Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/6 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 54
      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default Thiên Lý Mệnh Cảo

        Thiên Lý Mệnh Cảo
        nguồn kimtubinh.net


        Mục lục
        Vi thiên lý trứ
        Dương thúc hòa tự
        Lạc kinh dư tự
        Cố nãi bình tự
        Vi thiên lý tự tự
        Khởi lệ vấn đáp
        Chương Thiên Can
        Chương Địa Chi
        Chương Nhân Nguyên
        Chương Ngũ Hành
        Chương Cường Nhược
        Chương Lục Thần
        Chương Cách Cục
        Chương Ngoại Cách
        Chương Vận Hạn
        Chương Lưu Niên
        Chương Nguyệt Kiến
        Chương Lục Thân
        Chương Nữ Mệnh
        Chương Phú Quý Cát Thọ
        Chương Bần Tiện Hung Yểu
        Chương Bổ sung
        Chương Bình Đoán
        Chương Ứng Vận
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Khởi lệ vấn đáp


        Hỏi: Sao gọi là thập thiên can, thập nhị địa chi?
        Đáp: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, chỗ này là Thập Thiên Can; Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, chỗ này là Thập nhị Địa chi.

        Hỏi: Sao gọi là Lục Thập Hoa Giáp Tý?
        Đáp: Thập Thiên can, thập nhị Địa chi, lấy thứ tự nối liền, tức là sắp xếp như ở dưới mà cấu thành Lục thập hoa Giáp Tý:
        + Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu,
        + Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quý Mùi,
        + Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị,
        + Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão,
        + Giáp Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu,
        + Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.

        Hỏi: Có phải Tứ trụ là chỉ trụ năm, trụ tháng, trụ ngày, trụ giờ?
        Đáp: Đúng, mỗi trụ gồm một can và một chi, tứ trụ cộng lại có bốn can và bốn chi, tức là chỗ thông tục hay gọi là Bát Tự vậy, ví dụ như:
        + Giáp Tý ( chỗ này là trụ năm)
        + Bính Dần (chỗ này là trụ tháng)
        + Ất Sửu (chỗ này là trụ ngày)
        + Kỷ Mão (chỗ này là trụ giờ)

        Hỏi: Giả như năm nay là Quý Dậu, có người 37 tuổi, làm sao mà biết chỗ năm sinh là Đinh Dậu?
        Đáp: Chỗ này không dùng phép tính năm là không thể vậy, phép tính năm có nhiều cách, phân ra can chi mà suy ra, rất đơn giản, tường thuật như sau:
        Lấy Can năm mà suy ra:
        Nhất định trước tiên theo số lẻ số tuổi của mỗi người, theo thiên can của năm nay mà bắt đầu tính, đếm nghịch lại tới bao nhiêu ngôi, tức lấy là thiên can của năm sinh. ( nếu số tuổi là chẵn 10 mà không có số lẻ, thì lấy số 10 mà nói) Ví dụ như năm 37 tuổi, 7 là số lẻ, năm nay là Quý Dậu, từ Quý tới Đinh, đếm nghịch là được 7 ngôi (Quý 1, Nhâm 2, Tân 3, Canh 4, Kỷ 5, Mậu 6, Đinh 7) tức là biết chỗ năm sinh có thiên can là chữ Đinh.
        Lấy Chi năm mà suy ra:
        Nhất định trước hết phải lấy theo số tuổi mỗi người trừ đi 12, số còn dư là bao nhiêu, theo địa chi năm nay mà bắt đầu, đếm nghịch lại tới bao nhiêu ngôi. Thì đó là địa chi của năm sinh. ( nếu trừ hết mà không có dư, tức là lấy 12 số mà nói) Ví dụ như năm 37 tuổi, trừ đi 3 lần 12, còn dư 1 số. Năm nay là Quý Dậu, Dậu thuộc số 1, tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Dậu ( hợp lại ví dụ xem ở trên, có thể biết là năm sinh Đinh Dậu, tức là lấy 2 chữ Đinh Dậu, sắp xếp vào trụ năm vậy)
        + Lại như 48 tuổi. Trừ đi 4 lần 12, không có số dư. Cho nên nhất định cần lấy 12 số để nói, năm nay là Quý Dậu. Từ Dậu tới Tuất, đếm nghịch vừa được 12 ngôi ( Dậu 1, Thân 2, Mùi 3, Ngọ 4, Tị 5, Thì 6, Mão 7, Dần 8, Sửu 9, Tý 10, Hợi 11, Tuất 12) tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Tuất.
        + Lại như 40 tuổi. Trừ đi 3 lần 12, số dư là 4 số, năm nay Quý Dậu, từ Dậu tới Ngọ, đếm nghịch vừa đủ 4 ngôi (Dậu 1, Thân 2, Mùi 3, Ngọ 4). Tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Ngọ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #3
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Hỏi: Như năm Giáp Tý, từ ngày Nguyên Đán (ngày đầu năm âm lịch) tới ngày Trừ Tịch ( giao thừa), phải tính toán bắt đầu là Giáp Tý?
        Đáp: Không thể cố định. Lấy Lập Xuân làm tiêu chuẩn của một năm mà suy ra, phân biệt có 3 trường hợp vậy:
        (1) Ở năm gốc sinh sau Lập Xuân, tức là lấy can chi năm gốc, sắp xếp thành trụ năm.
        (2) Ở năm gốc sinh trước Lập Xuân, tức là lấy trước can chi một năm, sắp xếp thành trụ năm.
        (3) Ở năm gốc tháng 12 sinh sau Lập Xuân, tức là lấy can chi sau một năm, sắp xếp thành trụ năm.
        Liệt kê ví dụ như bên dưới:
        VD 1:
        Giả như 37 tuổi, người sinh tháng giêng, ngày 2, giờ Hợi. Chiếu theo năm nay Quý Dậu mà tính toán, 37 tuổi, nên là tuổi Đinh Dậu. Vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng giêng, ngày 2, giờ Tuất là Lập Xuân, đúng giờ Hợi là sau giờ Tuất, đã qua Lập Xuân, tức là lấy can chi năm gốc, là 2 chữ Đinh Dậu, sắp xếp thành trụ năm.
        VD 2:
        Giả như 37 tuổi, người sinh tháng giêng, ngày 2, giờ Dậu, chiếu thep năm nay là Quý Dậu mà tính toán, 37 tuổi, nên là năm Đinh Dậu, vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng giêng, ngày 2, giờ Tuất là Lập Xuân. Đúng giờ Dậu ở trước giờ Tuất, bởi vì chưa tới Lập Xuân. Ứng lấy can chi trước một năm là 2 chữ Bính Thân, sắp xếp thành trụ năm ( trước năm Đinh Dậu là năm Bính Thân ).
        VD 3:
        Giả như 36 tuổi, người sinh tháng 12, ngày 24, giờ Tị, chiếu theo năm nay là Quý Dậu mà tính toán, 36 tuổi, nên là năm Mậu Tuất, vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng 12, ngày 24, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Tị ở sau giờ Thìn, đã qua Lập Xuân, ứng lấy can chi sau một năm, là 2 chữ Kỷ Hợi, sắp xếp thành trụ năm. (Mậu Tuất sau 1 năm là Kỷ Hợi ).

        Hỏi: Mỗi năm có 12 tháng, có phải là phép cố định?
        Đáp: Chỗ này thành cố định vậy. Tháng giêng kiến Dần, tháng 2 kiến Mão, tháng 3 kiến Thìn, tháng 4 kiến Tị, tháng 5 kiến Ngọ, tháng 6 kiến Mùi, tháng 7 kiến Thân, tháng 8 kiến Dậu, tháng 9 kiến Tuất, tháng 10 kiến Hợi, tháng 11 kiến Tý, tháng 12 kiến Sửu.

        Hỏi: Như năm Giáp Tý, tháng giêng kiến Dần, cho nên biết là tháng Dần, nhưng sao biết là tháng Bính Dần.
        Đáp: Chỗ này không dùng phép suy tháng thì không thể vậy, Phép suy ra từ tháng trước tiên cần phải học thuộc một Ca quyết.


        Ca viết:
        Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ,
        Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu,
        Bính Tân tất định tầm Canh khởi,
        Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu,
        Canh hữu Mậu Quý hà phương mịch,
        Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu.

        Dịch:
        Năm Giáp Kỷ lấy Bính mà khởi,
        Năm Ất Canh lấy Mậu làm đầu,
        Bính Tân tất lấy Canh mà khởi,
        Đinh Nhâm lấy Nhâm mà thuận hành,
        Lại có Mậu Quý tìm phương nào?
        Giáp Dần trên được mà truy cầu.

        +Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ, là nói năm Giáp năm Kỷ là tháng giêng, đều là Bính Dần, tháng 2 đều là Đinh Mão, tháng 3 đều là Mậu Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
        + Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu , là nói năm Ất năm Canh tháng giêng đều là Mậu Dần, tháng 2 đều là Kỷ Mão, tháng 3 đều là Canh Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
        + Bính Tân tất định tầm Canh khởi, là nói năm Bính năm Tân ở tháng giêng đều là Canh Dần, tháng 2 là Tân Mão, tháng 3 là Nhâm Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
        + Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu, là nói năm Đinh năm Nhâm ở tháng giêng đều là Nhâm Dần, tháng 2 đều là Quý Mão, tháng 3 đều là Giáp Thìn, còn lại cứ suy ra.
        +Canh hữu Mậu Quý hà phương mịch, Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu. Là nói lấy Giáp Dần ở trên mà truy cầu, năm Mậu năm Quý ở tháng giêng đều là Giáp Dần, tháng 2 đều là Ất Mão, tháng 3 đều là Bính Thìn, còn lại cứ suy ra.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #4
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Hỏi: Năm Giáp, tháng giêng là tháng Bính Dần, có phải là từ ngày mùng 1 đến ngày 30, đều lấy tháng giêng Bính Dần suy ra mà tính toán?
        Đáp: Không thể cố định, phép suy ra từ tháng là lấy Tiết lệnh làm tiêu chuẩn, phân biệt có 3 trường hợp vậy:
        (1) Ở tháng gốc sinh sau Tiết lệnh, tức là lấy tháng gốc chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng.
        (2) Ở tháng gốc sinh trước Tiết lệnh, tức là lấy tháng trước chỗ vừa đúng can chi, sắp xếp thành trụ tháng.
        (3) Ở tháng gốc sinh trước tiếp theo là Tiết lệnh, tức là lấy tháng sau chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng.

        Hỏi: 12 tháng tiết lệnh, khác nhau như thế nào, xin nói rõ?
        Đáp: Tháng giêng tiết Lập Xuân, tháng 2 tiết Kinh Trập, tháng 3 tiết Thanh Minh, tháng 4 tiết Lập Hạ, tháng 5 tiết Mang Chủng, tháng 6 tiết Tiểu Thử, tháng 7 tiết Lập Thu, tháng 8 tiết Bạch Lộ, tháng 9 tiết Hàn Lộ, tháng 10 tiết Lập Đông, tháng 11 tiết Đại Tuyết, tháng 12 tiết Tiểu Hàn.
        VD 1:
        Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Mão, vạn niên lịch thấy rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Mão là trước giờ Thìn, thì chưa đến tiết Thanh Minh ( tức chưa đến tiết tháng 3) ứng với lấy tháng 2 chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
        Quý Mão ( năm)
        Ất Mão ( tháng)
        VD 2:
        Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn, vạn niên lịch xem rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Thìn đã giao tiết Thanh Minh ( tức là lấy giao tiết tháng 3), ứng lấy tháng 3 chỗ độn can chi mà sắp xếp trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
        Quý Mão ( năm)
        Bính Thìn ( tháng)
        VD 3:
        Như sinh năm Quý Mão, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu, thấy rõ ở Vạn niên lịch đúng năm, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu là Tiểu Hàn, đúng giờ Sửu là lấy giao tiết Tiểu Hàn, ( tức lấy vào tiết tháng 12), ứng lấy tháng 12 chỗ độn can chi, sắp xếp trụ tháng, xếp như ở dưới:
        Quý Mão ( năm)
        Ất Sửu ( tháng)
        VD 4:
        Như sinh năm Quý Mão, tháng giêng, ngày 8, giờ Mão, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Mão ở trước giờ Thìn, chưa qua Lập Xuân ( tức là chưa vào tiết tháng giêng) không đọc là năm Quý Mão mà lấy là năm Nhâm Dần ( trước Quý Mão một năm là Nhâm Dần), mà cần lấy năm Nhâm Dần, chỗ độn can chi là tháng 12, xếp thành trụ tháng, ( năm Quý Mão trước tháng giêng một tháng, tức là tháng 12năm Nhâm Dần), xếp theo ở dưới:
        Nhâm Dần ( năm)
        Quý Sửu ( tháng)
        VD 5:
        Như sinh năm Quý Mão, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Thìn là giao tiết Lập Xuân ( tức lấy vào tiết tháng giêng), ứng lấy năm Quý Mão tháng giêng chỗ độn can chi, xếp thành trụ tháng, xếp theo ở dưới:
        Quý Mão ( năm)
        Giáp Dần ( tháng)
        VD 6:
        Như sinh năm Quý Mão, tháng 12, ngày 20, giờ Thân, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng 12, ngày 20, giờ Mùi là Lập Xuân, đúng giờ Thân là sau giờ Mùi, đã qua Lập Xuân ( tức là lấy vào tiết tháng giêng), không đọc là năm Quý Mão mà lấy thành năm Giáp Thìn (năm Quý Mão ở sau môt năm là Giáp Thìn), mà cần phải lấy năm Giáp Thìn rụ tháng ( năm Quý Mão sau tháng 12 một tháng, tức là năm Giáp Thìn, tháng giêng). Xếp theo ở dưới:
        Giáp Thìn ( năm)
        Bính Dần ( tháng)
        VD 7:
        Như sinh năm Quý Mão, tháng 12, ngày 20, giờ Ngọ. Thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng 12, ngày 20, giờ Mùi là Lập Xuân. Đúng giờ Ngọ ở trước giờ Mùi, là chưa đúng Lập Xuân ( tức là chưa vào tiết tháng giêng), vẫn lấy tháng 12 năm Quý Mão chỗ độn can chi, xếp thành trụ tháng, xếp theo ở dưới:
        Quý Mão ( năm)
        Ất Sửu ( tháng)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #5
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Hỏi: Phép suy ra ngày là như thế nào?
        Đáp: Rõ hơn suy năm suy tháng, đều là dễ dàng mà đơn giản, chỉ cần tra xem Vạn Niên Lịch, tức là biết chỗ ngày sinh, là can chi chính xác. Ví dụ như người sinh năm Quý Hợi, tháng giêng, ngày 8,chỗ ghi chép là đúng năm Vạn Niên lịch.
        Thân ( ngày mùng 1 là Canh Thân );
        Tháng giêng là tháng thiếu Canh Ngọ ( ngày 11 là Canh Ngọ )
        Thìn ( ngày 21 là Canh Thìn )
        Đã biết ngày mùng 1 là Canh Thân, bấm thuận đốt ngón tay mà suy ra, thì biết ngày 8 tương ứng là Đinh Mão vậy ( Canh Thân mùng 1, Tân Dậu mùng 2, Nhâm Tuất mùng 3, Quý Hợi mùng 4, Giáp Tý mùng 5, Ất Sửu mùng 6, Bính Dần mùng 7, Đinh Mão mùng 8), tức lấy 2 chữ Đinh Mão, xếp thành trụ ngày, xếp theo ở dưới:
        Quý Hợi ( năm)
        Giáp Dần ( tháng)
        Đinh Mão ( ngày)

        Hỏi: Giả như ngày Giáp Tý giờ Dần, làm sao mà biết là giờ Bính Dần?
        Đáp: Chỗ này không dùng phép suy giờ thì không thể vậy, phép suy giờ trước tiên cần phải thuộc một Ca Quyết.

        Ca viết:
        Giáp Kỷ hoàn gia Giáp,
        Ất Canh Bính tác sơ,
        Bính Tân tòng Mậu khởi,
        Đinh Nhâm Canh Tý cư,
        Mậu Quý hà phương phát,
        Nhâm Tý thị chân đồ.

        Dịch:
        Giáp Kỷ lại thêm Giáp,
        Ất Canh lấy Bính đầu,
        Bính Tân theo Mậu khởi,
        Đinh Nhâm ở Canh Tý,
        Mậy Quý khởi phương nào?
        Nhâm Tý đúng là chân.

        Giáp Kỷ hoàn gia Giáp, là nói giờ Tý ngày Giáp ngày Kỷ, đều là Giáp Tý, giờ Sửu đều là Ất Sửu, giờ Dần đều là Bính Dần, còn lại suy ra.
        Ất Canh Bính tác sơ, là nói giờ Tý ngày Ất ngày Canh nhật, đều là Bính Tý, giờ Sửu đều là Đinh Sửu, giờ Dần đều là Mậu Dần, còn lại mà suy ra.
        Bính Tân tòng Mậu khởi, là nói giờ Tý ngày Bính ngày Tân, đều là Mậu Tý, giờ Sửu đều là Kỷ Sửu, giờ Dần đều là Canh Dần, còn lại suy ra.
        Đinh Nhâm Canh Tý cư, là nói giờ Tý ngày Đinh ngày Nhâm, đều là Canh Tý, giờ Sửu đều là Tân Sửu, giờ Dần đều là Nhâm Dần, còn lại suy ra.
        Mậu Quý hà phương phát, Nhâm Tý thị chân đồ, là nói giờ Tý ngày Mậu ngày Quý, đều là Nhâm Tý, giờ Sửu đều là Quý Sửu, giờ Dần đều là Giáp Dần, còn lại suy ra.

        Hỏi: Xin nói âm dương Thập Thiên Can?
        Đáp: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm đều là dương, Ất Đinh Kỷ Tân Quý đều là âm.

        Hỏi: Vị trí Đại Vận theo ở đâu mà khởi điểm, xin chỉ rõ?
        Đáp: Khởi điểm đều dựa vào chỗ tháng sinh, như Nam mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc dương, hoặc là Nữ mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc âm, vận đều là thuận hành; Nam mệnh chỗ năm sinh thiên can thuộc âm, hoặc Nữ mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc dương, vận đều là nghịch hành.
        Ví dụ như: Nam mệnh năm sinh là Giáp Tý, tháng sinh là Bính Dần, Giáp thuộc dương, vận đều thuận hành, nên theo tháng Bính Dần mà khởi điểm, thuận mà suy ra. Vận thứ nhất bố trí là Đinh Mão, vận 2 là Mậu Thìn, các vận sau cứ thuận thế mà tiếp, xếp như ở dưới:
        ( Vận 1) Đinh Mão.
        (Vận 2) Mậu Thìn.
        (Vận 3) Kỷ Tị.
        (Vận 4) Canh Ngọ.
        (Vận 5) Tân Mùi.
        (Vận 6) Nhâm Thân.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #6
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Lại như có Nam mệnh sinh năm Ất Sửu, tháng Mậu Dần, Ất thuộc âm, vận đều nghịch hành, nên theo tháng Mậu Dần mà khởi điểm, nghịch mà suy ra, vận 1 là Đinh Sửu, vận 2 là Bính Tý, lấy nghịch mà suy tiếp theo, xếp như ở dưới:
        (Vận 1) Đinh Sửu.
        ( Vận 2) Bính Tý.
        (Vận 3) Ất hợi.
        (Vận 4) Giáp Tuất.
        (Vận 5) Quý Dậu.
        (Vận 6) Nhâm Thân.
        Lại như một Nữ mệnh có năm sinh Ất Sửu , tháng Mậu Dần, Ất thuộc âm, vận đều thuận hành, nên theo tháng Mậu Dần mà khởi điểm, thuận mà suy tới, vận 1 là Kỷ Mão, vận 2 là Canh Thìn, cứ thế mà thuận tiếp theo, xếp như ở dưới:
        ( vận 1) Kỷ Mão.
        (vận 2) Canh Thìn.
        (Vận 3) Tân Tị.
        (Vận 4) Nhâm Ngọ.
        (Vận 5) Quý Mùi.
        (Vận 6) Giáp Thân.
        Lại như Nữ mệnh sinh năm Giáp Tý, tháng Bính Dần, Giáp thuộc dương, vận đều nghịch hành, nên phải theo tháng Bính Dần mà khởi điểm, nghịch mà suy ra, vận 1 là Ất Sửu, vận 2 là Giáp Tý, lấy tiếp như vậy suy ra, xếp theo ở dưới:
        (vận 1) Ất Sửu.
        (vận 2) Giáp Tý.
        (vận 3) Quý Hợi.
        (vận 4) Nhâm Tuất.
        (vận 5) Tân Dậu.
        (vận 6) Canh Thân.

        Hỏi: Số tuổi hành vận, tính toán như thế nào, cũng xin tường thuật?
        Đáp: Vận nếu thuận hành, theo ngày sinh giờ sinh, đếm tới ngày giờ gần nhất của tiết sắp tới; vận nếu nghịch hành, theo ngày sinh giờ sinh, đếm tới ngày giờ gần nhất của Tiết đã qua, cứ 3 ngày bằng 1 năm, mỗi 1 ngày bằng 120 ngày ( tương đương 4 tháng), mỗi 1 canh giờ bằng 10 ngày. Như gặp tiết 3 ngày, thì 1 tuổi hành vận, như gặp tiết 1 ngày, thì ra đời lúc 120 ngày là hành vận, gặp tiết 1 giờ, thì ra đời lúc 10 ngày là hành vận, thường đủ 3 ngày, mới tính 1 năm, lại cần phải nắm vững chỗ tính toán là rõ ràng, lấy đúng năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ giao vận, không được nhầm lẫn với nhau, xếp theo như ví dụ ở dưới:
        VD 1:
        Nam mệnh: Sinh năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý. ( tức ngày 19/2/1924 D.L). Sau tiết Lập Xuân là 14 ngày ( giao tiết Lập Xuân lúc 9h50ph, ngày 5/2/1924), đến tiết Kinh Trập là ngày 6/3/1924 ( giao tiết lúc 4h12ph, giờ Dần)
        Giáp Tý ( năm )
        Bính Dần (tháng)
        Mậu Thìn (ngày)
        Nhâm Tý (giờ)
        Nam mệnh can năm là dương, vận đều thuận hành, theo tháng mà thuận suy tiếp theo.
        (vận 1) Đinh Mão.
        (vận 2) Mậu Thìn.
        (vận 3) Kỷ Tị.
        (vận 4) Canh Ngọ.
        (vận 5) Tân Mùi.
        (vận 6) Nhâm Thân.
        Vận thuộc thuận hành, đếm đến gày giờ gần nhất của tiết tiếp theo, sinh sau Lập Xuân, gần với tiết tiếp theo tức là tiết Kinh Trập, thấy rõ ở Vạn Niên Lịch là đúng năm, tháng 2, ngày mùng 2, giờ Dần là Kinh Trập, bởi vì từ tháng giêng ngày 15, giờ Tý, đếm tới tháng 2 ngày 2 là giờ Dần, cộng lại là 16 ngày và 2 giờ, (tháng giêng thiếu chỉ có 29 ngày) lấy đổi ra cứ 3 ngày bằng 1 năm, tức biết là 5 năm 1 ngày 2 giờ, ứng với ở 5 năm 140 ngày mới khởi vận, mỗi 1 vận quản 10 năm, cho nên vận thứ 1từ 5 tuổi là khởi hành, vận thứ 2 là 15 tuổi khởi hành, xếp ra như ở dưới đây:
        ( 5 tuổi) Đinh Mão;
        ( 15 tuổi) Mậu Thìn;
        ( 25 tuổi) Kỷ Tị;
        ( 35 tuổi) Canh Ngọ;
        ( 45 tuổi) Tân Mùi;
        ( 55 tuổi) Nhâm Thân;
        Từ năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý mà tính toán, sẽ đến năm Kỷ Tị, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý, ( Ất Sửu 1, Bính Dần 2, Đinh Mão 3, Mậu Thìn 4, Kỷ Tị 5). Mới tính đủ 5 năm, lại thêm 140 ngày, tức biết là năm Kỷ Tị, tháng 6, ngày 5, mới hành vận thứ 1 là Đinh Mão, theo thứ tự lần lượt mà suy ra, là năm Kỷ Mão mới hành vận thứ 2 là Mậu Thìn, năm Kỷ Sửu là vận thứ 3 là Kỷ Tị vận, rõ mà dễ hiểu, một vận quản 10 năm, mà thập can cũng xoay vòng mà trở về ban đầu vậy, nếu gọi tắt thì mỗi lần gặp năm Kỷ tháng 6 ngày 5 giờ Tý thì là giao thời, cũng được.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #7
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        VD 2:
        Nữ mệnh, sinh năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý.
        Giáp Tý ( năm )
        Bính Dần (tháng)
        Mậu Thìn (ngày)
        Nhâm Tý (giờ)
        Nữ mệnh can năm là dương, vận đều nghịch hành, theo tháng mà nghịch suy.
        (vận 1) Ất Sửu;
        (vận 2) Giáp Tý;
        (vận 3) Quý Hợi;
        (vận 4) Nhâm Tuất;
        (vận 5) Tân Dậu;
        (vận 6) Canh Thân.
        Vận thuộc nghịch hành, đếm tới ngày giờ gần nhất của Tiết đã qua, sinh sau Lập Xuân, gần Tiết đã qua là tiết Lập Xuân, thấy rõ ở Vạn niên lịch, đúng năm, tháng giêng , ngày mùng 1, giờ Tị là giao tiết Lập Xuân, bởi vì từ tháng giêng ngày 15, giờ Tý, đếm tới tháng giêng ngày mùng 1 giờ Tị, cộng lại là 13 ngày, còn thêm 7 giờ, lấy 3 ngày bằng 1 năm đổi ra, tức biết là 4 năm, 1 ngày, 7 giờ, ứng ở 4 năm 190 ngày mới khởi vận, mỗi một vận quản 10 năm, cho nên vào vận thứ 1 lúc 4 tuổi mà khởi hành, vận thứ 2 lúc 14 tuổi là khởi hành, xếp theo ở dưới:
        ( 4 tuổi) Ất Sửu;
        ( 14 tuổi) Giáp Tý;
        ( 24 tuổi) Quý Hợi;
        ( 34 tuổi) Nhâm Tuất;
        ( 44 tuổi) Tân Dậu;
        ( 54 tuổi) Canh Thân;
        Từ năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý bắt đầu tính toán, sẽ đến năm Mậu Thìn, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý, mới tính đủ 4 năm, (Ất Sửu 1, Bính Dần 2, Đinh Mão 3, Mậu Thìn 4) lại thêm 190 ngày nữa. Tức biết là năm Mậu Thìn, tháng 7, ngày 25, giờ Tý, mới bắt đầu hành vận thứ 1 là Ất Sửu vận, tiếp theo thứ tự mà suy ra. Năm Mậu Dần là vận thứ 2 vận Giáp Tý, năm Mậu Tý là hành vận thứ 3 tức là Quý Hợi vận, rõ và dễ hiểu, một vận quản 10 năm, thập can cũng xoay vòng mà trở về ban đầu vậy, nếu gọi tắt là cứ mỗi lần gặp năm Mậu, tháng 7, ngày 25, giờ Tý là lúc giao thời, cũng có thể hiểu vậy.

        Hỏi: Sao gọi là Ngũ hành?
        Đáp: Là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ vậy.

        Hỏi: Thế nào là Ngũ hành sinh khắc?
        Đáp: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim; Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

        Hỏi: Xin nói rõ ngũ hành của Thập Thiên can, Thập nhị Địa chi?
        Đáp: Giáp Ất Dần Mão đều là mộc, Bính Đinh Tị Ngọ đều là hỏa, Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi đều là thổ, Canh Tân Thân Dậu đều là kim, Nhâm Quý Hợi Tý đều là thủy. Dần Thìn Tị Thân Tuất Hợi là dương, Tý Sửu Mão Ngọ Mùi Dậu là âm.

        Hỏi: Thập Nhị Địa chi, bên trong tàng chứa vật gì vậy?
        Đáp:
        + Tý trong tàng Quý thủy.
        + Sửu trong tàng Kỷ thổ, Tân kim, Quý thủy.
        + Dần trong tàng Giáp mộc, Bính hỏa, Mậu thổ.
        + Mão trong tàng Ất mộc.
        + Thìn trong tàng Ất mộc, Quý thủy, Mậu thổ.
        + Tị trong tàng Bính hỏa, Mậu thổ, Canh kim.
        + Ngọ trong tàng Đinh hỏa, Kỷ thổ.
        + Mùi trong tàng Ất mộc, Kỷ thổ, Đinh hỏa.
        + Thân trong tàng Canh kim, Nhâm thủy, Mậu thổ.
        + Dậu trong tàng Tân kim.
        + Tuất trong tàng Tân kim, Đinh hỏa, Mậu thổ.
        + Hợi trong tàng Nhâm thủy, Giáp mộc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #8
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Hỏi: Như thế nào là Tài, Quan, Ấn, Thực, Tỉ, Kiếp, Thương, Sát?
        Đáp: Đều là đại danh từ thay thế Ngũ hành sinh khắc vậy.

        Hỏi: Xin nói rõ cấu thành các loại Tài Quan Ấn?
        Đáp:
        + Sinh Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Kiêu thần. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Ấn.
        + Ta sinh như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thực thần. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Thương quan.
        + Khắc Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thất Sát. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Quan.
        + Ta khắc như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thiên Tài. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Tài.
        + Đồng Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Tỉ kiên. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Kiếp Tài.

        Hỏi: Xin hỏi tiếp có ví dụ chứng minh chữ Ta là chỉ vật gì?
        Đáp: Chữ Ta tức là Nhật can, ví dụ như Nhật can là Giáp mộc, gặp Đinh hỏa, Giáp là dương mộc, Đinh là âm hỏa, Giáp mộc có thể sinh Đinh hỏa, Đinh là Ta sinh mà dương thấy âm, tức là Thương quan vậy. Lại như Nhật can là Tân kim, gặp Ất mộc, Tân là âm kim, Ất là âm mộc, Tân kim có thể khắc Ất mộc, Ất là Ta khắc mà âm thấy âm, tức là Thiên Tài vậy, đặc biệt lập bảng ở phía sau, để tiện kiểm tra.

        Hỏi: Chữ Địa Chi bên trong chỗ tàng sâu, Tài Quan Ấn thụ, phép suy như thế nào?
        Đáp: Đều suy ra từ thiên can giống nhau, xem thêm bảng kiểm tra các loại thiên can Tài Quan Ấn.
        ( Có bảng biểu để kiểm tra các can thần tàng trong chi hoặc bảng tra thập thần)

        Ghi chú: Can, Chi, Hoa Giáp Tý, xếp mệnh, xếp vận, ngũ hành, sinh khắc, các loại Tài Quan Ấn thụ, là bắt đầu suy ra mệnh, học giả không thể không biết, lại không thể không đọc thuộc, nếu không, giống như làm văn mà không thuộc đề mục, thì văn chương dựa vào chỗ nào mà thành ?!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #9
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chương Bần, Tiện, Hung, Yểu

        1. Bần ( Nghèo, túng thiếu)
        - Thương nhẹ, Tài trọng.
        - Tài khinh, Quan trọng.
        - Thương trọng ,Ấn khinh , thân nhược .
        - Tài trọng , Kiếp khinh , thân nhược .
        - Tài khinh hỉ Thực , Thương mà có Ấn vượng .
        - Tài khinh Kiếp trọng , Thực Thương không có hiện .
        - Tài nhiều hỉ Kiếp , Quan tinh chế Kiếp .
        - Hỉ Ấn mà Tài tinh phá Ấn .
        - Kị Ấn mà Tài tinh sinh Quan .
        - Hỉ Tài mà Tài thần bị hợp .
        - Quan Sát vượng mà hỉ có Ấn , nhưng lại có Tài tinh được cục .
        - Tài làm Kị thần .
        - Dụng Tài mà bị xung phá .
        Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh nghèo vậy.

        * Phân biệt Bần:
        ( 1) Tài khinh Quan suy, gặp Thực Thương mà gặp Ấn thụ, bần mà quý.
        (2) Hỉ Ấn, có Tài tinh phá Ấn, mà được Quan tinh giải cứu, bần mà quý.
        (3) Quan Sát vượng mà Thân nhược, Tài tinh sinh trợ Quan Sát. Có Ấn, thì một cách dễ dàng được, cho nên bần mà quý vậy. Không có Ấn, thì là kẻ Bần Nho, chính là cách Thanh bần.
        (4) Tài nhiều Thân không đảm nhận nổi mà gặp nhiều gian nan, có trợ giúp thân mà không có thể lấy dùng được, để không thể theo Tài, đã bần mà tiện.
        (5) Năm Tháng Tài tinh tuy đẹp, mà Chi ngày bị xung phá hết, chính là Tiên phú Hậu bần ( trước giàu, sau nghèo), hoặc sản nghiệp của Tổ tiên bị lụn bại, mà sinh ra bần cùng.


        2. Tiện ( Hèn hạ)
        Nói đến Tài, là xuất phát từ ý nghĩ hẹp hòi mà sinh ra hành động hèn hạ vậy , không phải chỉ có ở giai cấp thấp kém. Người bề trên chưa chắc là không có hèn hạ, người bề dưới cũng không hẳn là hèn hạ hết. Cho nên chữ “Tiện” cũng giống như chữ “Ngụy Quân tử”, là kẻ tiểu nhân, không thể nhất thời biện luận dễ dàng. Xem mệnh nhận định cũng là việc rất khó vậy.
        - Quan khinh, Ấn trọng mà thân vượng.
        - Quan trọng, Ấn khinh mà thân nhược.
        - Quan, Ấn lưỡng bình mà Nhật chủ lại bị hưu, tù.
        - Quan khinh, Kiếp trọng, không có Tài.
        - Quan sát trọng, không có Ấn.
        - Tài khinh, Kiếp trọng, Quan tàng ẩn.
        - Quan vượng hỉ Ấn, có Tài tinh phá Ấn.
        - Quan Sát trọng, không có Ấn, có Thực Thương cường chế.
        - Quan nhiều kỵ Tài, có Tài tinh đắc cục.
        Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh Tiện vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #10
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        3. Hung
        Hung là nghịch vậy, là bất hạnh vậy. Bần khổ mà dễ dàng gặp Hình Thương Phá Bại, nhiều hiểm ác phong ba, đại để trong mệnh cục mà bị Thiên Khô không có cứu, thì mệnh cục đều Hung.
        - Tài vượng, thân nhược không có Kiếp Ấn trợ giúp.
        - Sát trọng, thân khinh, không có Thương Thực, Ấn thụ.
        - Dụng Quan , nhiều Thương mà không có Tài.
        - Quan nhiều thì thân nhược mà không có Ấn.
        - Ấn Kiếp đều trọng mà Quan khinh Sát khinh chế trọng lại không có Tài.
        - Mệnh cục đầy Tỉ Kiếp mà không có Quan Sát.
        - Dụng Thực mà gặp nhiều Kiêu.
        - Kỵ Sát mà gặp nhiều Tài.
        - Hỉ Tài mà nhiều Kiếp Nhận.
        - Mệnh cục đầy Thương Thực mà không có Ấn.
        - Hỉ Ấn mà nhiều Tài.
        - Quan khinh mà Ấn trọng.
        - Hỉ Quan mà có Sát hỗn.
        - Ngoại cách đã thành mà lại bị phá.
        Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh Hung vậy.

        4. Yêu ( Yều mệnh)
        - Ấn thụ quá vượng, Nhật chủ không có chổ dựa.
        - Tài Sát quá vượng, Nhật chủ không có chổ dựa.
        - Kỵ thần cùng Dụng thần, hỗn tạp mà còn tranh chiến.
        - Hỉ xung mà không có xung.
        - Kỵ hợp mà lại hợp.
        - Kỵ xung mà lại bị xung.
        - Hỉ hợp mà không có hợp.
        - Nhật chủ mất lệnh, Dụng thần yếu mà kỵ thần thâm trọng.
        - Hành vận cùng Dụng thần, Tương thần không có tình, trái lại cùng Kỵ thần kết bè đảng.
        - Thân vượng mà khắc tiết hoàn toàn không có.
        - Trọng dụng Ấn mà có Tài tinh phá Ấn.
        - Thân nhược gặp Ấn, mà có Thực Thương trùng điệp.
        - Kim hàn, thủy lãnh mà thổ thấp.
        - Hỏa viêm thổ táo mà mộc khô.
        Phàm mệnh cục, có những điều như trên thì đều là mệnh chết yểu vậy.

        Tất cả là 4 câu:
        + Hỉ xung nhi bất xung
        + Kị hiệp nhi phản hiệp
        + Hỉ hiệp nhi bất hiệp
        + Kị xung nhi phản xung
        Nghĩa là:
        + Mừng xung lại không xung
        + Đừng hợp thì lại hợp
        + Cần hợp lại không hợp
        + Tránh xung trái lại xung
        Bởi vậy mới bị tai vạ hoặc yểu (chết non)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/6 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trích thiên tủy
        By Ducminh in forum Tích Thiên Tủy
        Trả lời: 38
        Bài mới: 15-10-15, 12:49
      2. Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái
        By MaiCorros in forum Dịch số
        Trả lời: 30
        Bài mới: 02-12-13, 10:58
      3. Thiên sứ lạc việt
        By Linhpharmacy in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 1
        Bài mới: 01-12-12, 21:51
      4. Cho em hỏi về hậu thiên
        By minhtienql in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 3
        Bài mới: 29-02-12, 08:23
      5. Thiên không cư tài
        By Garu81 in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 0
        Bài mới: 07-04-11, 15:31

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •