Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/8 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 79
      1. #11
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thiên Tài thích hợp Tài vượng, sợ nhất Tỉ Kiếp phân đoạt, bởi vì Thiên Tài cơ bản là tài vật đến từ bên ngoài, cho nên càng nhiều càng tốt; bản thân Thiên Tài là vật vô chủ, vì thế rất dễ dàng bị phân đoạt. Đương nhiên, Thiên Tài cách cũng phải Thân vượng mới tốt. Nếu như Tài tinh thái suy, Nhật chủ quá yếu, hoặc là kèm theo Sát mà vô chế, đa phần là mệnh phá tổ tông, vất vả. Còn Thiên Tài kèm theo Quan Tỉ Chánh Tài đới Quan càng tuyệt vời, do âm dương hữu tình, Thiên Tài sinh Quan, Quan hộ Tài, song phương cùng đem hết sức mình. Thiên Tài cách hành vận sợ Tài tinh mộ khố tử tuyệt, sợ Tỉ Kiếp phân đoạt, bởi gặp loại vận khí này sẽ phá hoại Tài tinh tú khí.

        Hai loại Chánh Tài Thiên Tài cách, khác biệt ở tính chất âm dương cần nhận thức kỹ lưỡng. Nhưng theo cách phân loại lục cách thấy rằng Tài cách chẳng phân biệt thiên chính, hỷ kỵ giống nhau,
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        anhtrong (16-05-14)

      3. #12
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        1) Hỷ Tài vượng căn thâm, Thiên can một vị làm dụng. Thiên can đa thấu làm Tài lộ, lúc này càng sợ Tỉ Kiếp, chỉ có tái kèm theo Chính quan giải cứu mới có thể thành cách, không thể lấy hợp Tài thủ thanh.

        2) Hỷ thân cường.

        3) Hỷ Quan tinh. Quan tinh làm quý khí, đồng thời lại có thể hộ Tài, dụng Quan kị Sát tương hỗn, đồng thời kị Thực Thương. Đáp phối loại này càng yêu cầu nhật nguyên cường vượng hữu lực. Hoặc là qua đại vận thân vượng lúc này mới phát, bằng không phát phúc nhỏ.

        4) Hỷ Thực Thương sinh Tài. Nhưng cái này cần khi Tài nhược mà thân cường thấu Tỉ Kiếp, không thấu Quan tinh mới hữu tình, bằng không bất hỷ, bởi Thực Thương đều là kị vật của Quan tinh. Dụng Thực thần lúc này lược thấu Tỉ Kiếp là trọng yếu, Tỉ Kiếp là Thực thần chi nguyên, lược thấu thì hữu tình, đa thấu sẽ có Kiếp tài nghi kị. Nếu dụng Thương quan, cũng tại thân cường Tài nhược và Tỉ Kiếp đa thấu, bất đắc dĩ mà dụng, không phải hoan hỷ nhất. Vả lại so với Thực thần sinh Tài, Thương quan sinh Tài chỉ là cách cục bình thường.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        anhtrong (16-05-14)

      5. #13
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        1) Kị thân nhược.

        2) Kị nguyệt lệnh gặp không (không vong) hoặc thiên can khác hợp Tài.

        3) Kị Tỉ Kiếp phân Tài.

        4) Kị Thất Sát, nếu đới Thất Sát, Sát cần hữu chế hợp, có thể luận quý.

        5) Kị Ấn Tài lưỡng tinh tại thiên can đối đầu với nhau. Tài vượng sinh Quan cùng với Thực thần sinh Tài cách, Tài cách dụng Ấn không phải là lựa chọn hay, nhưng có thể dụng Ấn giúp thân thủ quý, hơn nữa thường thì thân nhược Tài cường đành phải dụng Ấn thủ Tài, đồng thời phải xem vị trí ở đâu nữa. Nếu như Tài Ấn kề nhau, hoặc là thân cường Tài nhược cũng không thể luận cát được.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        anhtrong (16-05-14)

      7. #14
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thời thượng Thiên Tài cách

        Thời thượng thiên tài nhất vị giai, công danh hữu phân sĩ đồ xa.
        Tha hương phát phúc cao tương kính, chính thất phân duyên ái thiếp hoa.
        Quan sát bất tạp thành cát khánh, bỉ kiên đa kiến mạn tư ta.
        Trọng trọng tài vượng thân vô lực, nguyên thị danh môn lão cố gia.


        Thời thượng Thiên Tài và Thời thượng Thiên quan có điểm tương đồng, chỉ hỷ một vị, nhiều thì không đẹp. Nếu Tài ở trụ giờ hữu khí, Nhật chủ cương cường, thì công danh rộng lớn, là mệnh làm quan lâu bền. Thời thượng Thiên Tài, đa phần phúc khí đến từ bên ngoài, chủ việc có cao nhân tương trợ, mời chào. Dù có Quan hay Sát đều không thể hỗn tạp, điểm này lại càng tương đồng hơn. Thiên Tài nhiều thì thiên vị thê thiếp (vợ bé). Thời thượng Thiên Tài, trên trụ năm lại thấy mà Nhật chủ vô khí thì trở thành Tài đa thân nhược, chính là "phú ốc bần nhân". Phú nói rằng: Thời thượng Thiên Tài, khác cung kị kiến. Lại nói thêm: Thời thượng Thiên Tài, sợ gặp huynh đệ. Chỗ này theo cách xưng hô nên nói như vậy.

        Dịch nghĩa:

        Thời thượng Thiên Tài cách và Thời thượng Thiên quan cách quả thực giống nhau, chỉ cho phép Tài tinh có một vị trí, nhiều hơn là không tốt. Nếu trên trụ giờ Tài tinh hữu khí, Nhật chủ lại cường, chính là đường công danh rộng lớn, mệnh quan lộ lâu dài. Bất quá nhiều người có cách Thời thượng Thiên Tài đều ở quê người mà phát đạt, có cao nhân tương trợ, chào mời, ngoài ra còn yêu quý thê thiếp hơn hẳn chính thê. Trong cục có thể dụng Quan tinh, có thể dụng Sát tinh phối hợp mà thành cách, nhưng không thể hỗn tạp, Quan Sát hỗn tạp thì cần lấy hợp mà thủ thanh mới tốt. Trụ giờ đã có Thiên Tài, nếu trụ năm, trụ tháng lại có Tài tinh, đồng thời nhật nguyên nhu nhược, lúc bấy giờ lại thuộc Tài đa thân nhược, giống như một người nghèo sống trong một căn nhà xa hoa tráng lệ, cách cục thực mất cân đối. Cổ phú văn giải thích: Trụ giờ đã có Thiên Tài tinh, kị thấy tiếp Tài tinh ở cung vị khác. Lại giải thích thêm: "Thời thượng Thiên Tài, sợ gặp huynh đệ", chính là nói ý: Thời thượng Thiên Tài cách sợ gặp Tỉ kiên Kiếp tài.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        anhtrong (16-05-14)

      9. #15
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thời thượng Thiên Tài không phải dùng nguyệt lệnh mà lấy cách, vì vậy thuộc phạm vi của ngoại cách. Bất kể là thời can lộ ra Tài tinh hay thời chi có tàng Tài đều có thể nhập cách cục này. Nhười nhập cách cục này phần lớn dùng tiền bạc đều hào phóng, mưu mô xảo trá, lại còn dễ dàng có được tiền của phi nghĩa bất chính, yêu thích vợ nhỏ hơn...vv. Hỷ kỵ như sau:

        1) Cách cục chỉ hỷ một vị Tài tinh, không nên gặp nhiều.

        2) Bất kể thân cường thân nhược, đều kị thiên can có Tỉ Kiếp tinh, mệnh và tuế vận 3 thứ này đều luận giống nhau. Có Tỉ Kiếp tinh xuất hiện, cho dù phú quý nhưng cuộc đời hay gặp trắc trở.

        3) Hỷ thân cường Tài vượng. Thân cường Tài vượng thì công danh rộng lớn, tối kị nhật nguyên nhược mà Tài cường. Thân cường Tài hơi yếu, vận nhập nơi Tài thì đắc tài sinh lợi, hoặc xuất thân hàn môn mà cuối cùng có thể được phú quý vinh hoa. Nhưng nếu là thân nhược Tài cường thì vận nhập Tài địa bất cát, vận nhập địa chi Lộc Vượng thì còn có thể đắc Tài, nhưng cuối cùng cũng khó tránh khỏi túng quẫn nghèo khó.

        4) Hỷ Quan Ấn, bởi Quan có thể hộ Tài, Ấn có thể trợ thân, nhưng kị ở trên can gặp nhau bị Tài khắc (Ấn). Bất kể thân cường thân nhược đều kị Sát tinh, bởi Sát có thể chuyển Tài công thân, trừ phi Thất Sát bị hợp chế và được cứu ứng.

        5) Kị trụ khác xung phá cách cục.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #16
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Chính Ấn cách

        Chính ấn tòng lai sinh ngã thân, trụ trung tiên yếu thức nguyên thần.
        Sát quan bất kiến nan ngôn quý, thiên chính tài đa định thị bần.
        Kiếp trọng kiến tài hoàn hữu dụng, ấn khinh thấu sát phản vi thân.
        Thực thần ngẫu nhĩ lai tương phạm, phong tật triền miên bệnh bất nhân.


        Ấn thụ, sinh Ta - nhật can. Quan Sát chính là nguyên thần của Ấn thụ, trong trụ không thể không có; Tài làm Kị thần của Ấn thụ, trong trụ không nên có. Tử Bình nói rằng: "Trọng trọng sinh khí nhược vô quan, đương tác thanh cao kỹ nghệ khán, quan sát bất lai vô tước lộc, túng vi kỹ nghệ dã cô hàn" (Sinh khí trùng trùng mà không có Quan tinh, mắt thấy tài nghệ rất cao nhưng bởi Quan Sát không đến nên chẳng có tước lộc gì, mặc dù có tài nghệ mà vẫn cô hàn). Lại nói: Nguyệt sinh nhật can vô Thiên Tài, mới gọi là Ấn thụ (đeo ấn). Lại nói rằng: Dụng Ấn kiến Tài, mười người thì chín người bần hàn; nếu trong trụ Tỉ Kiếp trọng trọng, thấy Tài ngược lại thành cát. Phú có nói: Tài tinh phá Ấn, cần gặp nơi Tỉ Kiếp. Nếu Ấn thụ nhẹ, hỷ Sát tinh lộ ra, hợp thành Sát Ấn tương sinh, rất hợp với thân. Ấn thụ gặp Thực thần, Tỉ Tài cũng vậy. Phú rằng: "Ấn thụ trọng trọng hưởng hiện thành, thực thần chỉ khủng ám tương hình, tảo niên nhược bất quy hoàng thổ, cô khổ linh đình phong tật oanh" ( Ấn thụ trọng trọng hưởng cái có sẵn, thêm Thực thần thì e ám tương hình, thủa nhỏ nếu không chết, lớn lên sống lẻ loi hiu quạnh, bệnh tật quanh mình). Ý nói là như vậy.

        Dịch nghĩa:

        Sinh nhật can thì gọi là Ấn thụ. Quan sát là nguyên thần của Ấn thụ, nguyên cục không thể không có. Tài tinh là kị thần của Ấn thụ, nguyên cục không thể xuất hiện. Tử Bình nói rằng: Ấn thụ trọng trọng, nếu không có Quan tinh tương phụ, chỉ có thể đoán người thanh cao và có tài nghệ, không có Quan Sát thì không có tước lộc, cho dù là người có tài năng cũng là mệnh cô hàn. Lại nói: Nguyệt lệnh sinh nhật nguyên, trên thiên can không có một Tài tinh, mới có thể gọi là Ấn thụ cách. Còn nói: Ấn cách kiến Tài, tám chín phần mười là mệnh nghèo khó, nhưng nếu Ấn thụ cách mà tứ trụ nhiều Tỉ Kiếp, có thêm Tài tinh ngược lại luận cát. Cổ phú văn nói: Nếu như Tài tinh phá Ấn, đại vận cần đi qua nơi Tỉ Kiếp. Nếu như Ấn tinh quá khinh, vậy thích Sát tinh lộ ra, xuất hiện ý đồ Sát Ấn tương sinh, đây là cách cục hữu tình nhất. Mà Ấn thụ kiến Thực thần, Tỉ thấy Tài lại càng bất lợi. Cổ phú nới: Ấn thụ trọng trọng, là mệnh hưởng cái phúc vốn có, nhưng thấy Thực thần đến, Thực Ấn gặp nhau âm thầm tương khắc, loại cách cục này nếu như không phải chết sớm thì nhất định là mệnh bơ vơ, thân thể bệnh tật triền miên. Đó là ý tứ của đoạn thơ văn trên.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #17
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Nguyệt chi sinh nhật can, chính là Ấn cách, ở đây trước tiên nói về Chính Ấn cách. Lấy nguyên lý thuận nghịch của lục cách để nói. Chính Ấn cách là thuận dụng, nên hỷ Quan tinh tương sinh, vừa hỷ Tỉ Kiếp hộ Ấn. Tối kị Tài tinh phá hư Ấn. Về Sát tinh và Thực Thương cần nói rõ ràng hơn:

        1) Ấn cách gặp Quan là hỷ, thân Ấn Quan ba loại này đều càng cường vượng càng tốt. Bởi vì Quan chủ quý khí, cho dù thân Ấn lưỡng tái kiến Quan cũng không thành kị. Nhưng phối hợp này chỉ ngại Thất Sát đến tương hỗn, cũng sợ tái kiến Thực Thương. Nếu có Thất Sát cần hợp chế Sát tinh để thủ thanh. Nếu kiến Thực Thương phải can đầu minh thấu Ấn tinh hộ Quan, mới có thể nói rằng quý.

        2) Ấn cách kiến Sát, hỷ kỵ cần căn cứ vào năng lực của thân Ấn hoặc tình huống cứu ứng mà luận. Nếu như nguyên cục không có Thực Thương thì yêu cầu nhật nguyên và Ấn tinh một cường một nhược, năng lực một phía không đủ mới khả dụng Sát tinh sinh Ấn thủ quý. Nếu thân Ấn lưỡng vượng, vì thân vượng không cần Ấn sinh, Ấn vượng không nhọc Sát trợ, khi đó Sát tinh chỉ biết phát huy tác dụng tiêu cực, mệnh chủ không cô thì bần. Mà nếu như Ấn cách kiến Sát, lại thấy Thực Thương, do Thực Thương có thể chế Sát, vừa có thể tiết tú, nhìn nhận kết quả tuy kèm theo kị mà có cứu ứng, mặc kệ thân Ấn mạnh yếu, đều có thể luận quý.

        3) Ấn cách kiến Tài là kị. Trừ phi thân cường mà Ấn tinh tại nguyên cục đa thấu và thâm căn, thì có thể dụng Tài ức chế Ấn tinh một chút và không luận kị. Nếu như Ấn nhược mà Tài tinh quá cường, chính là đáp phối tham Tài hoại Ấn, lúc này tại nguyên cục hoặc ở đại vận có Kiếp tài giải cứu cũng tốt, bằng không chính là mệnh bần tiện. Nguyên trong đoạn chú thích có trích dẫn câu phú: "Tài tinh phá Ấn, cần gặp nơi Tỉ Kiếp", chính là nói đến sự cứu ứng ở đại vận. Mà nếu Ấn cách kèm theo Tài lại thấy Thực Thương, Tài Thực có khả năng hợp một lưu một thì có thể luận quý. Nếu không thì cũng muốn thân cường Ấn vượng mà Tài nhược, mới đạt phú mà không luận quý, bởi vì dụng Thực Thương sinh Tài tuy tốt, nhưng chung quy lại chúng vẫn là thứ phương ngại Quan tinh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #18
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        4) Ấn cách thấy một Thực Thương, duy chỉ thân Ấn lưỡng vượng thì mới lấy Thực Thương tiết tú luận cát, nếu như thân Ấn đều nhược, trái lại bị Thực Thương tiết khí sẽ là kẻ bần hàn. Bất quá cách cục thân Ấn lưỡng vượng mà Thực Thương tiết tú cũng phải kết hợp phân tích đại vận, hành vận kiến Tài có khả năng thủ phú, kiến Sát có khả năng thủ quý, bằng không nhiều nhất chỉ có tài Trạng nguyên nhưng vô phú quý.

        5) Ấn cách mà thiên can minh kiến Tài Sát, bởi Tài có thể phá hư Ấn, vừa sinh Sát, cho nên là vật tối kị trong cục, lúc này nếu nguyên cục hoặc đại vận có thiên can Kiếp tài giải cứu, tái lập phân tích hỷ kỵ "Ấn-Sát" mới có thể có phú quý. Bất quá thông thường nguyên cục có điều kị, nhưng tại nguyên cục được cứu ứng, thì vẫn là mệnh tốt, nếu nguyên cục vô cứu ứng mà tại đại vận lại tìm thấy thì vận đó có thể chuyển cát, qua vận đó lại như trước. Thời gian hiệu lực của vận và mệnh khác nhau, luận giả không thể không biết.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #19
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thiên Ấn cách

        Thiên ấn kiêu thần đề thượng cư, vô quan vô sát lợi danh hư.
        Thiếp tinh ám kiến sầu vô hạn, thiên trù minh phùng bệnh hữu dư.
        Tính cách bôn mang đa kế giảo, hành tàng trì độn thậm tư thư.
        Vận lâm tử tuyệt tài hương địa, số xích hồng la tính tự thư.


        Thiên Ấn là dương sinh dương, âm sinh âm. Tên gọi khác là Kiêu thần, vì sao vậy? Kiêu, chính là ác điểu ( con chim ác) vậy, tiếng của nó rất quái dị, người nghe thấy tiếng kêu của nó thì hung,. Trong trụ không có Thực thì gọi là Ấn, có Thực gọi là Kiêu, nó có thể đoạt đồ ăn thức uống của ta. Như đề cương Thiên Ấn, trụ vô Quan sát, là người hư danh hư lợi, mà cũng là sao Thiếp (vợ nhỏ) vậy. Người có Thiên trù tức là Thực thân thì kị gặp Kiêu Ấn. Nói đến Kiêu thì kị gặp Thực, nói đến Thực thì kị gặp Kiêu. Phú viết: Năm Giờ Nguyệt lệnh có Thiên Ấn, cát hung chưa manh nha. Đại vận, Tuế quân gặp Thọ tinh, tai ương lập tức đến, chính là lý này vậy. Bản tính của Thiên Ấn ngược xuôi buôn tẩu, mà trong công việc phần đa chủ chậm chạp không nhạy bén. Trong lòng tuy đắn đo tính kế thì rườm rà ngập ngừng sợ hao phí. Nếu hành vận Tử Tuyệt, Tài tinh lại đến khắc phá, Quan sát không đến cứu giải, chắc chắm làm người dưới hoàng tuyền (chết). Thiên Ấn nhiều là thiên về vượt ra ngoài, sống nhờ người khác, chủ mang ám tật, đầy tớ trong nhà quyền thế. Phần nhiều lấy cháu nam nuôi dưỡng để kế thừa, lấy con gái nuôi làm vợ, thường rất hữu nghiệm. Chữ Kiêu không thể xem thường. Thông thường trong trụ Kiêu Thực tranh chấp, không có Quan sát giải cứu, quyết không được tốt đẹp đến cuối đời.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. #20
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Dịch nghĩa:

        Nguyệt lệnh sinh Nhật can, dương sinh dương, âm sinh âm gọi là Thiên Ấn cách. Thiên Ấn lại gọi Kiêu thần là vì sao vậy? Kiêu có ý nghĩa là con chim lớn hung ác, loại chim này có tiếng kêu kỳ dị, người nghe được tiếng kêu của nó là điềm báo đại hung. Thông thường nguyên cục không mang theo Thực thần thì gọi là Thiên Ấn, kèm theo Thực thần mới gọi Kiêu, nguyên nhân bởi trong mệnh có Thực thần thì Thiên Ấn tinh sẽ đoạt Thực. Nếu như Thiên ấn cách ở trụ tháng, nguyên cục không có Quan tinh và Sát tinh, thì không tốt, chỉ là người hư danh hư lợi. "Thiếp tinh" theo lời nói trong bài thơ chỉ là Thiên tài. Thiên tài hội khắc Thiên ấn, phần nhiều mệnh chủ sầu lo. Trong thơ lại nói " Thiên trù" tức chỉ Thực thần, Kiêu Ấn cách cũng tối kị gặp phải. Nói chung Thiên Ấn kị gặp Thực thần. Phú văn nói: Trên trụ năm trụ giờ hoặc trong nguyệt lệnh có Thiên ấn mà nguyên cục không có Thực thần, hung cát chỉ ẩn dấu mà chưa xuất hiện, nếu như đại vận lưu niên gặp phải Thực thần, lập tức có tai ương, nói như thế chính là đạo lý này. Người có Thiên ấn cách phần đa bận rộn bôn tẩu khắp nơi, nhưng làm việc thì trì trệ, trong lòng có kế hoạch tốt, nhưng khi làm thì lại lề mề dây dưa. Khi hành vận nếu như Ấn tinh nhập vận Tử tuyệt, lại có Tài tinh đến khắc phá mà không có Quan Sát sinh trợ giải cứu, nhất định mệnh này nhập hoàng tuyền (suối vàng). Người có Thiên Ấn cách đa phần khi sinh ra đã nghiêng về vợ nhỏ, hoặc thuộc loại được gửi làm con nuôi. Trên cơ thể có thể mang ám tật, đa phần là đầy tớ cho gia đình quyền thế. Hơn nữa tự mình tìm cháu trai trong dòng tộc để nhận con nuôi, hoặc lấy con gái nuôi làn thê tử, thường thường những luận đoán như vậy rất chính xác. Thiên Ấn hóa Kiêu không thể xem thường, phàm mà nguyên cục Kiêu Thực tương tranh, lại không có Quan Sát giải cứu, người đó nhất định không chết một cách tử tế được.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/8 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Kính các Bác xem giúp quẻ Phục - Thuần Chấn
        By nuadoiphieubat in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 2
        Bài mới: 06-02-13, 04:47
      2. Trả lời: 3
        Bài mới: 21-08-11, 15:39
      3. Trả lời: 0
        Bài mới: 14-07-11, 11:22
      4. Trả lời: 5
        Bài mới: 27-02-10, 20:55
      5. Nhờ Chú xem giùm 1 quẻ
        By ma_ak72 in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 8
        Bài mới: 24-11-09, 00:25

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •