Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/4 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 37
      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default Tứ Ngôn Độc Bộ bình chú

        Tứ Ngôn Độc Bộ bình chú

        Tác giả: Hoàng Đại Lục
        Sưu tầm và biên dịch: LeSoi
        nguồn: kimtubinh.net
        ( Tập một )

        《 Tứ Ngôn độc bộ 》 một bài văn không biết ai biên soạn và ở thời kì nào, thảo luận hết sức tinh vi kĩ càng, lời giải hết sức độc đáo, đối với giới mệnh học ảnh hưởng rất lớn, được đông đảo những người yêu thích Tử Bình rất ái mộ. Rất nhiều mệnh sư giang hồ khảo sát thành bí quyết gối đầu, quả thật tiến lên bậc thềm của Tử Bình chuyên nhất cần phải đọc sách gốc. Tác giả xem kĩ càng bài văn này hơn 10 lần, gặt hái được rất nhiều ích lợi, tuy cảm thấy không thiếu khuyết điểm, nhưng khuyết điểm không che được nhiều ưu điểm nổi bật, vẫn không mất làm thành một viên ngọc tỏa sáng giành được mục đích là báu vật của môn Tử Bình. Trở thành chỗ sử dụng cho kẻ hậu học tách khỏi sai lầm khi luận mệnh theo lối "Bình hành dụng thần", bước vào Tử Bình chính đạo, đặc biệt tác phẩm được bình chú như sau:

        Chính văn:
        Tiên thiên hà xứ,
        Hậu thiên hà xứ,
        Yếu tri lai xứ,
        Tiện tri khử xứ.

        Đại lục bình chú:
        Vận mệnh con người, đã được định trước ở Tiên thiên, mở ra ở Hậu thiên. Nhưng Tiên thiên đến từ nơi nào? Hậu thiên lại đi từ đâu? Nếu như chúng ta đã biết chỗ đến, thì chúng ta sẽ biết chỗ đi. Con người, tất cả đều từ bên trong khe hở của tảng đá đi ra, và là tế bào sao chép lại đi ra từ thế hệ tổ tiên ông bà, mỗi ngườì chúng ta cũng chỉ là xuất phát từ một chủng tộc lâu đời được di truyền lại như nối từng đoạn mắt xích của một sợi dây xích một cách trật tự , hơn nữa phần nhiều là do quyết định ở trên đoạn mắc xích đó xuống dưới tất cả từng đoạn mắc xích. Khoa học hiện đại đã chứng minh là đúng, quá trình thai nhi phát dục là một hình ảnh nhỏ ghi lại lịch sử tiến hóa của loài người, thuyết minh các thời kì tổ tiên này cũng không có cách chúng ta là quá xa, gien di truyền của họ đã lưu lại tồn tại vào bên trong mỗi tế bào thân thể của chúng ta. Mật mã DNA bí ẩn khó lường đã được xác định qua phần mềm máy vi tính, thông qua trình tự thao tác trên máy vi tính sẽ kiểm soát đúng một lúc hành vi suy nghĩ của chúng ta. Khi chúng ta còn theo trong bụng mẹ đến khoảnh khoắc bắt đầu khóc oa oa khi chào đời, vận mệnh đã bắt đầu mở ra là giai đoạn Hậu thiên.

        Nguyên nhân chính là vận mệnh đã có định trước giới tính của Tiên thiên, có thể dự đoán trước giới tính rồi mới có Hậu thiên. Tất cả sự vật không thể dự đoán là không có quy luật. Có biết nơi đến, thì mới có thể biết được lối đi. Vật có đầu có cuối, sự việc ắt có thủy có chung, biết trước biết sau, thì gần với đạo vậy. Học thuật Tử bình chính là đọc mà giải thích gien di truyền Tiên thiên, dự đoán hướng đi của vận mệnh Hậu thiên là kỹ thuật độc đáo và thần kì hạng nhất. Ở ngày sinh trong Bát tự, trụ năm là cung Tổ tiên ông bà, trụ tháng là cung Phụ Mẫu, trụ ngày là cung Phu Thê, trụ giờ là cung Tử tức. Cho nên trụ năm trụ tháng là đại biểu nơi đến của Tiên thiên, trụ ngày trụ giờ là đại biểu nơi đi của Hậu thiên. Muốn biết được tiền đồ của bản thân cùng con cháu, thì trước hết cần phải xem Tiên thiên ở cung Tổ tông, Phụ mẫu đã mang đến cho bạn được những điều gì, bạn có thể thừa kế được những điều gì. Là làm quan hay là kinh thương, là nghề văn hay là nghề võ, là thành thật hay là giả dối, là nho nhã hay là thô tục, là làm biếng hay là siêng năng, … tất cả chỗ này đều dựa theo trụ năm, trụ tháng trong cung Tổ tông, Phụ Mẫu thì tìm được nguồn gốc. Thấy rõ cội nguồn, thì dễ dàng thấy rõ chỗ đi của trụ ngày và trụ giờ. Nguồn gốc có Tài Quan Ấn Thực, trụ ngày giờ có phụ tá, thì có thể kế thừa cái trước mà sáng tạo ra cái mới, mà từ đó phát huy. Nguồn gốc có Sát Thương Kiêu Nhận, trụ ngày giờ có ức chế ràng buộc, thì có thể Hàng Long phục Hổ, vượt hẳn mọi người. Tách mệnh vận ra mà luận, thì Mệnh là Tiên thiên nơi đến, Vận là Hậu thiên nơi đi. Mệnh giống như mầm của cây, Vận giống như tiết khí bốn mùa thay đổi. Đã biết loại hình cùng phẩm chất mầm giống, thì đã biết lúc thời tiết khai hoa kết quả, cũng đã biết cuối cùng nó có thể trở thành vật liệu gì, có khả năng có tác dụng gì.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Tứ trụ bài định,
        Tam tài thứ phân,
        Nhật can vi chủ,
        Phối hợp nguyên thần.

        Đại lục bình chú:
        Sau khi sắp xếp bát tự tứ trụ theo năm tháng ngày giờ, cần phải phân ra Tam Tài để luận mệnh, vậy Tam Tài là cái gì? Tức là Thiên Địa Nhân. Thiên can là đại biểu khí lưu hành ở trên trời, là Thiên Nguyên; Địa chi là đại biểu khí lưu hành ở dưới đất, là Địa Nguyên; Can tàng thì đại biểu khí lưu hành ở giữa trời đất, là Nhân Nguyên.
        Vậy lấy cái gì là đại biểu cho bản thân mệnh chủ? Lấy Nhật can. Cho nên viết "Dĩ nhật vi chủ" .

        Chú ý! Chỗ này nói "Dĩ nhật vi chủ" là khác với Lý Hư Trung lấy trụ năm làm chủ mà nói. Lý Hư Trung thời nhà Đường đã sáng tạo thuật nạp âm ngũ hành để đoán mệnh, lấy trụ năm nạp âm ngũ hành đại biểu cho mệnh chủ. Thí dụ như người sinh năm 1980, có can chi là Canh Thân, nạp âm ngũ hành là Thạch Lựu Mộc, thì luận là mệnh mộc, còn lại ba trụ tháng, ngày và giờ thì là bao quanh trụ năm mệnh mộc để luận sinh khắc. Hiện tại còn có không ít mệnh sư "Manh phái" vẫn tiếp tục kéo dài sử dụng phép này. Cho nên quan Khâm Thiên Giám hai triều Minh Thanh chính là do chỗ Qua Thừa Khoa tiên sinh hiệu đính thành 《 Tử Bình Uyên Hải đại toàn 》trong có chỉ ra rằng: "Thế chi đàm tam mệnh giả giai cổ pháp, vãng vãng đa dĩ niên vi chủ, dĩ thai nguyên, nạp âm, tiểu vận vi luận, tắc khả tri vạn ức phú quý tương đồng giả, mậu hĩ! Cố tử bình chi pháp, chuyên dĩ sinh nhật thiên nguyên vi chủ..." ( Thế hệ bàn về Tam mệnh đều xuất phát từ phương pháp ở sách xưa, phần đa thường lấy trụ năm làm chủ, lấy Thai Nguyên, nạp âm, tiểu vận để luận, thì cũng biết hàng tỉ người phú quý là giống nhau, là sai lầm rồi! Cho nên phép Tử Bình chuyên lấy Thiên nguyên ngày sinh làm chủ, …), có thể thấy, ý tứ của thuyết Tử Bình là lấy "Nhật can vi chủ", là vì đã cùng phương pháp của Lý Hư Trung "Dĩ niên vi chủ" để tách ra phân biệt, cũng không phải là chỗ lý giải của Nhậm Thiết Tiều, Từ Nhạc Ngô luận loại "Bình hành dụng thần" ( cân bằng dụng thần) như vậy, giải thích 7 chữ đều phải quấn quanh Nhật nguyên, Nhật nguyên nhược thì phải phù, Nhật nguyên cường thì phải ức, muốn tìm một cái có thể phù ức chỗ Nhật nguyên gọi là "Bình hành dụng thần" mà ra. Tác giả《 Thần Phong thông khảo 》ở trong đoạn văn "Tự tự" giải thích rất rõ ràng : "Nguyệt lệnh vi dụng thần, tuế thời vi phụ tá. Hu! Mệnh thư chi tác, chí thử tận hĩ. Cái ngũ tinh chi thuyết, chỉ thị dĩ sinh niên vi chủ, nguyệt dữ nhật thời hoặc di yên; hoặc dĩ nạp âm vi chủ, can dữ chi hoặc di yên. Thục nhược tử bình chi lý, độc đắc kỳ trung..." ( Nguyệt lệnh là dụng thần, trụ năm, giờ là phụ tá. Làm mệnh thự, đến chỗ này là hết vậy ( tiếng than thở). Cái thuyết Ngũ Tinh, chỉ là lấy năm sinh làm chủ, tháng cùng ngày giờ có lẽ quên chỗ này; hoặc lấy nạp âm làm chủ, can và chi có lẽ lại quên đi. Ai thuận theo lý lẽ Tử Bình, chỉ một mình được trong đó …), ông ấy chỉ rõ ra lấy năm sinh nạp âm làm chủ luận mệnh là phương pháp thiếu khuyết, phép nói của Tử Bình thì là lấy "Nguyệt lệnh vi dụng thần, tuế thời vi phụ tá" . Nói cách khác là, trụ năm và giờ không phải chỉ là phụ tá Nhật nguyên, mà là phụ tá Nguyệt lệnh dụng thần! "Nguyên thần" tức là Thời thần, "Phối hợp nguyên thần" chính là ý tứ lấy Thời thần ( canh giờ) phối hợp với nguyệt lệnh dụng thần. Điểm trực tiếp giải thích, là phối hợp Nhật nguyên cùng Nguyệt lệnh cấu thành cách cục. Là toàn bộ xoay quanh Nguyệt lệnh!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #3
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Thần Sát tương bạn,
        Khinh trọng giảo lượng,
        Tiên quan nguyệt lệnh,
        Luận cách suy tường.

        Đại lục bình chú:
        Xem mệnh, trước tiên theo khởi từ nơi nào chứ? Là theo Nguyệt lệnh. Theo Nguyệt lệnh để xem cái gì chứ? Là xem dụng thần.
        《 Kế Thiện thiên 》nói: "Thủ dụng bằng vu sinh nguyệt, đương suy cứu vu thâm thiển. Phát giác tại vu nhật thời, yếu tiêu tường vu cường nhược" ( Thủ dụng dựa vào tháng sinh, phải nghiên cứu suy ra ở nông hay sâu. Phát hiện ở chỗ ngày và giờ, cần phải hiểu rõ nơi cường nhược). Ý nghĩ chính là dụng thần phải theo Nguyệt lệnh mà lấy, vượng suy phải dựa vào thời tiết tháng mà đoán.
        Tại sao phải theo Nguyệt lệnh lấy dụng thần chứ? Là do Nguyệt lệnh là cùng Phụ mẫu, tất cả con người đều là do cha mẹ sinh ra, cho nên cung Phụ Mẫu mang theo thông tin di truyền của Tiên thiên. Xem mệnh trước tiên phải xem cha mẹ của bạn đã di truyền lại cho bạn cái gì, hoặc là nói giúp bạn cần phải nhớ cách đối nhân xử thế, tạo nên sự nghiệp, trước phải xem trong gia đình có điều gì có thể cho bạn chỗ sử dụng. Giả sử như tổ tông, phụ mẫu của bạn đang là đại quan, thì bạn liền có ngay bộ óc làm chính trị, theo chính trị đó là con đường tắt nhất; tổ tông, phụ mẫu của bạn đã phát tài lớn rồi, thì bạn liền có thủ đoạn kiếm tiền, đường kinh thương liền là của tốt nhất; tổ tông, phụ mẫu của bạn là diễn viên điện ảnh, thì bạn liền có tế bào nghệ thuật, theo nghệ thuật thì có chỗ đệm mà nằm ….
        Chỗ dụng thần này tất cả đều là tốt hay sao? Là không phải. Dụng thần là tuyển chọn theo ở trong Thập thần, mà Thập thần thì có tốt có xấu, Tài Quan Ấn Thực là tứ cát thần, đơn giản gọi là Thần; Sát Thương Kiêu Nhận là tứ hung thần, đơn giản gọi là Sát. Tập quán người xưa thường lấy chỗ tốt mà gọi là Thần, chỗ hung gọi là Sát, như Thổ địa là Thần, Thái tuế là Sát , … cho nên viết "Thần Sát tương bạn" .

        《 Hỉ Kị thiên 》 giải thích câu "Thần sát tương bạn" viết: "Thần là Quý nhân vậy, còn Sát là Thất Sát vậy. Nếu Thần Sát hỗn tạp, thì xem tiết khí nông hay sâu, hoặc là khử Quan lưu Sát, hoặc là hợp Sát lưu Quan". Ý là Tướng thần là làm Chính Quan, Sát là làm Thất Sát, tính toán khinh hay trọng ( nhẹ hay nặng) mà quyết định lấy hay bỏ. Nhưng cần phải xem rõ chữ ở trên ở dưới là có liên quan với nhau, cũng không nên quá xem nặng vấn đề Quan Sát hỗn tạp, mà chính là ở đề cương xác lập tính chất vĩ mô xem mà trình bày và phân tích, cho nên hiểu hai chữ "Thần Sát" cũng không phải là chuyên nhất chỉ nói có Quan Sát.

        Do đó, lý thuyết "Thần Sát" này là chỉ cát thần hung thần trong Nguyệt lệnh, không phải giản dị như nói loại Cô thần, Quả tú, Thiên ất quý nhân.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #4
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Cát thần, hung thần thường ở cùng nơi trong Nguyệt lệnh, chúng ta cần phải lấy dụng thần như thế nào chứ? Là cần phải lấy vật nắm lệnh cường vượng.

        Làm sao biết vật nào nắm lệnh, vật nào không nắm lệnh chứ?
        + Thứ nhất là, dựa vào ở trong 《 Uyên Hải tử bình 》 chỗ "Tiết khí ca" xem Thần ti sự ( Thần nắm quyền điều khiển sự việc), tức là "Khán mệnh tiên tu khán nhật chủ, bát tự thủy năng cứu áo lý, giả như tử thượng thập nhật nhâm, trung tuần hạ tuần phương thị quý; sửu cung cửu nhật quý chi dư, trừ khử tam tân giai thuộc kỷ..." ( Xem mệnh trước tiên cần phải xem Nhật chủ, mới có thể nghiên cứu lý lẽ sâu xa của bát tự , ví như chữ Tý thì 10 ngày đầu Nhâm điều khiển, 20 ngày sau thì Quý điều khiển; cung Sửu thì 9 ngày là Quý, trừ đi 3 ngày là Tân, còn lại là Kỷ điều khiển sự việc …). Ý tức là: tháng Tý thượng tuần là Nhâm thủy nắm lệnh điều khiển sự việc, đắc khí sâu, mà Quý thủy đắc khí nông; trung, hạ tuần thì là Quý thủy nắm lệnh điều khiển sự việc, đắc khí sâu, mà Nhâm thủy đắc khí nông. Cho nên câu ở dưới tiếp theo nói "Khinh trọng giảo lượng", ý tức là cần phải đo lường dụng thần này đắc khí nông sâu, nặng nhẹ, lấy khí sâu mà nặng, khí nông mà nhẹ.
        + Thứ hai là, xem Nguyệt lệnh thấu can, bởi vì thấu can giống như can chi nhận lộ ra bên ngoài, cũng là biểu hiện một loại đắc khí sâu vậy.
        + Thứ ba là, xem nhiều hay ít, nhiều là nặng, ít là khinh.

        《 Uyên Hải Tử Bình • Luận Tạp Khí 》nói: "Khán mệnh tu thẩm khinh trọng, dĩ thủ họa phúc, tiên luận trọng giả, hậu luận khinh giả, bách phát bách trung hĩ, kỳ tha đương dĩ thử loại chi" ( Xem mệnh cần xem xét nặng nhẹ, để lấy họa phúc, trước luận nặng, sau luận nhẹ, việc ấy cần lấy loại này, cả trăm đều trúng). Có thể thấy, ở lúc luận loại dụng thần Tài Quan, trước tiên cần luận nặng, sau mới luận nhẹ, chỗ này cũng là một quy tắc thủ dụng trong Tử Bình.

        Sau khi áp dụng lấy dụng thần, từng bước ở dưới phải xem như thế nào chứ?
        Lại là "Luận cách suy tường", tức là phải xem kĩ càng tinh tế mà suy luận dụng thần cùng với tướng, hỉ thần chỗ cấu thành các loại cách cục. Cát thần thì cần phải thuận mà phù, hung thần cần phải nghịch mà chế, dụng thần hiều mới cần giảm, dụng thần tạp cần thanh trừ, chỗ này chữ phù ức dụng thần cùng với thanh lọc, ức chế cách cục đó là Tướng thần cùng Hỉ thần. Các loại tổ hợp Dụng, Tướng, Hỉ thần liền cấu thành các loại cách cục. Thành cách, thành cục không quý cũng phú, phá cách phá cục thì không yểu cũng bần. Cách cao thì phú quý ở mức độ cao, cách thấp thì phú quý ở mức độ thấp. Đời người thọ yểu, cùng thông, cát hung, họa phúc chẳng có cái nào không từ cách cục thành bại, hỉ kị này mà suy ra được, cho nên 《 Uyên Hải Tử Bình • Bảo Pháp 》nói: "Phàm xem số Tử Bình, lấy cách không vững, 10 có 9 là sai".

        Chú ý: Lý lẽ về chữ "Cách" này là bao quát tất cả chỗ gọi là "Cách", "Cục", "Tượng" .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #5
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Dĩ Nguyệt vi chủ,
        Chuyên luận Tài Quan,
        Phân kỳ quý tiện,
        Diệu pháp đa đoan.

        Đại lục bình chú:
        Thủ dụng định cách cần phải lấy Nguyệt lệnh làm chủ, 《 Bảo pháp chi nhất 》 viết: "Phàm cách dụng nguyệt lệnh đề cương, vật vu bàng cầu niên nhật thời vi cách. Kim nhân đa bất tri kỳ pháp, vu thử bách phát bách thất" ( Phàm cách dụng Nguyệt lệnh đề cương, yêu cầu vật ở bên cạnh năm, ngày, giờ là Cách. Người thời nay phần đa không hiểu phép này, do vậy cả trăm đều sai cả trăm). 《 Tử Bình Chân Thuyên 》cũng nói: "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh" . Có thể thấy, Tử Bình thủ dụng định cách phải lấy Nguyệt làm chủ, không thể lấy năm, ngày, giờ để thủ dụng định cách.

        Lấy dụng thần lại cần phải lấy Tài Quan là chủ, là như thế nào chứ?
        Là do Quan là danh, Tài là lợi, cả ngày con người đi sớm về tối ham muốn xấu xa, vất vã bề bộn không phải là do từ hai chữ này hay sao? Gọi là "Danh cương lợi tỏa, sáo tận thế gian nhân" ( Danh lợi trói buộc, hết sức buộc chặt người thế gian). Huống hồ Quan lại là đại biểu trượng phu của giới nữ, tính nam và nữ, Tài thì đại biểu thê tử của giới nam, do vậy lấy chỗ hai chữ Tài Quan này để bao quát hết sự nghiệp cùng hôn nhân của đời người, cho nên mà Tử Bình phải chuyên luận Tài Quan. Không có Tài chỗ đại biểu để ăn, tiền bạc cùng lợi nhuận, chúng ta liền không có phương pháp sinh tồn. Không có Quan chỗ đại biểu cho danh dự, địa vị, pháp luật, chế độ cùng trật tự, chúng ta liền không thể thành hình thức sống của con người. Ai đã xúc phạm Quan chỗ đại biểu cho sự vật, người đó sẽ bị quần thể coi như là ngoại tộc mà gặp phải sự bài xích cùng bị đả kích.

        Căn cứ Nguyệt lệnh loại dụng thần Tài Quan, chúng ta liền có thể suy đoán ra xu hướng sự nghiệp cả đời, cũng do từ chỗ này mà tiến tới một bước suy đoán ra phú quý, bần tiện cả đời. Cụ thể là suy đoán như thế nào chứ? Là lấy cách cục thành bại, cao thấp mà luận, cách cục có nhiều loại, các phép luận đều không giống nhau.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #6
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Độc tắc dịch thủ,
        Loạn tắc nan minh,
        Khử lưu thư phối,
        Luận cách yếu tinh.

        Đại lục bình chú:
        Nguyệt lệnh chỗ tàng ẩn dụng thần cũng có nhiều hoặc có ít, như bốn chi Tý Ngọ Mão Dậu can tàng tương đối là rất ít, ngoại trừ Ngọ ở trong tàng có hai can Đinh Kỷ, ba chi còn lại đều chỉ tàng ẩn một can. Mà chi loại như Dần Thân Tị Hợi Thìn Tuất Sửu Mùi thì đều có tàng chứa ba can. Chi tháng tàng can ít thì dễ dàng tuyển lấy dụng thần, nhiều thì liền so sánh cho nên khó tuyển lấy, do đó viết "Độc tắc dịch thủ, loạn tắc nan minh" .
        Chú ý! Chỗ này đã giải thích ở đoạn văn phía trước chưa hề nói rõ một vấn đề trọng đại, tức là: Chỉ lấy can tàng trong Nguyệt lệnh điều khiển sự vật làm dụng thần vậy, hay là lấy Nguyệt lệnh thấu can làm dụng thần? Nếu như chỉ lấy can tàng trong Nguyệt lệnh điều khiển sự việc làm dụng, như thế sẽ không còn ở độc nhất thì dễ lấy, nhiều thì rõ ràng vấn đề là khó lấy. Bởi vì can tàng lại nhiều cũng chỉ có ba can, xem "Tiết khí ca" tra một lúc đã không phải lấy xác định dụng thần ư? Có cái gì chỗ "Nan minh" chứ? Để xem, "Loạn tắc nan minh" này chỉ ra chỉ có thể là Nguyệt lệnh thấu can, bởi vì chỉ có ở tình huống Nguyệt lệnh nhiều can tàng thấu từ ở dưới mới xuất hiện một vấn đề "Loạn tắc nan minh" này. Tức là như Giáp mộc sinh tháng Tuất, ba can Mậu Tân Đinh cùng thấu, vậy lấy dụng như thế nào chứ? Nếu như chỉ lấy thần ti sự ( thần điều khiển sự việc) làm dụng, vậy tội gì phải hao tổn tâm trí? Tại sao ti sự là phải lấy sao? Nhưng nếu chỉ lấy thấu can thủ dụng thần, như vậy lúc ở ba can này đều cùng thấu, thì lấy cái nào đây? Chỗ này mới là vấn đề hết sức khó khăn.
        Bởi vậy, câu dưới mới nói "Khử lưu thư phối, luận cách yếu tinh" . Ý tức là ở dưới tình huống có nhiều can cùng thấu, khử ai lưu ai, lấy ai thì phải cùng phối hợp với Nguyệt lệnh, khả năng cấu thành cách cục như thế nào, chỗ này cần phải cẩn thận cân nhắc chuẩn xác để minh chứng, dù sao cũng không thể qua loa đại khái, tùy tiện, nếu như lấy cách cục sai, thì không thể suy đoán phú quý, bần tiện cùng cát hung, họa phúc chính xác. 《 Nguyệt Đàm phú 》nói: "Cách hữu khả thủ bất khả thủ, dụng hữu đương khử bất đương khử" ( cách có thể lấy có thể không lấy, dụng có nên khử hay không nên khử), giải thích cũng chính là vấn đề này. Do vậy, chúng ta liền hiểu, Nguyệt lệnh thủ dụng định cách cần lấy thấu can làm chủ, chỗ này nhất định quản lý can ti sự mà không hiểu phương pháp thủ dụng biến thông là có làm trái với Tử Bình mệnh lý, thực tế bắt đầu ứng dụng là tự nhiên cũng là không có ánh sáng thần kì.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #7
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Ví dụ như một nam mệnh, sinh ở giờ Tý ban đêm, ngày 19, tháng 12, năm 1959 niên nông lịch, bát tự là: Kỷ Hợi/ Đinh Sửu/ Giáp Thìn/ Bính Tý. Năm này tháng 12, ngày 8, là giao tiết Tiểu Hàn, cách ngày sinh mệnh chủ là 11 ngày, "Tiết khí ca" nói: "Sửu cung cửu nhật Quý chi dư, trừ khử Tam Tân giai thuộc Kỷ", có thể hiểu đúng lúc gặp Tân kim Chính Quan ti sự. Nếu như lấy chỗ Chính Quan này làm dụng, đại vận lại đến Tây phương Quan Sát vượng địa, như thế mệnh chủ liền gặp bước vào đường quan lộ, không đến nỗi phải đi làm thuê ở Xí nghiệp. Thế nhưng, mệnh chủ sau khi tốt nghiệp sơ trung liền theo vận chuyển cho một hộ cá thể, cùng với chữ "Quan" là không kề bên. Tại sao mệnh là Quan tinh làm dụng lại có người lấy kỹ năng kinh thương chứ? Nguyên nhân là do ở Nguyệt lệnh không thấu Quan tinh mà thấu Tài tinh, Quan tinh không thể cùng Ấn tinh cấu thành cách cục, chỗ cấu thành cách cục chỉ có thể là Tài hỉ Thực sinh cách. Hỉ Thực, thì hỉ lấy nghề nghiệp kỹ năng để cầu Tài.

        Lại như mệnh Hoắc Anh Đông, sinh ở giờ Tị, ngày 25, tháng 3, năm 1923 nông lịch, bát tự là: Quý Hợi/ Đinh Tị/ Quý Mùi/ Đinh Tị. trong Nguyệt lệnh có đủ cả 3 thần Tài Quan Ấn, làm sao mà thủ dụng chứ? Năm này tháng 3, ngày 21, là giao tiết Lập Hạ, cách ngày sinh mệnh chủ là 4 ngày, "Tiết khí ca" nói: "Sơ hạ cửu nhật sinh canh kim", có thể hiểu đúng gặp Canh kim Ấn tinh ti sự. Nếu như lấy Ấn tinh này làm dụng, mệnh chủ liền không gặp cảnh đọc sách là rất ít nhưng lại là người phát tài rất lớn. Rất hiển nhiên, phải lấy Đinh hỏa thấu can Tài tinh làm dụng, thời niên thiếu hành đến mộc vận tiết Tỉ sinh Tài, cách thành Tòng Tài, sau đó trung niên đến vận thủy kim thì luận dụng Tài hỉ Tỉ cách, cho nên có thể một đường phát tài lớn.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #8
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Nhật chủ cao cường,
        Nguyệt đề đắc lệnh,
        Dụng Tài vi vật,
        Biểu Thực vi chính.

        Đại lục bình chú:
        Nếu như nguyệt lệnh dụng Tài, tốt nhất là Tài tinh cần phải thông căn thấu can, bởi vì can chi là một loại quan hệ trong ngoài, can như thân cây, chi như rễ cây, có can vô căn thì biểu hiện ở bên ngoài là trống rỗng, có chi mà không có can thò không thể biểu lộ, cho nên can chi là một thể thống nhất, dựa vào nhau mà tồn tại. Nếu như chỗ dụng thần ở trong Nguyệt lệnh mộ khố, thì vẫn còn một chút có thể hình xung, đả khai mộ khố, mới có thể khiến cho dụng thần đắc dụng. Bởi vậy, 《Thi quyết Tạp khí Tài Quan》nói: "Tạp khí tài quan tại nguyệt cung, thiên can thấu lộ thủy vi phong, tài đa quan vượng nghi xung phá, khước kị can chi áp phục trọng" ( Tạp khí Tài Quan ở cung tháng, thiên can thấu lộ mới là phong phú, tài nhiều Quan vượng cần xung phá, nhưng kị can chi bị chế phục nặng).
        Đương nhiên, mấy câu nói đó còn có một ý tứ khác, tức là Nguyệt lệnh dụng Tài, còn phải cần có Nhật chủ kiện vượng, nếu ở Nguyệt đề đắc lệnh, như vậy mới có thể đảm nhận gánh vác Tài tinh, nếu không liền gặp chỗ hình thành gọi là "Tài đa thân nhược, phú ốc bần nhân" kết cục. Nhưng mà, kiến giải này có phần còn thiên lệch, dễ dàng cùng với đọan văn ở dưới nói là "Dụng hỏa sầu thủy, dụng mộc sầu kim" phát sinh xung đột. Nếu như chỗ dụng Tài là hỏa, như vậy nhất định Nhật chủ là thủy, mà thủy lại cần ở "Nguyệt đề đắc lệnh" mà nói cao cường, không phải đúng lúc là dụng hỏa mà chỗ sầu là thủy sao? 《 Tử Bình toát yếu 》nói : "Dụng chi vi tài bất khả kiếp", Sao có thể nhượng cho Kiếp Tài đắc lệnh mà cao cường được chứ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #9
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Ví dụ như một nữ mệnh: Canh Tý/ Canh Thìn/ Tân Mùi/ Ất Mùi. Tài tinh nắm lệnh thấu can, Ấn Tỉ rất nặng, còn có hai Tài khố, chấp nhận là mệnh thân vượng, Tài vượng chăng? Thế nhưng, mệnh chủ ở trong vận Kỷ Mão cả phụ mẫu đều chết, dựa vào quốc gia cứu trợ mà sống qua ngày. Sau khi tốt nghiệp Tiểu học làm công nhân bình thường. Sau vận Đinh Sửu do thời gian bệnh phổi kéo dài mà chết ở nhà, đến già cũng không thể nào thoát khỏi cảnh khốn cùng.

        Và một nam mệnh: Nhâm Dần/ Giáp Thìn/ Tân Mão/ Mậu Tuất. Cùng với nữ mệnh Canh Tý là gần giống nhau, đúng với mệnh thuộc ở Tài đa thân nhược, nhưng mà mệnh chủ lại ôm bản văn bằng lớn làm Tổng Giám đốc Công ty Hóa thạch, trong vận Tây phương tài phát hàng vạn. Tuy nhiên nói, mệnh này đến Tây phương kim vận cũng là thân Tài đều vượng, phát tài ở trong lẽ phải, nhưng mệnh Canh Tý nữ mệnh đến vận thủy mộc cũng là thân Tài đều vượng đó, tại sao lại nghèo khổ phải không ra dáng chứ? Giả như nói ngưới ấy thân nhược, sao vận Đinh Sửu lại chuyển sang vượng, tại sao lại bị nghèo khốn cùng bệnh tật áp bức? Thực ra, không phải là vấn đề thân vượng hay thân nhược, mà là vấn đề kết cấu của cách cục. Nữ mệnh có Tỉ Kiếp thấu can, dụng Tài gặp Kiếp, cách cục có tổn hại, trừ phi đến vận Quan Sát chế Kiếp hộ Tài có lực, nếu không bệnh cách cục khó khử, mệnh chủ là quyết định song không gặp phát tài. Nam mệnh lại không giống vậy, Tài cách phối Ấn, cách chính cục thanh, tự nhiên học nghiệp có thành, sự nghiệp thuận lợi. Lại thêm Tài tinh dụng thần nhiều, lại cần đến Tỉ Kiếp vận thừa để giảm bớt Tài, cho nên đến vận Tỉ Kiếp đại phát không ngừng.

        Lại như mệnh Vương Lực: Tân Mão/ Canh Dần/ Tân Sửu/ Đinh Dậu. Có hai Tài tinh nặng, Tỉ Kiếp lại nhiều, nhưng mệnh chủ đến vận Bính Tuất do sắp đặt hơn thua một cách tỉ mĩ mà một lần hành động buôn bán ở Hà Nam đã thành danh, được gọi là "Người Trung Quốc có kế hoạch quan hệ giao tiếp hàng đầu" . Tại sao mệnh dụng Tài bị Kiếp mà có thể một lúc phát ra tiếng vang cả bầu trời vậy? Là do bát tự đại vận có Bính Đinh Quan Sát chế Kiếp, khiến cho Tài cách chiếm được chỗ phát huy. Về sau lại đến vận Tây phương Tỉ Kiếp, Đinh hỏa chế Kiếp lực yếu, sự nghiệp liền dần dần có chiều hướng suy thoái là vậy.

        Ví dụ thực tế chứng minh: Tài cách tốt nhất là phối Ấn, mà không nên gặp Tỉ Kiếp cao cường, nếu như Kiếp vượng đoạt Tài thì tổn cách hoặc phá cách, trừ phi đại vận có cách giải cứu, nếu không thì liền không có thể nói là phú quý. Chỉ có ở dụng thần Tài tinh là quá nhiều, như đoạn văn ở trên mệnh của Hoắc Anh Đông, mới hỉ Tỉ Kiếp để lấy bớt dụng thần Tài quá nhiều. Gọi là "Tài đa nhược phùng kiếp, gia vượng nhân ân phú" là vậy. Nếu như là chỉ có đơn độc Tài mà thấy Tỉ Kiếp cương cường, trừ phi có Quan Sát chế Kiếp hoặc ngoại trừ loại cấu thành chuyên vượng cách, thì tất nhiên không thể phát phúc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #10
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Niên căn vi bản,
        Nguyệt lệnh vi trung,
        Nhật sinh bách khắc,
        Thời vượng thời không.

        Đại lục bình chú:
        Phàm năm là Tổ tông, tháng là Phụ Mẫu, ngày là Phu Thê, giờ là Tử Tức, như vậy bát tự tựa như giống một cây ăn quả, năm là gốc, tháng là mầm, ngày là hoa, giờ là quả. Giống như năm tháng có Tài Quan Ấn thụ, là trước tiên mầm gốc có khí, nhưng sau đó dụng thần đắc thời thần ( canh giờ) phối hợp, thì khai hoa kết quả vậy. Mệnh thư gọi là "Căn tại miêu tiên, thực tại hoa hậu" , tức là ý này.
        Ngũ hành đích vượng suy quyết định bởi hai vị trí tháng và giờ, nghĩa là đắc lệnh ở vị trí tháng, đắc địa ở vị trí giờ. Phàm xem dụng thần đều cần dẫn quy về thời thượng để xem xét, nguyệt lệnh dụng thần cường vượng, cần có giờ để tiết chế. Nguyệt lệnh dụng thần thất lợi, cần giờ để cứu hộ. Một ngày có 12 giờ, một giờ có 8 khắc (mười lăm phút bằng một khắc), mỗi ngày có 100 khắc. Xem ở lúc ngũ hành vượng suy, cần chú ý ở chi giờ là nằm ở trạng thái sinh vượng hoặc là tử tuyệt hoặc là ở trạng thái lạc không vong. 《 Tích Thiên tủy 》 【 Nguyên chú 】 nói: "Người sinh giờ Tý, trước 3 khắc, phân ra 7/10 là Nhâm thủy dụng sự; sau 3 khắc, phân ra 7/10 Quý thủy dụng sự". Ý là, luận giờ cần phải tiến hành song song lệnh tháng cùng với lệnh giờ mà dụng sự, để định ngũ hành vượng suy. Cho nên các sách về sau của 《 Tam Mệnh thông hội 》 đều lấy giờ thủ cách luận mệnh. Có thể thấy cổ nhân rất trọng là giờ sinh theo ngũ hành vượng suy.
        Chỗ này là thảo luận chữ "Không" thông thường là chỉ Tuần Không, lấy 2 trụ năm và ngày suy đoán, tức là trong tuần Giáp Tuất thì Thân Dậu là Không, trong tuần Giáp Tý thì Tuất Hợi là Không ... thông thường mệnh thư đều đem Tuần Không được xem là tương đương trọng yếu, cho rằng can chi Tuần không thì hư, giả như Tài Quan tuần không thì cả hai ắc danh lợi đều hư, Viên Thiên Cương nói: "Không vong vi hại tối sầu nhân, tài trí anh hùng ngộ nhất thân. Chỉ khả vi tăng tịnh học thuật, đôi kim tích ngọc diệc tu bần." Ngoài ra, còn có các phép như: "Tam không trí phát", "Tứ không yểu thọ". Duy chỉ có một quyển sách《 Tử Bình chân thuyên 》 mang Tuần Không để phổ biến là Thần Sát, gọi là hết thảy tinh thần Thần Sát đều không ảnh hưởng đến cách cục thành bại, cao thấp. Như vậy, Tuần Không là không ảnh hưởng đến phú quý cùng lục thân chăng?
        Mời xem ví dụ thực tế:
        Nữ mệnh 1: Tân Mão/ Tân Mão/ Canh Ngọ/ Tân Tị. Phu cung Quan tinh lạc Không, mệnh chủ là Phó Thị trưởng, chồng là chủ nhiệm đại biểu Quốc Hội nhân dân toàn quốc.
        Nữ mệnh 2: Tân Dậu/ Canh Tý/ Mậu Tý/ Quý Hợi. Tháng và ngày có 2 Tý thủy Tài lạc Không, mệnh chủ là nhà đại phú, phu thê cùng sống đến già.
        Nữ mệnh 3: Mậu Tý/ Mậu Ngọ/ Giáp Thìn/ Tân Mùi. Trụ giờ Tài Quan đều lạc Không, mệnh chủ là Bộ trưởng một bộ ở Trung Ương.
        Nam mệnh 1: Giáp Tý/ Giáp Tuất/ Giáp Tý/ Đinh Mão. Nguyệt lệnh Tuất thổ Tài lạc Không, mệnh chủ sáng lập Công tý Gia tộc, phát tài hàng vạn ức.
        Nam mệnh 2: Đinh Mùi/ Nhâm Tý/ Mậu Tuất/ Giáp Dần. Trụ giờ Dần mộc Sát lạc Không, nhưng mà mệnh chủ sinh ra 9 đứa con, trong đó có 5 là Bác Sĩ.
        Nam mệnh 3: Nhâm Thân/ Kỷ Dậu/ Ất Hợi/ Giáp Thân. Bốn chi Sát Ấn hoàn toàn lạc Không, nhưng mà mệnh chủ là Bác sĩ Y học, ở Mỹ quốc thành lập Y Viện, thu nhập rất dồi dào, con cái có 1 trai 4 gái, vợ chồng mệnh chủ sống rất thọ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/4 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 3
        Bài mới: 10-08-12, 09:09

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •