Định chân thiên

Phu sinh nhật vi chủ giả, hành quân chi lệnh, pháp vận tứ thời, âm dương cương nhu chi tình, nội ngoại phủ thái chi đạo.
Lấy ngày sinh làm chủ, lấy Nhật can là chủ. Ví như người bề tôi vậy, Hành Quân chi lệnh tức là chủ hành theo Nguyệt lệnh, từ đề cương mà khởi vận, nói là vua tức là năm tuổi bản mệnh vậy. Như bản mệnh là Giáp Tý, năm tức là Tuế Quân. Sinh Chính nguyệt, Nguyệt lệnh thấy Bính Dần, Nam mệnh thì thuận vận hành đến Đinh Mão, Mậu Thìn, cho nên nói lấy Ngày làm chủ, lấy ngày là như người bề tôi, chủ là Tuế quân hành đến Nguyệt lệnh, là vận mệnh vậy.
Pháp vận Tứ thời là lý lẽ của phương pháp này.
Vận là hành vận, Tứ thời là Xuân Hạ Thu Đông. Lý lẽ Tử Bình như là vận hành Dần Mão Thìn thì thuộc mùa Xuân, hành Tị Ngọ Mùi thì thuộc mùa Hạ các loại vậy. Âm dương cương nhu chi tình như là Giáp Bính Mậu Canh Nhâm là dương, Ất Đinh Kỷ Tân Quý là âm, tính tình của dương thì cương, tính tình của âm là nhu vậy. Nội ngoại phủ thái chi đạo là Thập nhị Địa Chi bên trong tàng chứa Nhân nguyên vốn là nội, thập can lộ xuất ra ngoài vốn là ngoại. Không có bế tắc. Thái là thông. Nếu trong bát tự, thiên can âm dương, cương nhu phối hợp có tình, địa chi đề cương tàng chứa Nhân nguyên dụng thần, hoặc Tài hoặc Quan hoặc Ấn, hành vận sinh vượng thai dưỡng thì cát mà hướng Thái, hành vận tử mộ tuyệt thì hung mà hướng Phủ.

Tiến thối tương khuynh.
Phú nói: Tương lai là tiến, thành công là thoái, cái Xuân mộc, Hạ hỏa, Thu kim, Đông thủy, cùng nói thổ là tháng Tứ Quý, là kỳ Tiến khí vậy. Hoặc Tài Quan là dụng, là sinh tốt. Nếu Xuân thủy, thổ, Hạ kim, Thu mộc, Đông hỏa, là kỳ khí hưu tù, gọi là Thoái khí . Hoặc dụng là Tài Quan, gọi là Thiện. Lại có hành vận dụng thần gặp vượng tướng thì cát; hành tử tuyệt hưu tù thì hung. Cái này Tiến thì cái kia Thoái, cái kia Tiến thì cái này Thoái, cái này Nhập thì cái kia Xuất, cái kia Nhập thì cái này Xuất, xua đuổi hoặc là nghiêng ngã cùng hỗ tương nhau như thế.

Động tĩnh tương phạt.
Bát tự nhật can Giáp, có chữ Tân là Quan, lại lộ chữ Canh là Sát, thì gọi là Động. Động, là náo động vậy, tức là Canh gặp Bính thì ý là gây hỗn loạn. Nếu có vật để chế kỳ Sát, hoặc hợp kỳ Sát, mà không có chữ Đinh để thương kỳ Quan, gọi là Tĩnh. Tĩnh là an tĩnh vậy. Địa chi có xung hình phá hại, cũng gọi là động, nếu không là tĩnh vậy. Hành vận cũng có sinh khắc chế hóa, muốn hướng về hoặc muốn quay lưng, vốn gọi là Bát tự Động Tĩnh tương phạt . Thuyết xưa nói Can là Trời, có thể động mà không thể tĩnh. Chi là Đất, có thể tĩnh mà không thể động. Giáp chính là lấy Thiên can, Tý chính là lấy Địa chi, cuối cùng là ở Hợi. Giáp truyền lại cho Tý chảy quanh không ngừng theo Thập nhị Chi, một động một tĩnh, một âm một dương, mà hỗ tương thay thế để dùng.