân hàn vi. Kỷ thổ ở giờ là cứu cánh, nên nói giúp chồng và gia đình, con nối dõi tốt đẹp. Vận hành nam phương đắc địa, phúc trạch lâu dài. Nam nữ cùng 1 lệ vậy (xem " tích thiên tủy chinh nghĩa " quyển 6 nữ mệnh chương).

        Thất sát gặp Tài Thực cùng thấu, nhi trước sau mà khác xa. Như Kỷ sanh tháng Mão, Quý trước Tân sau, tất trước lấy Tài trợ làm dụng, mà sau thì Sát dùng Thực chế, chẳng mất đại quý. Như Tân trước mà Quý ở giờ, tất Sát gặp Thực chế, mà Tài chuyển Thực a dua theo Sát, không chỉ chẳng quý, hậu vận tiêu tác, thêm khó thọ hĩ.

        Sát dùng Thực chế là, lấy Sát làm dụng, lấy Thực làm hỷ, thấu Tài là phá cách. Nhưng cách trước sau, nên có khi phá cách mà cũng có khi chẳng phá cách, xem ví dụ sau:

        124 - Quý niên / Ất Mão / Kỷ nhật / Tân Mùi
        Tuy Tài sanh Sát vượng, nhưng được can giờ Thực thần chế Sát, phú quý chẳng mất. Như đổi là tháng Quý Mão tháng như sau:

        125 - Nhâm niên / Quý Mão / Kỷ nhật / Tân Mùi

        Đều là Tài trước Thực sau, lại không tránh khỏi Thực thần sanh Tài a dua theo Sát hĩ.

        Đến như thực trước tài sau, cách cục đổi khác xa hơn nữa. Như:
        126 - Bính Ngọ / Tân Mão / Kỷ Hợi / Quý Dậu

        Bính hỏa hợp mất Thực thần, Dậu kim sanh Tài a dua theo Sát, chẳng gặp cứu ứng hĩ. Lấy Thực chế Sát như thế, hay lấy Ấn hóa Sát cũng vậy. Như năm Quý tháng Ất Mão ngày Hỷ giờ Đinh mão, Tài không phá Ấn, Sát tuy trọng nhưng gặp Ấn hóa giải. Như năm Đinh tháng Quý Mão, hoặc năm Giáp Kỷ tháng Đinh Mão mà giờ Quý dậu, đều là Tài phá Ấn để a dua theo Sát vậy.

        Đại loại như thế, làm ví dụ minh họa. Cũng do thế mà cát hung thay đổi vậy, Bính sanh tháng Giáp Dần, năm Quý giờ Mậu, Quan sanh Ấn, mà chẳng sợ Mậu hợp; Mậu tiết thân đẹp, lại không thể vượt Giáp để hợp Quý, là đại quý cách vậy. Giả sử năm tháng Mậu Quý mà giờ Giáp, hoặc năm Giáp mà tháng Quý giờ Mậu, tất Mậu không cách chi hợp được với Quý, là đại phá cách hĩ.

        Ấy cũng bởi vì ngôi vị có khác nhau, liệt kê ra như sau thì rõ:
        127 - Quý niên / Giáp Dần / Bính nhật / Mậu thời
        Quan năng sanh ấn, mậu bất năng việt giáp dĩ hiệp quý dã.

        Quan sanh Ấn, Mậu không thể vượt Giáp để hợp Quý. Giả sử như hai trụ sau:

        128 - Quý niên / Mậu Ngọ / Bính nhật / Giáp Ngọ

        129 - Giáp niên / Quý Dậu / Bính nhật / Mậu thời

        Trụ 1 được Giáp mộc tách ra, Mậu Quý không thể hợp, mọi thần đều đắc dụng nên thành cách. Trụ 2, 3, Mậu Quý bị hợp, không có Giáp mộc để tách ra, nên phá cách hĩ.

        Bính sanh Tân Dậu, năm Quý giờ Kỷ, vì Thương cách bởi Tài, nên Thương vô lực, cách ngôi nên tiểu quý. Giả như sanh Quý Kỷ mà không được Tân ngăn cách, cách cục bị phá nát.

        Ấy cũng bởi vì ngôi vị có khác nhau, liệt kê ra như sau:

        130 - Quý niên / Tân Dậu / Bính nhật / Kỷ thời

        Bính hỏa nhật nguyên, lấy Quý làm quan, lấy kỷ làm Thương, được Tân kim Tài tinh cách giữa, tất Thương quan sanh Tài, Tài sanh Quan, trong phú có quý. Giả sử như trụ sau:

        131 - Kỷ niên / Quý Dậu / Bính nhật / Tân thời

        Tân kim không thể hóa Thương, Kỷ thổ trực tiếp hại Quan tinh, cách cục bị phá nát hĩ (năm quý tháng kỷ cũng tương tự).

        Tân sanh tháng Thân, năm Nhâm tháng Mậu, giờ có Bính Quan, chẳng sợ Nhâm vì có Mậu ngăn cách, cũng hứa hẹn quý cách. Giả sử năm Bính tháng Nhâm mà giờ Mậu, hoặc năm Mậu tháng Bính mà giờ Nhâm, tất Nhâm đi khắc Bính, chẳng mong gì quý.

        Ngày Tân giờ Bính, lấy Quan làm dụng, lấy thương là bệnh, lấy Mậu làm thuốc cứu ứng. Liệt kê ra như sau:

        132 - Nhâm niên / Mậu Thân / Tân nhật / Bính thời

        Nhâm Bính xa nhau, được Mậu ngăn cách, tất Nhâm thủy chẳng thể thương hại nổi Quan tinh.

        133 - Bính niên / Nhâm Thìn / Tân nhật / Mậu thời

        Nếu đổi lại Mậu thổ ở giờ, Quan Thương đều bày ra ngang nhau.

        134 - Mậu niên / Bính Thìn / Tân nhật / Nhâm thời

        2 trụ trên Nhâm thủy trực tiếp thương hại Bính hỏa Quan tinh, Mậu không cứu nổi.

        Như ở trên lấy Quan tinh làm ví dụ, như Ấn sợ Tài phá, Tài sợ Tỷ kiếp, Thực thương kị Kiêu ấn, ý nghĩa như nhau. Phép cứu ứng cũng là thế.

        Các loại như thế, không thể kể hết, thật ra cát hung vài lời khó nói hết. Nhiên tế tư kỳ cố, lý rất rõ ràng, đặc nan vi thiển giả đạo nhĩ.

        Chương này luận sanh khắc trước sau cát hung, chuyên lấy thiên can làm ví dụ, mà địa chi mới là trọng yếu, có khi còn hơn thiên can nửa. Thí dụ như sau:

        135 - Quý Dậu / Giáp Tý / Đinh Mão / Bính Ngọ

        Hành vận: Quý hợi / nhâm tuất / tân dậu / canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ

        Tý Ngọ Mão Dậu, vốn là tứ xung, mà trụ này chẳng những không xung, lại trở thành tứ trợ. Mão Dậu cách nhau bởi Tý thủy, Tý Ngọ cách bởi Mão mộc, kim thủy mộc hỏa, nhờ đó tương sanh, lấy Ấn hóa Sát làm dụng. Thủy được mộc dẫn hóa, kim được thủy dẫn hóa, chẳng thương Ấn thụ dụng thần, tuy xung mà chẳng xung.

        136 - Tân Mão / Đinh Dậu / Mậu Tý / Mậu Ngọ

        Hành vận: Bính thân / ất mùi / giáp ngọ / quý tị / nhâm thìn / tân mão

        Trụ này thổ kim Thương quan dụng Ấn, mà Mão Dậu xung, Quan tinh không thể sanh Ấn; Tý Ngọ xung, ấn căn bị Tài phá; địa chi mộc hỏa bị xung, thiên can hỏa thổ trở thành hư thoát. Không khỏi 1 đời bơ vơ, bản thân còn gặp tai nạn hĩ.

        Cũng có khi mừng được xung khắc, như Càn long hoàng đế nhà Thanh:

        137 - Tân Mão / Đinh Dậu / Canh Ngọ / Bính Tý

        Hành vận: Bính thân / ất mùi / giáp ngọ / quý tị / nhâm thìn / tân mão / canh dần / kỷ sửu

        Dương nhận cách cục, lấy Sát chế Nhận làm dụng. Hiềm thu kim không Ấn, chẳng vượng, mà Quan sát thông căn Mão Ngọ, chế nhận thái quá. Hay ở chỗ Mão Dậu xung nhau, khiến cho Mão mộc không sanh Hỏa, Tý Ngọ xung nhau, khiến cho ngọ hỏa chẳng phá Dậu kim, dù cho Bính Đinh Quan Sát nhưng được thông căn. Ức chế cái thái quá, thành trung hòa, tất là huyền chi hựu huyền, không thể nói hết. Trụ trên đơn cử Tý Ngọ Mão Dậu làm ví dụ, cũng có vì hội hợp trước hay sau mà tính chất thay đổi lại có không xung không hợp, mà cách nhau sanh khắc trước sau, cát hung khác biệt. Không thể kể hết, học giả luyện tập thuần thục, tự nhiên lĩnh ngộ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      17. #39
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 21 : Luận tinh thần vô quan cách cục

        Luận Thần-sát mà không lý đến Cách cục

        Nguyên văn:
        Cách cục Bát tự chú trọng lấy nguyệt lệnh phối với tứ trụ, còn về phần tinh thần tốt xấu, đã không dùng đến cái lẽ sinh khắc thì dùng cái gì để đo lường thành bại? Huống chi trong cách cục có cản trở, tức các thứ tốt như Tài Quan thành ra không được việc, thì sao gọi là cát tinh được? Còn dụng được cách cục, như Thất Sát Thương Quan, chẳng lẽ gọi là hung thần sao? Cách cục đã thành dù cho trong trụ đầy Cô thần nhập bọn với Sát chẳng lẽ làm hại đến quý cách? Cách cục bị phá, chả nhẽ Thiên đức quý nhân đầy trụ thì lại thành công? Người nay không biết đến khinh trọng, cứ thấy cát tinh liền tập trung cho nó mà bỏ qua dụng thần (đúng) bất kể tứ trụ thế nào, để rồi luận bậy về quý tiện, nói sai về họa phúc, thật là nực cười.

        Từ chú thích:
        Những sai lầm khi nói về Thần/Sát đều là do không nghiên cứu kỹ đến ngọn nguồn của nó. Phép Tử Bình biến đổi từ khoa Ngũ tinh, vốn lấy năm là chủ, dùng Thần Sát để phán cát hung. Thần sát đều có ở mỗi mệnh bàn, mỗi năm đều có sự khác nhau cho nên phép Tử bình xưa lấy năm làm chủ. Thử lật lại sách xưa như "Lý Hư Trung Mệnh thư", "Tam mệnh tiêu tức phú" của Lạc Lục Tử, cho đến các nhà chú giải mệnh lý Từ Tử Bình, Thích Đàm Oánh, Lý Đồng, Đông Phương Minh có thể thấy thời kỳ này đều lấy năm làm chủ. Đến Tam Mệnh Thông Hội của Vạn Dục Ngô đời Minh thì phép xem này có sự thay đổi, phép này bắt nguồn từ thời nhà Minh đến nay cũng trải qua vài trăm năm rồi. Sách Lan Đài Diệu Tuyển chuyên bàn về cách cục mà thần sát cho đến nạp âm cũng an từ năm mà ra, rất nhiều thuật ngữ thừa kế từ khoa Ngũ tinh chưa hề được cải biến. Phép Tử bình nay đã đổi từ năm sang dùng ngày để luận, Thần sát và nạp âm cũng không còn được sử dụng nhiều. Dùng các tác phẩm đó để thi thố vốn không phải là không nên, nhưng dùng để đoán họa phúc, há không làm cho kẻ hiểu biết cười cho ư? Rồi thêm chuyện bọn thuật sĩ giang hồ khi hành nghề đều dùng đến phép thần sát rồi tự cho là thông minh hiểu biết mà bỏ mất ngọn nguồn thì thật đáng cười nhạt. Nếu như hiểu rõ pháp xem Thần sát thì mấy ông thầy Địa lý thời nay đã không đánh mất chân truyền. Tử Bình và Phong Thủy tuy không cùng một con đường nhưng chẳng lẽ góc độ chuyển động của Thần sát trên trời lại có hai ư?

        Nguyên văn:
        Huống chi trong sách nói đến Lộc Quý, thường chỉ nói đến Chính quan mà không phải bàn đến Lộc đường quý nhân. Hay như Chánh Tài đắc Thương Quý là kỳ cách, mà Thương Quý gọi đầy đủ chính là Thương Quan sinh Tài, Chánh Tài đắc nó mới gọi là kỳ, nếu chỉ quý nhân thì Thương Quý là thứ gì vậy? Lại như câu "nhân đắc lộc nhi tị vị" (vì được lộc mà quên nhiệm vụ), thì đắc lộc chính là đắc Quan cách, vận hạn đến đất Quan đương nhiên thăng quan tiến tước; nhưng giả như Tài dụng Thương Quan Thực Thần, vận thấu Quan thì trật tự bị phá hỏng, Chính Quan vận lại gặp Quan thì trùng lắp nhiều quá, nên các loại này chỉ có thể là "tị vị". Nếu cho đó là Lộc Đường thì không những không đúng lý mà cứ cố cho là "đắc lộc tị vị" thì văn phạm đối chỏi nhau, cổ nhân viết sách lẽ nào không thông thạo ngữ pháp!

        Từ chú thích:
        Ở đây tức là danh từ của Ngũ tinh và Tử Bình làm cho làm lẫn lộn. Lộc cũng chính là Quan, có khi cũng gọi là Quý, về ngũ hành thì vị trí Lâm quan cũng gọi là Lộc Đường. Mã cũng là Tài; Đức cũng chính là Ấn; Thiên trù thọ tinh là Thực thần. Lúc đó để cho tiện mới giả dụng danh từ Thần sát của khoa Ngũ tinh, người sau không được giải nghĩa rõ ràng chính là khiên cưỡng gán ghép rồi thần thánh hóa lời đó. Tam Kỳ Lộc mã cũng chỉ là nói đến Tài Quan (tham khảo phần khởi lệ). Như niên Bính gặp Quý Dậu là Quan tinh lâm quý; Bính nhật gặp Quý Dậu là Quan tọa Tài hương (Quan đóng nơi đất Tài); ngày Nhâm tọa Ngọ gọi tên là Lộc mã đồng hương cũng tức là Tài Quan đồng cung. Đây là tự mượn Tam kỳ Lộc mã, tên khác nhưng thực ra là như nhau, mà dùng. Còn như Thương Quý, Thương Quan (Nhâm) mà gặp Đinh Mão, Giáp dụng Kỷ thổ làm Tài mà gặp Kỷ Mùi đều thế cả. Nhưng việc nầy chẳng qua cũng chỉ là giải thích hai chữ thương quý, chứ phép Tử Bình thì thứ gì hợp với đòi hỏi của Nhật nguyên tức là quý, còn không hợp thì không quý. Chữ Thương Quý, v.v... ở đây chỉ là một tu từ (lối nói khoa trương), cho nên không cần câu chấp. "Đắc lộc tị vị" là Lộc đường của Quan hay là Lộc đường của nhật nguyên? Nếu Quan trùng lắp mà gặp Lộc đường của Quan thì tự ứng với "tị vị", còn nếu Quan trùng lắp mà gặp Lộc đường của nhật nguyên thì lại ứng với thăng quan tiến tước rồi. Tóm lại thì hợp với nhu yếu thì thành quý, còn Thần sát cát hay hung thật ra không quan hệ đến họa phúc.

        Nguyên văn:
        Như nữ mệnh, có câu "Quý chúng tắc vũ quần ca phiến" (Quý mà nhiều thì chỉ là hạng kỹ nữ múa hát tầm thường). "Quý chúng" chính là "Quan chúng", nữ lấy Quan làm chồng, chả lẽ xuất hiện ra hai chính phu? Một nữ nhiều chồng thì ý chỉ đến giới ca múa phục vụ đàn ông thời phong kiến, một lý lẽ tất nhiên. Nếu cho từ đó là quý nhân, là sao trên trời, cũng không phải là chồng, thì e gì ít hay nhiều mà gán cho là hạng gái cầm ca?

        Từ chú thích:
        Quý tức là Quan, Quý nhiều tức là Quan nhiều. Như lấy Thiên Ất để nói, từ Hạ chí đến Đông chí dụng Âm quý, từ Đông chí đến Hạ chí dụng Dương quý. Lại cần phải thích hợp với Dụng thần và Tài cũng phải sinh vượng. Nếu Tài đa Thân nhược thì phải chọn Tỷ Kiếp chẻ Tài ra thì mới tốt, Quý nhiều nhanh thành bệnh mà thôi. Về phần "quý chúng, vũ quần ca phiến", chính là lấy Quan làm phu tinh. Quan nhiều cần phải làm tổn Quan hoặc hóa bớt Quan để trở thành phu tinh, không nhất định phải dụng Quan. Quan Sát khắc ta, trong tứ trụ có Quan sát, trước tiên cần an định nó, không nhất định phải dùng, điều này thì bất luận nam nữ đều thế cả. Nếu Dụng thần không gặp Thiên Ất, hoặc Thiên Ất lại lâm nơi Kị thần là Âm dương tịnh kiến, chồng chéo hỗn tạp đều chưa đủ phán cát hung, không liên quan đến khinh trọng, có thể bỏ qua không luận.

        Nguyên văn:
        song Thần sát trong mệnh thư cũng có đề cập đến, kẻ đọc sách tâm không tốt thường câu chấp, không tường lẽ biến thông. Như "Quý nhân đầu thượng đới Tài Quan, môn sung tứ mã" (Quý nhân thấu lộ mà có cả Tài Quan thì như ngoài cửa có sẳn xe tứ mã), đó là vì Tài Quan như người diện mạo đẹp đẽ, quý nhân như quần áo đẹp thì mới làm vẻ đẹp diện mạo lộ rõ ra được. Thực ra Tài Quan thành cách, tức không có quý nhân xuất lộ, thì lại không có "môn sung tứ mã"! Còn "Cục thanh quý, hựu đới nhị đức, tất thụ vinh phong" (cách cục thanh quý lại mang cả nhị Đức tất thụ hưởng vinh phong). Nếu chú trọng nhị Đức thì tại sao không nói đầy đủ là "đới nhị Đức thụ lưỡng quốc chi phong", mà còn phải cho rằng không được có Sát cái đã (đòi hỏi cục thanh quý)? Nếu cho rằng mệnh phùng cách xấu, trụ có nhị Đức là phùng hung hữu cứu, tránh được nguy hiểm thì tuy có nói đến cách cục nhưng mà chung quy cũng là không liên can đến quý tiện của cách cục.

        Từ chú thích:
        Thần sát so với Dụng thần, mỗi thứ đều phải cần thích hợp. Như Quan tinh cần Thiên Ất, Ấn thụ thích hợp với nhị Đức (Thiên Nguyệt đức quý nhân), Tài thích hợp với Dịch Mã, Thực Thươngthích hợp với Văn Xương, Từ Quán Học Đường. Dụng Quan mà Quan lâm Thiên Ất, cẩm thượng thêm hoa; dụng Ấn mà Ấn lâm Thiên nguyệt nhị Đức, là người tố thực từ tâm (ăn chay làm việc thiện). Cái đẹp gặp được nó thì tăng điều tốt, khi gặp hung thì giảm được tai họa, chứ chẳng phải dựa vào nó mà luận thành cách đâu. Nếu bỏ Dụng thần để luận Thần sát thì khi xét vận hạn cát hung thì sử dụng phép nào đây? "Vô sát đới nhị đức" thì Sát là chỉ Kị thần, chứ chẳng phải chỉ Thất sát. Người đọc cần gắng thành tâm lĩnh hội ý nghĩa thực chứ đừng cho rằng cổ nhân viết lách ngu muội. Tóm lại, Tử Bình có cách xem của Tử Bình, chớ nên xem hỗn tạp với Thần sát làm hoa mắt rồi không biết cái nào là chính yếu cả.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      19. #40
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        138 - Kỷ Mùi / Quý Dậu / Đinh Tị / Đinh Mùi
        Đại vận: Nhâm Thân - Tân Mùi - Canh Ngọ - Kỷ Tị - Mậu Thìn - Đinh Mão

        Đây là mệnh của Viên Hạng Thành (tức Viên Thế Khải), xem sơ qua thì thấy Thân cường Thực Thần chế Sát mà thôi, nhưng biện chi tiết thì lấy năm làm chủ, năm là Kỷ Mùi, Mùi Dậu giáp thân là quý; lấy ngày làm chủ thì Đinh quý nhân tại Dậu, lấy Sát làm dụng mà Sát quý tại Tị cho nên thân Sát hỗ hoán đắc quý nhân. Thất sát là thần đối nghịch với ta, quý nhân hỗ hoán ví như được triều đình nhà Thanh biết đến mà trọng dụng, mà cũng là dấu hiệu triều đình bị ta phản phúc. Địa chi Tị Mùi Dậu giáp lộc giáp quý, toàn trụ đầy Lộc và Quý nhân ủng hộ nên ứng với Nguyên thủ quốc gia. Đến vận Mão, Sát đối nghịch lâm Quý nhân đắc thế mà xung với Quý nhân của bản thân nhật chủ, bị cô lập hoàn toàn, hết sức hiển nhiên vậy.

        139 - Ất Mão / Bính Tuất / Quý Dậu / Bính Thìn
        Đại vận: Ất Dậu - Giáp Thân - Quý Mùi - Nhâm Ngọ - Tân Tị - Canh Thìn

        Đây là mệnh của Từ Đông Hải (tức Tổng thống Từ Thế Xương, sinh năm 1855, mất 1939, bản thân đậu Tiến sĩ, từ năm 1879 đã kết nghĩa huynh đệ và sau thành mưu sĩ cho Viên Thế Khải, sau làm đến Thủ tướng rồi năm 1918 được Quốc hội bầu làm Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc), ban đầu nhìn vào chỉ thấy Tài được Thực sinh, nhưng mà Quý quý nhân tại Mão, Bính quý nhân tại Dậu, Thìn Mão Dậu Tuất là hai phương đông tây đối đầu, mà cũng là lưỡng hợp giải xung cho nhau (Thìn hợp Dậu, Mão hợp Tuất), thủy hỏa tương tranh nhưng đắc quý nhân Ất mão đóng vai người thương thuyết mà hòa bình với nhau. Viên là võ nhân, dụng Sát vi quyền còn Từ là văn thần (***), dụng Thực sinh Tài, đây lẽ nào là ngẫu nhiên ư?

        Chú Thích (***):
        Từ Thế Xương còn được gọi là "Văn trị Tổng thống", tức là Tổng thống lãnh đạo thành công về mặt văn hóa và giáo dục.

        140 - Mậu Dần / Kỷ Mùi / Giáp Dần / Ất Hợi
        Đại vận: Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất -Quý Hợi -Giáp Tý -Ất Sửu

        Niên Mậu nhật Giáp, đều lấy Mùi làm quý nhân; bản thân Giáp vượng gánh được Tài, nguyệt lệnh có Kỷ thổ chân quý nhân lộ ra làm Dụng thần; hơn nữa hỷ Tứ trụ vô kim, Dần Mùi tàng hỏa, Thực Thương sinh Tài, cách cục hết sức thanh thuần. Niên nguyệt là tổ nghiệp, được quý nhân xuất lộ là hưởng phúc ấm, quý nhân Mùi trực tiếp làm dụng thần nghĩa là bản thân được quý nhân nâng đỡ. Đây là mệnh của người Hợp Phì tỉnh An Huy Lý Quốc Quân, được Tổng thống Hạng Thành trọng dụng, thời Dân quốc sơ niên từng giữ chức Quảng Đông Tuần án sứ giả (mệnh của Viên Hạng Thành là Kỷ Mùi kỳ cách hơn).

        141 - Mậu Tuất / Giáp Tý / Kỷ Tị / Mậu Thìn
        Đại vận: Ất Sửu -Bính Dần -Đinh Mão -Mậu Thìn -Kỷ Tị -Canh Ngọ -Tân Mùi

        Tài sinh Quan vượng, Bính hỏa Điều hậu làm dụng. Nguyệt lệnh Thiên Ất là quý chổ thừa hưởng phúc ấm tổ tiên. Quý nhân là Tài nhằm sinh Quan là quý nhân gián tiếp, hơn nữa do Tài Quan tháng chạp cần hỏa để Điều hậu, Dụng thần tại Tị mà không phải Tý, quý nhân ở đây được dùng gián tiếp. Đây cũng là mệnh của một ông người Hợp Phì họ Lý. Vận đến Bính Dần Đinh Mão kế thừa sản nghiệp lớn, mà cái quý của mệnh so với tứ trụ trước thì hơi kém một chút. Hơn nữa do Kỷ Giáp hợp Quan để hộ Tài, nên Mậu (Kiếp) không thể tranh đoạt, vì thế một mình thừa hưởng được sản nghiệp rất lớn. (Lâm chú thích: Tứ trụ này thủy không có kim sinh cho, một bầy thổ bao vây, không luận là Tài vượng. Năm thổ mà chỉ có một hỏa, biến thành Tòng vượng cách, hỏa thổ là hỷ dụng thần kiêm nhiệm Điều hậu, Tý thủy là Bệnh. Trong 70 năm Đại vận, ngoài chữ Thìn bán hợp cục với Tý thủy ra, các chữ còn lại đều là hỷ dụng hoặc đóng vai trò trừ khử Bệnh thần, Kị thần. Nhập Tòng cách mà được vận trình trường thịnh như vậy đúng là hiếm thấy.)

        142 - Tân Tị / Tân Sửu / Canh Thân / Tân Tị
        Đại vận: Canh Tý -Kỷ Hợi -Mậu Tuất -Đinh Dậu -Bính Thân -Ất Mùi -Giáp Ngọ

        Kim gặp tháng rét thổ, cần dụng hỏa Điều hậu. Mà Tị Sửu hội hợp, Tị Thân hình hợp, cách cục liền chuyển đổi. Khí toàn kim thủy, đành phải thuận theo vượng khí, nên hành vận thổ kim thủy là mỹ vận. Đây là mệnh Lý Quốc Kiệt, người Hợp Phì (tỉnh An Huy). Tân kim tạp xuất mà chỉ có một Canh kim đắc quý, tuy anh em rất đông mà một mình mình kế tục ngôi vị, "quý do di ấm" là chổ đó, cho nên niên nguyệt trụ thích hợp đóng quý nhân. Vừa vào vận Mùi, lưỡng quý tương xung, hơn nữa gặp phải lưu niên Giáp Tuất, tam hình hội hợp, hình thương đến lưỡng quý mà bị họa tù ngục. Tứ trụ này nếu như thời thấu một thủy thì vận cuối không đến nỗi cùng khốn. Có thể thấy Thần sát không hoàn toàn vô căn cứ.
        Lại thầy quý nhân của người họ Lý, đầu tiên là mệnh Văn Trung Công (tức Lý Hồng Chương):

        142a - Quý Mùi / Giáp Dần / Ất Hợi / Kỷ Mão

        Khúc trực nhân thọ cách, cho đến mệnh Lý Quốc Kiệt có kim cục mà quý bị tuyệt diệt, hưởng ngôi vị đến đây thì tận số, cũng đều là kỳ cả. Đây là đạo lý của vận hạn trinh nguyên (***), nghiên cứu Bát tự thì vô cùng tận, cần chuyện tâm thì mới sáng tỏ.

        Chú thích:
        (***) Bát Tự lấy niên là “nguyên”, nguyệt là “hanh”, nhật là “lợi”, và thời là “trinh”. Niên nguyệt cát thì tiền vận cát, nhật thời cát thì hậu vận cát. Còn về Đại vận thì lấy 15 năm đầu là nguyên, 15 năm kế là hanh, 15 năm giữa là lợi, 15 năm cuối là trinh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (26-01-14)

      Trang 4/13 đầuđầu ... 23456 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 3
        Bài mới: 10-08-12, 09:09
      2. Tử bình chân thuyên
        By Ducminh in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 8
        Bài mới: 15-10-10, 20:58

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •