Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/9 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 85
      1. #11
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Mệnh Ông Phương Cương:

        Quý Sửu/ Tân Dậu/ Giáp Tý/ Giáp Tuất.

        Nhật nguyên Giáp mộc thất lệnh, lại do tứ trụ vô căn, thân nhược là không nghi ngờ. Nhưng mà mệnh chủ ở vận Kỷ Mùi lúc 20 tuổi năm Nhâm Thân liên tiếp thi đậu các trường, thi Hội , thi Đình đều vượt qua, nhận quan trong Viện Hàn Lâm nhiều năm. Vận Mậu Ngọ lúc 29 tuổi năm Tân Tị được thăng Hữu xuân phường, sau lại thăng Tả xuân phường, cùng tăng quan thêm một cấp. Lúc 32 tuổi năm Giáp Thân làm Đề đốc trường Chính Trị Quảng Đông. Sau làm quan tới Lễ Bộ Thị lang, Học sĩ Nội các. Trên chỉ nói lại thăng chức một vài năm đầu, nhật nguyên ở đại vận cũng không tới "Phương khí vượng", tại sao nhật chủ suy nhược không đảm nhân nỗi mà vẫn có thể thăng chức liên tục ở con đường làm quan chứ? Nguyên nhân chính là có Ấn có thể hóa Quan sinh thân, cho nên 《 Bảo pháp 》mới nói: "Gặp Quan xem Ấn", mà không phải nói gặp Quan xem thân!

        Mệnh Tạ Doanh Châu:

        Giáp Ngọ/ Canh Ngọ/ Giáp Ngọ/ Canh Ngọ.

        Nhật nguyên ở bốn chi đều không có căn khí, lại không có Ấn sinh, một khối Thương Sát, thuộc về "Dụng Thực mà thân không thể đảm nhận nỗi" là Thương quan giá Sát cách. Ở trong vận Tây phương Quan Sát, mệnh chủ học nghiệp ưu tú, nhận học vị Tiến sĩ Pháp. Trước sau đều trải qua đại học Quảng đông, học trường Chính trị và Pháp luật ở trung ương, Viện trưởng Học viện đại học pháp Bắc bình, 51 tuổi năm Ất Dậu nhận chức Thứ trưởng thường vụ Bộ Tư pháp, 54 tuổi năm Mậu Tý đảm nhận Viện trưởng Tòa án tối cao, liên tục 18 năm.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #12
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Còn có triều Minh Mệnh Các lão Chu Quốc Tộ: Kỷ Mùi/ Quý Dậu/ Giáp Tý/ Ất Sửu;

        Lễ bộ Thượng thư mệnh Trương Thăng: Nhâm Tuất/ Quý Sửu/ Đinh Hợi/ Canh Tý;

        Lễ bộ Thượng thư mệnh Lý Ki: Kỷ Mùi/ Bính Tý/ Bính Tý/ Mậu Tý;

        Đề đốc Lưỡng quảng mệnh Đặng Đình Tán: Canh Tuất/ Giáp Thân/ Giáp Tý/ Giáp Tuất;

        Đại Học sĩ mệnh Phương Tòng Triết: Nhâm Tuất/ Kỷ Dậu/ Giáp Tý/ Tân Mùi;

        Lễ Bộ Thượng thư mệnh Chu Gia Mô: Đinh Mùi/ Mậu Thân/ Giáp Tuất/ Ất Sửu;

        Ngự sử Giang đô mệnh Sài Kinh: Đinh Dậu/ Mậu Thân/ Ất Sửu/ Bính Tuất;

        Ngự sử Thiêm đô Thịnh Đương Thời: Đinh Dậu/ Mậu Thân/ Ất Mùi/ Đinh Sửu, …,

        chỗ này bát tự chẳng phải là "Tài Quan thấy nhiều, nhật chủ suy nhược" hoặc"Sát trọng thân khinh, dụng Thực mà thân không thể đảm nhận" , cùng đều là không phải Tòng hóa cách, thế nhưng những mệnh chủ này đều có thể đảm nhận cả Tài Quan nặng nề, vượt qua đầu người mà.

        Có thể thấy, chỗ nói là "Thân nhược không thể gánh nỗi Tài Quan" là không thể tin dùng.

        Sự thực chứng minh: Quan Sát dù có nhiều, chỉ cần có Ấn hóa hoặc Thực chế, liền có thể hoặc phú hoặc quý, cùng với nhật nguyên vượng suy không có quan hệ trực tiếp.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #13
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Quan Sát như vậy, Tài tinh thế nào chứ? Đạo lý cũng như nhau, là chỗ quan hệ giữa Tài tinh cùng Tỉ Kiếp hoặc Ấn tinh, mà không phải là quan hệ giữa Tài tinh cùng nhật chủ. Bởi vì Tài là dụng thần, dụng thần nhiều thì cần có Tỉ Kiếp cắt bớt đi, mà Tỉ Kiếp cùng nhật nguyên là cùng một ngũ hành, cho nên một loại thân kiện mà làm cho người ta có quan điểm sai lầm. Nhiều sách đều nói: Tài đa thân nhược, phú ốc bần nhân. Câu nói này chữ "Đa" là hết sức quan trọng, nếu như không nhiều, chính là ở 《 Tử Bình bát tự toát yếu pháp 》chỗ nói là "Dụng Tài thì không thể có Kiếp" , cho dù là thân nhược. 《 Tử Bình bát tự toát yếu pháp 》 tại sao không nói là "Thân vượng dụng Tài Quan, thân nhược dụng Ấn Tỉ" lời như thế, mà phải nói "Dụng Quan thì không thể bị tổn thương, dụng Tài thì không thể bị Kiếp" chứ? Bởi vì Tử Bình thủ dụng định cách không phải là quanh quẩn vấn đề nhật chủ mà là quay quanh ở nguyệt lệnh mà luận, dụng thần có hay không có thể tác dụng, hoàn toàn dựa vào tướng thần, mà không phải là nhật chủ!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #14
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Nam mệnh 1: Bính Ngọ/ Quý Tị/ Nhâm Tý/ Giáp Thìn;

        Nam mệnh 2: Nhâm Ngọ/ Bính ngọ/ Quý Tị /Giáp Dần.

        Hai mệnh này cái nào phù hợp với điều kiện "Thân Tài lưỡng vượng" chứ? Không hề có dính líu, vừa nhìn có thể biết là mệnh 1, mệnh 2 thì là tiêu chuẩn mệnh Tài đa thân nhược. Nhưng mà, mệnh 1 thì tổ phụ là Mao Trạch Đông mệnh Mao Ân Phổ, cả một đời không thể giàu sang, đến già vẫn còn thiếu nợ. Còn mệnh thứ 2 thì sao chứ, là mệnh Lưu Hàn Di, ở vận Tây phương kinh doanh muối và địa sản trở thành cự phú phía Nam, được Hoàng thượng cấp tặng cho dòng chữ "Gia nghiệp đường tàng thư lâu". Tài sao mệnh thân Tài lưỡng vượng vẫn không giống như mệnh Tài đa thân nhược chứ? Bởi vì "Dụng Tài thì không thể có Kiếp", mệnh 1 Kiếp Tài có cường căn, trực tiếp ở can tháng cái đầu phá dụng thần, đại tổn cách cục, đến vận kim thủy Kiếp Nhận không có chế, cách cục không thành, cho nên không phú. Còn mệnh 2 đến hỏa vận thì Tòng Tài, cho nên xuất thân gia đình phú quý. Đến kim vận Thân Dậu Ấn tinh hợp nhập chi ngày thành Tài cách phối Ấn, cách thành mà cao, cho nên vô cùng giàu có.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #15
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        3, Hai cách nói đúng sai về bát tự điều hậu

        Bát tự cần hay không cần điều hậu, hiện nay tất cả mệnh sư đều nói cần phải điều hậu. Nhưng ở các loại sách Tử Bình kinh điển như 《 Uyên Hải tử bình 》, 《Tam Mệnh thông hội 》và 《 Thần Phong thông khảo 》, lại đều không có chương tiết chuyên môn luận thuật bát tự điều hậu, ở 《 Bảo pháp một và hai 》, 《 Tử Bình cử yếu ca quyết 》, 《 Tử Bình bát tự toát yếu pháp 》, 《 Vạn kim phú 》, 《 Tứ Ngôn độc bộ 》và 《 Ngũ Ngôn độc bộ 》trong văn chương mệnh lý quan trọng đứng đầu cũng không có văn tự luận cùng điều hậu, có thể thấy Tử Bình luận mệnh không giảng điều hậu, ít nhất là không coi trọng điều hậu.

        Nhưng mà, ở trong sách《 Uyên Hải tử bình 》có một chương nói về 《Ngũ hành sinh khắc phú 》, đầu tiên đưa ra quan điểm "Thủy hàn bất lưu, mộc hàn bất phát, thổ hàn bất sinh, hỏa hàn bất liệt, kim hàn bất dong", cung cấp làm sau này dựa vào lý luận này để luận bàn về bát tự điều hậu. Thế nhưng, xem cách nói "Kiếm kích thành công, tao hỏa hương nhi phản thương; thành tường trúc tựu, chí mộc địa nhi sầu khắc" , chỗ luận ngũ hành là nạp âm ngũ hành, và 《 Tường Giải định chân luận 》 nói rõ: "Bí quyết Tử Bình, không dụng Thai Nguyên Tiểu Vận, không dụng nạp âm..." Tức là biết, chỗ nói nạp âm sinh khắc cũng không luận Tử Bình, cho nên hai thời đại Minh và Thanh có Khâm thiên giám Qua Thừa Khoa tiên sinh hiệu đính 《 Tử Bình uyên hải đại toàn 》không sao chép lại đoạn văn này.

        Đến thời Minh có《 Trích Thiên Tủy 》, mới đem điều hậu nhập vào Tử Bình, chỉ ra: "Đắc khí hàn, gặp ấm mà phát; đắc khí ấm, gặp hàn mà thành... Quá ẩm thấp, trì trệ mà không thành; quá khô táo, mãnh liệt mà có họa." Đến cuối thời Minh đầu nhà Thanh có Dư Xuân Đài biên tập《 Cùng Thông bảo giám 》( còn có tên là "Lan Giang Võng "), thì thuyết về điều hậu là đạt đỉnh cao nhất, bất luận Xuân Hạ Thu Đông, các tháng đều giảng điều hậu. Cho nên giới mệnh học hiện đại lão tiền bối Lương Tương Nhuận tiên sinh trực tiếp gọi là "Dư thị điều hậu dụng thần", cùng dựa vào 10 thiên can lần lượt các tháng tìm ra 120 tổ hợp "Điều hậu dụng thần" . Lương lão bên trong nhấn mạnh ở dụng thần rất nhiều, là "Cần phải lấy dụng thần điều hậu là đệ nhất dụng thần" .
        thay đổi nội dung bởi: Thientam, 16-05-14 lúc 15:53
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #16
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Trên thực tế, xem kĩ 《 Cùng Thông bảo giám 》 phép thủ dụng định cách, thực ra là không phải nội dung chính của Tử Bình thủ cách. Như luận Tam xuân Bính hỏa nói: "Chính nguyệt Bính hỏa, tam dương khai thái, hỏa khí tiệm viêm, thủ nhâm vi tôn, canh kim tá chi. Nhâm canh lưỡng thấu, khoa giáp định nhiên." Chỗ này lý lẽ một là không luận nguyệt lệnh thần ti sự, hai là không luận nguyệt lệnh bản khí tàng can, ba là không luận nguyệt lệnh dụng thần biến hóa, trực tiếp lấy Nhâm thủy làm dụng, cùng lấy Canh kim sinh Nhâm thủy, lý do chỉ có một, là dụng điều hậu! Lại như luận Tam đông Kỷ thổ nói: "Tam đông kỷ thổ, thấp nê hàn đống, phi bính noãn bất sinh. Thủ bính vi tôn, giáp mộc tham chước. Mậu thổ quý thủy bất dụng. Duy sơ đông nhâm vượng, thủ mậu chế chi, dư giai dụng bính đinh. Đãn đinh bất năng giải đống trừ hàn, bất năng đại tể." Lý này không chỉ không lấy nguyệt lệnh Nhâm Quý Tài tinh làm dụng, trái lại mà phải "Lấy Mậu chế", lẽ đương nhiên, chỗ này cùng với 《 Tử Bình chân thuyên 》nói "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh" và 《 Tử Bình bát tự toát yếu pháp 》 nói "Dụng chi vi Tài bất khả Kiếp" phương pháp thủ dụng là làm trái đạo, là không phải của Tử Bình chính tông.

        Đúng, 《Tử Bình chân thuyên 》đã nói "Luận mệnh duy chỉ có lấy nguyệt lệnh dụng thần làm chủ, nhưng cũng cần phối hợp khí hậu mà hỗ trợ" . Chú ý! Lý ấy nhấn mạnh "Luận mệnh duy chỉ có lấy nguyệt lệnh dụng thần làm chủ", mà không phải lấy điều hậu làm chủ, chỉ là nói cũng cần phối hợp khí hậu. Chỗ này chính là nói, nguyệt lệnh dụng thần là làm chủ, điều hậu chỉ là vật phối hợp mà thôi. Mặt khác cho rằng, "Thương quan dụng Tài, vốn là quý cách, còn dụng đông thủy, tức khiến cho tiểu phú, cũng phần đa không quý, đống thủy không thể sinh mộc vậy. Thương quan dụng Tài tức là tú khí, mà dụng Hạ mộc, quý mà không rất tú, táo thổ linh động rất thấp vậy." Ý tức là Thương quan sinh Tài cách nếu như là hai mùa Đông Hạ Thương quan, cũng do gặp phải thủy đóng băng mà không thể sinh mộc cùng hạ thổ không linh động mà giáng cách, vốn là quý cách cũng trở thành không quý, vốn là Thương quan thổ tú cũng không thể nào đẹp được.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #17
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Mệnh Ngụy Nhất Cung: Nhâm Tý/ Nhâm Tý/ Tân Mão/ Tân Mão.

        Đúng tiêu chuẩn thủy hàn sinh mộc Thương quan sinh Tài cách chứ? Thế nhưng mệnh chủ là xuất thân tiến sĩ là Bố chính sứ Sơn đông và Quảng Tây, chư hầu một phương, không quý sao?

        Mệnh Phạm Ứng Kỳ: Đinh Hợi/ Tân Hợi/ Tân Hợi/ Tân Mão.

        Một dạng thủy hàn sinh mộc, xem cách nói trong 《 Cùng Thông bảo giám 》, "Đinh hỏa không thể giải băng trừ hàn", thuộc về mệnh không quý. Nhưng mệnh chủ ở 38 tuổi năm Ất Sửu sau là trạng nguyên cao trung, làm quan chuyên cúng tế ở Quốc tử giám, tương đương thời hiện đại Trưởng Ti Lễ tân Bộ Ngoại giao, không quý sao?

        Còn có xuất thân Trạng nguyên Hàn lâm mệnh La Hồng Tiên: Giáp Tý/ Ất Hợi/ Tân Mùi/ Mậu Tý;

        Binh Bộ Thị lang mệnh Lâm Tỉnh Ngô: Ất Mùi/ Đinh Hợi/ Tân Sửu/ Ất Mùi;

        Tuần phủ Phúc kiến mệnh Chu Vận Xương: Kỷ Mùi/ Ất Hợi/ Tân Dậu/ Ất Mùi;

        Giá tiền chỉ huy mệnh Trương Minh: Giáp Tý/ Ất Hợi/ Canh Thân/ Nhâm Ngọ;

        Tri châu mệnh Phương Đại Lạc: Giáp Tý/ Ất Hợi/ Tân Mùi/ Tân Mão, …,

        đều là thủy hàn sinh mộc là quý mệnh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #18
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Lại xem mệnh Trang Tế Xương: Mậu Dần/ Đinh Tị/ Giáp Tuất/ Giáp Tuất.

        Hạ mộc Thương quan sinh Tài cách, không có thủy điều hậu, nhưng mệnh chủ ở 41 tuổi năm Kỷ Mùi nhiều lần đỗ đạt, là trạng nguyên cao trung. Chỗ này vẫn là "Không quá tú" sao? 《 Cùng Thông bảo giám 》nói: "Tháng Tị Giáp mộc thoái khí, Bính hỏa nắm quyền, trước Quý sau Đinh... Hoặc Quý Đinh và Canh cùng thấu thiên can, mệnh này có thể nói là khoa giáp... Nếu hoàn toàn khoông có điểm thủy, lại không có Canh kim Đinh hỏa, một lúc Bính Mậu, là người vô dụng vậy". Nhưng mà mệnh này vừa đúng hoàn toàn không có điểm thủy điều hậu, cũng không có Canh kim thấu can, lại là đại khôi thiên hạ!

        Mệnh Mã Nghị Am: Mậu Dần/ Đinh Tị/ Giáp Tuất/ Canh Ngọ.

        Cũng là không có thủy điều hậu là Hạ Mộc Thương quan sinh Tài cách, mà mệnh chủ lại là xuất thân tiến sĩ làm tới Ngự Sử.

        Mệnh họ Lưu: Đinh Mão/ Bính Ngọ/ Giáp Tuất/ Mậu Thìn.

        Một dạng Hạ Mộc Thương quan sinh Tài cách, một dạng không có thủy điều hậu, mà mệnh chủ là danh bài đại học sinh, trong vận Đông phương phát tài thiên vạn.

        Mệnh họ Vương: Bính Dần/ Giáp Ngọ/ Giáp Tuất/ Mậu Thìn.

        Đồng dạng thuộc về Hỏa thổ Thương quan sinh Tài cách, không có thủy điều hậu, nhưng mệnh chủ cũng là một lão bài đại học sinh, đảm nhận qua Cục trưởng cục cảnh sát huyện. Vận Mậu Tuất phát tài bốn nghìn vạn.

        Thực lệ chứng minh: Mặc kệ là 《 Cùng Thông bảo giám 》 lấy thần điều hậu tác dụng cũng tốt, hay là 《 Tử Bình chân thuyên 》 lấy điều hậu làm vật phối hợp cũng được, thực ra đều không có tính quan trọng. Cần phải hiểu ở Châu Phi nước nóng mà vẫn có các loại cá sinh sống, ở Nam cực dưới đóng hàn băng nhưng vẫn có các loại động vật hoạt động, bát tự không có thủy hỏa điều hậu chỉ cần cách chính, cục thanh, mệnh chủ một lúc liền gặp phú quý. Lão nhân gia Tử Bình ngay từ đầu đã không hề nói tới thuyết điều hậu, đoán mệnh cũng không phải là đã đoán rất chuẩn đó sao?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #19
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        4, Hai cách nói đúng và sai về thuyết ngũ hành sinh vượng tử tuyệt

        Tất cả sách mệnh thư luận ngũ hành sinh vượng tử tuyệt đều có hai cách nói, một là chỉ luận ngũ hành bốn mùa hưu vượng, không phân biệt âm dương can, như mộc vượng ở Xuân, tướng ở Đông, hưu tù ở Hạ, tử tuyệt ở Thu …; hai là đem ngũ hành phân ra âm dương can xem 12 cung thuận nghịch mà luận, như Giáp mộc sinh ở Hợi, vượng ở Mão, tử ở Ngọ, Ất mộc thì sinh ở Ngọ, vượng ở Dần, tử ở Hợi ,…. Nhưng mà, ở giữa hai cách nói này tồn tại cho vào không thể điều hòa rất nhiều mâu thuẫn, thí dụ như Ất mộc, một thuyết ở Ngọ là trường sinh, lại có một thuyết cho là hưu tù; một thuyết ở Hợi là tướng địa, lại một thuyết cho là tử địa.Còn lại kim thủy hỏa thổ đều vấn đề như vậy. Tra Tử Bình kinh điển 《 Uyên Hải tử bình 》, lại không thấy có đối với vấn đề này minh xác giải thích như thế nào. Vấn đề này làm cho người đời sau rất là khó khăn, không biết theo chỗ nào. Theo như 《 Tam Mệnh thông hội 》ở " Đoán Ngày Lục Ất giờ Nhâm Ngọ" nói: "Ất mộc trường sinh ở Ngọ..." Lời nói chưa quên, thì ở " Đoán Ngày Lục Ất giờ Đinh Hợi" lại nói: "Thời thượng sinh gặp Hợi cùng Đinh, Thực thần Ất mộc gặp trường sinh." Trộm nhìn, Ất mộc lại là trường sinh ở Hợi! Ất mộc rốt cuộc trường sinh ở đâu? Cho dù Vạn Dân Anh sống trở lại, e rằng cũng khó mà giải đáp.

        So 《 Tam Mệnh thông hội 》 với các sách Tử Bình, 《 Tử Bình chân thuyên 》có nói rất là đơn giản rõ ràng mà dễ hiểu. Nhưng mà ở vấn đề trên, 《 Tử Bình chân thuyên 》 vẫn có chỗ còn mơ hồ. Trong sách tác giả một mặt nói "Đúng, cho nên thập can không luận nguyệt lệnh hưu tù, chỉ cần tứ trụ có căn, thì có thể nhận Tài Quan Thực thần mà đối đầu với Thương quan, Thất Sát", nhưng một mặt lại nói "Dương trường sinh có lực, còn âm trường sinh rất không có lực, nhưng cũng không phải nhược" . Trước thì nắm đắc căn và không cho rằng luận đoán ngũ hành cường nhược sợ nhất Kiếp Mã, nhưng sau đó lại đem âm trường sinh không có căn cũng không phải là nhược. Khiến cho người học đời sau mỗi lần đọc đến đây thì bị chóng mặt hôn mê: Thuyết âm trường sinh "Không nhược" ý là tại sao vậy? Vượng cường là sao?
        thay đổi nội dung bởi: Thientam, 16-05-14 lúc 15:53
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #20
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Tác giả cho rằng: Phán đoán ngũ hành cường nhược lớn nhất là hai chữ Kiếp Mã là "Căn" và "Khí" . Chỗ gọi là "Đắc căn" là chỉ thiên can ở địa chi phải cùng loại ngũ hành, như Giáp Ất mộc tức là gặp một trong các vị trí Dần Mão Mùi Thìn Hợi. Chỗ gọi là "Đắc khí" là chỉ ngũ hành ở vào giai đoạn sinh trưởng, như Giáp mộc ở Tý ở Sửu, mặc dù vô căn, nhưng nơi chỗ đất mộc dục và quan đới, là có sinh khí, cũng có thể nhận Tài Quan Thực Thương. Giáp mộc dù là ở Tuất, cũng là ở chỗ giai đoạn gọi là "Tiến khí" , một điểm có khí nếu so với ở đất Ngọ Dậu. Tất nhiên, tiến khí không phải đắc khí, đắc khí không phải đắc căn rất có lực. Về phần trường sinh, ý vốn là chỉ thực vật ở giai đoạn nảy sinh, mặc dù bộc phát sức sống, nhưng vẫn chưa to lớn, không thể đoán là mạnh mẽ. Cùng loại mộc dương can như cây nhãn, gỗ lim, tùng bách, rễ to khí mạnh, lớn lên thì đâm ra cành nhánh, làm mát đất xanh trời, còn mộc âm can lại như hoa cỏ rong rêu, rễ nhỏ khí yếu, tức là khi lớn lên vẫn là vật mềm yếu, không thể lấy dùng làm cây đòn tay, nếu như vẫn là ở trạng thái trường sinh vậy sẽ chưa thể nói đến vượng cường. Dương trường sinh ngõ hầu không thể đoán mạnh, âm trường sinh đoán nhược là chính xác, mà còn là rất nhược. Nếu lấy tỉ số phân ra mà luận, thì Ất mộc ở Hợi là 5 phần, ở Tý là 4 phần, ở Sửu là 3 phần, ở Mão Dần là 8, 9 phần, ở Thìn là 10 phần, ở Tị là 1 phần, ở Ngọ là 2 phần, ở Mùi là 6 phần, ở Thân là 3 phần, ở Dậu là 0 phần, ở Tuất là 1 phần. Trong đó, được 1, 2 phần cơ bản là ở chỗ đất tử tuyệt là trạng thái vô khí, Ất mộc như vậy, âm can còn lại cũng không ngoại lệ. Do đó, âm can trường sinh có thể quên đi không kể.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/9 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 7
        Bài mới: 17-05-13, 16:29
      2. Nhờ anh Nam Phong va hoai nam tư vấn giúp
        By vunguyengl in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 3
        Bài mới: 17-04-12, 20:03
      3. Mệnh nữ có đủ Dậu Hợi thì sao?
        By hoacucxanh in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 11
        Bài mới: 17-01-11, 14:59
      4. Mong cac cao nhan va anh Van Hoai chi giup.
        By kk321 in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 0
        Bài mới: 13-11-10, 19:25

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •