Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/8 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 79
      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default Quản Kiến Tử Bình bình chú

        Quản Kiến Tử Bình bình chú
        Tác giả: Lôi Minh Hạ
        Bình chú: Thương Hải Châu
        nguồn kimtubinh.net


        1. Chính quan cách

        Chính quan nhất vị cách thanh cao, đới ấn trung lương quả tuấn hào.
        Vô sát thân cường tình thản thản, hữu tài khí vượng chí hiêu hiêu.
        Khước hiềm phân đoạt ưu mai một, tối kị hình xung thán tịch liêu.
        Nội ngoại hợp đa quan bất hiển, chi can thương tận số nan đào.


        Chính quan chỉ nên có một, tất một mình nắm giữ quyền thế. Mừng gặp được Ấn thụ, bản tính trung thực lương thiện, anh hùng tuấn tú. Không nên kiến Sát, không có Sát thì tính tình thư thái ung dung, Tài chính là nguyên thần của Quan (sinh ra Quan), gặp Tài thì trong lòng có chút tự đắc. Nếu có kẻ tranh đoạt tái nhập cách, cần ẩn tàng không nên thấy. Tham hợp quên Quan, kị thấy trong trụ; Hình xung phá hại, nội cục tối hiềm. Về phần Thương quan, là Kị thần của cách này, thấy thì chẳng thọ.

        Dịch nghĩa:

        Trong Chính quan cách, Quan tinh tốt nhất chỉ nên có một, như vậy Quan tinh quý khí sẽ thuần mà chuyên. Quan tinh thích Ấn tinh, người Chính quan bội Ấn, bản tính trung lương, đa phần là hạng người anh hùng hào kiệt. Quan cách không thích Sát tinh, không có Sát tinh đồng thời nhật nguyên cường vượng là người có sức lực, tính tình thư thản; Tài tinh là nguyên thần của Quan tinh, người Quan cách kèm theo Tài, thường thì chí cao khí ngạo (ngang tàng). Nếu như Quan cách đồng thời kiêm nhập cách, chính là Quan bị "phân đoạt"; Hoặc là Quan tinh tàng dưới địa chi và không thấu, chính là Quan bị "mai một", đều là không tốt. Nhưng tối kị chính là Quan tinh bị hợp hoặc thụ hình xung phá hại, như vậy cách cục hoàn toàn bị phá. Mà Thương quan là kị thần của Chính quan cách, Quan cách ngộ Thương, thường thọ mệnh không dài.


        Chính quan cách đứng đầu lục cách, người phú quý đa phần nhập cách này. Bát tự cách cục, chuyên cầu nguyệt lệnh, theo như lời này thì hẳn là nguyệt lệnh Chính quan cách. Nguyệt lệnh Chính quan cách có thể thành cách hay không, còn phải xem hỷ kỵ phối hợp
        thay đổi nội dung bởi: Thientam, 16-05-14 lúc 15:26
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Thientam" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (13-09-14),quangvinh (16-05-14),quangvinhn (17-05-14)

      3. #2
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Hỷ

        1) Nguyệt lệnh Chính quan tốt nhất là phải lộ ra thiên can, nếu như Quan tinh giấu ở nguyệt lệnh và không thấu, phải đợi đại vận lộ ra, khi đó cách cục mới có thể mới có thể phát huy tác dụng.

        2) Hỷ thân cường hữu căn. Quan tuy kèm theo quý khí, nhưng cũng là thứ câu thúc bản thân, nếu như nhật nguyên vô căn, thì không thể hưởng thụ hết quý khí của Quan tinh mang đến.

        3) Thích kèm theo Ấn. Quan cách bội Ấn cách nguyên là cách cục rất cao, một là Ấn tinh có thể khắc chế Thương quan mà bảo vệ Quan tinh, như vậy cho dù nguyên cục hoặc đại vận có Thương quan xuất hiện cũng không sợ; hai là Ấn tinh sinh thân, bản thân Ấn lại được Quan tinh sinh, như vậy Quan sinh Ấn, Ấn sinh thân, quý khí Quan có thể chảy tới thân.

        4) Hỷ Tài tinh. Quan cách kèm theo Tài, cũng là một trong những phối hợp tốt của Quan cách. Tài là nguyên thần của Quan, kèm theo Tài thì Quan tinh hữu lực. Nếu như thân cường Quan nhược mà kèm theo Tài, hẳn rất có tình.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Thientam" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (13-09-14),quangvinh (16-05-14),quangvinhn (17-05-14)

      5. #3
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Kị

        1) Kị trọng Quan. Nguyệt lệnh Quan tinh, nếu như trên thiên can có 2 Quan tinh lộ ra; Hoặc nguyên cục thấu một, đại vận lại qua can Quan vận, thì gọi là trọng Quan. Quan nghĩa là quản vậy. Nếu bên trên có 2 Quan tinh tới quản chế bản thân, nhật chủ chẳng còn cách nào khác đành phục tùng, chẳng những không chiếm được phú quý, mà bởi chân đạp hai thuyền nên như rổ tre tát nước đều mất công toi cả. Chữ "trọng", tức là nặng vì trùng lặp chồng chéo, không phải nặng do trọng lượng. Có người cho rằng nhiều Quan tinh thì lực lượng Quan tính quá lớn mà bại nên mới gọi là trọng Quan. Thực ra cũng không phải, mà là hai Quan tinh xuất hiện bên trên, quý khí sẽ không chuyên, bởi vậy không cách nào thành cách. Khi có hiện tượng trọng Quan, phải xem nguyên cục và đại vận, có khả năng hợp trụ Quan tinh dư thừa, mới có khả năng đắc phú quý.

        2) Kị Thất Sát. Quan cách ngộ Sát, bại ở quý khí bất thuần, luận thành bại như trọng Quan ở trên.

        3) Kị Tỉ Kiếp. Tỉ Kiếp có thể làm phân tán quý khí Quan tinh, cho nên thành kị. Quan cách ngộ Tỉ Kiếp, cho dù thành cách bất bại, đoạt được phú quý nhưng phần lớn phải cùng người khác chia xẻ. Chữ "phân đoạt" trong bài thơ trên ý là chỉ Tỉ Kiếp phân đoạt Quan quý, đoạn giải thích ở trên "kẻ tranh đoạt tái nhập cách" e rằng không phải là chính giải.

        4) Kị hình xung phá hại. Ở đây chỉ ra khí Quan tinh sợ nhất hình xung phá hại, một khi thụ hình xung thì cách cục toàn phá hư, biến thành tạp khí Chính quan cách, luận theo đường hướng khác.

        5) Kị hợp Quan. Thiên can chỉ lộ ra một Quan tinh, sợ nhất Thiên can ở ngoài hợp mất (trừ nhật nguyên). Dương nhật can Quan cách, nếu ngộ Thực thần thì thành hợp khử, Quan chẳng còn là Quan, nhật chủ không cách nào nhận được quý khí Quan tinh. Còn âm nhật can Quan cách, nếu gặp Tỉ kiên, cho dù không hoàn toàn hợp khử cũng là tranh hợp, nhật chủ nhận được quý khí cũng rất ít. Đây cũng là biểu hiện của kị, cụ thể mức độ phá hoại thế nào, cần phải xem 3 vị trí Quan tinh, nhật chủ và can tranh hợp, lực lượng của Tỷ mới có thể định lượng. Về phần bản thân nhật chủ hợp Quan, vô tranh vô đoạt, chính là Quan tinh hợp nhập bản thân, toàn bộ quý khí Quan tinh đều cho ta sở dụng, không gọi là hợp khử.

        6) Kị hợp Tài. Ngoại trừ Quan tinh đã bị bên ngoài hợp khử, bên trong dương can Chính quan cách, nhật chủ hợp Tài cũng là điều kị của cách cục này. Chỗ này gọi là tham hợp quên Quan, là nhật chủ tham luyến Tài tinh quấn quít tình cảm, lệnh dụng thần Quan tinh không chỗ nào dựa vào. Nhật chủ vô tâm khi muốn hướng tới Quan lấy quý, nhưng không chiếm được quý khí Quan tinh, nhật can thiên là người quá yếu nhược.

        7) Kị Thương quan. Quan cách ngộ Thương, cũng rõ ràng là phá cách. Nếu như nguyên hoặc đại vận không có Ấn tinh giải cứu, thì gặp nhiều kiện cáo hoặc bị tiểu nhân làm hại, ảnh hưởng đến sự nghiệp chức vị. Về phần ý bài thơ nói: Quan cách ngộ Thương thì đoản thọ, e rằng không hẳn như vậy. Nhân thụ mệnh do trời, sinh tử chẳng thể ngoa ngôn, cũng là do tạo ác nghiệp mà người mệnh này phải thận trọng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Thientam" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (13-09-14),quangvinhn (17-05-14)

      7. #4
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        2. Thiên quan cách

        Thiên quan phú tính tối cương cường, thân sát tương tranh định bất tường.
        Sát thiển thân cường quyền khả tiện, khí suy sát trọng mệnh nan trường.
        Nhận tinh đắc hợp công danh viễn, ấn thụ tương sinh phúc lộc xương.
        Chỉ phạ sát quan đa ấn thiểu, thủy chung bần khốn sự quai trương.


        Thiên quan, thuộc loại dương khắc dương, âm khắc âm. Không có âm dương phối hợp cho nên gọi là thiên (nghiêng, lệch). Thân cường có chế phục thì thành Thiên quan, thân nhược vô chế phục làm thành Thất sát. Thân Sát tương đình (tương hỗ) thật là khéo: như thân nhược Sát vượng, thân Sát tranh chấp, chẳng hề tốt đẹp; Thân cường Sát thiển (mỏng, ít), mượn Sát làm quyền; Sát trọng thân khinh, cuối cùng cũng tổn hại, cơ bản là vậy. Dương Nhận có thể hợp Sát, Thương quan có thể giá (chống) Sát, Thực thần có thể chế Sát, Ấn thụ có thể hóa Sát, gặp được 4 thứ này chủ mệnh công danh cao rộng, phú quý lâu dài. Nhưng kị Quan Sát hỗn tạp, lại không có Ấn hóa, chẳng những phúc khí phỉ bạc, e rằng còn khó thọ. Âm nhật Thương quan giá Sát, dương nhật Thương quan không thể giá Sát, chỉ có thể luận Thương quan đới (kèm theo) Sát.

        Dịch nghĩa:

        Loại lục thần gọi là Thiên quan vì khắc chế nhật chủ, dương khắc dương, âm khắc âm. Bởi trong quan hệ tương khắc này không có âm dương phối hợp, nên gọi là "thiên". Có điều thông thường Nhật chủ cường vượng mà lục thần chủ khắc có chế mới gọi là "Thiên quan", nếu như Nhật chủ nhược mà lục thần chủ khắc vô chế thì gọi là "Thất Sát". Thiên quan bản tính cương cường, trong mệnh cục, sức mạnh của nhật nguyên và Thất Sát cân bằng là tốt nhất, nếu như thân nhược mà Thất Sát vượng, thân Sát tranh chấp, đều không tốt. Nếu thân cường mà Thất Sát nhược có thể dụng Thất Sát này làm quyền bính, khả dĩ đạt được phú quý; nếu như Thất Sát cường mà thân nhược, chính là bất cát, thậm chí ảnh hưởng tới thọ mệnh, thi văn trên chính là ý này. Dương Nhận có thể hợp Sát, Thương quan có thể giá Sát, Thực thần có thể chế Sát, Ấn thụ có thể hóa giải Thất sát - Thất Sát mà gặp tứ thần này thì có công danh, phú quý. Cách cục này sợ Quan tinh tới hỗn tạp, nếu như Quan sát hỗn tạp đồng thời lại không có Ấn tinh tới hóa giải, chẳng những bần khốn mà còn vô phúc, sợ rằng thọ mệnh bất trường. Mặt khác, âm nhật can Thương quan mới có thể giá Sát, dương nhật can Thương quan không thể giá Sát, chỉ có thể nói Thương quan đới Sát.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #5
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Nhiều cổ thư giải thích hữu chế phục thì gọi Thiên quan, vô chế phục gọi Thất Sát, quy luật là thế nhưng lấy kết quả để phân biệt tên lại không cần phải như vậy. Đối với cách cục này, khi dự đoán chúng ta đều có thể gọi là Thiên quan hoặc là Thất Sát không việc gì cả. Từ xưa người luận mệnh rất xem trọng Thất Sát, nguyên nhân là nó "thiên kích" lại kèm tính chất công kích, với nhật chủ cùng tính tương khắc bất lưu tình, Thất Sát và Chính quan không giống nhau.

        Nguyệt Nguyệt Thất Sát cách hỷ thân vượng. Nếu như Thất Sát và nhật nguyên tại nguyên cục có lực lượng quân bình, hoặc Thân cường Sát nhược, Thất Sát sẽ không dám tùy tiện công kích Nhật chủ, vẫn có thể hi vọng đạt phú quý. Thư sách nói "Thân Sát lưỡng đình" là quý mệnh, chính là kết cấu Thất Sát đới Nhận, lúc này không cần phải chế Sát, nên có phú quý. Nhưng muốn đạt được cái phú quý này, ví như lấy hạt dẻ trong lò lửa vậy, thật chẳng dễ dàng. Lúc niên vận xung Nhận thì có khả năng xuất hiện đại tai nạn, điều này là do sau khi Nhận bị xung, lực lượng Thân Sát sẽ mất cân bằng. Vì lẽ đó, nói tóm lại điều kiện tốt nhất phối hợp là Thất Sát cách lấy hợp Sát, chế Sát, hóa Sát làm thành cách. Nếu như trong cục không có 3 loại đáp phối này, mà chỉ là Thân Sát lưỡng đình, thì cho dù phú quý, vẫn có khả năng gặp một vận không may mà tai họa diệt vong, bởi thế không thể luận là mệnh tốt được.

        Dương Nhật can lấy Nhận (Thiên can Kiếp tài) hợp Sát, lấy Thực thần Thương quan chế Sát, lấy Ấn hóa Sát, đều là hảo mệnh. Có điều khi thân nhược dụng Ấn hóa Sát là hữu tình nhất, Thương quan chế Sát không bằng Thực thần chế Sát bởi Thương quan và Sát là dị tính tương khắc, không thể dốc toàn lực mà chế Sát vậy.

        Âm Nhật can lấy Thương quan hợp Sát, lấy Thực thần chế Sát, lấy Nhận Kiếp tài mà trợ thân (gián tiếp kiềm chế Thất Sát), lấy Ấn trực tiếp hóa Sát - tất cả đều là đáp phối (kết hợp) tốt.

        Thất Sát cách sợ thân nhược vô căn, sợ Tài sinh Sát, sợ Quan tới hỗn Sát. Thông thường mà nói, Thất Sát cách trừ phi là kết cấu "Sát - Nhận", bằng không cho dù là Thân cường Sát thiển đều kị Tài đến trợ Sát. Về phần Quan Sát hỗn tạp, bất kể là trong Quan cách hay là Thất Sát cách, đều là yếu kị. Xuất hiện Quan sát hỗn, nếu như không thể thủ thanh, cho dù hữu Ấn hóa giải, nhiều nhất cũng chỉ có thể lấy bình an vô tai mà luận, còn phú quý thì vô vọng, đây là cái lý của thuần tạp.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #6
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thời thượng Thiên quan cách
        (Thời thượng nhất vị quý cách)

        Thời thượng thiên quan nhất vị lương, bất phân minh ám hỷ tài cường.
        Thực thần tối ái can đầu kiến, dương nhận thiên nghi chi hạ tàng.
        Tính cách cương cường đa trí lược, khâm hoài lỗi lạc hảo văn chương.
        Thực thần thái trọng vô thê thiếp, hoàng quyển thanh đăng không tự mang.

        Thiên quan trên trụ giờ chỉ hỷ có một vị trí, tức thời thượng nhất vị quý cách, tái kiến cũng không được. Có tại thiên can hoặc địa chi, đều hỷ Tài tinh sinh cho. Mà một vị Thiên quan, e rằng không thể cổ vũ tạo hóa, tất mượn Tài để sinh, chính là Tài tư (sinh) Thất sát, anh hùng độc áp vạn nhân (anh hùng một mình chấn áp vạn người). Thực thần trên can dùng để chế Sát, Dương Nhận dưới chi dùng để hợp Sát, hai loại thích hợp thấy ở thời thượng Thiên quan. Chủ người quang minh chính trực, dùng học vấn mà nổi danh. Nếu như Sát tại trụ giờ vô khí, Thương quan Thực thần khắc chế thái quá, lại không có Chính Tài tinh sinh trợ, chính là người gặp chẳng bằng không gặp. Phú rằng: Thiên quan thời ngộ, chế phục thái quá, chính là hàn nho, nguyên nhân là vậy.

        Dịch nghĩa:

        Thời thượng Thiên quan đồng thời là thời thượng nhất vị quý, Sát tinh chỉ có một ở trụ giờ mới thành cách. Nếu như trong cục bên trên có 2 Sát tinh thì không phải. Thời thượng Sát tinh này bất luận là ở thời can hay tại thời chi, đều thích nguyên cục có Tài tinh sinh trợ. Bởi lẽ Sát tinh chỉ có một vị trí tại trụ giờ, sợ vận mệnh con người bất lực trước tạo hóa, cho nên cần thiết dụng Tài tới sinh, do vậy bình thường mới nói " Tài tư Thất sát, anh hùng độc áp vạn nhân". Cách cục này thích thiên can có Thực thần chế Sát, địa chi có Dương Nhận hợp Sát. Người nhập cách cục này, tính cách cương cường, quang minh lỗi lạc, lại đầy mưu trí, văn chương xuất chúng. Nếu như thời thượng Thất Sát quá yếu vừa bị Thương quan Thực thần khắc chế quá độ, nguyên cục lại không có Chính Thiên Tài sinh trợ, thì không thể đạt được điểm tốt của loại cách cục này, thậm chí không có vợ con, dễ thành hạng người không nhà (đi tu). Cổ phú thuyết: "Thiên quan thời ngộ, chế phục thái quá, chính là hàn nho" - nói ra như vậy chính là ý tứ này.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinhn (17-05-14)

      11. #7
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Đây là một loại cách cục đặc thù, bởi vì tại trụ giờ tìm cách cục, nhất định là nguyệt lệnh bất thành cách cục, bằng không cách cục vẫn phải tìm trong nguyệt lệnh. Cách cục này có một vài yếu điểm, một là thời thượng nhất vị quý, nhất định chỉ có một vị tại trụ giờ, nhiều hơn sẽ không thành quý cách, cũng không có thể có Quan tới hỗn tạp. Tam Mệnh Thông Hội nói rằng: Với cách cục này, nếu như niên nguyệt nhật trọng kiến Sát tinh là mệnh vất vả khổ cực. Hai là phải thân cường. Ba là phải có chế phục, trong nguyệt lệnh có chế thì thành cách tốt, nhưng lại không thể chế phục thái quá. Nếu có hai ba tầng chế phục, chính là chế phục thái quá. Chế phục thái quá, cuộc đời tựa như lý đỗ (bế tắc), tuy văn chương xuất chúng nhưng suốt đời không được như ý, chỉ có thể là giới hàn nho. Bốn là, Sát phải cần có Tài sinh, nếu như vô Tài, phải tự tọa vượng (lâm quan), nói vậy ý là trong cục không có Tài tinh mà thời trụ là Canh Thân Ất Mão - Sát tinh thì hợp cách.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinhn (17-05-14)

      13. #8
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính Tài cách

        Chính tài vượng tương yếu căn thâm, nội trợ thê hiền cổ sắt cầm.
        Trụ đới bỉ kiên hằng bất túc, vận lâm thất sát phúc di thâm.
        Ngũ hành sinh xứ đa hoạch bảo, tam hợp phùng thời quảng tích kim.
        Quan ấn lưỡng bàn đồng nhập cách, công danh tảo toại thiểu niên tâm.

        Chính Tài cách, nhất định phải có căn dưới địa chi mới quý. Phú rằng: Địa chi Tài phục ám sinh giả kỳ. Cho nên Tài đó mới làm vợ. Tài tinh hữu khí tất có vợ đức hạnh tài năng. Tỉ Kiên phân Tài, đương nhiên thành thiếu, nhưng kẻ Tài đa thân nhược, chuyển thành bất kị. Phú nói: Mệnh dụng Tài, vận gặp Sát, việc cát cũng có thể bày ra. Nên mới "phúc di thâm" như vậy (phúc lành đầy đủ, thâm sâu) . Kẻ dụng Tài, nguyên trong trụ phải có sinh khí, cục có tam hợp là tốt nhất, Tài hợp thì tụ. Người như thế, tích góp được nhiều tiền của, đầy ngọc ngà châu báu, tái kiến Quan Ấn, đây chính là tam kỳ toàn bị (đầy đủ cả Tài Quan Ấn), định chủ sớm đăng khoa đệ, lại phú quý song toàn. Nhưng Lộc hiềm xung phá, Mã kị Không vong, không thể không biết đến.

        Dịch nghĩa:

        Chính Tài cách, Tài phải vượng, Tài cường căn, Tài mới thành quý mệnh. Cổ phú có nói: Địa chi có Tài ám tàng, phù trợ thành Tài cách, là kỳ mệnh, hảo mệnh. Tài tinh, đại biểu cho vợ của người đàn ông, vậy mới nói Tài tinh hữu khí hữu căn nhất định có thê tử hiền năng. Trong cục có Tỉ Kiên thì phân tán tài vận, tài vận dĩ nhiên không đủ, thành ra không được tốt lắm, tuy nhiên nếu như mệnh cục Tài đa thân nhược, ngược lại không sợ Tỉ Kiên. Cổ phú văn thuyết: Mệnh cục lấy Tài làm dụng, đại vận gặp Sát thì may mắn, cho nên thơ trên mới nói "phúc di thâm". Nếu dụng Tài, trong nguyên cục Tài phải có sinh khí, ví như địa chi tam hợp Tài cục thì càng tuyệt vời, hoặc hợp Tài chẳng khác nào thành nơi Tài tụ họp, như vậy mệnh có nhiều khả năng giữ được vàng bạc tiền của, rất giàu có. Nếu như có thêm Quan tinh và Ấn tinh đồng thời thấu lộ trên thiên can, thì được gọi là Tài Quan Ấn tam kỳ toàn, có khả năng thiếu niên đắc chí, phú quý song toàn. Mặt khác phải chú ý: Lộc sợ xung phá, Mã kị Không vong.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinhn (17-05-14)

      15. #9
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Nguyệt lệnh Chánh Tài cách, yêu cầu thân cường. Nếu như nhật nguyên quá nhược, tất không có năng lực được hưởng phúc thê tài. Tài sợ Tỉ Kiếp Lộc Nhận, trừ phi Tài đa thân nhược, bằng không bất cát. Thông thường mà nói, Tài cách cần Thực Thương tới sinh Tài, dụng Quan đến hộ Tài, đó là nguyên lý cách cục thuận dụng. Sợ nhất trong nguyên cục tình cờ gặp Sát tinh, vì Sát có năng lực chuyển Tài công thân. Nguyên văn nói Tài cách hỷ Thất Sát đại vận hẳn là tại nguyên cục có Tỉ Kiếp Lộc Nhận, vận gặp Thất Sát có thể chế Kiếp hộ Tài, nguyên cớ như vậy, bình thường Tài cách dưới tình huống lấy Quan hộ Tài mới là tốt đẹp. Dù cách cục Tam Kỳ đầy đủ Tài Quan Ấn cũng phải nhìn vị trí, chỉ có Tài Ấn không phương ngại lẫn nhau mới có thể phú quý song toàn. Về phần "Lộc hiềm xung phá, Mã kị Không vong" là một câu cổ ngữ, "Lộc" có thể giải thích là Quan, vừa có thể giải thích là Lộc thần. "Mã" có thể giải thích là Tài, cũng có thể giải thích là Dịch Mã. Như trong《 Ngũ hành tinh kỷ 》nói đến giờ Thiên Lộc Thiên Mã khi giải thích câu: "Lộc hiềm xung phá, Mã kị Không vong", ý tương ứng với Dịch Mã. Trong《 Tinh Mệnh tổng quát 》thuyết: "Lộc hiềm xung phá, y thực (cơm áo) gian nan. Như Giáp sinh nhân Lộc tại Dần, lập mệnh tại Thân, Lộc làm mệnh xung phá, suốt đời gian nan bôn tẩu. Mã kị Không vong, y thực bôn ba. Như Kỷ Tị sinh nhân Mã tại Hợi, hành hạn sẽ gặp, hoặc tự thân mệnh từ lúc sanh ra đã khốn đốn" cũng xu hướng cho là Dịch Mã. Còn《 Tam Mệnh Thông Hội 》 thuyết, Tài khố sợ không (không vong), khố gặp không thì không thể tụ Tài, như Nhâm sinh tháng Tuất tuần Giáp Tý, Tuất (hỏa khố) làm Tài mà rơi Không vong bất cát. Có thể thấy rõ, nguyệt lệnh Tài cách nếu như lạc Tuần Không, cũng là không tốt. Tại Quản kiến luận Chánh Tài khảo thích câu "Lộc hiềm xung phá, mã kị Không vong", đương nhiên ý là "Nguyệt lệnh Quan cách sợ hình xung, và nguyệt lệnh Tài cách sợ gặp Không vong".
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. #10
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thiên Tài cách

        Thiên tài sinh vượng tại nguyệt chi, khảng khái phong lưu quả xuất kỳ.
        Quan sát thanh thuần tài lộc thịnh, bỉ kiên hỗn loạn lợi danh khuy.
        Bình sinh sự nghiệp do thê quản, bán thế sinh nhai lại tử vi.
        Mộ khố vận lâm xung kiếp địa, thọ nguyên phúc khí lưỡng tham sai.

        Nguyệt thượng Thiên Tài, tốt nhất là nên sinh vượng. Tính tình khẳng khái phong lưu. Hoặc Quan hoặc Sát, chỉ cho phép một vị, chỉ thuần mà không tạp, mới là người có phúc có lộc. Trọng kiến Tỉ Kiên Kiếp Tài thì hỗn loạn. Thiên Tài chính là tiền tài của mọi người, có thể tận dụng được nó chăng? Nếu bị Tỉ Kiếp phân khử, lợi danh tất tự nhiên hao tổn. Người mang Thiên Tài cách, tính cách chây lười, tản mạn, thích tự do. Tất cả mọi việc đều dựa vào vợ, sủng ái vợ nhỏ (không phải vợ cả). Như hành vận đến vận đến mộ khố tử tuyệt kiếp sát, phân đoạt tú khí, phúc thọ chẳng phải trôi qua vô ích rồi.

        Dịch nghĩa:

        Nguyệt thượng Thiên Tài cách, Tài vượng là điều kiện tốt nhất. Người nhập cách cục này, tính tình khẳng khái phong lưu. Thiên Tài kèm theo Chính quan cũng tốt, kèm theo Thất Sát cũng tốt, nhưng chỉ cần một vị, mới gọi thuần mà không tạp, Quan Sát thuần tất là người có phúc có lộc. Nếu như kèm theo Tỉ kiên Kiếp tài, lập tức danh lợi hữu khuy (suy giảm, thua lỗ). Bởi Thiên Tài thuộc của cải mọi chúng nhân, có được bao nhiêu đây? Nếu như Tỉ Kiếp phân khử, danh lợi tự nhiên có khuy tổn. Người Thiên Tài cách, tình cảm tính cách lười biếng, hời hợt, thích vui vẻ giống như "phủi trưởng quỹ", việc lớn việc nhỏ đều do vợ phụ nữ giao thiệp quản lý, đồng thời loại người này yêu thiên thê hơn hẳn chánh thê. Hành vận nếu như Thiên Tài nhập vận mộ khố tử tuyệt, hoặc vận Kiếp Sát thì tài vận bị phân,, thọ nguyên phúc khí đều bị ảnh hưởng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/8 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Kính các Bác xem giúp quẻ Phục - Thuần Chấn
        By nuadoiphieubat in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 2
        Bài mới: 06-02-13, 04:47
      2. Trả lời: 3
        Bài mới: 21-08-11, 15:39
      3. Trả lời: 0
        Bài mới: 14-07-11, 11:22
      4. Trả lời: 5
        Bài mới: 27-02-10, 20:55
      5. Nhờ Chú xem giùm 1 quẻ
        By ma_ak72 in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 8
        Bài mới: 24-11-09, 00:25

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •