Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/4 đầuđầu 1234 cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 37
      1. #11
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Can dữ chi đồng,
        Tổn tài thương thê,
        Nguyệt chi niên đồng,
        Phá hình tổ cơ.

        Đại lục bình chú:
        Nguyên văn ý tứ là, như gặp can chi nhật trụ là ngũ hành giống nhau, như loại Giáp Dần, Ất Mão, thì dễ tổn tài, thương thê. Là tại sao vậy? Bởi vì chi ngày là cung Thê, mà Tỉ Kiếp là khắc Tài, Tỉ Kiếp chiếm cứ cung Thê, liền giống như có cường đạo tiến vào trong nhà, sớm muộn gì đối với thê tài cũng gặp bất lợi. Chi tháng hoặc chi năm cùng ngũ hành nhật nguyên giống nhau, tức là năm tháng cùng là Tỉ Kiếp, dễ dàng phá tổn tổ nghiệp.
        Giải thích như vậy là không toàn diện. Tỉ Kiếp tất nhiên là phá hỏng mọi vật, nhưng cũng không phải là tất cả đều xấu mà không có chuyện tốt, chỉ cần có chế, liền có thể thành chỗ sử dụng cho ta. Cọp, Sư Tử hung ác đều có thể thuần hóa thành diễn viên xiếc, mà tại sao Tỉ Kiếp lại không thể thuần hóa thành công cụ tranh công đoạt lợi nhỉ? Bất kể là chi ngày còn là chi năm, tháng có Kiếp Tài, chỉ cần có Quan Sát chế phục, liền có thể khiến cho không hình phá tổ nghiệp, không tổn tài, thương thê.
        Nam mệnh 1: Ất Sửu/ Tân Tị/ Giáp Dần/ Nhâm Thân. Can chi ngày giống nhau, nhưng mệnh chủ trước đó đảm nhận Cục trưởng phân Cục cảnh sát một huyện, sau được vợ rất giỏi nội trợ, đường kinh thương phát tài thiên vạn. Sinh ra 3 trai, 1 gái, vợ chồng sống với nhau đến già. Chỗ này là do có tam hình cưỡng chế Tỉ Kiếp.
        Nam mệnh 2: Canh Ngọ/ Nhâm Ngọ/ Bính Ngọ/ Đinh Dậu. Năm tháng ngày có ba Nhận, can chi trụ ngày giống nhau, chỉ vì đại vận Tây Bắc, kim thủy có lực chế Dương Nhận, cho nên mệnh chủ tổ nghiệp không có suy, đã từng du học ở Mỹ quốc lấy học vị Thạc sĩ, sau đó liên tiếp đảm nhận Cục trưởng Cảnh cục cấp huyện, thị. Hôn nhân ổn định, sinh ra 3 trai, 1 gái.
        Nam mệnh 3: Nhâm Ngọ/ Bính Ngọ/ Bính Ngọ/ Đinh Dậu. Cùng với tạo Canh Ngọ gần giống nhau, thiên can thiếu một chữ Canh, Nhâm thủy liền khó chế Dương Nhận, hơi có sản nghiệp để lại nhưng cũng dần phá hao hết tận, trong vận Kỷ Dậu mệnh chủ mở Công Ty phát tài hàng thiên vạn, nhưng mà vợ đánh bạc làm mất đi hơn 1000 vạn tệ, do vậy mà ly hôn, chỗ này mới ứng với câu nói "Tổn tài thương thê" .
        Nam mệnh 4: Quý Hợi/ Quý Hợi/ Nhâm Tý/ Tân Hợi. Can chi năm, tháng, ngày giống nhau, nhưng mà thành chuyên vượng cách, Tỉ Kiếp không phải là kị vậy. Trong vận Tây phương, Ấn tinh đắc địa, cha của mệnh chủ phát tài làm giàu. Sau 30 tuổi vận chuyển Canh Thân, mặc dù Trung Cộng trấn áp hàng loạt nhà tư bản địa chủ, nhưng gia đình mệnh chủ vẫn được phong là "Khai minh địa chủ", "Hồng sắc tư bản gia" mà may mắn thoát khỏi cảnh khó khăn. Sau 40 tuổi vận chuyển Kỷ Mùi, phá mất chuyên vượng cách, mệnh chủ mới gặp liên tiếp bị phê phán cùng lăng nhục mà tự sát.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #12
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Nguyệt lệnh kiến lộc,
        Bất trụ tổ ốc,
        Nhất kiến tài quan,
        Tự nhiên phát phúc.

        Đại lục bình chú:
        Tiếp theo đoạn văn ở trên, tác giả tiến thêm một bước trình bày thêm Nguyệt lệnh là cách cục Tỉ Kiếp. Nguyệt lệnh không có các vật có thể dụng là Tài Quan Ấn Thực, chỉ có Tỉ Kiếp, liền thành không có dụng thần. Nguyệt lệnh không có dụng thần thì biểu thị ở trong nhà không có cái gì để có thể kế thừa, cho nên nói : "Nguyệt lệnh kiến lộc, bất trụ tổ ốc" . Nhưng nếu có Tài Quan, đặc biệt là Quan tinh có thể chế Tỉ Kiếp, vậy có thể kế thừa tổ nghiệp cùng phát dương quang đại.

        Như mệnh Hoàng Đế Gia Tĩnh nhà Minh: Đinh Mão/ Kỷ Dậu/ Tân Tị/ Kỷ Hợi. Nguyệt lệnh Kiến Lộc, nhưng vì địa chi có Tài Quan, đại vận lại là Đông Nam Tài Quan vượng địa, cho nên mệnh chủ có thể kế thừa tổ nghiệp, làm vua 45 năm.

        Lại như mệnh Hoàng đế Càn Long nhà Thanh: Tân Mão/ Đinh Dậu/ Canh Ngọ/ Bính Tý. Nguyệt lệnh Dương Nhận, cũng do địa chi có Tài Quan, đại vận là đất Tài Quan vượng địa, cho nên khiến mệnh chủ không chỉ có thể kế thừa tổ nghiệp, mà còn có thể phát dương quang đại, làm hưng thịnh Thanh triều.

        Một nữ mệnh khác: Quý Mùi/ Mậu Ngọ/ Đinh Dậu/ Canh Tuất. Nguyệt lệnh Kiến Lộc, địa chi có Tài mà không có Quan, thiên can Mậu Quý hợp hỏa, Quý thủy hóa hư, không thể chế Kiếp, bởi vậy cha dù có kinh thương phát tài vô số, có nhiều bất động sản, nhưng do mệnh chủ sau khi sinh ra vài năm, Trung Cộng liền mang thân phụ ra từ hình, toàn bộ tài sản bị tịch thu hết, mệnh chủ không có một chút kế thừa tổ nghiệp, ứng với câu nói "Bất trụ tổ ốc" .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #13
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Dụng hỏa sầu thủy,
        Dụng mộc sầu kim,
        Khinh trọng năng phân,
        Họa phúc tự chân.

        Đại lục bình chú:
        Nguyệt lệnh dụng hỏa thì sầu thủy khắc, nguyệt lệnh dụng mộc thì sầu kim khắc, lời nói này làm cho người ta rất nghi ngờ, cát thần phạm khắc còn nói là được quá khứ, chẳng lẽ hung thần cũng sợ khắc ư? Nếu như chúng ta không biết lịch sử dụng thần phát triển, sẽ giải thích lời này là không hợp lý, bởi vì đoạn văn sau nói "Quan sát trọng phùng, chế phục hữu công", chỗ này nếu như Quan Sát là hỏa, sẽ không phải sầu lo bị thủy chế phục chăng?

        Nhưng mà nếu như chúng ta nghiên cứu kĩ lịch sử dụng thần phát triển, sẽ phát hiện chỗ Tử Bình nói về dụng thần ngay từ đầu vẻn vẹn chỉ có cát thần là các loại Tài Quan Ấn Thực, cũng không bao gồm hung thần các loại như Sát Thương Kiêu Kiếp. Ví như ở 《 Kế Thiện thiên 》nói: "Dụng thần bất khả tổn thương, nhật chủ tối nghi kiện vượng. Như nguyệt lệnh hữu quan bất khả thương, hữu tài bất khả kiếp, hữu ấn bất khả phá, phàm trụ trung hữu dụng chi tự, bất khả tổn hại dã." ( Dụng thần không thể tổn thương, nhật chủ cần phải kiện vượng. Như Nguyệt lệnh có Quan không thể có Thương, có Tài không thể có Kiếp, có Ấn không thể phá hại, phàm trong trụ có chữ dụng, thì không thể tổn hại vậy). Chỗ này không luận Nguyệt lệnh là Thất Sát, Thương Quan thì vấn đề là không cần khắc chế, mà là nói thẳng "Dụng thần bất khả tổn thương" .《 Cốt Tủy ca 》cũng nói: "Cách cục chỉ dĩ dụng thần suy, dụng thần bất thương nhân bất diệt." (Cách cục chỉ lấy dụng thần mà suy ra, dụng thần không làm tổn hại thì bất diệt).《 Tử Bình bát tự toát yếu pháp 》càng nhắm vào mỗi dụng thần lần lượt nói rằng: "Dụng chi vi quan bất khả thương, dụng chi vi tài bất khả kiếp, dụng chi vi ấn bất khả phá, dụng chi thực thần bất khả đoạt, dụng chi vi lộc bất khả xung. Nhược hữu thất sát tu yếu chế, chế phục thái quá phản vi hung. Nhược ngộ thương quan tu yếu tĩnh, thử thời tử bình vạn pháp tông." ( Dụng là Quan thì không thể tổn thương, dụng là Tài thì không thể Kiếp, dụng là Ấn thì không thể phá, dụng Thực thần thì không thể đoạt, dụng là Lộc thì không thể xung. Nếu có Thất Sát cần phải chế phục, chế phục thái quá trái lại thành hung. Nếu gặp Thương Quan cần phải tĩnh, chỗ này là tôn chỉ của Tử Bình vạn pháp).

        Chú ý! Chỗ này khi nói Tài Quan Ấn Thực đếu lấy một chữ "Dụng" mở đầu, chỉ nói đến Thất Sát, Thương Quan, lại không có nói đến chữ Dụng. Có thể thấy, Tử Bình là không lấy Thất Sát, Thương Quan loại hung thần làm dụng thần, bởi vậy mới nói một lời vắn tắt: "Dụng thần bất khả tổn thương" . Cũng chính bởi vì Tử Bình vừa nói đến Thất Sát, Thương Quan, liền nói "Cần phải chế", "Cần phải tĩnh", 《 Tử Bình chân thuyên 》 mới tiến vào một bước mang dụng thần phân ra thành hai loại cát thần cùng hung thần, đối với cát thần thì thuận mà dụng, đối với hung thần thì nghịch mà dụng ( vậy ý tứ là Tử Bình đối với loại Thất Sát, Thương Quan "Cần phải chế", "Cần phải tĩnh" ).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #14
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Đã hiểu rõ dụng thần Tử Bình bản nghĩa, chúng ta mới có thể hiểu rõ ý tứ chân chính là "Dụng hỏa sầu thủy, dụng mộc sầu kim" , thực ra lời nói này lại là "Dụng chi vi quan bất khả thương, dụng chi vi tài bất khả kiếp, dụng chi vi ấn bất khả phá, dụng chi vi thực bất khả đoạt" là lời nói chọn lọc. Nếu như chúng ta mạng Thất Sát, Thương Quan vậy cùng một lúc nói đều là dụng thần, như vậy, hỏa này nếu như là Thất Sát, mộc này nếu như là Thương Quan, chúng ta cũng không phải lo sầu có thủy hoặc có kim, ngược lại cần phải có thủy đến chế hỏa, kim đến chế mộc, ngoại trừ các loại Tòng Sát cách, Tòng Tài cách là cách cục đặc thù.
        Tuy nhiên cát thần cần phải bảo hộ tính thuận dụng, hung thần cần phải tính nghịch dụng khống chế, nhưng mà cũng cần phân ra nặng nhẹ, nhiều ít, nếu không thì không thể suy đoán cát hung họa phúc chuẩn xác. Cát thần nhiều cũng không dụng, ba vị hòa thượng không thể uống chung một bát nước, Quan nhiều là Sát, Tài nhiều là hại, Ấn nhiều là Kiêu, Thực nhiều là Thương, độc Quan cai quản vạn dân, độc Tài chấp chưởng thiên kim, độc Thực thắng Tài Quan, độc Ấn vào Hàn lâm. Nhiều thì hỗn tạp, nhất là Quan Sát hỗn tạp, là cùng phá cách, khiến cho mọi người không bần thì yểu, cho nên ngoại trừ các loại cách cục Tòng Sát, Tòng Tài, hóa khí, cần phải ức chế để giảm bớt, làm cho cách cục thanh thuần. Hung thần ít cũng không thể chế phục thái quá, Thất Sát chế quá thì thương tàn, Thương quan chế quá thì bần hàn, Kiêu thần chế quá thì ngu muội, Kiếp Nhận chế quá thì cuồng điên, cho nên Tử Bình viết: "Chế phục thái quá phản vi hung" .

        Nam mệnh 1: Nhâm Thân/ Bính Ngọ/ Tân Hợi/ Kỷ Sửu. Một Quan bị thương phá, cả đời gặp nghèo khó lẫn bệnh tật, không thành sự nghiệp.
        Nam mệnh 2: Tân Mùi/ Canh Dần/ Đinh Mùi/ Mậu Thân. Một Ấn bị Tài phá hoại, 6 tuổi năm Đinh Sửu cha bị đao trảm chết.
        Nam mệnh 3: Ất Tị/ Quý Mùi/ Quý Tị/ Canh Thân. Một Thực bị Ấn đoạt, 28 tuổi vận Tân Tị, năm Quý Dậu chết yểu.
        Nam mệnh 4: Canh Tuất/ Ất Dậu/ Tân Dậu/ Ất Mùi. Một Tài bị Kiếp tổn hại, tính cách bị tai họa ở Tiên thiên lúc nhỏ bệnh tê liệt, tàn tật cả hai chân.
        Nam mệnh 5: Mậu Thân/ Nhâm Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tuất. Độc Thương bị chế thái quá, thuở thơ ấu bị bệnh viêm màng não trở thành người mất trí.
        Nam mệnh 6: Quý Tị/ Đinh Tị/ Bính Thìn/ Quý Tị. Nguyệt Kiếp dụng Quan, vận Quý Sửu, năm Tân Mùi chế Kiếp thái quá, do phi cơ hỏng mà trở thành người tàn phế.
        Nữ mệnh 1: Tân Dậu/ Ất Mùi/ Kỷ Dậu/ Canh Ngọ. Một Sát bị chế thái quá, 4 tuổi năm Ất Sửu bị bệnh co giật kinh phong lúc nhỏ mà mất trí.
        Nữ mệnh 2: Bính Ngọ/ Canh Dần/ Giáp Tý/ Bính Dần. Một Sát bị chế thái quá, vận Đinh Hợi, sau khi bị bệnh cuồng điên mà không sống nỗi.

        Hết Tập một.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #15
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Tứ Ngôn độc bộ bình chú
        Tác giả: Hoàng Đại Lục
        ( Tập hai )


        Chính văn:
        Ngũ hành sinh vượng,
        Bất lự hưu tù,
        Đông tây nam bắc,
        Số tận phương hưu.

        Đại lục bình chú:
        Thông thường ở dưới tình huống, ngũ hành ai đó nếu như chỉ có Nguyệt lệnh ở trạng thái trường sinh hoặc đế vượng, thì lại sợ đại vận hành đến đất tử tuyệt, gọi là "Sinh phạ tử nhi tử phạ sinh" (Sinh sợ tử và tử sợ sinh) vậy. Nhưng nếu như ngũ hành ai đó ở hai nơi tháng và giờ cùng sinh vượng, có căn có gốc, lại không sợ ở đại vận đến đất hưu tù, bất luận là vận Đông Nam hoặc vận Tây Bắc đều không đủ lo lắng. Tất nhiên, lúc này chỉ là lấy ngũ hành lực cường nhược mạnh yếu mà nói, không thể dụng đến trực tiếp suy đoán cát hung họa phúc, cần phải suy đoán cát hung họa phúc, vẫn nhất định phải dựa vào bát tự cách cục hỉ, kị mà luận. Nếu là kị, cừu thần sinh vượng không có chế, thì tất nhiên phải luận hung. Mặc dù là tướng, hỉ thần sinh vượng, hoặc nhiều hoặc tạp, cũng không thể luận cát.

        Chính văn:
        Dần thân tị hợi,
        Tứ sinh chi cục,
        Dụng vật thân cường,
        Ngộ chi phát phúc.

        Đại lục bình chú:
        Ở Nguyệt lệnh là Dần Thân Tị Hợi, là 4 ngũ hành ở đất trường sinh, cho nên viết "Tứ sinh chi cục" . Dụng thần ở nơi đất trường sinh, là biểu hiển sức sống vượng thịnh, nếu như đắc dụng, tức phát phúc không nhỏ. Cho nên 《 Ngũ hành nguyên lý tiêu tức phú 》nói: "Tài phùng vượng địa nhân đa phú, quan ngộ trường sinh mệnh tất vinh" (Tài gặp đất vượng người nhiều phú, Quan gặp đất trường sinh mệnh tất vinh),《 U vi luận 》nói: "Ấn thụ phùng sinh, mẫu đương hiền quý; thiên tài quy lộc, phụ tất tranh vanh; quan tinh nhập lộc vượng chi hương, tử đương vinh hiển; thất sát ngộ trường sinh chi địa, nữ chiêu quý phu" ( Ấn thụ gặp sinh, mẹ đương nhiên hiền quý; Thiên Tài quy Lộc, cha tất tài hoa xuất chúng; Quan tinh vào đất Lộc, Vượng, con cái tất vinh hiển; Thất Sát gặp đất trường sinh, nữ gặp chồng có địa vị). Lời nói này rất rõ, dụng thần đến đất sinh vượng, thành cách thì cao, phát phúc tất lớn. Lục thân đến đất sinh vượng, thì lục thân tương ứng cũng có thể phát phúc.
        Ngoài ra, còn có một thuyết, như mệnh có đủ 4 chữ Dần Thân Tị Hợi, người tất thông minh xuất chúng, phú quý siêu quần. Như 《 Kim Ngọc phú 》nói: "Dần thân tị hợi điệp kiến, hữu thông minh sinh phát chi tâm." 《 Vạn thượng thư Quỳnh Ki tam bàn phú 》nói: "Dần thân tị hợi kiêm toàn, vị chí tam công chi liệt." Loại này không luận cách cục thành bại, phép nói chỉ lấy tứ sinh luận quý, đã làm trái với Tử Bình mệnh lý lại còn cấm không có mở ra ví dụ thực tế để kiểm nghiệm lại loại tà thuyết.

        Ví dụ như mệnh diễn viên thanh niên Chu Khiết: Mậu Thân/ Quý Hợi/ Quý Tị/ Giáp Dần, lại thuộc mệnh bao gồm đủ Dần Thân Tị Hợi, thế nhưng mệnh chủ không có một điểm quan khí quý, diễn xuất vừa mới nổi danh vì dùng ma túy mà chết yểu lúc tuổi còn thanh xuân.

        Mệnh Ngoại tổ phụ của Mao Trạch Đông là Văn Cẩm Huân: Tân Tị/ Bính Thân/ Đinh Hợi/ Nhâm Dần. Bao gồm đủ một dạng Dần Thân Tị Hợi, nhưng mệnh chủ từ lúc sinh ra chỉ là một nông phu cấy cày ở vùng quê.

        Một mệnh nam trẻ con: Mậu Dần/ Quý Hợi/ Tân Tị/ Bính Thân, vừa ra đời được 1 tháng liền bị bệnh viêm phổi mà chết yểu.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #16
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Bởi vậy, ngũ hành lâm trường sinh chỉ là một loại có biểu hiện sinh khí, nhưng không nhất định liền hiển quý.
        Vấn đề là , chỗ dụng thần lâm ở đất trường sinh, như thế nào mới có thể là chỗ ta sử dụng chứ?
        Chỗ lời văn nói: "Dụng vật thân cường, ngộ chi phát phúc", ý tức là ngay lúc đó vật ở trường sinh, cần phải có nhật nguyên thân cường, gặp thì mới có thể phát phúc. Chỗ này cùng với "Thân cường tài năng đảm tài quan" là một ý.

        Vậy cách nói chỗ này đúng không? Không đúng! Bởi vì Tử Bình 《 Tạp Luận khẩu quyết 》nói: "Nhập cách giả phi phú tức quý, bất nhập cách giả phi bần tức yểu" ( Nhập cách thì không phú cũng quý, không nhập cách thì không bần cũng yểu), còn 《 Tử Bình chân thuyên 》 thì nói: "Yếu nhi ngôn chi, phàm toàn cục chi cách, lại thử nhất tự nhi thành giả, quân vị chi tương dã. Thương dụng thậm vu thương thân, thương tương thậm vu thương dụng" ( Muốn nói, phàm đủ cách cục, nhở một chữ này mà thành, đều là Tướng vậy. Tổn thương dụng nặng hơn tổn thương thân, tổn thương tướng nặng hợn tổn thương dụng). Ý tứ là như thế nào vậy?

        Vì phú quý, bần tiện, cát hung, họa phúc, hoàn toàn là do ở cách cục cao thấp, thành hay bại; còn thành cách hay bại cách lại hoàn toàn là do ở một chữ Tướng thần, thương hại dụng thần quan trọng còn hơn thương hại nhật nguyên, thương hại tướng thần thì lại còn hơn thương hại dụng thần. Nói cách khác, đối với cách cục mà nói, thì tướng thần cùng dụng thần mới là quan trọng nhất, là hai mấu chốt quan trọng đứng hàng đầu so với mọi vật khác. Trong hai loại này, lại lấy Tướng thần càng quan trọng hơn. Một Tướng thần bị tổn thương, cả cách cục bị phá. Đổi lại câu nói, xem dụng thần có hay không có thể có chỗ sử dụng cho ta, không ở Nhật nguyên cường nhược, mà ở tại tướng thần ra sao, chỉ cần tướng thần cùng nguyệt lệnh cấu thành cách cục, mệnh chủ liền có thể phát phúc. Nếu không có tướng thần, không luận Nhật nguyên là cường hay là nhược, cũng không thể cấu thành cách cục, cũng tức là vật không thể dụng ở nguyệt lệnh. Bởi vậy, 《 Uyên Hải tử bình • Bảo Pháp 》 chỉ nói: "Phùng quan khán tài, phùng tài khán sát, phùng sát khán ấn, phùng ấn khán quan" (Gặp Quan xem Tài, gặp Tài xem Sát, gặp Sát xem Ấn, gặp Ấn xem Quan), áo diệu là chỉ ở tại xem khán Tướng thần mà không xem ở Nhật nguyên vậy.
        Mệnh Vương Tông Mộc: Quý Mùi/ Giáp Dần/ Tân Dậu/ Kỷ Sửu. Nguyệt lệnh là Tài, gặp Tài xem Sát, không có Sát xem Ấn, kị Sát thì 10 có 9 là nghèo, phối Ấn thì 5 có 4 là có địa vị. Xem đại vận nghịch hành đất thủy kim, không có Sát phá cách, có Ấn Tỉ trợ cách, thêm Quan tinh ở tháng trường sinh, Tài tinh ở tháng đắc lộc, tất nhiên phụ tử đều quý. Thực tế, mệnh chủ là xuất thân Tiến sĩ làm Thượng thư Bộ Hình, sinh ra bốn con trai thì có ba con là Tiến sĩ đều làm quan, đều là vinh quý.

        Mệnh Trần Đăng Kính: Đinh Dậu/ Nhâm Dần/ Tân Sửu/ Quý Tị. Tài cách thấu Sát thì kị Sát, tuy có Thực Thương khử Sát tồn Tài, nhưng vận thứ ba khởi là Kỷ Mậu Đinh Bính Ất Giáp, một đường chế Thực hộ Sát, Sát tinh không thể khử hết, lấy Sát yêu (mời) Thực chế cách luận thì lại sợ có chế Sát quá nặng, cho nên cuối cùng mệnh chủ cả đời chỉ là Đại học hàm thụ, chỉ sinh được một con, cũng không quý. Cùng với mệnh Vương Tông Mộc là gần giống nhau, nhưng kém hơn hẳn một đoạn lớn, mệnh này có địa chi tam hợp kim cục, đại vận cũng là đất thủy kim, tất nhiên không phải là do thân cường hay thân nhược.

        Nam mệnh 1: Ất Mùi/ Mậu Dần/ Tân Dậu/ Quý Tị. Cũng thuộc cách cục Tài cách phối Ấn, tíếc là Mậu Quý hợp mà hóa Sát, mà Sát không có chế hóa, thì là kị Sát vậy. Kị Sát thì 10 có 9 là nghèo khổ. Cho nên mệnh chủ 14 tuổi tức là do bệnh mà dẫn đến cả hai mắt đều mù lòa, sau khi trưởng thành lấy đoán mệnh làm nghề mưu sinh. Chỉ sinh được một nữ.
        Nam mệnh 2: Mậu Thân/ Quý Hợi/ Kỷ Dậu/ Nhâm Thân. Trong Nguyệt lệnh có Giáp mộc Quan tinh ở trường sinh, nhưng Quan không có Ấn hóa, không thành cách cục, như vậy thì lấy Quan là kị. Tuy nhiên có Thân Hợi tương xuyên, dựa vào chỗ khử Quan, nhưng có Tài tinh tiết Thương sinh Quan, khử Quan không hết, thì khí không quý. Tuế vận lại gặp Quan tinh tiết Tài liền phá cách, liền có tai họa vào lao ngục. Sự thực, mệnh chủ sinh ra ở nông gia bần khốn, 17 tuổi vận Ất Sửu, năm Ất Sửu tức là do cướp mà mang tội bị phán hình 4 năm tù, 27 tuổi vận Bính Dần, năm Ất Hợi, lại do trộm cướp mà tiếp tục bị tội giam tù 4 năm.
        Nam mệnh 3: Mậu Tý/ Quý Hợi/ Kỷ Hợi/ Nhâm Thân. Tòng Sát cách, Tài tinh tọa Lộc, cho nên cha là thư ký Địa ủy, mệnh chủ cùng năm dương quang xán lạn. Thẳng đến vận Ất Sửu gặp lưu niên hỏa thổ, phá mất Tòng Sát cách, cha bị đánh ghép tội vào Tẩu Tư phái (Tẩu tư phái là: phái chủ trương đi theo con đường tư bản chủ nghĩa), cả nhà mệnh chủ mới đi vào cảnh gian khó. Sau đó hành Đông phương vận Tòng Sát, cha được trở lại bình thường, mệnh chủ có phần ổn định công tác, sự nghiệp coi như không trở ngại.
        Gần giống với tạo Mậu Thân, cùng một dạng thân nhược vô căn, một dạng Nguyệt lệnh là Thiên Tài tọa Lộc, tại sao tạo Mậu Thân có phụ thân lại là lão nông bần khốn chứ? Bởi vì hai mệnh trong Nguyệt lệnh đều có Giáp mộc Quan tinh, tạo Mậu Thân khử Quan không hết, còn tạo Mậu Tý này chỉ do thiếu một Thân một Dậu, lại còn do Thân Tý hợp thủy, đúng với chân Tòng Sát, cách cục liền cao hơn nhiều. Có thể thấy, tất cả đều cần lấy cách cục hỉ kị mà luận, không thể chỉ bằng vào Tài tinh tọa Lộc liền luận là cha gặp phú quý. Lộc, vượng như vậy, trường sinh cũng như vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #17
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Tý ngọ mão dậu,
        Tứ bại chi cục,
        Nam phạm hưng suy,
        Nữ phạm cô độc.

        Đại lục bình chú:
        Tý Ngọ Mão Dậu là ngũ hành ở bại địa, như mộc bại ở Tý, hỏa bại ở Mão …, cho nên gọi là cục tứ bại. Lời nói này phàm là mệnh phạm cục tứ bại này, nam mệnh thì hưng suy, thì là phú quý không lâu dài, nữ mệnh thì hôn nhân và con cháu xem như không tốt, gặp cô độc đến già. Tựa như là không luận nam nữ, mệnh có đủ Tý Ngọ Mão Dậu đều là không tốt.

        Nhưng 《 Vạn thượng thư Quỳnh Ki Tam bàn phú 》lại nói: "Tý Ngọ Mão Dậu giai bị, chức phong nhất phẩm chi quan"( Tý Ngọ Mão Dậu đều có đủ, làm quan tới chức Nhất phẩm).

        《 Chân Bảo phú 》nói: "Tý ngọ mão dậu, bát chuyên chi tượng, văn vi nhất phẩm, khốt bang chỉ quốc, vũ tắc phân mao, quải ấn thành công"( Tý Ngọ Mão Dậu, là tượng Bát chuyên, văn là nhất phẩm, là người chăm chỉ phò quốc; võ thì phân ra kẻ sĩ, mang Ấn thành công).

        Có mệnh thư thậm chí còn nói: "Tý ngọ mão dậu tứ xung đắc thời, vi đế vương chi mệnh" .
        Không trách được Nhậm Thiết Tiều chú thích 《 Tích Thiên Tủy 》nói: "Địa chi Tý Ngọ Mão Dậu, lại phối hợp Khảm Ly Chấn Đoài, chi toàn là tứ chính, khí quán tám phương... Mão Dậu là Chấn Đoài, chủ người rất chân chính nhân nghĩa, Tý Ngọ là Khảm Ly, chủ tể khí trời đất ..." Giống như mệnh phạm cục tứ bại đều là mệnh đế vương chủ tể thiên hạ.

        《 Nhai Tuyền Nữ mệnh phú 》thì có phân ra nói: "Tý Ngọ Mão Dậu là Đào Hoa, Quan đới Đào Hoa chủ phúc lộc, Sát mang Đào Hoa là bần mà tiện, là xướng ca kĩ nữ đi khắp chân trời.". Ý tứ là Tý Ngọ Mão Dậu là bốn chỗ Đào Hoa, nếu như là Quan tinh đến, thì là mệnh phúc lộc, nhưng nếu là Thất Sát đến, đó chính là Biến địa Đào Hoa thì mệnh phong lưu, phóng đãng, nữ mệnh phạm thì phần đa là ca kĩ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #18
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Bắt đầu khảo cứu, lời nói kể trên đều không đáng tin cậy. Bởi vì, lời nói này đều không có lấy cách cục hỉ kị mà luận, chỉ lấy bốn chữ Tý Ngọ Mão Dậu để luận mệnh thì chỉ có thể là đoán mò mù lòa. Tôi nói không tin, mời xem ví dụ thực tế để chứng minh:

        Mệnh Càn Long đại đế: Tân Mão/ Đinh Dậu/ Canh Ngọ/ Bính Tý. Mệnh này tựa như ứng nghiệm là giải đoán câu này "Tý Ngọ Mão Dậu tứ xung đắc thời, là mệnh Đế vương". Nhưng ông ấy ở ngôi vị là 61 năm, thọ tới 89 tuổi, tại sao không có ứng nghiệm lời giải đoán câu "Nam phạm hưng suy" này chứ? Là do bát tự có Bính Tân hợp, cấu thành Dương Nhận dụng Sát cách, đồng thời lại khử mất đi Quan Sát hỗn tạp là bệnh cục, lại càng là có hỉ, Bính Tân hợp còn có thể giải trừ Tý Ngọ xung cùng Mão Dậu xung, làm cho căn Ngọ hỏa Quan Sát không động ở xa, thêm đại vận trước Nam sau Đông, một đường hỏa mộc, Quan Sát thủy chung hành ở đất sinh vượng, cách thành mà cao, cho nên mệnh chủ phúc lộc thọ đều đủ cả, xưng là "Thập toàn lão nhân" .

        Mệnh Trình Nghiễn Thu: Quý Mão/ Giáp Tý/ Giáp Ngọ/ Quý Dậu. Cũng là mệnh có Tý Ngọ Mão Dậu đầy đủ, có thể mệnh chủ không có con đường làm quan, mà là trở thành Tứ đại danh ở thủ đô Bắc Kinh, đứng đầu biểu diễn nghệ thuật gia. Mệnh thư lại nói: "Tý Ngọ Mão Dậu toàn bị, tửu sắc hoang dâm." Nhưng mà, mệnh chủ từ năm 20 tuổi lấy người cùng tuổi họ Canh vẫn là người vợ trinh khiết sáng như ngọc, hai người một mực tôn trọng nhau, cùng sống đến già, cũng không có tai tiếng, đã từng dạy nhạc công được mọi người tán dương khen ngợi xưng: "Trình tứ gia vô khả thiêu dịch, nhất sinh vô nhị sắc" (Trình tứ gia không thể bắt bẻ, cả đời không có hai sắc). Là tại sao chứ? Bởi vì mệnh cục có Ngọ phá Dậu, không thành quý cách, đến vận thủy kim trái lại mà hỉ Thực Thương thổ tú, cho nên mới 6 tuổi đã bắt đầu học hát kịch. Mệnh cục lấy Thê cung Ngọ hỏa làm hỉ, lại được Mão mộc tiết Ấn sinh phù, nơi khác lại không thấy Tài tinh cùng Thê cung gắn bó cấu kết, cho nên mệnh chủ tâm không có làm chuyện phiếm, dụng tình chuyên nhất.

        Nam mệnh 1: Tân Mão/ Đinh Dậu/ Giáp Tý/ Canh Ngọ. Một dạng phạm cục tứ bại, chỉ là do Tý Ngọ Mão Dậu nhất xung, căn Đinh hỏa thì động ở xa, khó lấy để chế Sát, căn Quan Sát bị xung thì tổn hại lớn đến cách cục, cho nên mệnh chủ chỉ là một công nhân Xí nghiệp bình thường. Lại còn, mệnh chủ có Biến địa Đào Hoa cũng không phải loại chơi bời trai gái, đánh bạc, phiêu đãng.

        Nam mệnh 2: Nhâm Tý/ Kỷ Dậu/ Ất Mão/ Nhâm Ngọ. Tý Ngọ Mão Dậu đều đủ. Nhưng mệnh chủ không có địa hàng Tam công, mà là loại nhập vào đội ngũ Lương Sơn Bạc thời xưa, phần đa là ngồi vào lao ngục. Là tại sao mà gặp loại này chứ? Là bởi vì mệnh cục không có chữ giải xung, Nguyệt lệnh gặp xung thì phá cách, lại hành vận Nam phương hỏa, Nhâm Tý Ấn tinh ở trạng thái chỗ thủy cuối cùng lại bị Tài tinh xung khắc, mệnh thư nói: "Tham Tài hoại Ấn, khởi thị lương nhân?" cho nên anh ta gặp chỗ không được tốt.

        Nữ mệnh 1: Mậu Tý/ Tân Dậu/ Đinh Mão/ Bính Ngọ. 《 Nữ mệnh phú 》 nói: "Tý Ngọ phùng Mão Dậu, định thị tùy nhân tẩu." Ý tứ là nữ phạm cục tứ bại, không phải là loại nhân vật Đỗ Thập Nương, thì cũng là Phan Kim Liên. Thế nhưng, mệnh chủ này chỉ có một lần cưới xin, theo việc không có bại hoại môn phong. Nếu chỉ bằng Tý Ngọ Mão Dậu bốn Đào Hoa mà đoán, thì cùng với hiện thực là không phù hợp. Nếu như lấy cách cục luận, mệnh này là Tài cách phối Ấn, kị Sát tiết Tài, chỗ may mắn là Tý thủy bị Mậu thổ cái đầu hợp khắc, khử Sát tồn Tài, cách chính, cục thanh, đại vận lại là Nam phương hỏa địa, Sát tinh vô khí, không thể phá cách, mà phu cung Mão mộc là tướng thần, cho nên mệnh chủ trái lại được trượng phu trợ lực, phú mà kiêm quý, hôn nhân ổn định, không phạm cô độc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #19
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính văn:
        Thìn tuất sửu Mùi,
        Tứ thổ chi thần,
        Nhân nguyên tam dụng,
        Thấu vượng vi chân.

        Đại lục bình chú:
        Đoạn này lời nói là đúng, cho nên Thìn Tuất Sửu Mùi là tứ thổ là đúng nguyệt lệnh, bên trong tàng khí không thuần, giống nhau đều cùng có ba can, cho nên gọi là Tạp khí. Đụng đến tháng có loại tạp khí này thì lấy dụng thần lại cần phải lấy vượng thấu mà làm dụng.
        Nhưng mà, lời nói này cũng không được đầy đủ. Trong Dần Thân Tị Hợi cũng tất cả đều tàng ba can, hai can, tại sao lại không phải là tạp khí chứ? Trong Ngọ cũng có tàng hai can, chẳng lẽ cũng rất thuần ư? Có lí do gì mà nói tháng Dần Thân Tị Hợi Ngọ lại không lấy vượng thấu mà làm dụng chứ? Làm sao chỉ có mỗi tháng Thìn Tuất Sửu Mùi mới lấy vượng thấu là làm dụng chứ?
        Thực tế, Tử Bình nói tháng tạp khí cần phải lấy thấu can làm dụng là nguyên nhân duy nhất, vì có 4 tháng đều là mộ khố! Bởi vì dụng thần bị đóng lại tàng ở trong mộ khố không thể đắc dụng, cho nên yêu cầu đối với mộ khố cần tiến hành hình xung phá hại, vì yêu cầu mộ khố mở ra để lấy dụng thần.

        《 Uyên Hải Tử Bình • Luận Tạp khí 》nói: "Tạp khí giả, cái vị thần tuất sửu Mùi chi vị dã... Đãn khố trung vật giai bế tắc, tu đãi hữu thược dĩ khai kỳ cục, phương ngôn phát phúc. Sở ngôn khai cục thược giả hà vật dã? Nãi hình xung phá hại nhĩ." ( Tạp khí là vị trí Thìn Tuất Sửu Mùi vậy … nhưng mà trong khố vật đều bế tắc, cục cần phải đợi có chìa khóa để mở, mới nói phát phúc. Chỗ nói chìa khóa để mở cục là cái gì vậy? Chính là hình xung, phá hại vậy). Ý tức là nói 4 mộ khố Thìn Tuất Sửu Mùi, nếu như loại dụng thần là Tài Quan bị tàng ẩn, nếu không thấu can, không gặp hình xung, Tài Quan liền không thể được dùng, chỉ có dụng thần thấu lộ, hoặc là mộ khố bị khai mở, dụng thần mới có thể đắc dụng.

        《 Tam Mệnh thông hội • Luận Tạp khí cổ ca 》nói: "Nguyệt lệnh đề cương bất khả xung, thập xung cửu mệnh giai vi hung, duy hữu tài quan phùng mộ khố, vận hành đáo thử phản thành công" ( Nguyệt lệnh đề cương không thể xung, 10 xung thì 9 đều là hung, duy chỉ có Tài Quan gặp mộ khố, vận hành đến nơi này trái lại là thành công). Là tại sao đề cương gặp xung lại có 10 thì 9 lại hung chứ? Bởi vì đề cương là hạt nhân của cách cục, xung phá đề cương thường là gặp xung phá cách cục, cho nên mới nói 10 là có 9 hung, duy nhất không hung là vì Nguyệt lệnh là mộ khố, lại còn dụng thần tàng ở trong mộ khố không có thấu lộ xuất ra, gặp một xung hình mộ khố liền mở ra, dụng thần đắc dụng, trái lại mà có thể khiến cho mệnh chủ phát phúc.

        Bởi vậy, Tử Bình nói tháng tạp khí cần lấy thấu can làm dụng, không phải nghĩa gốc bởi vì khí tạp, mà là bởi vì dụng thần tàng ở trong mộ khố, nhất định cần thấu can hoặc gặp xung hình thì mới có tác dụng. Thực ra, tháng Dần Thân Tị Hợi Ngọ đều thuộc các tháng tạp khí, chỉ là dụng thần không có tàng ở trong mộ khố, Nguyệt lệnh bản khí tàng can tức là khiến nó không thấu, cũng là lộ ra ở bên ngoài, không ảnh hưởng đến thủ dụng định cách. Đương nhiên, nếu như có thấu can, thì cũng cần lấy thấu can làm dụng.
        Là tại sao vậy? Là bởi vì thấu can không chỉ là một loại biểu hiện có lực, mà còn là đại biểu địa chi, giống như xuất đầu lộ diện đại biểu pháp nhân của một Công ty vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #20
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        《 Tử Bình chân thuyên 》là chỗ Tử Bình sâu sắc nhất, phương pháp thủ dụng định cách thì đều là lấy nguyệt lệnh thấu can làm tôn chỉ, chứ không có luận là tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, hay là tháng Dần Thân Tị Hợi Ngọ. "Luận dụng thần biến hóa" nói: "Dụng thần ký chủ nguyệt lệnh hĩ, nhiên nguyệt lệnh sở tàng bất nhất, nhi dụng thần toại hữu biến hóa. Như thập nhị chi trung, trừ tử ngọ mão dậu ngoại, dư giai hữu tàng, bất tất tứ khố dã... Cố nhược đinh sinh hợi nguyệt, bản vi chính quan, chi toàn mão Mùi, tắc hóa vi ấn. Kỷ sinh thân nguyệt, bản thuộc thương quan, tàng canh thấu nhâm, tắc hóa vi tài. Phàm thử chi loại giai dụng thần biến hóa dã" ( Dụng thần vừa là chủ nguyệt lệnh, nhưng nguyệt lệnh chỗ tàng không chỉ có một, mà dụng thần còn có biến hóa. Như trong 12 chi, ngoại trừ Tý Ngọ Mão Dậu, còn lại đều có tàng ẩn, không kể tứ khố vậy … Cho nên nếu Đinh sinh tháng Hợi, gốc là Chính Quan, chi đủ Mão Mùi, thì hóa thành Ấn. Kỷ sinh tháng Thân, gốc thuộc Thương quan, tàng Canh thấu Nhâm, thì hóa thành Tài. Phàm chỗ này là loại dụng thần biến hóa vậy).
        Chỗ này rõ ràng chỉ ra cho biết, nguyệt lệnh dụng thần do gặp thấu can hoặc gặp hợp mà biến hóa, không chỉ có 4 tháng tạp khí, các tháng còn lại đều tàng ẩn từ 2 đến 3 can đều phân ra một dạng. Ví như ngày Đinh sinh tháng Hợi, dụng thần vốn là Nhâm thủy Chính Quan, nhưng nếu có hai chữ Mão Mùi, Hợi Mão Mùi tam hợp thành Ấn, dụng thần Chính Quan liền biến thành Ấn tinh. Lại như ngày Kỷ sinh tháng Thân, dụng thần vốn là Canh kim Thương quan, nhưng nếu thấu xuất Nhâm thủy, lại lấy Nhâm thủy làm dụng, dụng thần Thương Quan lại biến thành Chính Tài. Ở các loại tình huống này đều thuộc về dụng thần biến hóa.

        Mệnh Tống Khánh Linh: Nhâm Thìn/ Quý Sửu/ Giáp Tý/ Ất Hợi. Nguyệt lệnh Sửu thổ, thấu xuất Ấn tinh, tức lấy Ấn tinh là dụng, cách luận Ấn dựa vào Quan sinh. Tân kim Quan tinh tàng ở trong Sửu khố, vốn là Thìn Sửu phá, khai phá Quan khố, tiếc là Tý Sửu hợp, lại làm cho khố bị đóng lại, là tượng thành trước có hôn nhân mà sau đó tang chồng phải thủ tiết. 17 tuổi vào vận Tân Hợi, Quan tinh thấu xuất, 20 tuổi năm Quý Sửu, Sửu thổ nhập vào phu cung, mệnh chủ sau khi tốt nghiệp Đại học đến quan hệ với Bí Thư Tôn Trung Sơn, sau hai năm chính thức thành hôn. 27 tuổi chuyển đến vận Canh Tuất, Sát tinh thấu xuất, mệnh chủ hôn nhân ổn định, mà còn đảm nhậm Bộ trưởng Phụ nữ. 33 tuổi năm Ất Sửu, đại vận ở Tuất, Sửu Thìn phá, Thìn Tuất xung, thủy khố mở ra, thủy lớn kim chìm, chồng bệnh chết. Về sau dù đến vận Quan Sát, chỉ là do Sửu khố không mở, Quan Sát không thấu, mệnh chủ cũng chưa có tái hôn.

        Nữ mệnh 1: Mậu Tuất/ Kỷ Mùi/ Mậu Tuất/ Bính Thìn. Tháng Mùi Ất mộc Phu tinh nhập mộ, ngày và giờ có Thìn Tuất xung, năm và tháng Mùi Tuất hình, hình khai Quan khố, cách thành Nguyệt Kiếp dụng Quan. Đại vận Đông phương, Quan tinh đắc địa, tuy nhiên Kiếp nặng Quan nhẹ, cách cục không cao, nhưng mệnh chủ từ sau khi 25 tuổi năm Quý Hợi kết hôn, tới nay chưa xảy ra tình trạng gì, vợ chồng đều làm ăn buôn bán nhỏ lẽ, sinh ra 3 nữ 1 nam, gia cảnh bình thường. Có thể thấy, mệnh chỗ này có Tài Quan nhập mộ gặp hình xung, xác thực không thể tìm lấy gặp hình xung mà luận.
        Nữ mệnh 2: Kỷ Mùi/ Mậu Thìn/ Mậu Tuất/ Đinh Tị. Nguyệt lệnh Ất mộc Quan tinh ở Thìn không phải nhập mộ, ngược lại e ngại hình xung. Mệnh cục Thìn Tuất nhất xung, tổn hại phu tinh, phá Nguyệt Kiếp dụng Quan cách. Mệnh chủ 20 tuổi năm Mão thành hôn, 26 tuổi vận Tân Mùi năm Ất Dậu có tang chồng, cuối cùng về sau gặp cảnh cơ khổ đến già.
        Nam mệnh 1: Ất Sửu/ Quý Mùi/ Bính Tuất/ Nhâm Thìn. Nguyệt lệnh thấu ra Ấn tinh, lại gặp hình xung thì phá mất Ấn cách, mộc là thần kinh, cho nên mệnh chủ là người mất trí, xuất thân ở gia đình bình thường.
        Nam mệnh 2: Quý Sửu/ Kỷ Mùi/ Bính Thìn/ Mậu Tuất. Nguyệt lệnh Ấn tinh không thấu, Sửu Mùi xung khai Ấn khố, cách thành Thương quan phối Ấn. Mệnh chủ sinh ra ở gia đình quan chức. Nhận học vị Bác sĩ Pháp học. Đông phương trong Ấn vận làm quan tới Thiếu tướng trưởng khoa Cục Ngoại sự Quân ủy Trung ương.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/4 đầuđầu 1234 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 3
        Bài mới: 10-08-12, 09:09

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •