Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/9 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 85
      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default Mệnh Lý Nan đề - Hoàng Đại lục

        Mệnh Lý Nan đề - Hoàng Đại lục



        1, Hai cách nói đúng và sai về Nguyệt lệnh Dụng thần

        Ở trong sách xưa Tử Bình, thông thường đều có chương tiết "Tiết khí ca", "Luận nhân nguyên ti sự" loại này chuyên luận nguyệt lệnh nhân nguyên ti sự, chỗ này thần điều khiển sự việc trong nguyệt lệnh là có tác dụng như thế nào chứ?

        《Kế Thiện thiên 》nói: "Thủ dụng dựa vào ở tháng sinh, phải suy cứu chỗ nông sâu..." 《 Tử Bình chân thuyên 》nói: "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh." 《 Tam Mệnh thông hội 》thì nói lúc "Luận nhân nguyên ti sự" tiến vào một bước là chỉ rõ ra rằng: "... Cho nên trong Chi là chỗ tàng chứa chủ mệnh, gọi là Nhân nguyên, tên là Thần ti sự, thuật ngữ trong mệnh học gọi là Nguyệt lệnh dụng thần. Kinh nói: “ Dụng thần không thể tổn thương, nhật chủ cần nhất là kiện vượng” là vậy." Có thể thấy rằng, nguyệt lệnh thần ti sự chính là thuyết "Dụng thần" trong Tử bình, sử dụng tới nó làm gì chứ? Sử dụng nó để cấu thành cách cục, cùng lấy cách cục thành bại, cao thấp để luận con người phú quý, bần tiện, cùng thông, thọ yểu.

        Loại dụng thần này phải biến hóa sao? Có người nói là không có biến hóa, ai điều khiển sự việc thì là dụng thần, không thể sửa đổi. Nhưng mà, chỗ này con người nói ôm giữ dụng thần chắc chắn là bất biến, bọn họ đối với thần ti sự xác định lại cũng không có thống nhất, như lấy tháng Dần làm ví dụ:

        《 Uyên Hải tử bình 》nói: "Dần cung Mậu Bính tất cả là 7 ngày, 16 ngày là Giáp mộc mới có thể xem trọng", ý tức là tháng Dần đầu tiên là Mậu thổ nắm sự việc 7 ngày, tiếp theo là Bính hỏa nắm sự việc 7 ngày, còn dư 16 ngày thì Giáp mộc nắm sự việc.

        Nhưng 《 Tam Mệnh thông hội 》 thì nói: "Như chính nguyệt kiến Dần, trong Dần có Cấn thổ dụng sự 5 ngày, Bính hỏa trường sinh 5 ngày, Giáp mộc 20 ngày". Lý này là ba can Mậu, Bính, Giáp thời gian nắm sự việc sẽ khác nhau so với chỗ " Uyên Hải tử bình "nói.

        Còn 《 Thần Phong thông khảo 》 thì nói càng khác nhau: "Lập Xuân một ngày hỏa phương sinh, trong Vũ Thủy có mộc đúng vinh, Kinh Chập, Xuân Phân đều luận mộc, trong đó khinh trọng trong một tháng ( Tam tuần: là một tháng, mỗi tuần là 10 ngày)." Ý tức là: Từ Lập Xuân đến Vũ Thủy trong 15 ngày đều là Bính hỏa nắm sự việc, còn lại 15 ngày thi đều do Giáp mộc nắm sự việc. Lý này nói không có chỗ Mậu thổ nắm sự việc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thời Dân Quốc, Ngụy Minh Viễn trong 《 Mệnh Học tân lương 》cũng nói khác: "Lập xuân Mậu thổ chủ triều vinh, 10 ngày Bính hỏa thấy sơ sinh, trong Vũ Thủy có Giáp mộc vượng...". Ý tức là Mậu thổ nắm sự việc 10 ngày, Bính hỏa 5 ngày, từ sau Vũ Thủy 15 ngày đều do Giáp mộc nắm sự việc.

        Còn có một mệnh sư giang hồ tự xưng là chân truyền Tử Bình, bọn họ nói thấn ti sự cũng không nhất trí hết, thuyết này Mậu thổ nắm một nửa 7 ngày, Bính hỏa một nửa 7 ngày, chỗ này nói Mậu thổ 4 ngày, Bính hỏa 6 ngày …., chưa kết luận được, chân ngụy khó mà phân biệt.
        Ngoài ra, trong《 Thần Phong thông khảo 》 ở "Định cách cục quyết" thì trực tiếp lấy bản khí chi tháng tàng can mà lấy dụng thần, không nói đến thần ti sự. Như ngày Đinh định cách nói: "Ngày Đinh tháng Dần là Chính Ấn, trên Mão cách cục đúng Thiên Ấn... tháng Ngọ kiến lộc phân rõ lấy, tháng Mùi Thực thần duy nhất lấy." Ý tức là ngày Đinh sinh ở tháng Dần thì dụng Chính Ấn, tháng Mão thì dụng Thiên Ấn, tháng Ngọ thì là Kiến Lộc, tháng Mùi thì dụng Thực thần. Lý này không kể trong Dần có Mậu thổ là phủ điều khiển sự việc, cũng không luận trong Mùi có Ất mộc là phủ nắm sự việc, mà trực tiếp lấy bản khí của tháng để thủ dụng định cách. Còn có 《 Kim Bất Hoán cốt tủy ca 》cũng một dạng: "Đinh hỏa gặp Dần rõ Ấn thụ, trong trụ có thủy hỉ nam hành... Đinh gặp tháng Thìn vốn Thương quan... Đinh gặp tháng Hợi dụng Quan tinh..." đều lấy bản khí chi tháng mà thủ dụng. Ở triều đại nhà Thanh có Lý Tố Am trong 《 Mệnh Lý ước ngôn 》cũng nói như vậy, chỉ ra: "Sách cổ trong 12 tháng chỗ tàng chưa nhiều can, đều phân ra ngày mà dụng sự, từ lâu đã làm theo,vẫn theo khuôn vàng thước ngọc, nhưng thực ra lý không phải vậy. Vốn là suy luận, Dần Mão chỉ là Giáp Ất mộc, Tị Ngọ chỉ là Bính Đinh hỏa... Cho nên luận mệnh tất lấy gốc làm chủ, mà sau đó cùng chỗ tàng chứa vậy".
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #3
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Trong các nhà này, duy nhất chỉ có 《 Tử Bình chân thuyên 》nói rõ: Dụng thần do gặp thấu can hội chi mà phát sinh biến hóa, thấu can thì lấy thấu can làm dụng, hội hợp là lấy hợp thần làm dụng. Tác giả đưa ra ví dụ nói: "Nếu Đinh sinh tháng Hợi, vốn là Chính Quan, chi đủ Mão Mùi, thì hóa thành Ấn. Kỷ sinh tháng Thân, vốn thuộc Thương quan. Tàng Canh thấu Nhâm, thì hóa thành Tài. Thông thường loại này đều là dụng thần biến hóa vậy". Chỗ này chính là nói, lấy dụng thần không thể chấp nhất quyết định thần ti sự hoặc là bản khí chi tháng tàng can mà không biết biến thông, bởi vì lấy nguyệt lệnh thần ti sự mục đích chính là lấy ra nguyệt lệnh vượng thần cùng lấy cấu thành cách cục, nhưng mà tàng can thấu ra giống như mầm cây trưởng thành cây đại thụ, bản thân chính là một loại biểu hiện có lực, mức độ vượng phải lớn hơn ở can không thấu ra thần ti sự, cho nên phải lấy thấu can làm dụng. Còn chi tháng hội hợp, thì có thể vì hợp hóa mà thay đổi thuộc tính ngũ hành của nguyệt lệnh dụng thần, do đó dẫn đến dụng thần cũng biến hóa theo. Do vậy, chỉ có ở nguyệt lệnh tàng can lúc không thấu lộ không hội hợp, mới cân nhắc lấy thần ti sự cùng bản khí chi tháng tàng can làm dụng.

        Vấn đề quyết định: Giữa ba chỗ ở nguyệt lệnh là: Thần ti sự, bản khí chi tháng tàng can, nà thần nguyệt lệnh thấu can hoặc hội hợp, vậy trong đó loại dụng thần nào mới có thể là đúng tác dụng chứ? Mặc dù, cả ba chúng nó đều không có cách ly Tử Bình là lấy nguyệt lệnh thủ dụng định cách, nhưng dù sao vẫn còn có một chút phân biệt, phải biết "Phàm xem số Tử Bình, thủ cách bất định, thì 10 có 9 là sai lầm", cho nên cần phải thủ dụng chuẩn xác.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #4
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Tác giả cho rằng, phương pháp thủ dụng trong 《Tử Bình chân thuyên》 là có thể tin dùng nhất, bởi vì nó vừa hợp tình vừa hợp lý, lại còn có nhiều mệnh lệ dẫn chứng để định lượng. Theo tình lý ở trên mà nói, nguyệt lệnh là gia trạch của nhật nguyên, phụ mẫu huynh đệ đều ở trong đó, cho nên gọi là cung phụ mẫu, huynh đệ, thấu can thì chính là có thể đại biểu gia trưởng trong một gia đình, hoặc là nói địa chi tựa như một đơn vị, thấu can thì chính là đại biểu pháp nhân của đơn vị. Gia trưởng là nhân vật hạt nhân duy trì hệ thống toàn bộ gia đình, dụng thần thấu can chính là thần hạt nhân để duy trì hệ thống toàn bộ cách cục của bát tự . Nếu chi tháng tàng can đều không thấu lộ, thì như rắn mất đầu, không đoàn kết.

        Tôn Hữu Nguyên tiên sinh ở Cửu Cung phái 《 Cách cục chân giả luận 》nói tốt nhất: "Nắm lệnh xuất ra can là điều khiển mệnh, nắm lệnh không xuất ra là xa rời cầm quyền; nắm quyền xuất can là ở trên soi xuống, không xuất can là thay mặt nhậm chức; xuất can bị phân ra là loạn trị, xuất mà bị khắc là phá cách; nguyệt khí không xuất ra là thất thủ, không xuất ra bị xung là tử cục". Thấy rõ, chỉ có "Đương lệnh xuất can" và "Đương quyền xuất can" thì mới có tác dụng, còn không xuất ra thì tương đương như "Ly triều" cùng "Thất thủ" . Thí dụ như Hán Hiến Đế, mặc dù cha truyền con nối, từ nhỏ đã có quyền vị, thuộc về "Nguyệt lệnh thần ti sự", nhưng lại bị Thừa tướng Tào Tháo hợp cùng chư hầu, Tào Tháo này liền trở thành "Đương quyền xuất can" mà chấp chính, còn Hán Hiến Đế thì là "Đương lệnh bất xuất" mà làm vua. Có thể thấy, Tử Bình Cửu cung phái mặc dù không có giống 《 Tử Bình chân thuyên 》là nói rõ vấn đề luận thuật dụng thần biến hóa, nhưng cũng giống là lấy nguyệt lệnh thấu can và không xem là quan trọng hàng đầu, thủ dụng định cách ưu tiên cân nhắc cũng là nguyệt lệnh vật thấu can. Chỗ này cũng nói rõ, phương pháp《 Tử Bình chân thuyên 》lấy nguyệt lệnh thấu can làm dụng cũng không phải là Thẩm Hiếu Chiêm tiên sinh sáng tác chiêu thức độc đáo kì quái, mà là Tử Bình một mực truyền lại đại pháp chính tông.

        Nếu như chúng ta nắm giữ thần ti sự nguyệt lệnh hoặc là bản khí chi tháng tàng can bất biến, như vậy, một bát tự thì chỉ có một loại cách cục, mà là loại cách cục này vẫn không thể biến hóa, nhưng ở 《 Uyên Hải tử bình · Tạp Luận khẩu quyết 》nói: "Một cách, hai cách, làm tướng Phi Khanh, ba cách, bốn cách, Tài Quan không thuần, không phải là sai dịch thì cũng là nông dân bần khốn", thử nghĩ chỗ này hai cách ba cách lại là theo chỗ lý lẽ nào chứ? 《 Nguyệt Đàm phú 》còn nói: "Cách có thể lấy mà cũng không thể lấy, dụng có nên bỏ hay không nên bỏ", chỗ này không phải làm ra rõ ràng cho chúng ta là nguyệt lệnh dụng thần có đôi khi có thể không lấy, thậm chí còn muốn đem đi khử mất đó sao? 《 Tứ Ngôn độc bộ 》 cũng có nói "Cách cách suy tường, dĩ Sát vi trọng, hóa Sát vi quyền, hà sầu tổn dụng" , ý là nói cũng không phải đang nói nếu như Sát Ấn cách thành lập có thể không sợ tổn hại nguyệt lệnh dụng thần sao?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinh (16-05-14)

      6. #5
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Lại xem mệnh lệ thực tế:

        Mệnh Tân Khí Tật: Sinh ở năm 1140 nông lịch, tháng 5, ngày 11, giờ Mão, mệnh thức là :

        Canh Thân/ Tân Tị/ Giáp Thân/ Đinh Mão.

        Năm này tháng 4, ngày 12 là Lập Hạ, mệnh chủ sinh ra ở sau tiết Lập Hạ 28 ngày, 《 Tiết Khí ca 》 nói: "Đầu Hạ 9 ngày Canh kim sinh, 19 ngày Bính hỏa, 5 ngày là Mậu thổ." Hiểu là Mậu thổ Thiên Tài ti sự. Nếu như chấp định chỗ này là Thiên Tài thủ dụng định cách, như vậy, như vậy sẽ vì Quan Sát quá nặng mà phá cách, mệnh chủ sẽ không hề có thể nói là có công danh. Tức thành tiện cách, cũng không có cách nào căn cứ Thiên Tài cách suy đoán ra mệnh chủ là một vị "Bát bách lý phân huy hạ chích, ngũ thập huyền phiên tắc ngoại thanh" là văn vũ kỳ tài, thậm chí còn xem không ra mệnh chủ là một vị xung phong hãm trận phi hổ quân soái thần. Nhưng mà chúng ta xem thấu can, thì vừa nhìn là biết Thương Sát cùng thấu là mệnh vũ quý, Thương quan nhiều tài nghệ, cho nên ông ta có thể hào hùng thoải mái, tình cảm phấn khởi, thơ ca bay cao mạnh mẽ mỹ lệ.

        Nam mệnh họ Lý: Sinh vào năm 1993, tháng 4, ngày 7, giờ Hợi, mệnh thức là:

        Quý Dậu/ Đinh Tị/ Mậu Thân/ Quý Hợi.

        Năm này tháng 3, ngày 14, là Lập Hạ, mệnh chủ sinh sau tiết Lập Hạ là 22 ngày ( tức ngày 27/5/1993 DL), 《 Tiết Khí ca》nói: "Đầu Hạ 9 ngày Canh kim sinh, 16 ngày Bính hỏa, 5 ngày là Mậu". Có thể thấy mệnh này gặp đúng Bính hỏa Ấn tinh nắm sự việc. Chi năm Dậu kim hợp Tị hỏa, can năm Quý thủy khắc Đinh hỏa, Ấn tinh bị phá mất. Giả như dụng thần không thể biến hóa, vậy mệnh này tất nhiên sớm khắc cha mẹ, bản thân cũng gặp chết yểu lúc nhỏ. Nhưng trong thực tế mệnh chủ lúc 7 tuổi vận Bính Thìn thân thể cường tráng, đi học cũng rất xuất sặc, cha mẹ cũng không có tai họa lớn. Tại sao phá dụng thần mà mệnh chủ vẫn có thể bình an vô sự, Ấn tinh phá vẫn có thể còn học nghiệp ưu tú sao? Chỉ có một giải thích, đó chính là dụng thần phát sinh biến hóa. Tị Dậu hợp nhất hóa Ấn thánh Thương, cách biến thành Thương quan sinh Tài, Bính hỏa Ấn vận gặp Quý thủy hồi khắc, khử Ấn được Ấn, Thìn vận củng thủy hợp kim, lợi cho cách cục, cho nên mới có cát mà không có hung.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinh (16-05-14)

      8. #6
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Nam mệnh họ Vương: Sinh vào năm 1963, tháng 6, ngày 8, giờ Mão, mệnh thức là:

        Quý Mão/ Kỷ Mùi/ Nhâm Thân/ Quý Mão.

        Năm này tháng 5, ngày 18, giao tiết Tiểu Thử, mệnh chủ sinh ở sau tiết Tiểu Thử 20 ngày, 《 Tiết Khí ca 》 nói: "Mùi cung Đinh hỏa rõ 9 ngày, 3 ngày là Ất còn lại Kỷ". Có thể hiểu mệnh này là Kỷ thổ Quan tinh nắm sự việc. Mão Mùi hợp, Thương quan khắc Quan, dụng Thương cách phá, nếu cố chấp xác định thần ti sự không biến hóa, như vậy mệnh này phải không bần thì yểu. Nhưng mà, trong thực tế mệnh chủ lại là người phụ trách một bộ phận Ngân hàng, cán bộ cấp phòng. Tức là khiến cho lúc 37 tuổi đến sau vận Ất Mão Thương quan, mệnh chủ cũng không có Thương quan khắc quan mà gây ra tai họa. Có thể thấy, dụng thần là có thể biến hóa, mệnh này Hợi Mão hợp mà thành Thương, dlấy Thân kim chế, cách thành Thương quan phối Ấn, chỉ có tiếc là đại vận không là Tây hành, nếu không thì quý không chỉ có ở cấp phòng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinh (16-05-14)

      10. #7
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        2, Hai cách nói đúng và sai về Nhật chủ cường nhược

        + Quan điểm 1: Cho rằng nhật chủ cần vượng cường. 《 Kế Thiện thiên 》 nói: "Nhật chủ cần nhất là kiện vượng." 《 Ngũ Ngôn độc bộ 》nói: "Nhật chủ cần phải mạnh, mới có khí danh lợi." Mệnh sư Giang hồ có khẩu quyết nói: "Nam mệnh không sợ thân vượng, nữ mệnh không sợ thân nhược."

        + Quan điểm 2: Cho rằng nhật chủ cần trung hòa. 《 Mệnh Lý ước ngôn 》 nói: "Phàm nhật chủ quý nhất trung hòa, tự nhiên cát nhiều hung ít, nhật chủ quá cường quá nhược, tự nhiên cát ít hung nhiều". 《 Nhai Tuyền nam mệnh phú 》 nói: "Nhật chủ vượng mà Tài Quan suy, vận gặp Tài Quan phát phúc; Tài Quan vượng mà nhật chủ nhược, vận hành sinh vượng giữ danh." 《 Yêu Tường phú 》 nói: "Thân nhược hỉ gặp vận thân vượng, thân cường thích nhất là đất Quan Sát".

        + Quan điểm 3: Thì cơ bản không luận nhật chủ vượng suy, chỉ lấy cách cục thành bại, cao thấp luận mệnh. 《 Uyên Hải tử bình · Bảo pháp quyển nhị 》nói: "Phàm xem số Tử Bình, thủ cách bất định, 10 có 9 sai... Dùng Tây Xuyên Dịch Giám tham thấu huyền cơ 18 cách, cát hung lấy 6 cách làm trọng, dụng sinh lấy định cách hợp cục... Phép 6 cách viết: Gặp Quan xem Tài, gặp Tài xem Sát, gặp Sát xem Ấn, gặp Ấn xem Quan..." Lý này nói rõ không luận thân vượng xem cái gì, thân nhược xem cái gì, mà là chỉ ở dụng các loại Quan cùng Tài, Tài cùng Sát, Sát cùng Ấn, Ấn cùng Quan, giữa tướng thần với nhau mà xem. Ngoài ra, 《 Tam Mệnh thông hội 》, 《 Thần Phong thông khảo 》, 《 Tử Bình chân thuyên 》và 《 Tử Bình quản kiến 》… cũng đều chỉ lấy cách cục luận mệnh, rất ít khi luận cùng nhật chủ vượng suy, vì vậy mà trong những sách này cũng đều không có chương tiết nói chuyên môn luận xem như thế nào nhật chủ vượng suy.
        thay đổi nội dung bởi: Thientam, 16-05-14 lúc 15:52
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinh (16-05-14)

      12. #8
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Tường thuật bên trên có 3 loại quan điểm như vậy thì loại nào mới là có thể tin dùng chứ? Tác giả cho rằng, quan điểm 3 mới là có thể tin dùng. Trước tiên, theo lý luận nói ở trên, như nhật chủ cần kiện vượng hoặc trung hòa mới là mệnh tốt, như vậy, các loại cách cục như tòng Tài cách, tòng Nhi cách, tòng Sát cách, hóa khí cách, Tỉnh Lan cách, Đảo Xung cách thì nhật chủ đều là không phù hợp điều kiện, vẫn còn có Khúc trực, Tòng cách cách, Viêm Thượng, Nhuận Hạ, Giá Sắc là các loại chuyên vượng cách, lấy cùng mộc hỏa thông minh, thủy mộc thanh hoa, kim thủy tương hàm, hỏa thổ tương tư, thổ kim dục tú là các loại tòng cường cách, chỗ cách cục này nhật chủ cũng đều không phải trung hòa, nhưng mà chỗ cách cục này mệnh chủ chiếu dạng đại phú đại quý, có thể thấy chỗ này phép nói nhật chủ cần kiện vượng hoặc trung hòa ít nhất là không có tính phổ biến thích hợp, đối với ngoại cách thì hoàn toàn mặc kệ sử dụng, nhưng chỗ ngoại cách này ít nhất chiếm 40% tất cả mệnh cách.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinh (16-05-14)

      14. #9
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Trừ ra ngoại cách, nội cách phải chăng đều hết thảy yêu cầu nhật nguyên kiện vượng hoặc trung hòa chứ? Thực ra cũng không phải vậy. Cầm nhật nguyên như là thân thể mệnh chủ, nói chỉ có thân cường mới có thể đảm nhận Tài Quan, mà khả năng thân thể là thay đổi, chợt nghe dường như là bình thường, nhưng cẩn thận cân nhắc mà bắt đầu bắt bí thì lại là không phải để trả lời như vậy. Bởi vì mệnh rất nhiều nhật nguyên kiện vượng, thân thể mệnh chủ cũng không tốt, giống như có một nam mệnh:

        Kỷ Dậu/ Quý Dậu/ Nhâm Tý/ Kỷ Dậu,

        nhật nguyên rất kiện vượng chứ? Nhưng mệnh chủ lại bệnh lao ốm o gầy còm triền miên, sau lại bị bệnh thận suy kiệt mà chết sớm. Tại sao nhật chủ kiện vượng mà mệnh chủ thân thể không kiện vượng chứ? Kết luận chỉ có một, tức là: Mặc dù nhật nguyên là đại biểu mệnh chủ, nhưng cũng không thể trực tiếp là đại biểu thân thể mệnh chủ! Cầm chắc nhật chủ là đại biểu thân thể mệnh chủ làm bản thân chính là một sai lầm! Thân thể mệnh chủ tốt xấu tất cần phải xem cách cục thành bại, xem kĩ tướng hỉ thần có hay không bị thương. Giống như tạo Kỷ Dậu này, dụng thần kim nhiều, không có chữ làm thanh cách, cho nên bệnh tật triền thân. Lại như học giả Quảng Liên tiên sinh ở Đài Loan 《 Bát Tự cơ duyên điểm xảo 》thì dựa vào lấy nhật nguyên mà xem thân thể mệnh chủ cao thấp, mập ốm, ông ta đưa ra ví dụ nói "Giáp mộc sinh ở tháng mộc vượng, mệnh cục không có kim khắc mộc, đã định là vóc người cao." Nhưng mệnh đồng nghiệp cũ của tác giả:

        Nhâm Thìn/ Quý Mão/ Giáp Dần/ Nhâm Ngọ,

        chính là phù hợp điều kiện mà ông ta nói, thế nhưng thân cao lại chỉ có 1. 55 m. Tương tự mệnh lệ này, tác giả có thể thuận tay tìm ra hơn mười người, phép của Quang Liên không đủ để chứng minh là phương thức. Nói hủy bỏ một vạn bước, cho dù nhật nguyên có thể đại biểu thân thể mệnh chủ, cũng không có thân nhược sẽ nhất định cùng một đạo lý, phải biết là lao tâm là chế người, lao lực là chế ở người sao, nghĩ ca năm đó Gia Cát lượng, quạt lông thắt lưng xanh đang đứng tươi cười, mà bọn cường giặc tan tành mây khói!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        quangvinh (16-05-14)

      16. #10
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        chúng ta lại xem 《 Tam Mệnh thông hội 》và 《 Tử Bình chân thuyên 》 trong phạm vi này đã từng đề cập đến yêu cầu cách cục nhật chủ kiện vượng, là không phải thật sự yêu cầu nhật chủ kiện vượng. 《 Tam Mệnh thông hội · Luận Chính Quan 》nói: "Quan tinh chớ thấu ra ở thiên can... gọi là chi tàng can thấu, còn các vị trí khác không nên thấy tiếp, lại cần phải nhật chủ kiện vượng, được Tài Ấn cùng giúp đỡ... Nếu Tài Quan thấy nhiều, nhật chủ suy nhược, không thể đảm nhận, phí công vô dụng..." Cùng sử dụng đưa ra ở cổ ca nói: "Quan tinh đại để cần thân cường, thân nhược yêu cầu phải ở phương khí vượng..." ;"Tháng sinh có Quan tinh tọa đất lộc, nhật thần sinh vượng phúc không kể hết..." …, dường như ở Quan cách là không thể không cần thân vượng, nếu không thì nhật chủ liền không thể đảm nhận nỗi, dù có Tài Quan cũng vô dụng. 《 Tử Bình chân thuyên · Luận Thiên Quan 》nói: "Cách cục Thất Sát cũng không như nhau, Sát dụng Thực chế, cũng như, Sát vượng Thực cường mà thân kiện, rất là quý cách... cũng có Sát trọng thân khinh, dụng Thực mà thân không thể gánh nỗi...". Ý là lấy cách cục Thực Thương chế Sát, cần phải thân kiện, nếu không, "Thân không thể đảm nhận" Thất Sát cùng Thực Thương khắc tiết.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/9 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 7
        Bài mới: 17-05-13, 16:29
      2. Nhờ anh Nam Phong va hoai nam tư vấn giúp
        By vunguyengl in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 3
        Bài mới: 17-04-12, 20:03
      3. Mệnh nữ có đủ Dậu Hợi thì sao?
        By hoacucxanh in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 11
        Bài mới: 17-01-11, 14:59
      4. Mong cac cao nhan va anh Van Hoai chi giup.
        By kk321 in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 0
        Bài mới: 13-11-10, 19:25

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •